“Chúa Giêsu đă đi trước mọi người lên Giêrusalem”

 Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bài Ging Chúa Nht L Lá 28/3/2010 Qung Trường Thánh Phêrô dp Ngày Gii Tr Thế Gii Năm Th 25
 

(Video)
 

Anh Chị Em thân mến,

Giới Trẻ thân mến!

 

Bài Phúc Âm cho lễ nghi làm phép lá chúng ta đă cùng nhau nghe ở Quảng Trường Thánh Phêrô này đưoơc bắt đầu bằng câu: “Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem trước mọi người” (Lk 19:28). Ngay khi mở đầu cho phụng vụ của ngày hôm nay, Giáo Hội ngưỡng vọng được việc Giáo Hội đáp ứng bài Phúc Âm  bằng câu: “Chúng ta hăy tiến bước theo Chúa”. Như thế, đề tài của Chúa Nhật Lễ Lá là những ǵ được hiển nhiên tỏ hiện. Đó là về việc đi theo. Là Kitô hữu nghĩa là coi đường lối của Chúa Giêsu Kitô như là đường ngay nẻo chính của nhân loại – như đường lối dẫn chúng ta tới đích điểm, tới một nhân loại hoàn toàn được hiện thực và đích thực. Đặc biệt tôi muốn lập lại cùng tất cả giới trẻ nam nữ, nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 25 này, rằng là Kitô hữu là một cuộc hành tŕnh, hay đúng hơn: Nó là một cuộc hành hương, nó là việc bước đi với Chúa Giêsu Kitô. Một cuộc tiến bước theo chiều hướng Người đă vạch định cho chúng ta và đang chỉ vẽ cho chúng ta.

 

Thế nhưng, chúng ta đang nói đến hướng đi nào đây? Làm sao chúng ta có thể t́m thấy hướng đi ấy? Chiều hướng của bài Phúc Âm cho thấy hai chi tiết liên quan tới vấn đề này. Trước hết, chiều hướng ấy là vấn đề đi lên. Vấn đề này rất ư là nghĩa đen. Giêricô, chặng cuối cùng để bắt đầu cuộc hành tŕnh của Chúa Giêsu, ở dưới mực nước biển 250 mét, trong khi Giêrusalem – đích điểm của cuộc hành tŕnh – ở trên mực nước biển 740-780 mét; một hướng đi lên gần 1000 mét. Thế nhưng cái hướng bên ngoài này trên hết là một h́nh ảnh cho việc chuyển vận nội tại của cuộc sống, một vận chuyển xẩy ra nơi việc bước theo Chúa Kitô: Nó là cuộc tiến lên cho tới tột đỉnh thực sự của loài người. Con người có thể chọn một đường lối dễ dàng và tránh đi tất cả mọi khó nhọc. Họ cũng có thể đi xuống tới những ǵ thấp kém hơn. Họ có thể ch́m đắm vào các thứ giả dối và bất lương. Chúa Giêsu đi trước chúng ta, và Người đi lên tới những ǵ bên trên. Người dẫn chúng ta tới những ǵ là cao cả, tinh tuyền, Người dẫn chúng ta tới bầu khí lành mạnh của những chóp đỉnh: tới sự sống theo sự thật; tới ḷng can đảm không để ḿnh bị đe dọa bởi chuyện tầm thường của các thứ ư nghĩ lấn lướt; tới sự nhẫn nại dám đứng lên tranh đấu cho kẻ khác và ửng hộ kẻ khác. Người dẫn chúng ta tới chỗ trở nên thuận lợi cho thành phần đau khổ, cho kẻ bị bỏ rơi; tới ḷng trung thành dám chung sức với kẻ khác kể cả trong trường hợp khó khăn.

 

Người dẫn chúng ta tới chỗ trở nên sẵn sàng phục vụ; tới một thứ thiện hảo không để ḿnh bị thất vọng thậm chí trước những vô ơn bội nghĩa. Người dẫn chúng ta tới yêu thương – Người dẫn chúng ta tới Thiên Chúa.

