Giáo Hội Sứ Vụ

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 537 Thứ Sáu 24/12/2010

 

 

Để tiếp theo các bài về tổng quan Đại Hội Dân Chúa, về Giáo Hội Mầu Nhiệm và về Giáo Hội Hiệp Thông, chúng ta tiến đến chiều kích cuối cùng của Giáo Hội là chiều kích Sứ Vụ. Về vấn đề Giáo Hội Sứ Vụ, chúng ta cần theo dơi những trích đoạn tiêu biểu trước hết của Tài Liệu Làm Việc, thứ hai của Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Giáo Phận Ban Mê Thuột, thứ ba của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giáo phận Đà Nẵng, và thứ bốn của Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Phó Giáo phận Qui Nhơn.



 

 

CHƯƠNG III

SỨ VỤ

GIÁO HỘI VIỆT NAM VÀ SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG

 

 

1. Thi Hành Sứ Mạng Yêu Thương và Phục Vụ của Chúa Kitô trên Quê Hương Việt Nam Ngày Nay

 

Ngay từ khi hiện diện trên đất nước này, Giáo Hội tại Việt Nam đă chọn con đường yêu thương và phục vụ con người, mưu cầu hạnh phúc đích thực cho anh chị em đồng bào trong ánh sáng của niềm tin vào Chúa Kitô.  Các tín hữu Việt Nam được mời gọi thờ phượng Thiên Chúa và để cho Chúa Thánh Thần dẫn ḿnh vào đời sống thờ phượng đích thực đi liền với việc “thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân và giữ ḿnh cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian,” (Gc 1,27) đồng thời “cam kết với Thiên Chúa sẽ giữ lương tâm trong trắng” (1 Pr 3,21). Ngay cả khi bị hiểu lầm và bách hại, nhiều tín hữu Việt Nam vẫn tỏ rơ tấm ḷng ái quốc và yêu thương mọi người.  Tiếp nối tinh thần các chứng nhân anh dũng của đức tin và đức mến, người công giáo Việt Nam luôn nỗ lực bước theo con đường hiền lành, tha thứ và xây dựng ḥa b́nh (x. Mt 5,1-10), chân thành và khiêm tốn phục vụ anh chị em đồng bào và đồng loại như người tôi tớ. 

 

Trong hoàn cảnh hiện nay cũng như tương lai, Giáo Hội tại Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến việc phục vụ sự sống và sự phát triển con người toàn diện.  Các môn đệ Chúa Kitô  có thể thực thi sứ mạng phục vụ trong yêu thương bằng cách tổ chức và tham gia những công tác bác ái từ thiện, giúp đỡ những người nghèo khổ thiếu thốn, đặc biệt những ai đang gặp thiên tai, hoạn nạn.  Đồng thời, những người có trách nhiệm cũng phải đặc biệt quan tâm t́m cách nâng cao đời sống của dân chúng nhờ những chương tŕnh giáo dục tri thức và đạo đức, nhằm cổ vơ lối sống liên đới, nhân ái, ngay thẳng, có trách nhiệm, biết hy sinh và cần mẫn thay cho bạo lực, ích kỷ, hận thù, gian dối, hưởng thụ và phóng túng. Giáo Hội cũng cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho những chương tŕnh giáo dục nhân bản, tạo thêm điều kiện cho những giao lưu sinh hoạt lành mạnh, xây dựng nhóm bạn bè tốt, vận dụng các hoạt động giải trí, văn hoá, thể thao cho nhiều thành phần dân chúng trong xă hội. Ngoài ra, Giáo Hội cũng mời gọi mọi thành phần Dân Chúa “dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xă hội công bằng, liên đới và b́nh đẳng.” 

 

 Qua mọi hoạt động bác ái-phục vụ, các tín hữu Việt Nam, cá nhân cũng như cộng đoàn, mong muốn giới thiệu Chúa Kitô cho anh chị em lương dân bằng chứng tá đời sống, v́ biết rằng ngày nay, dân chúng mong muốn thấy và gặp những chứng nhân hơn là những thầy dạy. 

