Đức
Giáo Hoàng Biển Đức XVI:
Bài
Giảng Chúa Nhật Hiện Xuống 23/5/2010 ở Đền Thờ Thánh Phêrô
Anh chị em thân mến,
Trong việc cử hành trọng thể Lễ Hiện Xuống, chúng ta được mời gọi để
tuyên xưng đức tin của chúng ta vào sự hiện diện cũng như vào tác
động của Thánh Linh, cùng kêu cầu việc Ngài tuôn đổ xuống trên chúng
ta, trên Giáo Hội và trên toàn thế giới. Chúng ta hăy sử dụng một
cách tha thiết lời thỉnh nguyện của Giáo Hội: “Lạy Chúa Thánh Thần,
xin hăy đến – Veni, Sancte Spiritus!”
Chính lời thỉnh nguyện đơn sơ và trực tiếp những cũng hết sức sâu xa
này, một lời thỉnh nguyện trước hết xuất phát từ trái tim của Chúa
Kitô. Thật vậy, Thần Linh là hoa trái được Chúa Giêsu đă kêu xin và
tiếp tục kêu xin ccCha Người cho các bạn hữu của Người; tặng ân đầu
tiên và chính yếu Người đă chiếm lấy cho chúng ta bằng cuộc Phục
Sinh và Thăng Thiên về trời của Người.
Đoạn Phúc Âm hôm nay, đoạn Phúc Âm lấy Bữa Tiệc Ly làm bối cảnh, nói
với chúng ta về lời nguyện cầu này của Chúa Kitô. Chúa Giêsu đă nói
cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con yêu mến Thày th́ hăy tuân giữ các
lện h truyền của Thày; và Thày sẽ xin cùng Cha và Ngài sẽ ban cho
các con một Đấng An Ủi khác là vị sẽ măi măi ở với các con” (Jn
14:15-16). Ở đây, trái tim nguyện cầu của Chúa Giêsu đă được tỏ ra
cho chúng ta thấy, co con tim con cái và huynh đệ của Người. Lời cầu
nguyện này đạt đến tột đỉnh của nó và tầm vóc viên trọn của nó trên
thập tự giá, nơi lời thỉnh nguyện của Chúa Kitô trở nên một với việc
Người toàn hiến bản thân ḿnh, nhờ đó lời cầu nguyện của Người có
thể nói trở thành chính ấn tín của việc Người tự hiến v́ kính mến
Cha và yêu thương nhân loại: Việc nguyện cầu và việc ban tặng Thần
Linh gặp nhau, chúng thẩm thấu, chúng trở thành một thực tại duy
nhất. “Và Thày sẽ cầu cùng Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng
An Ủi khác là Đấng sẽ vĩnh viễn ở với các con”. Thực vậy, lời cầu
nguyện của Chúa Giêsu – lời cầu nguyện của Bữa Tiệc Ly và lời cầu
nguyện trên thập tự giá – là một lời cầu nguyện duy nhất tiếp tục
thậm chí ngay cả ở trên trời, nơi Chúa Kitô ngự bên hữu Cha. Thật
vậy, Chúa Giêsu bao giờ cũng sống thiên chức linh mục của việc
chuyển cầu cho dân Chúa cũng như cho nhân loại và v́ thế cầu cho tất
cả chúng ta, xin Cha ban tặng ân Thánh Linh.