 

“Chúa Giêsu đă đi trước mọi người lên Giêrusalem”. Nếu chúng ta đọc những lời Phúc Âm này theo chiều hướng tất cả đường lối của Chúa Giêsu – một đường lối thật sự Người hành tŕnh cho tới cùng thời gian – chúng ta có thể khám phá ra các ư nghĩa khác nhau nơi chỉ dấu “Giêrusalem” như là đích điểm của đường lối này. Dĩ nhiên, trước hết, nó cần phải được hiểu thuần túy như là một địa điểm “Giêrusalem”: Nó là một thành phố ở đó người ta thấy Đền Thờ của Thiên Chúa, một đền thờ duy nhất ám chỉ duy nhất thể của chính Thiên Chúa. Bởi thế địa điểm ấy trước hết công bố hai điều: Một đàng nó cho thấy rằng chỉ có một vị Thiên Chúa duy nhất trên toàn thế giới này, Đấng hoàn toàn vượt lên trên tất cả mọi địa điểm và thời điểm của chúng ta; Ngài là Vị Thiên Chúa tất cả mọi thụ tạo thuộc về. Ngài là Vị Thiên Chúa được tất cả mọi người sâu xa t́m kiếm và là Đấng được tất cả mọi người hiểu biết một cách nào đó. Thế nhưng Vị Thiên Chúa này đă cho ḿnh một tên gọi. Ngài đă tỏ ḿnh ra cho chúng ta, Ngài đă khai mở một cuộc lịch sử với con người; Ngài đă chọn một con người – Abram – như khởi điểm của lịch sử này. Vị Thiên Chúa vô cùng này đồng thời là Vị Thiên Chúa gần gũi. Ngài, Đấng không thể bị vây bọc bởi bất cứ dinh thự nào, lại muốn sống giữa chúng ta, hoàn toàn ở với chúng ta.

 

Nếu Chúa Giêsu lên Giêrusalem trong cùng cuộc hành tŕnh với dân Yến Duyên (Israel), th́ Người đến đó để cử hành Lễ Vượt Qua với Yến Duyên: cử hành việc tưởng niệm giải phóng Yến Duyên – một tưởng niệm đồng thời bao giờ cũng là niềm hy vọng cho việc giải phóng cuối cùng Thiên Chúa muốn cống hiến. Và Chúa Giêsu đến tham dự lễ này với ư thức rằng chính Người là Con Chiên được nói đến trong Sách Xuất Hành: một con chiên đực vô t́ vết, một con chiên vào lúc chập tối sẽ được mổ thịt trước toàn dân Yến Duyên “như là một thiết lập vĩnh viễn” (cf Ex 12:5-6,14). Để rồi sau hết Chúa Giêsu biết rằng đường lối của Người c̣n vượt ra ngoài cả chỗ ấy nữa, ở chỗ, nó không chấm dứt nơi thập tự giá. Người biết rằng con đường Người đi sẽ xé rách bức màn che giữa thế giới này với thế giới của Thiên Chúa; rằng Người sẽ lên tới ngai ṭa của Thiên Chúa và ḥa giải Thiên Chúa với con người nơi thân xác của Người. Người biết rằng thân xác phục sinh của Người sẽ là hy tế mới và là Đền Thờ mới; rằng vây chung quanh Người trong hàng ngũ các thiên thần và các thánh nhân sẽ h́nh thành một tân Giêrusalem ở trên trời nhưng đồng thời cũng ở trên trần gian. Con đường của Người dẫn đi vượt lên trên đỉnh núi Đền Thờ tới tận tuyệt đỉnh là chính Thiên Chúa: Đó là cuộc thượng thăng cao cả Người kêu gọi tất cả chúng ta. Người luôn ở với chúng ta trên thế gian này và hằng đạt tới với Thiên Chúa ở trên trời; Người dẫn chúng ta trên trái đất này và vượt ra ngoài trái đất.

 

Như thế, trong cái bao rộng của việc Chúa Giêsu thượng thăng cho thấy rơ ràng những chiều kích của việc chúng ta theo Người – cái đích điểm Người muốn dẫn chúng ta tới đó là những tuyệt đỉnh của Thiên Chúa, là mối hiệp thông với Thiên Chúa, là ở cùng Thiên Chúa. Đó là đích điểm thực sự và mối hiệp thông với Người là đường lối. Mối hiệp thông với Chúa Kitô đang là những ǵ tiến hành, một cuộc thượng thăng vĩnh viễn tới tuyệt đỉnh thực sự của ơn gọi chúng ta. Cuộc hành tŕnh cùng với Chúa Giêsu đồng thời bao giờ cũng là cuộc hành tŕnh cùng nhau theo “cái chúng tôi” của những ai muốn theo Người. Nó mang chúng ta vào cộng đồng này. V́ cuộc hành tŕnh này tiến tới sự sống đích thực, tới chỗ trở thành những con người nên giống kiểu mẫu của Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa là những ǵ vượt ra ngoài khả năng của chúng ta mà cuộc hành tŕnh này bao giờ cũng là một t́nh trạng đang được thực hiện. Có thể nói chúng ta thấy ḿnh ở trong trường hợp “dính chùm” với Chúa Giêsu Kitô – cùng với Người trong cuộc thượng thăng tới những tuyệt đỉnh của Thiên Chúa. Người kéo chúng ta lên và nâng đỡ chúng ta. Để ḿnh thuộc về nhóm dính chùm này là tham gia vào việc theo Chúa Kitô; chúng ta chấp nhận rằng chúng ta không thể tự ḿnh làm điều ấy. Tác động khiêm tốn tham gia vào “cái chúng ta” này của Giáo Hội là một phần của nó – nắm chắc lấy nhóm dính chùm này, trách nhiệm về mối hiệp thông, đừng buông cái giây thừng dính chùm này ra v́ tính ương ngạnh và ḷng kiêu kỳ của chúng ta.

