Hướng về Đại hội Dân Chúa Năm Thánh 2010

 

Nhận định về bản văn Tài Liệu Làm Việc

Nh́n chung bản văn kiện Tài Liệu Làm Việc, về đề tài rất sâu xa, liên quan tới Giáo Hội theo 3 chiều kích chính yếu của Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ; về bố cục rất mạch lạc, với hai phần lư thuyết và thực hành, và về nội dung rất phong phú, với những xác tín truyền thống theo huấn quyền của Giáo Hội cùng với những nhận định thực tế về hiện trạng của một xă hội quê hương dân tộc là môi trường cho một Giáo Hội tại Việt Nam.

Tài Liệu Làm Việc đă sử dụng hai thành ngữ rất chính xác, mang tính chất thực sự hiệp thông, đó là ”các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam” (7 chữ cuối cùng ở đoạn đầu tiên trong phần Dẫn Nhập), chứ không phải là cụm từ “các Thánh Tử Đạo Việt Nam” vốn quen dùng, một cụm từ mang ư nghĩa bao gồm cả các vị tử đạo thừa sai ngoại quốc không phải là người Việt Nam chính cống, và “Giáo Hội tại Việt Nam”, tức Giáo Hội hoàn vũ ở Việt Nam, chứ không phải “Giáo Hội Việt Nam”, một cụm từ vẫn quen nói, tuy mang tính cách riêng biệt (particular) về một Giáo Hội địa phương (local Church), nhưng thực tế và tự nhiên cho thấy, nếu không khéo, vốn chất chứa một cái ǵ đó có vẻ tách biệt, như bên các Giáo Hội Chính Thống hay Anh Giáo, và cụm từ “Giáo Hội Việt Nam” này trong Tài Liệu Làm Việc chỉ xuất hiện có một lần duy nhất ở “Lời Nguyện Dâng Lên Đức Mẹ La Vang” cuối phần I, ám chỉ đến riêng “những đường hướng và chương tŕnh mục vụ của Giáo Hội Việt Nam”, một Giáo Hội địa phương liên quan đặc biệt tới Mẹ La Vang.

Tuy nhiên, về h́nh thức, có hai chi tiết thiết nghĩ nên được bổ túc như sau:

Trước hết, xin trích nguồn dẫn cho những câu ở trong ngoặc kép, chẳng hạn ở các đoạn 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 15, 19, 24, 25, 28. Những câu này thường được trích từ văn kiện của Công Đồng Chung Vaticanô II. Thậm chí những câu chỉ trích ư chứ không nguyên văn hay gần như nguyên văn, chẳng hạn câu “là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và là dụng cụ” là giáo huấn trong cf. Hiến Chế Lumen Gentium đoạn 1, “dân chúng mong muốn thấy và gặp những chứng nhân hơn là những thày dạy” là tư tưởng của ĐTC Phaolô VI trong cf. Tông Huấn Evangelii Nuntiandi đoạn 41, hay câu “Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo” là xác tín của Công Đồng trong cf. Sắc Lệnh Ad Gentes đoạn 2 và 35. Ở phần II, Tài Liệu Làm Việc có trích nguồn dẫn đàng hoàng, như ở số I-1, IV-1. V-3-a, VI-3-c+d.

Sau nữa, ba phần của văn kiện Tài Liệu Làm Việc nên có thêm câu chuyển ư nữa ở đoạn mở đầu mỗi phần để cho thấy phần này chặt chẽ liên kết với phần kia. Chẳng hạn phần nhất về “Mầu Nhiệm” liên kết với phần hai về “Hiệp Thông”, ở chỗ, “Hiệp Thông” như Chúa Ba Ngôi chính là cốt lơi của “Mầu Nhiệm”, và phần hai về Hiệp Thông liên kết với phần ba về “Sứ Vụ”, ở chỗ, nếu không hiệp thông cũng không thể nào hiệu quả trong việc truyền giáo. Ba chiều kích Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ này có thể được tóm gọn nơi những lời của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong bài giảng khai mạc cho Thượng NGhị Giám MỤc Trung Đông 10/10/2010 nguyên văn như sau:

• “Giáo Hội được thiết lập để làm dấu chỉ và dụng cụ cho dự án đặc thù và phổ quát cứu độ của Thiên Chúa nơi loài người; Giáo Hội hoàn thành sứ vụ này chỉ bằng việc trở thành chính ḿnh, tức là, trở thành ‘mối hiệp thông và chứng từ’, như được thấy nơi đề tài cho Thượng Nghị Giám Mục được khai mạc hôm nay, liên quan tới câu định nghĩa nổi tiếng của Thánh Luca về cộng đồng Kitô hữu tiên khởi: ‘Toàn thể nhóm tín hữu hiệp nhất nên một tấm ḷng và linh hồn’ (Acts 4:32). Không hiệp thông sẽ không thể nào có chứng từ: đời sống hiệp thông thực sự là một đại chứng từ. Chúa Giêsu đă hiển nhiên nói về điều này: ‘Chính ở nơi t́nh các con yêu thương nhau mà mọi người sẽ nhận biết các con là moan đệ của Thày’ (Jn 13:35). Mối hiệp thông này cũng là sự sống của Thiên Chúa, một sự sống được truyền đạt bởi Thánh Thần, qua Chúa Giêsu Kitô”.


Một vài đề nghị căn cứ vào những gợi ư ở Phần II của bản Tài Liệu Làm Việc

I-2-a. “Cử hành Thánh Thể: ư thức, tích cực và sống động hơn”. Giáo dân cần học học thêm về việc cử hành phụng vụ để họ có thể chẳng những thấu hiểu được các cử chỉ thích đáng của Thánh Lễ mà c̣n thi hành cho đúng nữa. Chẳng hạn, sau khi chủ tế truyền phép Bánh và Rượu và dâng lên cao cho mọi cộng đồng phụng vụ bấy giờ ngước lên chiêm ngắm th́ hầu như giáo dân lại cuí xuống tôn thờ, và khi chủ tế bái qú sau khi dâng Ḿnh Thánh và Mấ Thánh vừa được truyền phép lên th́ giáo dân lại ngẩng lên. Xin đề nghị học hỏi lại Bản Hướng Dẫn “‘Redemptionis Sacramentum’ Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ Hay Tránh Lánh Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh” của Ṭa Thánh ban hành ngày 25/3/2004.

I-3-b. “Học hỏi những hướng dẫn của Huấn Quyền” và VI-3-a. “t́m cách phổ biến rộng răi giáo huấn của Giáo Hội đến mọi thành phần Dân Chúa”: Các vị hữu trách trong giáo xứ, nhất là Cha Xứ, nên giúp cho giáo dân theo sát với các giáo huấn định kỳ của Đức Thánh Cha, chẳng hạn các sứ điệp hằng năm của ngài, nhất là Sứ Điệp Mùa Chay, Sứ Điệp Ơn Gọi, Sứ Điệp Giới Trẻ, Sứ Điệp Truyền Giáo, Sứ Điệp Ḥa B́nh, thậm chí học hỏi kỹ lưỡng cả các Tông Huấn và Thông Điệp của Đức Thánh Cha, chẳng hạn Tông Huấn về Lời Chúa hậu Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới 2008 vừa mới được ĐTC kư ban hành vào chính ngày lễ Thánh Giêrônimô 30/9/2010, nhờ đó, giáo dân, và cả giáo sĩ, được cập nhật hóa những ǵ được Vị Chủ Chiên Tối Cao của Giáo Hội hiện đại, vị thừa kế Thánh Phêrô và là đại diện Chúa Kitô trên trần gian, dẫn dắt trong thời đại của ḿnh.

I-3-d. “Những khóa đào tạo thường xuyên cho giáo lư viên” và 4-3-c. “đào tạo các chuyên viên giáo lư cũng như nghiên cứu những phương thế thích hợp trong việc giáo dục đức tin”: Nên sử dụng tài liệu của Giáo Hội cho các khóa này, chẳng hạn như các tài liệu sau đây: Giáo Lư Trong Thời Đại Chúng Ta Tông Huấn Catechesi Tradendae của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 16-10-1979, và Bản Hướng Dẫn Tổng Quan về Giáo Lư Directorium Catechisticum Generale của Thánh Bộ về Giáo Sĩ ban hành Chúa Nhật Phục Sinh 11-4-1971.

