Cơn Khát Núi Sọ

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 509 Thứ Sáu 11/6/2010

  

Khi bị treo trên cây thập tự giá và trước khi tắt thở, theo bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm và Phúc Âm Thánh Gioan th́ Chúa Giêsu thốt lên 7 lời cuối cùng: Thánh Kư Matthêu và Marcô thuật lại cùng 1 lời, Thánh Luca thuật lại 3 lời và Thánh Gioan 3 lời. Tuy nhiên, có một điều lạ và trùng hợp là chỉ có ở nơi Thánh Gioan Chúa Giêsu mới nói lời “Tôi khát” (Jn 19:28). Phải chăng bởi v́ chỉ ở Phúc Âm Thánh Gioan là người môn đệ được Chúa Giêsu yêu này mới có sự kiện và cảnh tượng thi thể tử giá của Chúa Giêsu bị lưỡi đ̣ng của một người lính Rôma đâm thâu qua, làm cho “máu và nước chảy ra” (Jn 19:34)? “Nước” đây là biểu hiệu cho những ǵ được chính Chúa Giêsu sử dụng, lần đầu tiên, khi nói với người đàn bà Samaritanô ở bờ Giếng Giacóp trong đoạn thứ 4 của cùng Phúc Âm Thánh Gioan. Và cơn “khát” núi sọ của Chúa Giêsu bấy giờ quả thực là cơn khát về thể lư của Người cảm thấy trong cuộc khổ nạn vô cùng khốn khổ của Người, nhưng phải nói rằng trước hết và trên hết là cơn khát phần rỗi các linh hồn, hay khát khao các tội nhân. Đó là lư do, khi gặp gỡ người phụ nữ Samaritanô này, Chúa Giêsu đă xin chị cho uống nước, nghĩa là Người khao khát phần rỗi của chị, khao khát linh hồn chị, một con người tội lỗi đang sống với một người đàn ông thứ sáu không phải là chồng của chị. Bởi vậy, để cảm nghiệm sâu xa thấm thía hơn T́nh Yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa trong chính ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu theo Phụng Niên của Giáo Hội hôm nay, chúng ta hăy cùng nhau lắng đọng tâm hồn để suy niệm bài Phúc Âm của Thánh Kư Gioan ở đoạn 4 từ câu 1 đến câu 42, một đoạn Phúc Âm quen thuộc nhưng hết sức sâu xa đầy cảm kích, về cuộc gặp gỡ ly kỳ giữa Chúa Giêsu và chị phụ nữ Samaritanô liên quan tới Cơn Khát Núi Sọ của Người. 

 

“Sao ông lại xin tôi uống nước?”

 Phúc Âm theo Thánh Gioan:

1 Vậy khi Chúa Yêsu biết rằng Biệt phái đă nghe tin là Ngài đă mộ và thanh tẩy được nhiều môn đồ hơn Yoan - 2 Tuy rằng không phải chính Đức Yêsu thanh tẩy, nhưng là môn đồ của Ngài - 3 th́ Ngài bỏ Yuđê mà về lại Galilê. 4 Nhưng Ngài phải băng qua Samari. 5 Vậy Ngài đến thành Samari, gọi là Sykhar, cạnh bên thửa đất Yacob đă cho Yuse con ông. 6 Ở đó có giếng Yacob. Mỏi mệt v́ đường sá, nên Đức Yêsu ngồi phệt xuống bên giếng. Lúc ấy chừng giờ thứ sáu.

7 Có một phụ nữ người Samari đến kín nước. Đức Yêsu nói với bà ấy: "Cho tôi uống với". 8 V́ môn đồ Ngài đă vào thành mua thức ăn. 9 Người phụ nữ Samari ấy mới nói với Ngài: "Làm sao ông là Do Thái mà lại xin uống với tôi là đàn bà Samari?" - [v́ Do Thái không được chung đụng với người Samari] -

 Suy niệm:

 