 

2. Thi hành Sứ Vụ trong Tinh Thần Đối Thoại và Cộng Tác

 

a.         Với Các Tôn Giáo Bạn

 

Giáo Hội luôn xác tín về hoạt động tuy âm thầm nhưng đầy năng động và huyền nhiệm của Chúa Thánh Thần nơi các tôn giáo. Tâm thức người Việt không quá chật hẹp, sẵn sàng chấp nhận sự trao đổi và hợp tác giữa các tôn giáo.  Tuy thế, v́ nhiều lư do khác nhau, Giáo Hội tại Việt Nam c̣n nhiều hạn chế trong việc đối thoại với các tôn giáo bạn và c̣n phải học hỏi nhiều từ kinh nghiệm của các Giáo Hội trong các quốc gia khác tại Á châu. Những cuộc gặp gỡ và trao đổi với các tôn giáo bạn chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cộng tác nhằm lành mạnh hóa xă hội và thăng tiến con người. Mặt khác, nhờ việc đối thoại và hợp tác với các tôn giáo khác, Giáo Hội càng xác lập rơ nét hơn về bản chất của chính ḿnh và càng thêm xác tín Đức Giêsu là tương lai của nhân loại, là Alpha và Omega của toàn thể vũ trụ. 

 

b.         Với Nền Văn Hóa Dân Tộc

 

Bằng nhiều phương thế khác nhau, Giáo Hội tại Việt Nam cần t́m hiểu bản sắc dân tộc, để từ đó t́m được lối mở giúp Tin Mừng dễ dàng đi vào tâm hồn người dân Việt, đồng thời cũng t́m ra những phương thức diễn đạt đức tin Kitô giáo cách thích hợp và hiệu quả hơn.  Nền văn hoá Việt Nam mang nhiều giá trị đáng trân trọng và có thể trở thành những nẻo đường thuận tiện để Giáo Hội tại Việt Nam tiến bước trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Thật vậy, văn hoá dân tộc vốn coi trọng nghĩa đồng bào, đạo hiếu trung,  đồng thời cũng đề cao ḷng hiếu khách, đức hy sinh vị tha, t́nh nhân ái hài ḥa, và đặc biệt luôn quí chuộng đời sống tâm linh.  Đây chính là những điểm gặp gỡ gần gũi với Tin Mừng của Chúa Kitô, cũng như với nếp sống Kitô hữu trong ơn gọi yêu thương, hiệp nhất, và sống nội tâm chiêm niệm. Ngoài ra, nền văn hoá Việt Nam ngày nay cũng đang gặp gỡ những trào lưu văn hóa hiện đại được du nhập từ nhiều nơi khác, những trào lưu gắn liền với kỹ thuật số, truyền thông đại chúng, kèm theo sự lan rộng của một thứ văn hóa toàn cầu mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa tương đối, hưởng thụ, duy vật. Qua những tín hữu nhiệt thành và thức thời, Giáo Hội không né tránh, nhưng nỗ lực đối thoại với các trào lưu văn hóa mới mẻ và nhiều tác động ấy, để đưa vào đó một “linh hồn”, theo như cách nói của Đức Bênêđictô XVI,  nhằm tin mừng hoá và mở hướng đi vào ánh rạng ngời của chân lư. 

 

Trong cuộc đối thoại với văn hóa, Giáo Hội cũng cần chú ư đến những thực tại trần thế, tức là những thực tại xă hội, kinh tế và chính trị, cũng như tất cả những ǵ đang xảy ra trên đất nước này trong mọi lănh vực. Với sự tôn trọng, chân thành nhưng thẳng thắn và kiên định, Giáo Hội tại Việt Nam cũng không ngần ngại đối thoại với Chính Quyền dân sự về những ǵ liên quan đến lợi ích của đất nước và dân tộc. Trong cuộc đối thoại này, Giáo Hội phải là tiếng nói của những người không có tiếng nói hoặc chưa được lên tiếng, phải vượt qua những thành kiến, để làm chứng cho sự thật và đức ái Kitô giáo, một đức ái tin tưởng mọi sự, hy vọng mọi sự (x.1 Cr 13,1-13).

