Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI: Bài Giảng
Lễ
Đêm
Giáng Sinh 24/12/2010 ở
Đền
Thờ
Thánh Phêrô: “Con là Con Cha, hôm nay Cha
đă
sinh ra Con”
Anh Chị Em thân mến!
“Con
là Con Cha, hôm nay Cha đă sinh ra Con” – với câu Thánh Vịnh thứ 2
này, Giáo Hội bắt đầu phụng vụ của đêm thánh này…
Việc nên
trọn của lời tiên tri này, việc nên trọn bắt đầu đêm ở Bêlem ấy, vừa
vô cùng lớn lao hơn lại vừa, theo ngôn ngữ trần gian, nhỏ bé hơn
chính lời tiên tri khiến người ta có thể tưởng tưởng. Nó cao cả hơn
ở chỗ con trẻ này thực sự là Con Thiên Chúa, thực sự là “Thiên Chúa
bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, được sinh ra mà không phải
được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Khoảng cách vô cùng
giữa Thiên Chúa và con người đă được khắc phục. Thiên Chúa đă chẳng
những cúi xuống, như chúng ta đọc thấy trong các bài Thánh Vịnh;
Ngài tực sự đă “hạ giáng”, Ngài đă vào đời, Ngài đă trở thành một
người trong chúng ta, để kéo tất cả chúng ta lại với Ngài. Con trẻ
ấy thật sự là Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Vương quốc của
Người thực sự vươn dài nở rộng đến tận cùng trái đất. Người thực sự
thiết dựng các hải đảo an b́nh theo chiều rộng của Thánh Thể bao
quát thế giới. Bất cử Thánh Thể được cử hành ở đâu th́ ở đấy xuất
hiện một hải đảo của sự an b́nh, sự b́nh an của Thiên Chúa. Con trẻ
này đă thắp sáng sự thiện hảo nơi con người và đă ban cho họ sức
mạnh để thắng vượt tính chất chuyên chế bạo ngược của quyền hành
mănh lực. Con trẻ này đang thiết lập vương quốc của Người nơi hết
mọi thế hệ từ bên trong, từ cơi ḷng. Thế nhưng đồng thời vẫn c̣n
nguyên “cây gậy của kẻ đàn áp Người”, cùng với những đôi giầy ống
của thành phần háo chiến vẫn tiếp tục nện gót và “tấm áo vấy máu”.
Bởi vậy, niềm vui chân thành được Thiên Chúa gần gũi là những ǵ
thuộc về đêm nay. Chúng ta tri ân cảm tạ v́ Thiên Chúa đă phó ḿnh
trong tay của chúng ta như là một em nhỏ, như thể van xin t́nh yêu
của chúng ta, khi gieo an b́nh của Ngài vào cơi ḷng của chúng ta….
“Maria đă hạ sinh con trai đầu ḷng” (Lk 2:7). Nơi câu này, Thánh
Luca thuật lại một cách hết sức minh tường một đại biến cố đă được
các lời tiên tri của lịch sử dân Yến Duyên hướng về. Thánh Luca gọi
con trẻ là “trưởng tử”. Theo ngôn từ được khai triển trong Thánh
Kinh Cựu Ước th́ “trưởng tử” không có nghĩa là đứa con đầu tiên của
một loạt con cái. Chữ “trưởng tử” là một tước iệu vinh dự, hoàn toàn
không liên hệ ǵ tới thành phần anh chị em có sau đó hay chăng. Bởi
thế mà, trong Sách Xuất Hành (4:22), Yến Duyên được Thiên Chúa gọi
là “Người Con trưởng tử của Ta”, và lời này cho thấy việc Yến Duyên
được tuyển chọn, phẩm vị đặc thù của họ, t́nh yêu đặc biệt của Thiên
Chúa Cha.
Giáo Hội sơ khai đă biết rằng nơi Chúa Giêsu lời này đă có được một
chiều sâu mới, những lời hứa hẹn với Yến Duyên được gồm tóm nơi
Người. Bởi vậy, Bức Thư gửi Do Thái gọi Chúa Giêsu là “trưởng tử”,
hoàn toàn chỉ để ám chỉ rằng Người là Con được Thiên Chúa sai vào
trần gian (cf 1:5-7) căn cứ vào những ǵ đă được lời tiên tri Cựu
Uớc sửa soạn. Trưởng tử là người con đặc biệt thuộc về Thiên Chúa –
và v́ thế trưởng tử ấy phải được đặc biệt trả về cho Thiên Chúa –
như nơi nhiều tôn giáo – và trưởng tử này cần phải được chuộc lại
bằng một hy sinh thay thế, như Thánh Luca thuật lại trong đoạn Dâng
Chúa vào Đền Thờ. Trưởng tử đặc biệt thuộc về Thiên Chúa và nó thực
sự được ấn định làm vật hy tế. Nơi hy tế trên Thập Giá của Chúa
Giêsu, số phận hy tế này được nên trọn một cách đặc biệt. Nơi bản
thân ḿnh, Người mang nhân tính đến trước nhan Thiên Chúa và kết
hiệp con người với Thiên Chúa ở chỗ Thiên Chúa trở nên tất cả trong
mọi sự. Thánh Phaolô đă nhấn mạnh và đào sâu ư niệm về Chúa Giêsu là
trưởng tử trong Thư gửi Calose và Thư gửi Epheso: Chúa Giêsu,
như chúng ta đọc thấy trong hai bức thư này, là trưởng tử của mọi
tạo vật – là nguyên mẫu đích thực của con người theo đó Thiên Chúa
đă h́nh thành loài người tạo sinh. Con người có thể là h́nh
ảnh của Thiên Chúa v́ Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người, là
h́nh ảnh thực sự sủa Thiên Chúa và của con người. Hơn nữa, những
bức thư này c̣n nói với chúng ta rằng Người là trưởng tử của kẻ
chết. Bằng cuộc phục sinh, Người đă phá đổ bức tường chết chóc
cho tất cả chúng ta. Người đă mở ra cho con người chiều kích của sự
sống đời đời trong mối hiệp thông với Thiên Chúa. Sau hết, chúng ta
được cho biết rằng Người là trưởng tử của một đàn em đông đúc.