 

Việc khiêm tốn tin tưởng với Giáo Hội, như được thắt buộc với nhau như một nhóm dính chùm trong cuộc thượng thăng lên cùng Thiên Chúa, là điều kiện thiết yếu cho việc theo Chúa Kitô. Đừng tác hành như là thành phần chủ nhân ông của Lời Chúa, đừng chạy theo một thứ ư nghĩ lầm lạc về vấn đề giải phóng – đó cũng là những ǵ cùng nhau thuộc về nhóm dính chùm này. Ḷng khiêm nhượng của “việc ở với” là những ǵ thiết yếu cho việc thượng thăng này. Việc để Chúa lấy tay nắm chúng ta qua các bí tích là yếu tố khác của việc này. Chúng ta hăy để ḿnh được thanh tẩy và kiên cường bởi Người, chúng ta hăy chấp nhận kỷ luật của việc thượng thăng ấy, cho dù chúng ta có cảm thấy mệt mỏi.

 

Sau hết, chúng ta cần phải lập lại một lần nữa rằng thập tự giá là một yếu tố của việc thượng thăng tới tuyệt đỉnh của Chúa Giêsu Kitô, cuộc thượng thăng tới tuyệt đỉnh của Thiên Chúa. Như các sự vụ trên thế giới này, những điều cao cả vĩ đại không thể thực hiện nếu không từ bỏ và khó nhọc (niềm vui nơi những khám phá lớn lao và niềm vui nơi khả năng thực sự để hoạt động là những ǵ liên hệ với kỷ cương, thật vậy, với nỗ lực học hỏi), con đường dẫn đến chính sự sống cũng thế, dẫn đến chỗ hiện thực hóa nhân tính của con người là những ǵ liên hệ với ai trèo lên tuyệt đỉnh của Thiên Chúa bằng thập tự giá. Nghĩ cho cùng th́ thập tự giá là những ǵ bày tỏ cái mang ư nghĩa yêu thương: Chỉ kẻ nào mất cính bản thân ḿnh mới t́m được nó.

 

Chúng ta hăy tóm gọn như sau: Việc theo Chúa Kitô ở bước đầu tiên đ̣i hỏi t́nh trạng tái bừng lên cái nhung nhớ về việc là con người đích thực và nhờ đó tái bừng lên đối với Thiên Chúa. Bởi vậy nó đ̣i con người tham gia vào nhóm dính chùm của những ai leo trèo, tham dự vào mối hiệp thông của Giáo Hội. Trong “cái chúng ta” của Giáo Hội, chúng ta tiến vào mối hiệp thông với “Cái Ngài” của Chúa Giêsu Kitô nhờ đó tiến tới con đường đến cùng Thiên Chúa. Ngoài ra, việc lắng nghe lời Chúa Giêsu Kitô và sống lời Chúa Giêsu Kitô bằng đức tin, đức cậy và đức mến cũng cần phải có nữa. Như thế chúng ta mới hành tŕnh lên Giêrusalem đích điểm và từ đó trở đi, chúng ta đă thấy ḿnh ở đó trong mới hiệp thông với tất cả các thánh của Thiên Chúa.