Tại sao không đi kín nước uống vào buổi sáng cho mát, như chung dân chúng trong làng vốn làm, mà lại đi kín nước uống vào buổi trưa nắng nóng? Phải chăng v́ mặc cảm tội lỗi nơi người phụ nữ Samaritanô? Một mặc cảm khiến chị khôn ngoan cảm thấy cần phải tránh né gặp gỡ dân làng, để khỏi thấy được những cái nh́n khinh bỉ hay thương hại, hoặc phải nghe thấy những lời chê bai châm biếm xót xa cay đắng? Thế nhưng, cho dù có tránh được hết mọi người trần, người đàn bà tội lỗi này vẫn không thể nào tránh thoát được ánh mắt thần linh vô cùng khôn ngoan thấu suốt của Vị Thiên Chúa là T́nh Yêu vô cùng nhân hậu, vị đă đến không phải để kêu gọi kẻ lành mạnh mà là kẻ yếu bệnh (x Mt 9:12), đến để t́m kiếm và cứu vớt những ǵ là hư trầm (x Lk 19:10), đến không phải để lên án mà là cứu độ (x Jn 3:17, 8:10-11). Đúng thế, Người đă biết được giờ kín nước lạ lùng của chị, và Người đă ngồi chờ chị, để có thể gặp riêng một ḿnh chị, lợi dụng lúc các môn đệ của Người không có mặt, nhờ đó Người đặc biệt ban cho chị một thứ nước duy nhất có thể làm thỏa măn cơn khát tối hậu về chân thiện mỹ của chị, một khát vọng hết sức sâu xa và linh thiêng không một thụ tạo nào trên trần gian này, dù là những con người được chị yêu hay những con người yêu chị, có thể thỏa đáng được chị. Thế nhưng, để thực hiện việc ban phát ấy, với tư cách của một Đấng toàn măn không thiếu một sự ǵ, chỉ thích thi ân ban phát cho thụ tạo của ḿnh, Người đă tự động t́m cách đến gần với một con người tội lỗi như chị, một con người hết sức bần cùng thiếu thốn về phương diện siêu nhiên và thiêng liêng ấy, bằng cách mở lời xin chị uống nước, với tư cách của một kẻ thiếu thốn cần được chị giúp đỡ. Người đàn bà tội lỗi này không thể nào ngờ được, ở tận cùng cuộc đời tội lỗi của ḿnh, bấy giờ chị bất ngờ lại đang được đối diện và giao tiếp với một Vị Thiên Chúa Làm Người. Bởi thế, chị mới tiếp tục tỏ ra những phản ứng tự nhiên của ḿnh, khi đặt vấn đề với người đàn ông Do Thái xa lạ chị chưa từng gặp này, vấn đề về mối liên hệ giữa chị và người đàn ông, liên quan tới sắc tộc vốn xung khắc giữa hai người. Ở đây, cũng cần phải lưu ư một điều là Chúa Giêsu không xin chị phụ nữ này “nước uống”  (water) mà là “uống nước” (drink), v́ “nước uống” ở Giếng Giacóp đó không phải của riêng chị, nhưng chị có thể cho Người “uống nước” bằng việc làm của chị. Tuy nhiên, qua câu chất vấn của ḿnh, chị phụ nữ này dường như muốn tránh né bất cứ một ai, tránh né tất cả mọi người, mà bấy giờ điển h́nh nhất là người đàn ông Do Thái lạ mặt khác sắc tộc ấy, chứ chị không phải chỉ muốn xa lánh thành phần dân chúng trong làng cùng một sắc tộc với chị. H́nh như mặc cảm tội lỗi đă làm cho chị cảm thấy nghi ngại với hết mọi người, hay nói đúng hơn làm cho chính bản thân chị cảm thấy không dám gần gũi một ai, cả quen lẫn lạ. Chúa Giêsu đă nhận định rất đúng về những con người như chị trong cuộc đối thoại với một thành viên trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đến gặp người ban đêm là Nicôđêmô rằng: "Con người chuộng tối tăm hơn ánh sáng, v́ việc làm của họ là những ǵ gian ác" (Jn 3:19). Thế nhưng, chị chỉ có thể tránh được những người quen biết chứ không thể tránh được hết mọi người lạ, nhất là đối với một Người Lạ Thần Linh từ đời đời đă biết chị là ai và cố t́nh t́m đến gặp riêng chị cho bằng được, khi giờ của Ngài đến, vào lúc ấy và ở nơi ấy.

  

“Xin ban cho tôi thứ nước ấy”

 Phúc Âm theo Thánh Gioan:

10 Đức Yêsu đáp lại và bảo bà ấy: "Nếu ngươi biết được ơn của Thiên Chúa, và ai là người nói với ngươi: Cho tôi uống với, th́ chính ngươi đă khẩn xin và ngài sẽ cho nước sinh sống".