II-3.b. “nghiên cứu, t́m kiếm hạt giống Lời Chúa trong văn hóa dân tộc Việt Nam”: Về cơ cấu hôn nhân gia đ́nh Việt Nam, chúng ta có một số từ ngữ phản ảnh Lời Chúa, như hạt giống Lời Chúa đă được gieo văi vào tâm thức của nhân dân này từ xa xưa. Chẳng hạn mấy chữ sau đây: trước hết là cụm từ “lập gia đ́nh”, để ám chỉ việc “lấy nhau”, “cưới nhau”, “thành hôn với nhau”, cho thấy hôn nhân bao gồm cả con cái nữa, đúng như dự án thần linh từ ban đầu của Thiên Chúa Hóa Công (xem Khởi Nguyên 1:27-28), chứ không phải thứ hôn nhân pro choice theo kiểu văn minh duy nhân bản ngày nay; sau nữa là chữ “ḿnh”, một tiếng gọi nhau giữa hai vợ chồng với nhau, nhất là chồng gọi vợ, hoặc chữ “anh em” để gọi nhau giữa vợ chồng, là những từ ngữ âm vang câu Thánh Kinh Khởi Nguyên 2:24: “cả hai nên một xác thịt”.

III-3-c. “Hội Đồng Giám Mục cần đặt một phát ngôn viên chính thức để kịp thời thông tin và bày tỏ lập trường của HĐGM trước những vấn đề liên quan đến đời sống Giáo Hội”: Điều này dường như là một kinh nghiệm hết sức nhức nhối, được rút tỉa từ biến cố Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt mới đây. Đề nghị rất thiết thực và đầy công ích này quả thực cần làm và phải làm, theo đúng đường lối của Ṭa Thánh, nơi hễ có bất cứ điều ǵ xẩy ra về Đức Thánh Cha nói riêng và Ṭa Thánh nói chung, nhất là những ǵ bị truyền thông tung ra có tính cách tấn công hay tuyên truyền bất lợi cho uy tín của Giáo Hội, th́ thường vị Giám đốc Văn pḥng Báo chí của Ṭa Thánh lên tiếng ngay.

IV-2-b. “Nên để ư đến vai tṛ và sự tham gia của giáo dân vào tiến tŕnh đào tạo linh mục tu sĩ”: Đề nghị này rất thực tế và thực dụng theo chiều hướng văn minh Tây phương. Quả thực, không phải làm Cha và học làm linh mục là biết hết mọi sự. Kinh nghiệm cho thấy các linh mục khi thi hành thừa tác mục vụ của ḿnh, có những trường hợp phản mục vụ, nhất là về vấn đề hôn nhân gia đ́nh, một vấn đề rất tế nhị và đầy khó khăn không thể giải quyết theo nguyên tắc chung mà phải tùy theo từng trường hợp mới may ra đem lại kết quả mong muốn. Nếu “việc đào tạo linh mục và tu sĩ… phải ḥa hợp cách sinh động bốn chiều kích nhân bản, tri thức, tu đức và mục vụ” (Tài Liệu Làm Việc đoạn 25), th́ thành phần giáo dân, nếu có bằng cấp thích đáng và hợp lệ, cũng có thể góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương nơi lănh vực này, hay nếu không đủ bằng cấp, vẫn có thể đóng góp kinh nghiệm sống đạo của ḿnh liên quan tới ít là hai lănh vực “nhân bản” và “mục vụ”.

V-2-a. “Ư thức thừa sai”: Nên học hỏi cho thấu đáo huấn quyền của Giáo Hội về sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội trong thế giới ngày nay, nhất là Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của ĐTC Phaolô VI ban hành ngày 8/12/1975, và Thông Điệp Redemptoris Missio của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày 7/12/1990.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
Giáo Phận San Bernadino Nam California USA,
Lễ Cung Hiến Đền Thờ Phêrô và Phaolô 18/11/2010

 

Dưới đây là nguyên văn nội dung 2 emails và 1 kinh nguyện gửi mục Góp Ư của ĐHDC cùng ngày nhưng không được phổ biến như bài trên.