 

3. Những Lănh Vực Cần Quan Tâm - Đào Tạo Nhân Sự

 

Yếu tố căn bản để tạo hiệu quả cho các hoạt động của Giáo Hội hệ tại việc đào tạo nhân sự. Trước hết là đào tạo giáo dân. Trong lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam, nhóm Thầy Giảng được thành lập gồm những giáo dân muốn dành trọn đời ḿnh cho việc dạy giáo lư. Trong những giai đoạn khó khăn, chính những người giáo dân này đă đóng góp rất nhiều, hỗ trợ hàng giáo sĩ trong việc phục vụ cộng đoàn và chăm sóc các linh hồn. Hiện nay, vẫn có rất nhiều giáo dân nhiệt t́nh dấn thân tông đồ tại các điểm truyền giáo vùng sâu vùng xa cũng như trong những sinh hoạt mục vụ đa dạng của Giáo Hội. Dưới sự hướng dẫn của Công đồng Vatican II và Tông huấn Người Kitô hữu Giáo Dân, Giáo Hội tại Việt Nam cần đẩy mạnh việc huấn luyện và thăng tiến anh chị em giáo dân, giúp họ sống đạo với một tŕnh độ nâng cao về giáo lư, kinh thánh và mục vụ, kể cả về nghiệp vụ chuyên môn trong các lănh vực xă hội, để khuôn mặt Chúa Kitô phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội tại quê hương này được thêm sinh động và hấp dẫn.

 

Giáo Hội tại Việt Nam c̣n quan tâm hơn nữa đến đào tạo linh mục và tu sĩ, v́ điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của Giáo Hội. Việc huấn luyện này phải ḥa hợp cách sinh động bốn chiều kích nhân bản, tri thức, tu đức và mục vụ.  Việc đào tạo linh mục và tu sĩ trong Giáo Hội không chạy theo số lượng nhưng trên hết, huấn luyện họ thành “những người dẫn đường chân chính và phù hợp với ḷng Chúa ước mong cũng như với giáo huấn của Giáo Hội.”  Để được như thế, cần có trái tim mục tử với ḷng mến sâu xa đối với Chúa Kitô, được bộc lộ ra bằng nhiệt t́nh phục vụ Giáo Hội, một đam mê dành cho việc cứu rỗi các linh hồn, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và Thánh Thể, kết hợp với lương tâm trong sáng và đời sống tu đức vươn đến trọn hảo. Trong việc đào tạo linh mục và tu sĩ tại Việt Nam, cần phải làm cho chiều kích truyền giáo lan tỏa vào mọi môn học và hoạt động, nhờ đó các linh mục và tu sĩ tương lai được củng cố xác tín và tăng thêm nhiệt tâm truyền giáo, khả năng làm việc chung, sự nhạy bén trước những dấu chỉ thời đại và tinh thần phục vụ.

 

 

 

 

Tham luận của ĐGM Vinhsơn Nguyễn Văn Bản,

Giáo Phận Ban Mê Thuột

«Thi hành Sứ Mạng Yêu Thương và Phục Vụ của Chúa Kitô

trên Quê Hương Việt Nam ngày nay»

 

 

 

Số 19 : Trong mục 1 của chương III: « Thi hành Sứ Mạng Yêu Thương và Phục Vụ của Chúa Kitô trên Quê Hương Việt Nam Ngày Nay », Tài Liệu Làm Việc cụ thể hóa « Sứ mạng loan báo Tin Mừng » thành « Sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô ».

 

Hành vi yêu thương phục vụ thực sự không bị lệ thuộc vào màu cờ sắc áo. Nó có khả năng vượt qua mọi định kiến, mọi ranh giới phe nhóm, để phục vụ con người. V́ thế, TLLV nhấn mạnh « ..không bao giờ có một t́nh trạng mà trong đó người ta lại không cần tới bác ái của mỗi kitô hữu »[3].

 

Ngay từ khi hiện diện trên đất nước Việt Nam, Giáo Hội đă không ngừng chọn con đường yêu thương và phục vụ con người. Dẫu cho trong các thời kỳ khó khăn, thời kỳ mà người kitô hữu bị loại trừ ra khỏi đời sống xă hội, Giáo Hội vẫn luôn trung thành với lựa chọn căn bản của ḿnh. Vấn đề đặt ra là nếu chúng ta đă thực sự sống tinh thần yêu thương phục vụ như thế, tại sao lại bị loại trừ ? Có thể là do bị hiểu lầm ? Có thể là người kitô hữu đă bị dùng như là những « con vật tế thần » của những người có thế lực ? Tuy nhiên, sự kiện là ngay cả những người lương dân hiền lành, đôi lúc cũng có những thành kiến không hay với người công giáo trong quá khứ, cũng làm cho chúng ta phải xét lại về cung cách sống yêu thương phục vụ của chúng ta. Có thể là do cuộc sống của người kitô hữu chưa được thấm nhiễm tinh thần của Tin Mừng ; cũng có thể là do cách thế chúng ta hiểu về nhóm từ « yêu thương, phục vụ » khá chủ quan chăng !