11 Bà ấy nói với Ngài: "Thưa Ngài, gàu Ngài không có, giếng th́ lại sâu, vậy Ngài lấy đâu cho có nước sinh sống? 12 Dễ chừng Ngài lại lớn hơn Yacob cha chúng tôi, người đă cho chúng tôi giếng này, và người cũng uống nước đây nữa, cùng với con cái và gia súc của người?"

13 Đức Yêsu đáp lại bà ấy: "Phàm ai uống nước này sẽ c̣n khát lại; 14 Nhưng kẻ nào một lần đă uống nước Ta sẽ ban, th́ đời đời sẽ không khát nữa; nhưng nước Ta sẽ ban cho nó sẽ nên mạch suối trong nó có nước vọt đến sự sống đời đời".

15 Người phụ nữ mới nói với Ngài: "Thưa Ngài, xin Ngài ban cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây kín nước".

 

Suy niệm:    

Đúng thế, chị phụ nữ Samaritanô này dù có thể tránh được người quen chứ không thể nào tránh được Người Lạ Thần Linh ngỏ ư xin chị cho Ngài uống nước vào giờ thiên định của Ngài. Bởi v́, như Thánh Âu Quốc Tinh (Augustinô), một con người như chị, gốc gác có đạo (chị thuộc gịng dơi Do Thái theo Đạo Moisen, và ngài có bà mẹ Công giáo) nhưng bản thân ngoại đạo (chị là người thuộc xứ Samaria bị lai căng truyền thống đa thần của dân ngoại, c̣n ngài th́ chưa được rửa tội), sau những tháng năm dài trẻ trung lầm lạc về niềm tin và hoang đàng về luân lư đă “Tự Thú”: “Lạy Chúa, những ǵ có ở nơi con làm sao có thể che giấu được Chúa, che giấu được con mắt của Đấng mà các vực thẳm của lương tâm con người đều trở thành trần trụi, cho dù con không muốn thú nhận với Chúa đi nữa? Làm như thế con chỉ có thể che khuất Chúa khỏi con, chứ không thể che giấu được bản thân con khỏi Chúa…  V́ cho dù không ai ‘biết được những ǵ về một ai đó ngoại trừ chính tâm linh của con người này ở nơi họ’ (1Cor 2:11), thế nhưng có một điều ǵ đó về con người mà ‘tâm linh của con người này ở nơi họ’ tự ḿnh cũng không biết được… Những ǵ con biết được về bản thân con là con biết được nhờ Chúa soi sáng về con; và những ǵ con không biết về bản thân ḿnh, con sẽ tiếp tục không biết cho tới lúc nơi con ‘cái tối tăm sáng như ban ngày’ (Is 42:16) trước nhan Chúa” (tập 10, chương 1, tiết 2 và chương 5 tiết 7). Đó là lư do, trong tiến tŕnh biết ḿnh rất cần thiết, để nhờ đó và từ đó chị phụ nữ Samaritanô đang muốn tránh né hết mọi người này có thể nhận ra chính chân dung của người đàn ông Do Thái lạ mặt bên bờ giếng Giacóp vào thời điểm và địa điểm thiên định ấy, chị đă hoàn toàn không ngờ chị bị lọt vào một mê hồn trận của Con Người Lạ Mặt Thần Linh đang đợi chờ chị. Trước hết, căn cứ vào chính câu chất vấn của chị về mối liên hệ sắc tộc giữa chị là người đàn bà Samaritanô và Ngài là một người đàn ông Do Thái, Chúa Giêsu đă bắt đầu đặt vấn đề làm chị phải suy nghĩ và ngây thơ nhập cuộc, đó là vấn đề không phải là chị cho Ngài “uống nước” mà là Ngài cho chị “nước uống”, nếu chị biết con người đang xin chị uống nước bấy giờ là ai, Đấng duy nhất chẳng những biết chị đang cần ǵ, thiếu chi, hơn cả chị biết chị, mà c̣n có thể thỏa đáng những ước vọng thiêng liêng sâu xa vĩnh hằng của chị nữa. Thế rồi, lợi dụng câu chất vấn thứ hai của chị chứng tỏ chị thắc mắc về phương cách kín nước mà người đàn ông Do Thái lạ mặt “không có gàu” như chị bấy giờ để có thể cống hiến cho chị “nước uống”. Không biết trong đầu của chị lúc ấy có nghĩ rằng chắc người đàn ông này sẽ ngỏ ư muốn mượn gầu của chị để kín nước thay cho chị hay chăng, giống như trường hợp của Moisen đă ra tay hào hiệp cứu giúp 7 đứa con gái của Jethro là vị tư tế của dân Midian (x Exodus 2:15-17)? Chúa Giêsu không trả lời chị về cách thức kín nước như chị tưởng và như chị b́nh thường vốn làm, mà là nói với chị về chính nước Người muốn ban cho chị như Ngài đă gợi lên cho chị, khi Ngài so sánh thứ nước chị đang muốn kín về là những ǵ vẫn làm chị c̣n khát và cần phải tiếp tục ra kín nữa, trong khi nước Ngài ban cho chị là một thứ nước sẽ làm cho chị không bao giờ c̣n khát nữa. Thế là, được người đàn ông Do Thái lạ mặt này đánh trúng tim đen của ḿnh, trúng khát vọng sâu xa nhất của ḿnh, ở chỗ, một đàng chị không bao giờ c̣n phải vất vả ra kín nước giữa ban ngày nắng nóng như hôm ấy nữa, nhờ đó, đàng khác, chị c̣n tránh né được t́nh trạng gặp gỡ dân làng là thành phần đă biết được cuộc đời lăng loàn đê hèn quá sức tồi bại của chị, thế là chị bắt đầu cắn câu, bằng tác động hoàn toàn đảo ngược, từ vai tṛ chủ động sang thụ động, từ vị thế ban phát sang van xin: “Vậy th́ xin hăy ban cho tôi thứ nước ấy”. 