 

----- Original Message -----

From: Tinh Cao

To: ykien@daihoidanchua.net

Sent: Thursday, November 18, 2010 8:56 AM

Subject: Huong Ve Dai Hoi Dan Chua Nam Thanh 2010

 

Kính thưa Quí Cha hay/và Quí vị đặc trách Đại Hội Dân Chúa Năm Thánh 2010,

 

Con vừa mới gửi email về Ban Tổ Chức Đại Hội Dân Chúa qua việc ghi danh chính thức của mục "Ư Kiến". trong webiste của Đại Hội http://www.daihoidanchua.net/ Thế nhưng, việc gửi đi h́nh như bị trục trặc sao đó. Nên con xin gửi lại kiểu khác cho chắc ăn.

 

Con rất vui mừng trước biến cố Đại Hội Dân Chúa Năm Thánh 2010 rất hiếm quí h́nh như chưa bao giờ có này. Theo chiều hướng đó, con xin đóng góp phần của ḿnh với tư cách là một giáo dân ở hải ngoại tham gia nhiều hoạt động tông đồ giáo dân.

 

Xin Thiên Chúa là Cha quan pḥng thần linh chúc lành cho Đại Hội Dân Chúa. Và Xin Đấng Đầy Ơn Phúc luôn ở với Đại Hội như Mẹ đă ở giữa Cộng đoàn môn đệ Chúa Kitô tiên khởi khi họ đồng tâm nhất trí nguyện cầu chờ đón Thánh Thần hiện xuống ngày xưa.

 

Nhờ đó, Đại Hội Dân Chúa có thể đạt được "nỗi thao thức canh tân" của ḿnh (TLLV - 1) và cũng nhờ đó có thể thực sự trở thành "bí tích, nghĩa là dấu chỉ và khí cụ của t́nh yêu Thiên Chúa cho quê hương này" (TLLV - 3).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh

 

 

From: Tinh Cao

To: Tinh Cao ; ykien@daihoidanchua.net

Sent: Thursday, November 18, 2010 2:42 PM

Subject: Re: Huong Ve Dai Hoi Dan Chua Nam Thanh 2010

 

Để tiếp tục đóng góp với Đại Hội Dân Chúa Năm Thánh 2010, con xin đề nghị soạn thảo một Kinh Hiến Dâng Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, để Mẹ sớm ban cho VN một quê hương như các nước ở Đông Âu cuối năm 1989 và ở Nga Sô cuối năm 1991, một cuộc giải thể do Trời Cao trực tiếp nhúng tay vào sau khi ĐTC Gioan Phaolô II hoàn tất lời ư muốn của Thiên Chúa, như Mẹ Maria cho Nữ Tu Lucia biết trong thị kiến ngày 13/6/1929, liên quan tới việc Đức Thánh Cha cần phải hiệp cùng với hàng giáo phẩm thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, th́ Thiên Chúa hứa sẽ làm cho Nước Nga trở lại.

 

Việc hiến dâng này đă được thực hiện tất cả 6 lần trong ṿng 44 năm, kể từ khi Nữ Tu Lucia đệ tŕnh Đức Giáo Hoàng Piô XII bức thư đề ngày 10/12/1040 về 3 điều, trong đó có điều kiện Đức Thánh Cha cần làm để Nước Nga trở lại. Sáu lần hiến dâng bất khả thiếu theo điều kiện của Trời Cao này được thực hiện thứ tự như sau: Đời ĐTC Piô XII 2 lần: 31/10/1942 và 7/7/1952; Đời ĐTC Phaolô VI 1 lần: ngày 21/11/1964 trong Công Đồng Chung Vaticanô II khi ngài tuyên bố Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội; Đời Đức Gioan Phaolô II 3 lần: ngày 7/6/1981 tại Đền Thờ Đức Bà Cả, sau khi ngài bị ám sát không chết vào chính ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô, ngày 13/5/1982 ở Linh Địa Fatima và ngày 25/3/1984 tại Vatican. Chỉ có lần cuối cùng của ĐTC Gioan Phaolô II mới đúng như ư Chúa muốn, và đúng 1 năm sau 3/1985 Gorbachev đă xuất hiện ở Nga, để rồi từ đó lịch sử thế giới đă được biến đổi, bắt đầu từ chính quê hương Balan của vị giáo hoàng bất ngờ xuất thân từ Balan ngày 16/10/1978.