Tŕnh thuật về biến cố Hiện Xuống trong Sách Tông Vụ – chúng ta đă
nghe ở bài đọc thứ nhất (Acts 2:1-11) – cho thấy một “thời điểm mới”
nơi công cuộc Thiên Chúa bắt đầu bằng việc phục sinh của Chúa Kitô,
một công việc liên quan tớic con người, lịch sử và vũ trụ. Con Thiên
Chúa, Đấng đă chết đi, sống lại và về cùng Cha, bấy giờ thổi hơi thở
thần linh bằng một sinh lực chưa hế thấy trên nhân loại đó là Thánh
Linh. Và việc tự thông đạt mới mẻ và quyền lực này của Thiên Chúa đă
làm phát sinh ra những ǵ? Nơi nào chia rẽ và bất hóa Ngài làm cho
hiệp nhất và cảm thông. Thần Linh bắt đầu một tiến tŕnh tái hiệp
nhất nơi những ǵ là phân rẽ và phân tán của gia đ́nh nhân loại;
những con người, thường trở thành những cá nhân đối chọi nhau hay
xung khắc nhau, đă nhờ Thần Linh Chúa Kitô chạm tới, hướng ḿnh về
cảm nghiệm của mối hiệp thông, có thể liên kết với nhau tới độ biến
họ thành một cơ cấu mới, một chủ thể mới là Giáo Hội. Tác dụng của
việc Thiên Chúa làm đó là hiệp nhất; bởi vậy hiệp nhất là dấu hiệu
để nh́n nhận, là “tấm danh thiếp” của Giáo Hội trong gịng lịch sử
toàn cầu của ḿnh. Ngay từ ban đầu, từ ngày Hiện Xuống, Giáo Hội đă
nói tất cả mọi thứ ngôn ngữ. Giáo Hội hoàn vũ đi trước các Giáo Hội
riêng biệt, và các Giáo Hội riêng bao giờ cũng phải tuân hợp với
Giáo Hội hoàn vũ theo một tiêu chuẩn về hiệp nhất và phổ quát tính.
Giáo Hội không bao giờ là một tù nhân bị giam nhốt về chính trị,
chủng tô là một tù nhân bị giam nhốt về chính trị, chủng tộc và văn
hóa; Giáo Hôä không thể bị lẫn lộn với các quốc gia hay với các liên
hiệp quốc gia, v́ mối hiệp nhất của Giáo Hội có một mẫu thức khác và
muốn vượt lên trên hết mọi biên giới của con người.
Anh em thân mến, tứ đó xuất phát ra một tiêu chuẩn cụ thể của việc
nhận thức về đời sống Kitô hữu, đó là khi một con người hay một cộng
đồng giới hạn ḿnh vào cách thức suy nghĩ và tác hành riêng tư của
ḿnh, th́ đó là dấu hiệu nó tách ḿnh khỏi Thánh Linh. Đường lối của
Kitô hữu và của các Giáo Hội riêng bao giờ cũng cần phải đối chiếu
với đường lối của Giáo Hội duy nhất và công giáo, và phải ḥa hợp
với Giáo Hội này. Điều này không có nghĩa là mối hiệp nhất được
Thánh Linh kiến tạo là một thứ đồng loạt tính. Trái lại, nó là một
mẫu tháp Babel, tức là việc áp đặt của một thứ văn hóa hiệp nhất
chúng ta gọi là “có tính cách kỹ thuật”. Thật vậy, Thánh Kinh nói
với chúng ta rằng (cf Gen 11:1-9) ở Babel hết mọi người nói cùng một
ngôn ngữ. Tuy nhiên, vào ngày Lễ Hiện Xuống, các Tông Đồ nói các thứ
ngôn ngữ khác nhau đến độ mọi người hiểu được sứ điệp bằng ngôn ngữ
của ḿnh. Mối hiệp nhất của Thần Linh được bộc lộ một cách đa diện
về kiến thức. Giáo Hội th́ duy nhất và gấp bội bởi bản chất của
ḿnh, một Giáo Hội nhắm mục đích sống giữa tất cả mọi quốc gia, mọi
dân tộc, và trong những môi trường xă hội khác biệt nhất. Giáo Hội
đáp ứng ơn gọi của ḿnh là dấu hiệu và là dụng cụ cho mối hiệp nhất
của nhân loại (cf Lumen Gentium, 1), chỉ khi nào Giáo Hội thanh
thoát khỏi hết mọi quốc gia và hết mọi nền văn hóa riêng biệt. Ở mọi
lúc và trong mọi nơi Giáo Hội cần phải thực sự là công giáo và phổ
quát, là ngôi nhà của tất cả mọi người là nơi ai cũng có chỗ của
ḿnh.