 

“Ngài là một vị tiên tri”

 Phúc Âm theo Thánh Gioan:

 16 Ngài bảo bà ấy: "Hăy đi gọi chồng ngươi, rồi đến đây!" 17 Người phụ nữ đáp lại và nói: "Tôi không có chồng". Đức Yêsu bảo: "Ngươi nói phải: Tôi không có chồng! 18 V́ ngươi đă năm đời chồng, c̣n người hiện ngươi có, không phải chồng ngươi. Điều này, quả ngươi đă nói thật". 19 Người phụ nữ mới nói với Ngài: "Lạy Ngài, tôi thấy Ngài là một tiên tri... 20 Cha ông chúng tôi đă thờ phượng trên núi này, c̣n các ông th́ lại bảo: Yêrusalem mới là nơi thờ phượng!"  

Suy niệm:

 

Ôi, quả thực Thiên Chúa là T́nh Yêu vô cùng nhân hậu. Là Đấng Toàn Hữu, vô cùng hoàn hảo, Ngài chẳng những muốn thông ban tất cả những ǵ viên măn của Ngài ra cho thụ tạo, tùy theo khả năng chấp nhận của chúng, Ngài c̣n là Đấng vô cùng khôn ngoan và toàn năng trong cách thức ban phát của Ngài nữa, khi chính Ngài là Đấng Hóa Công đă chẳng những cài đặt nơi thụ tạo một nỗi khát vọng bẩm sinh khôn nguôi về những ǵ là trường sinh vinh phúc, mà c̣n là Đấng Quan Pḥng hằng thực hiện những tác động thần linh nơi họ, làm sao để họ có thể thực sự khao khát và t́m kiếm chính những ǵ Ngài muốn ban cho họ. Điển h́nh như đă xẩy ra nơi trường hợp của người nữ Samaritanô này. Tuy nhiên, cho dù những ǵ Ngài muốn ban cho nhân loại là thụ tạo của Ngài đều do chính Ngài tự động muốn ban, do chính Ngài chủ động gợi lên trong họ và là những ǵ nhưng không Ngài muốn ban cho họ, không lệ thuộc vào tính cách xứng đáng hay công lênh của họ, Ngài cũng muốn họ nhờ đó và từ đó mà nhận biết Ngài nữa, bằng không, họ tưởng những ǵ họ được là do may mắn, do ngẫu nhiên t́nh cờ, như một kẻ vô thần, thậm chí do khả năng của họ mà có, càng làm cho họ cảm thấy họ quyền năng như một vị chúa tể, ngoài họ ra không c̣n một vị chúa nào khác. Đó là lư do sau nguyên tội, tức sau khi hai nguyên tổ ăn cây trái cấm, trở nên khôn ngoan biết lành biết dữ, Thiên Chúa đă phải đuổi họ ra khỏi vườn địa đường (x Gen 3:22-24), để tránh một t́nh trạng bất khả cứu chữa c̣n tệ hại hơn nữa chắc chắn sẽ xẩy ra cho họ, đó là họ sẽ tự động, như họ đă hái trái cấm mà ăn thế nào cũng hái trái cây trường sinh như vậy, để khỏi phải chết sau khi đă bị tử vong v́ ăn cây trái cấm, và như thế, con người có thể tự cứu ḿnh, nhờ khôn ngoan và quyền năng của họ, chứ không cần phải được Thiên Chúa yêu thương ra tay cứu nữa, và do đó lời hứa cứu độ (x Gen 3:15) sau nguyên tội