 

Con xin gửi kèm theo đây bản kinh do con liên hợp giữa hai bản kinh được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thực hiện cho Nước Đại Hàn và Ấn Độ rất hay, với những điều chỉnh cho hợp với Việt Nam. Bản kinh tất nhiên có thể được rút gọn hơn nữa hay được sử dụng cả h́nh thức lẫn nội dung (ư tưởng) như mẫu để phác họa một bản kinh khác cho Việt Nam.

 

Một lần nữa, con xin kính chúc Đại Hội Dân Chúa Năm Thánh 2010 được thành đạt theo Thánh Ư Chúa, để "Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự" (1Cor 15:28).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh

 

Kinh Hiến Dâng Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam

cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria

Nhân dịp Mừng Năm Thánh 2010 của Giáo Hội ở Việt Nam

      Lạy Thiên Chúa Thánh Mẫu,/ chúng con xin đến cùng Mẹ,/ khi nhớ đến những lời cuối cùng của Con Mẹ nói cùng Mẹ/ lúc Mẹ đứng dưới chân Thập Giá:/ “Đó là con của Bà!”

     Ôi Mẹ Rất Yêu Dấu,/ đó là con cái của Mẹ/ ở trên trái đất này,/ đó là những người con nam nữ Việt Nam của Mẹ.

     Theo gương Chúa Giêsu là Đấng đă trao phó người môn đệ yêu dấu cho Mẹ chăm sóc,/ chúng con xin kư thác cho Mẹ/ toàn thể nhân dân Việt Nam hiện đang sống trên quê hương hay khắp nơi trên thế giới./ Xin Mẹ hăy ở bên họ/ bằng sự chở che từ mẫu./ Xin Mẹ hăy giang tay ôm ấp lấy tất cả những ai nh́n lên Mẹ / và xin Mẹ dâng lên Thiên Chúa các lời họ nguyện cầu.

     Hỡi Người Mẹ của mọi cá nhân và mọi dân tộc,/ Mẹ biết tất cả mọi nỗi đớn đau và niềm hy vọng của hết mọi người./ Với tư cách làm mẹ,/ Mẹ biết cuộc đối chọi giữa ánh sáng và bóng tối,/ giữa sự thiện và sự ác,/ đang diễn ra trên thế giới và trong cơi ḷng của chúng con.

     Mẹ đă cưu mang Chúa Giêsu/ là Con Người và là Con Thiên Chúa,/ nơi Người/ nhân dân Việt Nam đă thấy được “đường lối, chân lư và sự sống”,/ bằng một niềm vui diệu vợi nhưng cũng đầy khổ đau.

     Ôi Mẹ T́nh Thương,/ giờ đây/ chúng con xin kư thác cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội đầy yêu thương của Mẹ/ toàn thể nhân dân và Giáo Hội của quê hương Việt Nam./ Xin Mẹ ǵn giữ chúng con cho khỏi hết mọi thứ bất công,/ chia rẽ,/ bạo lực và chiến tranh./ Xin Mẹ ǵn giữ chúng con cho khỏi mưu chước cám dỗ/ và cho khỏi t́nh trạng làm nô lệ cho tội lỗi và sự dữ. 

     Xin Mẹ ở với chúng con!/ Giúp chúng con thắng vượt nghi ngờ bằng tin tưởng,/ vị kỷ bằng phục vụ,/ kiêu hănh bằng hiền từ,/ hận thù bằng yêu thương./ Xin Mẹ giúp chúng con sống Phúc Âm/ bằng “cái ngu dại” của Thập Giá,/ biết làm chứng cho Chúa Giêsu là Đấng đă chết trên Thập Giá,/ để chúng con được sống lại với Người/ nơi sự sống mới chân thật với Cha/ trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần.