 

Quyết tâm của Giáo Hội tại Việt Nam, một lựa chọn có tính cách định hướng trong lúc này và trong tương lai, muốn cụ thể hóa việc « yêu thương phục vụ » của ḿnh trong việc « cần quan tâm hơn nữa đến việc phục vụ sự sống và sự phát triển con người toàn diện »[4].

 

Trong câu này, chúng ta thấy 3 điểm cần giải thích rơ hơn :

 

a/ Phục vụ sự sống không chỉ giới hạn vào con người như là đối tượng duy nhất, nhưng c̣n bao gồm luôn cả những điều kiện môi truờng trong đó con người sinh sống. Như vậy, việc phải quan tâm đến thiên nhiên, môi trường, những yếu tố có liên quan đến sự sống của con người, không thể là một lựa chọn nhiệm ư, nhưng có tính cách bắt buộc.

 

b/ Sự sống của con người phải được hiểu như là sự sống của một tạo vật được dựng nên giống h́nh ảnh Chúa. V́ thế, sự sống con người cần phải được tôn trọng từ khi h́nh thành trong ḷng mẹ, cho đến khi từ giă cơi đời một cách tự nhiên. Đồng thời sự sống con người bao hàm nhiều chiều kích : thể lư, tâm lư, tinh thần, thiêng liêng. Nguy cơ của con người thời nay là chỉ quan tâm đến chiều kích thể lư và tri thức mà thôi.

 

c/ Sự phát triển của con người toàn diện nhắm đến việc giúp con người được sống một cách triển nở và hạnh phúc trong ơn gọi làm người của ḿnh, không phân biệt hệ tư tưởng hoặc tôn giáo. Cùng với sự phát triển con người toàn diện là sự phát triển của mọi người, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, chính trị ...

 

Quyết tâm phục vụ « con người toàn diện » được TLLV cụ thể hóa qua 4 điểm sau đây :

 

1/ « Tổ chức và tham gia những công tác bác ái từ thiện, giúp đỡ những người nghèo khổ, thiếu thốn, đặc biệt những ai đang gặp thiên tai hoạn nạn ».

 

2/ « Những người có trách nhiệm cũng phải đặc biệt quan tâm t́m cách nâng cao đời sống của dân chúng nhờ những chương tŕnh giáo dục tri thức và đạo đức, nhằm cổ vơ lối sống liên đới, nhân ái, ngay thẳng, có trách nhiệm, biết hy sinh và cần mẫn thay cho bạo lực, ích kỷ, hận thù, gian dối, hưởng thụ và phóng túng ».

 

3/ « Giáo Hội cũng cần hổ trợ nhiều hơn nữa cho những chương tŕnh giáo dục nhân bản, tạo thêm điều kiện cho những giao lưu sinh hoạt lành mạnh, xây dựng nhóm bạn bè tốt, vận dụng các hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao cho nhiều thành phần dân chúng trong xă hội ».

 

4/ « Giáo Hội cũng mời gọi mọi thành phần dân Chúa « dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xă hội công bằng, liên đới và b́nh đẳng »[5].

 

Vấn đề đặt ra là nếu người giáo dân không dấn thân trực tiếp vào công việc truyền giáo, họ có thể giữ đạo một cách thụ động, và điều này không gây cản trở nhiều lắm cho công việc loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, khi một linh mục thiếu nhiệt t́nh tông đồ và tâm hồn mục tử, thậm chí đôi khi có những tính khí và cách sống đi ngược với những giá trị của Tin Mừng, chúng ta phải làm thế nào ? Bởi v́ đây là một trong những điều làm cản trở ánh sáng của Tin Mừng. Có lẽ công tác đồng hành với các bạn trẻ được chuẩn bị trước khi vào chủng viện, học viện cần phải được các vị có trách nhiệm quan tâm nhiều hơn nữa, để giúp các bạn trẻ khám phá ra được ơn gọi đích thực của ḿnh.