của Vị Thiên Chúa nhân ái xót thương này chỉ là những ǵ không tưởng, không cần, dư thừa, có tính cách coi thường nhân loại. Đó là lư do, trong trường hợp của người nữ Samaritanô, Chúa Giêsu đă bắt đầu tỏ ḿnh ra cho chị biết Ngài là ai, để chị có thể tin rằng Ngài là Đấng có thể ban cho chị thứ nước chị xin Ngài, Đấng có thể đáp ứng khát vọng sâu xa của chị. Để đạt mục đích tỏ ḿnh ấy, Chúa Giêsu đă phải chạm tới đời tư của chị: “hăy về gọi chồng chị ra đây”, khi Ngài đặt điều kiện trao đổi với chị về thứ nước chị muốn. Thái độ thành thực trả lời cho người đàn ông Do Thái lạ mặt này về chi tiết liên quan tới đời tư hết sức tế nhị và tồi bại của chị, là “tôi không có chồng”, chứ chị hoàn toàn không tỏ ra bất cứ một phản ứng tự ái tiêu cực nào, chẳng hạn như chị có thể bất măn nghĩ: “Ơ hay, người đàn ông này lắm chuyện thật. Ông có cho tôi nước ấy th́ cho chứ tại sao lại bảo tôi gọi chồng tôi ra mới được; nước ông muốn cho tôi có liên quan ǵ tới chồng tôi chứ?”, cho thấy chị thật sự là đáng thương và rất đáng được cứu vớt. Quả thật, sau khi tất cả bí mật về đời tư của ḿnh bị vạch trần ra bởi Con Người Lạ Mặt ấy, chị đă cảm nhận được rằng: “Ngài là một vị tiên tri!” 

 

"Phải chăng Ngài là Đức Kitô?"

 Phúc Âm theo Thánh Gioan:

21 Đức Yêsu nói với bà ấy: "Này bà, hăy tin Ta, sẽ đến giờ không phải trên núi này hay tại Yêrusalem mà các ngươi sẽ thờ phượng Cha! 22 Các ngươi thờ sự các ngươi không biết; c̣n chúng ta, chúng ta thờ sự chúng ta biết, v́ ơn giải thoát khơi nguồn tự Do Thái, 23 Nhưng giờ sẽ đến - và là ngay bây giờ - những kẻ thờ phượng đích thật sẽ thờ phượng Cha trong Thần khí và sự thật v́ Cha chỉ muốn gặp thấy những kẻ thờ phượng Người như thế. 24 Thiên Chúa là Thần khí nên những kẻ thờ phượng cũng phải thờ phượng trong Thần khí và sự thật".

25 Người phụ nữ thưa Ngài: "Tôi biết Đức Mêsia - tức là Đức Kitô - sẽ đến. Khi nào Ngài đến, Ngài sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự". 26 Đức Yêsu bảo bà ấy: "Chính là Ta, người đang nói với ngươi".

27 Nhằm lúc đó, môn đồ của Ngài đă về. Họ ngạc nhiên thấy Ngài ngỏ lời cùng phụ nữ. Tuy vậy không có ai nói: "Thầy muốn ǵ?" hay "nói ǵ với bà ấy?" 28 Vậy người phụ nữ đó bỏ lại ṿ nước và đi vào thành và nói với người ta: 29 "Hăy đến mà xem: có người đă nói được với tôi tất cả mọi sự tôi đă làm. Có khi Ngài là Đức Kitô chăng?" 30 Họ đi ra khỏi thành mà đến gặp Ngài.