     Ôi Mẹ Chúa Kitô,/ xin hăy an ủi và ban sức mạnh cho tất cả những ai đau khổ:/ thành phần nghèo nàn,/ cô đơn,/ bệnh nạn,/ bị hất hủi,/ bị áp bức chà đạp,/ bị lăng quên.

     Lạy Mẹ Maria Rất Thánh,/ nhân dịp (nào đó, chẳng hạn) Năm Thánh 2010/ mừng kỷ niệm 350 năm/ thiết lập hai Giáo Phận Tông Ṭa đầu tiền Đàng Ngoài và Đàng Trong,/ và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam,/ chúng con xin kư thác cho Mẹ Giáo Hội ở Việt Nam,/ với các vị giám mục,/ giáo sĩ,/ tu sĩ và giáo dân,/ của Giáo Hội này,/ cùng với cảm nghiệm Thập Giá đẫm máu trên đất Việt trong hai thế kỷ 18 và 19./ Là phần thể của Thân Ḿnh Chúa Kitô trên trái đất,/ Giáo Hội ở Việt Nam/ đang t́m cách noi gương bắt chước Người Con thần linh của Mẹ/ và trở thành cho nhân dân của quê hương Việt Nam/ tiếng nói của Người,/ chân tay của Người,/ thân ḿnh hy hiến của Người./ Chúng con xin đặt trước nhan Mẹ/ công cuộc canh tân thiêng liêng trọng đại của Giáo Hội Việt Nam,/ nỗ lực của Giáo Hội Việt Nam trong việc loan truyền Phúc Âm của t́nh yêu nhân hậu,/ ḷng mong ước của Giáo Hội Việt Nam/ muốn trở thành năng lực ḥa giải trong xă hội.

     Lạy Mẹ Maria,/ Nữ Vương Ḥa B́nh,/ con cái của Mẹ trông ngóng ḥa b́nh./ Họ đói khát công lư./ Họ mong được sống ḥa thuận,/ bất chấp mọi thứ bạo lực và chia rẽ đang xẩy ra trên thế giới này./ Người Con của Mẹ đă cầu cùng Cha/ “xin cho họ tất cả được hiệp nhất nên một”,/ hôm nay đây,/ chúng con cũng cầu xin như Người./ Chúng con cậy vào lời chuyển cầu của Mẹ trước ngai ṭa ân sủng Chúa. / Xin Mẹ cầu cho chúng con/ được ơn sống hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Giêsu/ và với anh chị em của chúng con./ Chớ ǵ tất cả những ǵ chúng con nói và làm/ đều gia tăng việc tôn vinh chúc tụng Chúa Cha,/ Chúa Con/ và Chúa Thánh Thần./ Amen.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, soạn dọn nguyên văn theo hai Bản Kinh Hiến Dâng của ĐTC Gioan Phaolô II, một cho nước Đại Hàn Chúa Nhật 6/5/1984 và một cho Ấn Độ Chúa Nhật 9/2/1986, với các chi tiết – mầu đỏ - được điều chỉnh cho hợp với quê hương và Giáo Hội Việt Nam. Xin xem đính kèm hai bản kinh này dưới đây, với những chỗ mầu xanh từ bản kính cho Ấn Độ – ở phần đầu và phần kết của bản kinh cho Việt Nam, và những chỗ mầu tím từ bản kính cho Đại Hàn – ở phần giữa bản kinh cho Việt Nam).   

 

APOSTOLIC PILGRIMAGE TO INDIA

ACT OF ENTRUSTMENT OF  INDIA TO MARY

PRAYER OF JOHN PAUL II
IN THE PARK OF SHIVAJI

Bombay (India)
Sunday, 9 February 1986

 

O Mary of Nazareth, Mother of God, Mother of the Church,

At the end of this Holy Sacrifice of the Mass, we turn to you in prayer, with confidence and hope; we offer to you the deepest thoughts of our hearts.