Phải, đúng thế, đến đây th́ Người thực sự là đầu của một loạt anh
chị em: đầu tiên, tức là Đấng mở ra cho chúng ta khả thể giao tiếp
với Thiên Chúa. Người tạo nên t́nh huynh đệ đích thực – không phải
là thứ huynh đệ bị vẩn đuục bởi tội lỗi như trong trường hợp của
Cain và Abel, hay của Romulus và Remus, nhưng là t́nh huynh đệ mới
trong cùng một gia đ́nh của Thiên Chúa. Gia đ́nh mới này của Thiên
Chúa bắt đầu vào lúc Mẹ Maria bọc người con đầu ḷng của ḿnh trong
khăn và đặt nằm trong máng cỏ….
Ở cuối bài Phúc Âm Giáng Sinh, chúng ta được cho biết rằng có đông
đảo thiên thần trên trời chúc tụng Chúa mà rằng” Sáng danh Thiên
Chúa trên trời, bằng an dưới thế cho người Chúa thương!” (Lk 2:14).
Giáo Hội, trong Kinh Vinh Danh, đă biến bài ca chúc tụng này, một
bài ca được thiên thần hát lên để đáp ứng biến cố của đêm thánh ấy,
thành một bản thánh ca hân hoan trước vinh quang của Thiên Chúa –
“chúng con cúc tụng Chúa v́ vinh quang Chúa”. Chúng con chúc tụng
Chúa v́ vẻ đẹp, v́ sự cao cả, v́ sự thiện của Chúa, một sự thiện trở
nên hữu h́nh cho chúng ta đêm nay. Sự xuất hiện của vẻ đẹp này, của
mỹ miều ấy, làm cho chúng ta hạnh phúc mà không cần biết mục đích
của nó. Vinh hiển của Thiên Chúa, nguồn mạch của tất cả mọi sự mỹ,
khiến cho chúng ta bộc phát ra nỗi ngỡ ngàng và niềm hân hoan. Bất
cứ ai thoáng thấy Thiên Chúa đều cảm nghiệm được niềm vui, và trong
đêm nay, chúng ta thấy một điều ǵ đó từ ánh sáng của Ngài Thế
nhưng, sứ điệp của các thiên thần trong đêm thánh này cũng nói với
cả loài người nũa: “b́nh an dưới thế cho người Chúa thương”.
Bản dịch Latinh về bài cả này của các thần trời chúng ta sử dụng
trong phụng vụ, trích từ Thánh Giêrônimô, hơi khác một chút:
“b́nh an dưới thế cho người thiện tâm”. Lời diễn ta “người thiện
tâm” đă trở thành một phần quan trọng nơi ngữ vựng của Giáo Hội
trong các thập niên gần đây. Thế nhưng, đâu là bản dịch đúng?
Chúng ta cần phải đọc cả hai bản dịch với nhau; chỉ có thế chúng ta
mới thực sư hiểu được bài ca của các thần trời. Thật là một giải
thích sai lầm khi chỉ nh́n thấy điều này hoàn toàn như tác động của
Thiên Chúa, như thể Ngài đă không kêu gọi con người tỏ ra tự do yêu
thương đáp ứng. Thế nhưng, cũng sai lầm như thế khi chấp nhận một
thứ dẫn giải được luân lư hóa như thể con người nói được rằng có thể
tự cứu được ḿnh bằng thiện chí của họ. Cả hai yếu tố thuộc về
nhau: ân sủng và tự do, t́nh yêu mở lối của Thiên Chúa đối với chúng
ta, mà nếu thiếu mất, chúng ta không thể nào kính mến Ngài, và đáp
ứng những ǵ Ngài chờ đợi chúng ta, đáp ứng Ngài muốn quá rơ ràng
nơi việc hạ sinh của Con Ngài. Cả hai quyện lấy nhau bất khả
phân ly. Bởi vậy, phần này trong sứ điệp của các thần trời vừa là
lời hứa hẹn đồng thời vừa là lời kêu gọi. Thiên Chúa đă ứng trước
cho chúng ta tặng ân Con Ngài. Thiên Chúa tiếp tục ứng trước cho
chúng ta bằng những cách thức không ngờ. Ngài không thôi t́m kiếm
chúng ta, nâng chúng ta lên bao lâu chúng ta cần thiết. Ngài không
bỏ rơi con chiên lạc trong hoang địa là nơi nó lạc đàn. Thiên Chúa
không bị bối rối trước tội lỗi của chúng ta. Ngài cứ tiếp tục bắt
đầu lại với chúng ta. Thế nhưng Ngài vẫn đợi chờ chúng ta liên kết
với Ngài trong yêu thương. Ngài yêu thương chúng ta, nhờ đó cả chúng
ta nữa trở nên thành phần yêu thương, để b́nh an được thể hiện trên
trái đất này…..
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán
toàn cầu của Ṭa Thánh
(những chỗ
được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật
những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2010/documents/hf_ben-xvi_hom_20101224_christmas_en.html