 

Suy niệm:

 

Sự thật về người đàn ông Do Thái lạ mặt bắt đầu được dần dần tỏ hiện trước con mắt của người phụ nữ Samaritanô. V́ bí mật thầm kín về đời tư của ḿnh bị Con Người Lạ Mặt này vạch trần hết sức chính xác mà chị ta cảm nhận được đối diện nhân của chị quả thực là một tiên tri, chứ không phải là một con người tầm thường. Tuy nhiên, chị vẫn chưa nhận thấy tất cả chân dung của vị tiên tri này, chân dung của một Đức Kitô, của một Vị Thiên Sai. Bởi v́, căn tính Thiên Sai của nhân vật lịch sử mang tên Giêsu ở Nazarét là một sự thật thần linh rất khó chấp nhận đối với chung người Do Thái, thậm chí cho tới nay, sau hai thiên kỷ từ biến cố giáng sinh của Ngài. Ngay khi Ngài c̣n sống trên dương thế, thành phần được Ngài tuyển chọn làm nên Nhóm 12 Tông Đồ cũng bị khủng hoảng trước Sự Thật Thần Linh “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16) này, bằng việc phản nộp Ngài (x Mk 14:10-11, 18, 42, 44-45), bằng việc “tất cả đều bỏ Ngài mà tẩu thoát” (Mk 14:50), và thậm chí bằng việc trắng trợn chối Ngài (x Mk 14:66-72). Đối với chung dân Do Thái là thành phần rất muốn biết Ngài là ai, có phải là Đức Kitô Thiên Sai hay chăng, một sự thật họ muốn chính miệng Ngài thẳng thắn công bố (x Jn 10:24), nhưng không bao giờ Ngài minh nhiên tuyên bố “Đúng, Tôi là Đức Kitô Thiên Sai”, mà chỉ tiếp tục chứng minh về ḿnh bằng việc thuyết phục họ tin vào các việc Ngài làm chỉ theo ư Đấng đă sai Ngài chứ Ngài không bao giờ làm theo ư riêng của ḿnh (x Jn 6:38). Đối với người phụ nữ Samaritanô thuộc thành phần dân Do Thái lai căng dân ngoại và tội lỗi này dù sao cũng vẫn chân thành trông mong Đức Kitô Thiên Sai qua câu phát biểu của ḿnh: “Tôi biết Đức Mêsia - tức là Đức Kitô - sẽ đến”. Thậm chí chị c̣n biết được sứ vụ chính yếu của Ngài nữa: “Khi nào Ngài đến, Ngài sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự". Đúng thế, người phụ nữ Samaritanô này, cho dù là gịng dơi Do Thái lai căng và là một con người tội lỗi, cũng đă bày tỏ tất cả thâm tín của ḿnh về Đức Kitô Thiên Sai của dân Do Thái, và niềm thâm tín của chị quả thực là chính xác về Ngài, v́ Ngài đúng là tột đỉnh mạc khải thần linh của Thiên Chúa trong toàn bộ lịch sử cứu độ của dân Do Thái, tới độ, Ngài đă tuyên bố với chung dân Do Thái rằng: “Cha Tôi và Tôi là một” (Jn 10:30), cũng như với riêng các môn đệ của Ngài rằng: “Ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9). Trước tấm ḷng mong đợi Đấng Thiên Sai và niềm xác tín trung thực của chị về Ngài, vị tiên tri trước mắt người phụ nữ Samaritanô đáng thương đang là đối tượng cứu độ của ḿnh, Chúa Giêsu đă gián tiếp công nhận những ǵ chị cảm nhận, khi hoàn toàn tỏ ḿnh ra cho chị: “Chính Ta là người đang nói với ngươi đây". Có thể nói, người phụ nữ Samaritanô này có phúc c̣n hơn cả các tông đồ, v́ được Ngài tỏ ḿnh ra cho một cách hết sức riêng tư và tỏ tường, trước các vị nữa. Không phải là t́nh cờ ngẫu nhiên mà ngay sau khi chị được Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho một cách ưu tiên đặc biệt như thế th́ các tông đồ tái xuất hiện, nhưng các vị vẫn không hề biết rằng chị được đặc ân hơn cả các vị, như trường hợp Mai Đệ Liên được ưu tiên thấy Chúa Kitô Phục Sinh trước các vị và được lệnh đi báo tin cho các vị vậy (x Jn 20:11-18). Phần chị phụ nữ Samaritanô, chính v́ được Đức Kitô Thiên Sai bất ngờ tỏ ḿnh ra cho mà chị đă được biến đổi, ở chỗ, ngay khi c̣n là một tội nhân, chị đă trở thành một tông đồ loan báo về Đấng chị được diễm phúc hội ngộ, hoàn toàn không c̣n e ngại tránh né dân làng của ḿnh như trước nữa. Chính v́ sự lạ xẩy ra trước mắt hiển nhiên như ban ngày về người phụ nữ quái gở trong làng này, một con người lăng loàn trắc nết xấu xa hết sức ghê tởm, luôn xa lánh mọi người giờ đây lại mạnh dạn công khai loan truyền về một vị được cô ta công nhận: “Ngài không phải là Đức Kitô hay sao?”, mà dân chúng “đă ra khỏi làng tiến đến gặp Ngài”. 