Cuộc hành tŕnh của chúng ta theo Chúa Kitô, bởi thế, không hướng tới bất cứ thành phố nào trên thế gian này mà là tới tân Thành Đô của Thiên Chúa là thành đô tiến triển giữa thế giới này. Tuy nhiên, cuộc hành hương tới Giêrusalem trần thế này có thể là mợt cái ǵ đó hữu ích cho Kitô hữu chúng ta đối với một cuộc hành tŕnh cao cả hơn. Chính tôi đă liên kết ba ư nghĩa với cuộc hành hương của tôi tới Thánh Địa vào năm ngoái. Trước hết, tôi nghĩ rằng những ǵ Thánh Kư Gioan nói ở đầu bức thư thứ nhất của ngài cũng có thể xẩy ra cho chúng ta, đó là những ǵ chúng ta đă nghe, chúng ta có thể, một cách nào đó, thấy được và chạm tới bằng tay của chúng ta (cf 1Jn 1:1). Đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô không phải là một sáng chế của một câu truyện thần tiên. Nó được dựa vào một cái ǵ đó thực sự đă xẩy ra. Có thể nói chúng ta chiêm ngưỡng và chạm tới biến cố lịch sử này. Thật là cảm động khi thấy ḿnh ở Nazarét ngay nơi thiên thần đă hiện ra với Mẹ Maria và đă truyền đạt cho Mẹ biết về công việc trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế của Mẹ. Thật là cảm kích ở Bêlem nơi Lời đă hóa thành nhục thể, đă đến sống giữa chúng ta; thật là cảm kích khi đặt chân lên mảnh đất thánh là nơi Thiên Chúa muốn biến ḿnh trở thành con người và con trẻ.

 

Thật là cảm kích khi leo lên những bậc Canvê đến nơi Chúa Giêsu chết trên thập tự giá. Và rồi khi đứng trước ngôi mộ trống, cầu nguyện ở đó là nơi thi thể thánh được an táng và là nơi vào ngày thứ ba đă xẩy ra Cuộc Phục Sinh. Theo những con đường trần gian này của Chúa Giêsu chắc chắn sẽ giúp chúng ta bước đi một cách hân hoan hơn và bằng một niềm tin tưởng mới mẻ đi theo cnhững con đường nội tâm được chính Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta.

 

Khi chúng ta đến Thánh Địa như là khách hành hương, dù sao chúng ta c̣n đến đó – đây là chiều kích thứ hai – như là những sứ giả của ḥa b́nh nữa, bằng việc nguyện cầu cho ḥa b́nh; bằng lời mời gọi mạnh mẽ là hết mọi người đang ở nơi (mang danh xưng “ḥa b́nh”), cố gắng hết sức để nó thực sự trở thành một nơi chốn cùa ḥa b́nh. Như thế, cuộc hành hương này đồng thời – như chiều kích thứ ba – như là một phấn khích cho thành phần Kitô hữu vẫn c̣n ở xứ sở gốc gác của họ và dấn thân một cách tha thiết cho ḥa b́nh.

 

Chúng ta hăy trở lại một lần nữa với Phụng Vụ của Chúa Nhật Lễ Lá. Lời cầu nguyện để làm phép lá được chúng ta dâng lên để hiệp thông với Chúa Kitô chúng ta có thể sinh hoa trái các việc lành phúc đức. Theo một dẫn giải lầm lạc về Thánh Phaolô, qua gịng lịch sử và cả ngày nay nữa, đă từng nẩy nở ư nghĩ là các việc lành phúc đức không phải là yếu tố làm Kitô hữu, ở bất cứ trường hợp nào chúng cũng không quan trọng cho việc cứu độ của con người. Thế nhưng, nếu Thánh Phaolô nói rằng các việc làm không thể công chính hóa con người th́ ngài v́ thế không có ư chống lại tầm quan trọng của hành động đúng, và nếu ngài nói về cùng đích của Lề Luật, th́ ngài không tuyên bố Thập Giới là những ǵ lỗi thời và không c̣n thích hợp nữa. Vào lúc này đây không cần phải suy nghĩ về tất cả vấn đề được Vị Tông Đồ này quan tâm tới. Cần phải nhấn mạnh rằng, với chữ “Lề Luật”, ngài không có ư nói tới Thập Giới, nhưng tới đường lối phức tạp về đời sống cần được dân Yến Duyên tự bảo vệ đế chống lại với trào lưu ngoại giáo. Tuy nhiên, giờ đây Chúa Kitô đă mang Thiên Chúa tới cho thành phần dân ngoại. H́nh thức khác biệt này không được áp đặt lên họ.