 

Kinh nghiệm truyền giáo của Giáo Hội cho thấy đời sống cầu nguyện, chiêm niệm đóng một phần quan trọng trong việc truyền giáo. Nói một cách đơn giản, một người tŕnh bày về Chúa Giê-su mà thiếu sự liên kết với Ngài, th́ chỉ là những chiếc thùng rỗng, kêu to nhưng không có sức thuyết phục (1 Co 13, 1).

 

Một kinh nghiệm nữa của việc truyền giáo cũng là một lời nhắc nhở không kém phần quan trọng, đó là « xây dựng sự hiệp nhất và ḥa giải, cổ vơ t́nh liên đới và tinh thần đối thoại, loại bỏ những thành kiến và củng cố sự tin tưởng lẫn nhau, tất cả đều là những yếu tố quan trọng trong việc thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng »[14]. Giáo Hội ư thức rằng trong khi loan báo Tin Mừng ḿnh đang đi trên con đường của tinh thần ḥa b́nh. Làm thế nào để trong khi rao giảng cũng như khi đón nhận, người tŕnh bày và người nghe, trong khi đặt Tin Mừng làm điểm tham chiếu, có thể giải quyết được những xung đột, mâu thuẫn trong nội tâm cũng như trong cộng đoàn (gia đ́nh, nhóm người cũ), để có thể đi đến chỗ thống nhất đời sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Để có thể làm được điều này, con đường khiêm hạ, biết mở ḷng lắng nghe, hoàn toàn tựa nương vào Chúa là con đường chúng ta phải đi theo.

 

Sứ vụ của Giáo Hội Việt Nam là « loan báo chính Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người ». Để lời loan báo trở nên khả tín và được đón nhận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, thiết nghĩ Giáo Hội Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong vai tṛ chứng nhân của ḿnh. Một Giáo Hội thánh thiện, hiệp nhất, yêu thương, sẵn sàng phục vụ cộng đồng nhân loại theo gương Thầy Chí Thánh, là một điều mà tất cả mọi người con cái Chúa tại Việt Nam đều mơ ước. Thế nhưng làm sao có thể đạt được điều đó ? Tài Liệu Làm Việc đă gợi lên cho chúng ta những  hướng đi tích cực, phát từ ḷng yêu mến Giáo Hội và thao thức trước sứ vụ loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, vẫn c̣n có những thiếu sót và góc nh́n phiến diện. Chúng ta cần có nhiều ư kiến đóng góp từ những góc nh́n khác nhau của mọi thành phần dân Chúa. Hy vọng Giáo Hội tại Việt Nam sẽ có dịp sống lại kinh nghiệm của ngày lễ Ngũ Tuần, để có thể bước vào một giai đoạn mới giữa ḷng quê hương Việt Nam.

 

 

 

Tham luận của ĐGM Giuse Châu Ngọc Tri,

Giáo phận Đà Nẵng

Về Giáo Hội Sứ Vụ
 

 

Những “dấu chỉ của thời đại”

 

Chúng ta có thể quan sát một vài hiện tượng trong Giáo Hội Việt Nam chúng ta hôm nay, và có thể nhận ra nơi đây là những “dấu chỉ của thời đại”, để xây dựng một nền mục vụ mới thích ứng cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Tôi xin đề cập đến hai hướng mục vụ cần xây dựng và định h́nh, đó là “mục vụ nhà trẻ” liên quan đến các nữ tu và “mục vụ nhà đất” liên quan đến các cộng đoàn Giáo Hội. Hai vấn đề này xem ra không liên quan với nhau, nhưng đều gợi mở cho chúng ta thấy sự thay đổi trong ḷng xă hội và con người Việt Nam hôm nay, và đ̣i hỏi Giáo Hội phải thích thời.