 

”Ngài thật là Đấng Cứu Thế"

 Phúc Âm theo Thánh Gioan:   

39 Tự trong thành, có lắm người Samari đă tin vào Ngài, v́ lời người phụ nữ chứng thực: Ông ấy đă nói được với tôi tất cả mọi sự tôi đă làm. 40 Vậy khi những người Samari đến gặp Ngài, họ đă xin Ngài lưu lại với họ. Và Ngài đă lưu lại ở đó hai ngày. 41 Và c̣n có nhiều người hơn nữa đă tin v́ lời Ngài; 42 và họ nói với người phụ nữ: "Không c̣n phải v́ câu chuyện của chị mà chúng tôi đă tin, v́ chính chúng tôi cũng đă nghe và chúng tôi biết: thật Ngài là Đấng Cứu thế".

 

Suy niệm:

 

Rất tiếc Phúc Âm không thuật cho chúng ta biết về cuộc đời sau đó của người phụ nữ Samaritanô này ra sao. Chẳng hạn, chị có bỏ người đàn ông thứ sáu không phải là chồng của chị đang sống với chị hay chăng? Tuy nhiên, chúng ta có thể suy đoán rằng, tác dụng của cuộc hội ngộ thần linh giữa Chúa Giêsu và chị đă biến đổi cả con người lẫn cuộc đời của chị. Đến nỗi, khi vừa nghe thấy chị làm chứng về Ngài, chứ dân làng của chị chưa hề gặp Ngài, mà đă “có lắm người Samaria tin vào Ngài”. Tức là, từ nơi chị phụ nữ dâm ô lăng loàn bỗng chốc được biến đổi này đă phát ra một mănh lực thần linh thu hút nhiều tâm hồn thành tâm thiện chí, những tâm hồn trước đó có thể đă khinh bỉ chị hay thương cảm chị. Biết đâu, nhờ cuộc hội ngộ thần linh với vị tiên tri là Đức Kitô Thiên Sai này, chị đă có cùng một cảm nghiệm thần linh như chàng thanh niên đă một thời hoang đàng về niềm tin và trác táng về xác thịt là Thánh Âu Quốc Tinh (Augustinô), như ngài đă “Tự Thú” (tập 10, chương 27, tiết 38): “Muộn màng thay con yêu mến Chúa, Ôi Sự Mỹ hằng cổ kính và luôn mới mẻ, muộn mang thay con yêu mến Chúa! Chúa ở trong con nhưng con lại ở ngoài ḿnh và con đă t́m kiếm Chúa ở ngoài đó. Theo cái vô duyên của ḿnh, con đă ch́m đắm vào những thứ dễ thương được Chúa tạo dựng nên. Chúa ở với con nhưng con lại không ở với Chúa. Các tạo vật đă lôi kéo con xa Chúa; nhưng nếu chúng không ở trong Chúa th́ chúng không c̣n là ǵ nữa… Con đă nếm được Chúa; giờ đây con cảm thấy đói khát hơn nữa. Chúa đă chạm đến con, và con bừng cháy b́nh an của Chúa”. Nếu chị phụ nữ được biến đổi này, trong thời gian Chúa Giêsu ở với dân làng của chị, vẫn cứ tiếp tục đời sống dâm loàn tội lỗi của ḿnh, chắc chị đă tiếp tục xa lánh dân làng như trước, thậm chí hơn trước, không dám gặp mặt họ nữa, chứ chưa nói đến chuyện họ có thể dễ dàng tiến đến gặp chị để bày tỏ tâm sự của họ với chị rằng: "Không c̣n phải v́ câu chuyện của chị mà chúng tôi đă tin, v́ chính chúng tôi cũng đă nghe và chúng tôi biết: thật Ngài là Đấng Cứu thế". Đúng thế, Chúa Giêsu đă dùng chị làm môi giới để có thể tỏ ḿnh ra cho chung dân làng, chứ không phải