Tŕnh thuật của Sách Tông Vụ cống hiến cho chúng ta một dấu chỉ rất
cụ thể khác nữa. Tính chất phổ quát của Giáo Hội được bày tỏ bởi bản
liệt kê theo truyền thống cổ xưa: Chúng tôi là những người Parthian,
Medes, Elamites v.v.” Người ta có thể nhận thấy rằng Thánh Luca vượt
hơn con số 12 là con số bao giờ cũng diễn tả tính chất phổ quát.
Ngài nh́n ra ngoài các chân trời Á Châu và đông bắc Phi Châu, và c̣n
thêm ba yếu tố khác, đó là “những người Rôma”, tức là thế giới Tây
phương; “những người Do Thái và hoán cải theo Do Thái” bao gồm một
cách mới mẻ mối hiệp nhất giữa Do Thái và thế giới; và sau cùng là
“những người Cretan và Ả Rập”, thành phần tiêu biểu cho Tây phương
và Đông phương, cho các hải đảo và đất liền. Cái mở rộng những chân
trời này bởi thế khẳng định cái mới mẻ của Chúa Kitô nơi không gian
của nhân loại, nơi lịch sử của các quốc gia: Thánh Linh bao gồm con
người và các dân tộc, và nhờ họ, thắng vượt những bức tường và các
chướng ngại.
Khi Hiện Xuống, Thánh Linh đă tỏ ḿnh ra như lửa. Ngọn lửa của Ngài
đă xuống trên các môn đệ tụ họp, nó được khơi lên trong họ và hiến
cho họ nhiệt t́nh mới của Thiên Chúa. Nhờ đó, những ǵ Chúa Giêsu
nói trước kia đă được hiện thực: “Thày đến để tung lửa xuống thế
gian, và Thày c̣n mong ǵ hơn thấy nó bùng lên!” (Lk 12:49). Các
Tông Đồ, cùng với tín hữu thuộc các cộng đồng khác nhau, đă mang
ngọn lửa thần linh này đến chân trời góc biển của trái đất này; nhờ
đó, họ mở ra cho nhân loại một con đường, một con đường rạng ngời,
và họ đă làm việc với Thiên Chúa, Đấng muốn canh tân bộ mặt trái đất
bằng lửa của Ngài. Lửa này khác biết bao với thứ lửa của chiến tranh
và bom đạn! Lửa của Chúa Kitô khác biết bao, thứ lửa được Giáo Hội
làm lan ra, so với những thứ lửa được thắp lên bởi các tay độc tài
chuyên chế của hết mọi thời đại, của cả thế kỷ vừa qua nữa, thành
phần lưu lại một trái đất bị nám cháy. Lửa của Thiên Chúa, lửa của
Thánh Linh là lửa của bụi cây cháy nhưng không bị thiêu rụi (x Ex
3:2). Nó là một ngọn lửa cháy nhưng không hủy hoại, một ngọn lửa khi
bừng cháy mang lại cho con người những ǵ là tốt đẹp hơn và chân tực
hơn, như trong một t́nh trạng tan chảy, nó làm nổi lên h́nh dáng nội
tại của họ, ơn gọi t́m kiếm chân lư và yêu thương của họ.
Một vị Giáo Phụ của Giáo Hội là Origen, ở một trong các bài giảng
của ḿnh về Tiên Tri Giêrêmia, đă tường tŕnh một câu nói được qui
cho Chúa Giêsu không có trong Thánh Kinh nhưng có thể là chân thực,
lời ngài nói như thế này: “Ai ở gần Tôi là ở gần lửa”
(“Homilies on Jeremiah,” L. I [III]). Thật vậy, nơi Chúa Kitô, có
một tầm vóc trọn vẹn về Thiên Chúa, Đấng trong Thánh Kinh được so
sánh với lửa. Chúng ta vừa nhận định rằng ngọn lửa Thánh Linh bừng
cháy không không hủy diệt. Tuy nhiên, nó gây ra một thứ biến đổi, và
ví thế nó thiêu hủy một cái ǵ đó nơi con người, tức những ǵ sa
thải làm hư hoại họ và ngăn cản mối liên hệ của họ với Thiên Chúa và
tha nhân.