 

Chỉ có một ḿnh Chúa Kitô được ban cho họ như là Lề Luật. Thế nhưng lề luật này có nghĩa là t́nh yêu Thiên Chúa và tha nhân cùng với tất cả những ǵ liên quan tới nó. Thập Giới được đọc một cách mới mẻ và sâu xa bắt đầu với Chúa Kitô là những ǵ thuộc về t́nh yêu này. Những giới răn này không là ǵ khác ngoài những qui tắc căn bản của t́nh yêu chân thực: trước hết và như nguyên tắc căn bản là việc thờ phượng Thiên Chúa, là thượng quyền của Thiên Chúa, được ba giới răn đầu cho thấy. Chúng nói với chúng ta rằng: Không có Thiên Chúa th́ chẳng có ǵ thành nên. Vị Thiên Chúa này là ai và như thế nào, chúng ta biết được từ con người của Chúa Giêsu Kitô. Sự thánh hảo của gia đ́nh theo sau đó (giới răn thứ bốn), tính chất thánh hảo của sự sống (giới răn thứ năm), phận sự của hôn phối (giới răn thứ sáu), qui định của xă hội (giới răn thứ bảy), và sau hết tính chất bất khả vi phạm của chân lư (giới răn thứ tám). Tất cả những điều này là những ǵ hết sức thích hợp với ngày nay và thực sự cũng hợp với ư nghĩa của Thánh Phaolô – nếu chúng ta đọc tất cả các bức thư của ngài. “Hăy sinh hoa kết trái những việc lành phúc đức”: Mở đầu Tuần Thánh, chúng ta hăy cầu cùng Chúa ban cho tất cả chúng ta hoa trái này mỗi ngày một hơn. 

 

Ở cuối bài Phúc Âm cho việc làm phép lá, chúng ta nghe thấy tiếng hô của những người hành hương chào mừng Chúa Giêsu ở cổng thành Giêrusalem. Chúng là những lời của Thánh Vịnh 118 (117), những lời ban đầu được công bố bởi các vị tư tế cho thành phần hành hương từ Thành Thánh, thế nhưng, sau một thời gian, đă trở thành một bày tỏ của niềm hy vọng thiên sai: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Ps 118 [117]:26; Lk 19:38). Những người hành hương thấy nơi Chúa Giêsu vị họ vẫn đợi trông, Đấng nhân danh Chúa mà đến, thực sự, theo Phúc Âm Thánh Luca, họ đă xen kẽ với những lời khác nữa là “Chúc tụng Đấng là vua nhân danh Chúa mà đến”.

 

Và họ thêm lời xen kẽ này với lời hô vang nhắc lại sứ điệp ccủa các thiên thân trong đêm Giáng Sinh, thế nhưng họ điều chỉnh nó một cách ngừng nghỉ. Các thiên thần đă nói về vinh quang của Thiên Chúa trên các tầng trời cao thẳm và về b́nh an trần thế cho những người thiện tâm của Thiên Chúa. Những ngươờ hành hương ở cổng Thành Thánh nói rằng: “B́nh an trên trời và vinh quang trên các tầng trời!” Họ biết rơ rằng không có b́nh an dưới thế. Và họ biết rằng nơi chốn của ḥa b́nh là ở trên thiên đ́nh. Bởi vậy, lời hô vang này là lời bày tỏ cho một cuộc khổ đau sâu xa và cũng là một lời cầu nguyện của niềm hy vọng: Chớ ǵ Đấng nhân danh Chúa mà đến mang lại cho trái đất những ǵ ở trên trời. Giáo Hội, trước khi thánh hiến Thánh Thể, hát lên những lời của Thánh Vịnh Chúa Giêsu được chào đón ở cổng Thành Thánh: Giáo Hội chào Chúa Giêsu như Vua, Đấng từ Thiên Chúa mà đến, nhân danh Chúa tiến vào giữa chúng ta.

 

Cả hôm nay nữa, lời chào hân hoan này bao giờ cũng là lời khẩn nguyện và là niềm hy vọng. Cúng ta hăy cầu cúng Chúa để Người màng trời xuống với chúng ta: Vinh quang của Thiên Chúa và b́nh an giữa con người. Chúng ta hiểu lời chào ấy theo tinh thần của lời nguyện nơi Kinh Lạy Cha: “Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời!” Chúng ta biết rằng trời là trời, một nơi của vinh quang và b́nh an, v́ ư của Thiên Chúa hoàn toàn ngự trị. Và chúng ta biết rằng trái đất là không phải là trời cho tới khi ư muốn của Thiên Chúa được nên trọn nơi nó. Vậy chúng ta hăy chào Chúa Giêsu, Đấng từ trời đến và chúng ta cầu cùng Người hăy giúp chúng ta nhận biết và làm theo ư muốn của Thiên Chúa. Chớ ǵ ḷng trung tín của Thiên Chúa tiến vào thế giới và nhờ đó làm cho thế giới tràn đầy rạng ngời b́nh an. Amen.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/3/2010