chỉ tỏ ḿnh ra cho một ḿnh chị và chỉ cứu riêng chị thôi. Trong thời Giáo Hội sơ khai, chàng thanh niên Saolê hung hăng bắt đạo đă được Đấng Phục Sinh biến đổi thành một Tông Đồ Phaolô truyền đạo thế nào (x Acts 9:13-15), “con người trước đây đă từng bách hại nay quay ra rao giảng đức tin đă cố hủy diệt đi” (Gal 1:23), chị phụ nữ Samaritanô này cũng thế, nơi dân làng của chị. Trong Thời Trung Cổ, nếu Chúa đă biến đổi cuộc đời 9 năm dâm ô lăng loàn của một Mai Đệ Liên thứ hai đầy nhan sắc là Thánh Nữ Margarita ở Cortona Ư quốc, là để cho các tâm hồn cần đến ḷng Thường Xót Chúa thế nào: “Giờ đây con hăy chứng tỏ là con đă hoán cải; con hăy kêu gọi những người khác thống hối nữa… Các ân sủng Cha đă ban cho con không phải chỉ giành riêng cho một ḿnh con”, chị phụ nữ Samaritanô này cũng thế, cũng được Chúa dùng như sự hiện diện sống động cho T́nh Yêu Nhân Hậu của Ngài giữa thành phần dân Do Thái ở Samaria lai căng theo dân ngoại, xu hướng về việc tôn thờ ngẫu tượng và ngoại t́nh với các thứ ngẫu tượng của họ, nhưng một cách hoàn toàn mù quáng và tận thâm tâm của ḿnh họ vẫn không thỏa măn với cuộc sống đa thần như dân ngoại của họ, trái lại, họ vẫn chờ đợi một Đức Kitô Thiên Sai, Đấng được một người trong họ loan báo, một phụ nữ sống với 6 người đàn ông không phải là chồng của ḿnh, một cuộc sống tiêu biểu cho tính chất đa thần của họ, cũng như cho cuộc sống ngoại t́nh với các thứ ngẫu tượng của họ. Để rồi, nhờ sự hiện diện của Đức Kitô Thiên Sai giữa họ 2 ngày, họ đă có được một cảm nghiệm thần linh hết sức chính xác về Ngài, có thể nói c̣n hơn cả các môn đệ hằng được sống cận kề bên Ngài, thành phần cho tới ngay trước khi Ngài về trời c̣n hỏi Ngài về “việc phục hồi vương quốc Israel” (Acts 1:6). Niềm xác tín và lời tuyên xưng hết sức chính xác của dân làng Samaria theo lối sống dân ngoại này đó là: “Ngài quả thực là Đấng Cứu Thế”. Đúng vậy, nếu người đàn ông Do Thái gặp gỡ chị phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp hôm ấy quả thực là Đức Kitô Thiên Sai của dân Do Thái th́ Ngài chính là và phải là Đấng Cứu Thế của tất cả loài người, đúng như lời hứa của Thiên Chúa Hóa Công trong vườn địa đường sau biến cố nguyên tội (x Gen 3:15). 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa được Cha trên trời yêu thương thế gian đến nỗi sai đến

không phải để luận phạt mà là để cứu vớt, để t́m kiếm những ǵ hư hoại,

t́m kiếm từng con chiên lạc, từng đồng bạc bị thất thoát.

Xin ban cho chúng con nhận ra tiếng kêu gọi của Chúa mà trở về với Chúa

là vị Chủ Chiên Nhân Lành,

Đấng đă hiến mạng sống ḿnh v́ chiên,

đă thực sự khao khát phần rỗi của chúng con khi bị treo trên cây thập tự giá cứu rỗi.

Amen.