Tuy nhiên, tác dụng này của lửa thần linh làm cho chúng ta kinh sợ,
chúng ta sợ bị “nung nấu”, chúng ta thích sống như chúng ta b́nh
thường. Đó là lư do đời sống của chúng ta thường được h́nh thành
theo lư lẽ của cái có, của cái chiếm hữu chứ không theo lư lẽ của
ban tặng bản thân ḿnh. Nhiều người tin vào Thiên Chúa và ca ngợi
con người của Chúa Giêsu Kitô, thế nhưng khi họ được yêu cầu bỏ đi
một cái ǵ đó của ḿnh, th́ họ rút lui, họ sợ những đ̣i hỏi của đức
tin. Có một nỗi sợ hăi từ bỏ một cái ǵ đó đẹp đẽ chúng ta đang dính
bén; nỗi sợ hăi là theo Chúa Kitô th́ bị mất tự do, bị mất đi một số
cảm nghiệm nào đó, mất đi một phần ḿnh nào đó của ḿnh. Một đàng,
chúng ta muốn ở với Chúa Giêsu, theo Người một cách thân thiết,
nhưng một đàng, chúng ta lại sợ những hậu quả gây ra bởi việc theo
Người như thế.
Anh chị em thân mến, chúng ta luôn cần phải nghe Chúa Giêsu nói với
chúng ta những ǵ Người thường lập lại cho các người bạn thân của
ḿnh, đó là “đừng sợ”. Như Simon Phêrô và những người khác, chúng ta
cần phải để cho sự hiện diện của Người và ân sủng của Người biến đổi
tâm can của chúng ta, một tâm can bao giờ cũng bị lệ thuộc vào nỗi
hèn yếu của con người. Chúng ta cần phải biết công nhận rằng việc
mất đi moat cái ǵ đó thực sự là mất đi bản thân ḿnh cho Vị Thiên
Chúa chân thực, Vị Thiên Chúa yêu thương và sự sống, là thực sự
chúng ta chiếm được bản thân ḿnh, t́m thấy ḿnh trọn vẹn hơn nữa.
Ai kư thác ḿnh cho Chúa Giêsu th́ trên đời này cảm nghiệm được an
b́nh và niềm vui trong ḷng, những ǵ thế gian không thể nào cống
hiến, và nó không thể nào lấy mất chúng đi một khi Thiên Chúa ban
chúng cho chúng ta.
Bởi vậy thật là đáng để bản thân chúng ta được chạm bởi lửa Thánh
Linh! Nỗi khổ đau nó gây ra cho chúng ta là những ǵ cần thiết cho
việc biến đổi của chúng ta. Nó là thực tại của cây thập tự giá: theo
ngôn từ của Chúa Giêsu, nó không phải là những ǵ vô ích, mà là
“lửa” tiêu biểu trước hết cho thập giá không thể thiếu nếu muốn có
Kitô giáo.
Bởi thế, được soi sáng và an ủi bởi những lời sự sống ấy, chúng ta
hăy dâng lời kêu cầu của chúng ta: Xin hăy đến, Lạy Chúa Thánh Linh!
Xin hăy đốt lửa t́nh yêu của Chúa trong chúng con! Chúng ta biết
rằng đó là một lời cầu gan dạ, một lời cầu chúng tax in cho được
chạm đến bởi ngọn lửa của Thiên Chúa; thế nhưng chúng ta trước hết
biết rằng ngọn lửa này – và chỉ một ḿnh ngọn lửa này – có quyền lực
cứu chúng ta. Chúng ta không muốn, trong việc bênh vực sự sống của
ḿnh, bị mất đi sự sống trường sinh Thiên Chúa muốn ban cho chúng
ta. Chúng ta cần lửa Thánh Linh, v́ chỉ có T́nh Yêu mới cứu chuộc mà
thôi. Amen.