 

1. “Mục vụ Nhà trẻ”: Hầu như ngày nay, ít có một tu viện nào của các nữ tu ḍng, lại không có một cơ sở nuôi dạy trẻ. Tu viện lớn, nhà trẻ lớn, tu viện nhỏ, nhà trẻ nhỏ. Có khi tu viện th́ nhỏ, nhà trẻ lại lớn. Trước hiện tượng này, có nhiều nhận định khác nhau. Có người khắt khe cho rằng các nữ tu chỉ lo làm ăn, ít dành thời gian cho việc mục vụ. Thậm chí có vị hữu trách tôn giáo c̣n sẵn sàng trợ cấp cho các nữ tu để các chị khỏi phải giữ trẻ nữa, mà dành trọn thời gian cho việc mục vụ thông thường trong xứ đạo. Thế nhưng, trong gịng duy tư ngày nay về một Giáo Hội Sứ Vụ tổng quát, tại sao chúng ta lại không thể nghĩ đến một nền “mục vụ nhà trẻ”?

 

Không biết đă có ai thông kê ngày nay trên toàn quốc Việt Nam có bao nhiêu trường mẫu giáo, mầm non hay nhà trẻ do các ḍng nữ phụ trách, và con số các cháu là bao nhiêu ? Chắc hẳn là nhiều lắm, và đại đa số các cháu thuộc về các gia đ́nh lương dân. Họ tin tưởng, tự hào và t́m mọi cách để có thể an tâm kư thác cho các nữ tu những đứa con, cháu cưng của ḿnh, mà họ tin rằng các cháu sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt nhất. Trong một bối cảnh tôn giáo đặc biệt như tại Việt Nam, đây không phải là một “dấu chỉ thời đại” đáng chúng ta suy gẫm sao? Phần các nữ tu, đây quả là cơ hội lớn để các chị “đến với muôn dân”.

 

Với lương tâm của một nhà giáo, lại được sự hỗ trợ đắc lực của tinh thần và lư tuởng đời tu, chắc hẳn các nữ tu không thể đơn giản xem đây là kế sinh nhai đơn thuần. H́nh ảnh của một nữ tu như người mẹ hiền, luôn yêu thương và tận t́nh chăm sóc những con người bé nhỏ yếu đuối nhất. Các chị được đụng chạm đến tâm hồn non nớt của các em, và khắc ghi vào đó những âm thanh và h́nh ảnh tốt lành sẽ ảnh hưởng lâu dài đến nhân cách sống của các em sau này.

 

Không những chỉ các cháu, mà qua mối liên hệ cần thiết giữa nhà trường và gia đ́nh, bằng việc thăm viếng và tiếp xúc tư vấn, các nữ tu c̣n có thể trực tiếp quan tâm chăm sóc đến cuộc sống của các gia đ́nh trẻ, với hạnh phúc gia đ́nh cần được bảo vệ, ngăn ngừa trước bao nhiêu nguy cơ bất hạnh đỗ vỡ có thể đang rập ŕnh…Bên cạnh các nữ tu, c̣n có một đội ngũ các cô nuôi dạy trẻ giúp việc, làm thế nào để huấn luyện lương tâm nghề nghiệp của họ, trang bị cho họ tinh thần yêu thương phục vụ theo nền tảng bác ái Kitô giáo, th́ nền “mục vụ nhà trẻ” ẩn tàng bao nhiêu là kết quả tâm linh tốt đẹp, vùng đất màu mỡ cho hạt giống Tin Mừng sinh sôi nảy nở vào đúng ngày mùa.

 

2. “Mục vụ Nhà đất”: Nhà đất là lănh vực đầy tế nhị và rất nóng bỏng hiện nay trong đất nước chúng ta, không những giữa chính quyền và nhân dân, mà c̣n giữa người dân với nhau, với bao nhiêu là những tranh chấp, thậm chí dẫn đến xô xát hằng ngày.

 

Nhưng tế nhị và quan trọng hơn cả vẫn là tranh chấp nhà đất giữa nhân dân và chính quyền. Với chính sách không công nhận quyền tư hữu đất đai lâu dài của người dân như hiện nay, chắc chắn chính quyền trên khắp đất nước này c̣n phải đối mặt với những khó khăn liên tiếp và có thể ngày càng trầm trọng hơn, khi có đến 70% đơn kiện tụng gửi lên trung ương là liên quan đến tranh chấp nhà và đất.

 

Đất nước đang từng ngày đổi mới, người dân có quyền trông chờ và tích cực thúc đẩy cho một tiến tŕnh thay đổi luật đất đai cho hợp với lẽ công bằng và hợp với ḷng dân hơn. Giáo Hội xét như là một pháp nhận trong xă hội công dân cũng có bổn phận và quyền lợi tham gia vào cuộc vận động chính trị này, bằng việc “quan tâm đến các vấn đề xă hội, nhất là công lư và công ích vốn là nền tảng của ḷng bác ái chân thật” (x. Caritas in veritate).