We come to you, Holy Mother of God, mindful of your Son’s last words to you as you stood at the foot of the Cross: "Woman, behold, your son!".

Woman, behold your son! Mary, behold your sons and daughters! Dearest Mother, behold your children here on earth, behold your sons and daughters here in India!

In imitation of Jesus who entrusted the beloved disciple John to your care, I entrust to you all the people dwelling in this great land. Be near them with your motherly protection. Open your arms to embrace all those who look to you and ask you to present their prayers to God.

O Mary, Virgin Most Pure, I entrust to your love and care all the youth of India, the children whose innocence expresses the goodness of their Creator and whose littleness reveals the greatness of their Maker. We pray for the young people who are searching for the truth and for direction and purpose in their lives. We ask you to guide the young men who are studying in the seminaries, and all those who are preparing to consecrate their lives to God through the vows of chastity, poverty and obedience.

Loving Mother of our Saviour, I entrust to you all families, especially husbands and wives seeking to model their home on your home in Nazareth. Intercede for parents and their children, that their love may be strong and faithful like the love that fills your own Immaculate Heart.

Mary Most Holy, we entrust to you the family which is the Church in India, with its clergy and religious, its different rites and liturgical traditions, its two millennia of experience and its ever vigorous youth. As part of the Body of Christ on earth, the Church in India seeks to imitate your divine Son and to be for the people of this land his voice, his hands, his feet, his body given in sacrifice. I place before you her great work of spiritual renewal, her efforts to proclaim the Gospel of merciful love, her ecumenical initiatives, her desire to be a reconciling force within society. Pray for your sons and daughters of the Church, that they may be always faithful, always filled with joy and hope, always a people of charity proclaiming the Good News to the poor. In the love of your Son embrace all those who suffer: the old and the feeble, the sick and the lonely, all those who are discouraged and destitute.

Mary, Queen of Peace, your children long for peace. They hunger and thirst for justice. They desire to live in harmony despite all the violence and divisions which exist in the world. Your Son prayed to the Father "that they may all be one", and today we make his prayer our own. We count on your intercession before God’s throne of grace. Obtain for us the favour to live in perfect union with Jesus and with our brothers and sisters. And may all that we say and do give ever greater glory and praise to the Father and the Son and the Holy Spirit. Amen.

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/speeches/1986/february/documents/hf_jp-ii_spe_19860209_affidamento-maria_en.html

 

 

APOSTOLIC JOURNEY TO KOREA, PAPUA NEW GUINEA,
 SOLOMON ISLANDS AND THAILAND

ADDRESS OF POPE JOHN PAUL II
BEFORE DECLARING THE ACT OF
ENTRUSTMENT OF KOREA TO MARY

Cathedral of the Immaculate Conception - Seoul (Korea)
Sunday, 6 May 1984

Mother of all individuals and all peoples, you know all the pains and hopes of everyone. As Mother you know the struggle between light and darkness, good and evil, which is taking place in the world and within our own hearts.

You bore Jesus, the Son of Man and the Son of God, in whom the people of Korea, in wondrous joy, but also through much suffering, have found "the way, the truth, and the life".

O Mother of mercy, we now entrust to your loving heart the entire people and the Church of this land. Keep us from all injustice, division, violence, and war.

Keep us from temptation and from the bondage of sin and evil.

Be with us! Help us to overcome doubt with belief, selfishness with service, pride with meekness, hatred with love. Help us to live the Gospel with the "foolishness" of the Cross, bearing witness to Jesus who died on it, so that we may rise with your Son unto true life with the Father in the unity of the Holy Spirit.

O Mother of Christ, comfort and give strength to all those who suffer: the poor, the lonely, the sick, the unloved, the downtrodden, the forgotten.

Bless us! Pray for us, together with Saint Joseph, and unite us all in love. Give peace to our divided land, and the light of hope to all. Show us the blessed fruit of thy womb, Jesus! Amen.

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/speeches/1984/may/documents/hf_jp-ii_spe_19840506_atto-affidamento-corea_en.html