Tuần Thánh Năm Nay

Tuần Thánh năm nay tại Việt Nam có những hoàn cảnh khác trước. Đó là chúng ta đang sống trong Năm Thánh Việt Nam 2010, năm kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, đồng thời cũng là Năm Linh Mục, thêm vào đó c̣n là năm đang xảy ra không thiếu vấn đề đạo đời gây bức xúc.

Những hoàn cảnh đó gợi ư cho chúng ta sống Tuần Thánh một cách đặc biệt, sao cho Tin Mừng đi vào thời cuộc một cách thiết thực hơn.

Với nhận thức đó, tôi xin được chia sẻ vài nét đặc biệt, mà tôi nghĩ là nên được để ư nhiều hơn trong Tuần Thánh này.

1/ Hội Thánh Việt Nam hăy là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô

Các môn đệ Chúa tại Việt Nam, nhất là hàng Linh mục, hàng Giáo phẩm nói chung là tốt. Tất cả và từng người đă và đang đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Hội Thánh Việt Nam.

C̣n trong việc thánh hoá bản thân th́ sao? Thiết tưởng không ai dám tự hào.

Chúa phán: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thánh giá ḿnh mà theo” (Mt 16,24).

Chúng tôi là các môn đệ Chúa thuộc ḷng lời Chúa dạy trên đây. Hơn nữa, chúng tôi luôn phấn đấu sống lời căn dặn đó.

Nhưng, kinh nghiệm cho thấy: Trong mọi chặng đường phấn đấu, cái tôi vẫn c̣n đó. Nơi các môn đệ Chúa, cái tôi nhiều khi khéo ẩn ḿnh dưới những màn che đạo đức. Sẽ không sai, nếu nói:

Cái tôi không từ bỏ ḿnh triệt để.

Cái tôi không vác thập giá ḿnh đúng theo ư Chúa.

Cái tôi không theo Chúa một cách tuyệt đối.

Thành ra, các môn đệ Chúa vẫn mang thân phận con người có nhiều giới hạn, và nhiều yếu đuối. Tự măn là sai.

Nhận thức như vậy, chúng tôi khiêm nhường sám hối và luôn trở về với Đức Giêsu Kitô. Càng trở về với Đức Giêsu Kitô, chúng tôi càng cảm nhận được chính Người là Đấng cứu độ và là trung tâm cuộc đời chúng tôi. Sự cảm nhận đó có thể diễn tả được phần nào theo lời thánh Phaolô: “Tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi” (Pl 3,8). V́ thế, chúng tôi cũng xin mọi tín hữu hăy tập trung vào Đức Giêsu Kitô. Nhất là trong Tuần Thánh này, khi tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập phép Bí tích Truyền chức, chúng ta tha thiết cầu xin Chúa cho các môn đệ Chúa tại Việt Nam, nhất là hàng giám mục và linh mục được thuộc trọn về Chúa Giêsu, biết phục vụ trong yêu thương khiêm nhường, như gương Chúa Giêsu.

2/ Hội Thánh Việt Nam hăy là một Hội Thánh của yêu thương quên ḿnh

Trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu nói với các môn đệ Người rằng: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hăy yêu thương  nhau, như Thầy đă yêu thương anh em” (Ga 13,34).

Đây là một lời trối quan trọng. Lời trối quan trọng ấy đă trở thành đường lối, để các môn đệ làm chứng cho Chúa.

“Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có ḷng thương yêu nhau” (Ga 13,35).

Chúa nói như thế là quá rơ. Sự quá rơ đó soi sáng cho chúng ta, để chúng ta biết làm chứng cho Chúa một cách hiệu quả nhất trong t́nh h́nh Việt Nam lúc này. Nhớ là phải yêu thương người khác như Chúa đă thương yêu ta.

Tôi được tham dự nhiều thánh lễ trọng. Xin nói thực là điều làm tôi xúc động nhất trong những dịp đó, chính là cái hồn yêu thương bác ái toả hương thơm trong phụng vụ và bầu khí cộng đoàn.

Tất nhiên, sự trang nghiêm, sự thánh thiện được diễn tả khá rơ. Nhưng yêu thương bác ái mới là cái ǵ thuyết phục. Yêu thương ở những nét mặt. Yêu thương ở những phục vụ dù bé nhỏ. Yêu thương ở những bài chia sẻ. Yêu thương ở những bài thánh ca. Yêu thương ở những cuộc đời đau khổ.

Tôi như được đắm ḿnh trong những làn sống yêu thương dạt dào. Và tôi thầm mong Hội Thánh Việt Nam hăy cứ là những cộng đoàn yêu thương như thế. T́nh h́nh càng khó khăn, th́ yêu thương càng sẽ là tiếng nói Tin Mừng được lắng nghe nhất, có sức đi vào ḷng người, và biến đổi ḷng người.

3/ Hội Thánh Việt Nam hăy là một Hội Thánh biết lấy thiện đẩy lùi cái ác

Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cầu nguyện với Đức Chúa Cha một cách thảm thiết. Người nói: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ư con, mà xin theo ư Cha” (Lc 22,42).

Ư Chúa Cha là Chúa Giêsu phải dâng ḿnh làm của lễ đền tội cho nhân loại. Của lễ đền tội ấy nói lên sự yêu thương đến cùng.

Yêu thương khiêm nhường, để đáp lại sự độc ác kiêu căng. Yêu thương tha thứ, để đáp lại sự ghen ghét oán thù. Yêu thương nhịn nhục, để đáp lại sự bất công, vu khống. Yêu thương cầu nguyện, để đáp lại sự vô ơn phản bội ơn Chúa. Yêu thương chân thành trong chân lư, để đáp lại các thứ yêu thương h́nh thức và giả dối.

Chúa Giêsu đă dùng sự thiện, để đẩy lùi sự ác. Chính v́ thế, mà Người chiến thắng sự chết, để rồi sống lại vinh hiển.

Sẽ là dại dột, nếu chúng ta không theo gương Chúa Giêsu.

***

Với những gợi ư trên đây, chúng ta sống Tuần Thánh năm nay, như những kẻ được Chúa sai đi vào một giai đoạn mới.

Một giai đoạn tế nhị, đang rất cần khiêm tốn làm chứng cho t́nh yêu Chúa giàu ḷng thương xót.

Một giai đoạn khó khăn, đang đợi chờ cởi mở phiên dịch đức tin ra đức ái.

Một giai đoạn phức tạp, đang mời gọi dùng yêu thương hoà giải mà hàn gắn các vết thương lịch sử.

Xin Chúa Giêsu ở lại trong chúng ta. Xin Chúa Giêsu nâng đỡ chúng ta. Xin Chúa Giêsu thắp sáng lên ngọn lửa t́nh yêu Chúa trong ḷng chúng ta. Amen.

 
+ Gm. Gioan B. Bùi Tuần