 

Chuyện nhà đất cũng trở thành những sự kiện nóng bỏng trong Giáo Hội hôm nay, theo nhịp chuyển ḿnh chung của đất nước. Đứng trên góc nh́n mục vụ, những cuộc tranh chấp nhà đất có liên quan đến Tôn giáo đă xảy ra nơi này nơi khác, với những lư do và hoàn cảnh ít nhiều khác biệt, nhưng đều có chung một hậu quả là đă để lại những ảnh hưởng và h́nh ảnh không mấy sáng sủa về một Giáo Hội Sứ Vụ, vốn là hiện thân cho b́nh an, hoan lạc, công chính và thánh thiện.

 

Nghĩ đến một hướng mục vụ cho vấn đề nhà đất hiện nay, gọi nôm nay là “mục vụ nhà đất”, không hề là một ư tưởng đùa nghịch, thậm chí c̣n phải đặt lên hàng đầu, để mỗi chúng ta cùng suy tư, cầu nguyện. Đây cũng được xem như một “dấu chỉ thời đại” quan trọng được gửi đến cho từng thành phân Dân Chúa trong Giáo Hội Việt Nam ngay trong thời điểm này. Những biến cố vừa qua đă ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt của Giáo Hội Việt Nam, đă và đang tiếp tục gây ra bao nhiêu sóng gió, đau thương và cả những đổi thay trong ḷng Mẹ Giáo Hội, gây hoang mang chia rẽ và làm thương tổn nặng nề cho t́nh hiệp thông, làm lu mờ tính cách mầu nhiệm của Giáo Hội, và chắc chắn đă tạo ra không ít bất lợi cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội giữa ḷng đất nước dân tộc ḿnh.

 

 

Tham luận của ĐGM Matthêu Nguyễn Văn Khôi,

Giám mục Phó Giáo phận Qui Nhơn.

Về việc giáo dục lương tâm Trong bối cảnh truyền giáo tại Việt Nam

 

 

Trong chương III, về sứ vụ số 26, Tài liệu làm việc chỉ nhắc đến “giáo dục lương tâm”  mà không triển khai ǵ thêm. Thực ra việc giáo dục lương tâm là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong việc truyền giáo. Quả thế, việc giáo dục lương tâm dẫn đưa con người đến sự trưởng thành luân lư là một thành phần cốt yếu của sự trưởng thành đức tin, bởi v́ có một mối liên hệ chặt chẽ giữa luân lư và đức tin, cũng như giữa luân lư và việc truyền giáo.

 

Đặc biệt trong bối cảnh truyền giáo tại Việt Nam hiện nay, việc giáo ‎‎‎‎‎‎dục lương tâm càng trở nên cần thiết và khẩn thiết hơn bao giờ hết, v́ xă hội chúng ta đang sống đầy dẫy những cách sống, những chủ trương và khuynh hướng phản đạo đức đang góp phần làm méo mó bộ mặt của lương tâm, dẫn đến sự lu mờ hay đánh mất cảm thức tôn giáo nơi nhiều người.

 

“Thưa Thầy, tôi phải làm điều ǵ tốt để được hưởng sự sống đời đời?” (Mt 19,16). Câu hỏi của chàng thanh niên trong Tin Mừng phản ánh một lương tâm đang t́m kiếm điều thiện để được ơn Cứu Độ, qua đó chúng ta có thể thấy mối liên hệ giữa việc giáo dục lương tâm với sứ vụ truyền giáo, v́ việc truyền giáo có mục đích dẫn đưa con người đến ơn Cứu Độ. Khi bắt đầu sứ vụ công khai Chúa Giêsu cũng kêu gọi: “Anh em hăy sám hối v́ Nước Trời đă gần đến” (Mt 4,17). Sám hối là hành vi của lương tâm, được coi như điều kiện cần thiết để có thể đón nhận Tin Mừng Nước Trời.

 

Việc giáo dục lương tâm đóng một vai tṛ quan trọng trong việc truyền giáo, bởi v́ việc đón nhận đức tin là một hành vi của lương tâm và tự do tôn giáo cũng là tự do lương tâm. Người ta chỉ đón nhận đức tin sau khi đă xem xét và đánh giá ư nghĩa của việc đón nhận ấy đối với việc thể hiện cuộc sống của ḿnh. Điều đó có nghĩa là một đức tin không phát xuất từ một quyết định của lương tâm th́ chỉ là hời hợt hoặc mê tín. Hơn nữa, quyết định của lương tâm nơi một người không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo của người đó, mà c̣n ảnh hương đến đời sống tôn giáo và luân lư của người khác, bởi v́ khi quyết định sống tốt, người ta sẽ gửi đến cho kẻ khác một thông điệp mời gọi họ cũng quyết định sống tốt.

 

Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay đă dạy: “Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một ḿnh với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ” (MV 16). Do đó với một lương tâm được giáo dục tốt người ta có thể nhận ra tiếng Chúa từ đáy sâu tâm hồn ḿnh, để thực hành điều thiện và t́m kiếm chân lư. Người nào quyết tâm t́m kiếm chân lư sẽ dễ dàng đón nhận đức tin hoặc ít ra cũng bắt đầu trên đường tiến về đức tin. Chính trong ư nghĩa này mà Chúa Giêsu đă nói: “Ai thực hành chân lư th́ đến với ánh sáng” (Ga 3,21). Ngược lại, một Kitô hữu sẽ dễ dàng mất đức tin nếu người ấy từ chối hay xao nhăng bổn phận thường xuyên đào tạo lương tâm theo những tiêu chuẩn luân lư của Tin Mừng.

 

Để có được một lương tâm đúng đắn, người ta phải t́m mọi cách có thể để hiểu biết chân lư. Một thái độ t́m kiếm chân lư khách quan hoàn toàn trái ngược với thái độ chủ quan khép kín trên chính ḿnh, để rồi cuối cùng rơi vào thuyết tương đối luân lư và tôn giáo. V́ thế, con người không thể đạt đến chân lư khách quan nếu không biết đối chiếu với Lời Chúa và giáo huấn của Giáo hội, cũng như đối thoại với kẻ khác và với những kinh nghiệm đạo đức của họ.

 

Để thực hiện sứ vụ truyền giáo, việc giáo dục lương tâm không chỉ giới hạn nơi các Kitô hữu mà c̣n phải được thực hiện đối với những người ngoài Kitô giáo, qua những cuộc gặp gỡ và đối thoại chủ thể, liên văn hóa và liên tôn giáo. Chính lương tâm là mẫu số chung, là nơi gặp gỡ dễ dàng nhất giữa những người không cùng tôn giáo. Khởi đi từ những cuộc đối thoại chân thành và thẳng thắn trên căn bản của mẫu số chung ấy, người Kitô hữu có thể từ từ dẫn đưa người khác đến việc nhận biết Thiên Chúa là chân lư và là sự thiện tối thượng, nhất là khi người Kitô hữu xuất hiện trước mắt mọi người như là kẻ luôn sống ngay thẳng và hành động theo tiếng lương tâm, vượt trên mọi cám dỗ và những xu hướng xấu xa  hay lệch lạc của thời đại.

 

 

Lạy Đức Mẹ La Vang,

chúng con tin tưởng và cảm nhận Mẹ hằng che chở phù tŕ Giáo Hội Việt Nam

trong mọi chặng đường, khi an vui cũng như lúc u sầu,

khi hân hoan cũng như lúc khó khăn, thử thách…

Mẹ chính là khuôn mẫu lư tưởng của Giáo hội,

khi hoàn toàn tự hiến cho công tŕnh cứu chuộc của Chúa Kitô như người nữ tỳ hèn mọn.

Chúng con xin phó thác cho Mẹ

những đường hướng và chương tŕnh mục vụ của Giáo Hội Việt Nam,

như bằng chứng cho sự hoán cải và kiên quyết bước theo Chúa Giêsu Con Mẹ.

Chúng con phó dâng cho Mẹ cả những thiếu sót không thể tránh được của chúng con,

v́ tin rằng không ai kêu cầu Mẹ mà lại không được Mẹ trợ giúp.

Xin Mẹ thương chúc lành cho chúng con và che chở Giáo hội của Chúa Kitô tại Việt Nam

bây giờ và măi măi. Amen.