Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8/2010 ở Thánh Đường Giáo Xứ Thánh Thomas of Villanueva: «Đâu là căn gốc» của mầu nhiệm Mông Triệu? – V́ «Mẹ tin tưởng và sống một cách đặc biệt ‘đệ nhất’ phúc đức, phúc đức tin tưởng» - «i Mẹ Maria được mông triu về trời, hoàn toàn thông phn vào cuc phc sinh ca Con Mẹ, chúng ta chiêm ngắm vic hin thc hóa loài người to sinh theo ‘thế giới ca Thiên Chúa’ này”.

 

 

Quí Hng Y, Giám Mc, Các V Thm Quyn

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay Giáo Hội cử hành một trong những lễ quan trọng nhất của phụng niên giành cho Mẹ Maria Rất Thánh đó là Lễ Mẹ Mông Triệu. Vào cuối cuộc sống trần gian của ḿnh, Mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn xác, tức là được hưởng vinh quang của sự sống trường sinh, được hoàn toàn và trọn hảo hiệp thông với Thiên Chúa.

 

Năm nay mừng kỷ niệm 60 năm Giáo Hoàng Đáng Kính Piô XII long trọng tuyên bố tín điều này ngày 1/11/1950, tôi muốn đọc – mặc dù hơi phức tạp – công thức của việc tín điều hóa ấy. Vị Giáo Hoàng này nói rằng: “V́ người Mẹ Thiên Chúa đáng kính này, từ đời đời đă liên kết một cách âm thầm với Chúa Giêsu Kitô trong cùng một ư tiền định duy nhất, được vô nhiễm khi hoài thai, là vị trinh nữ trọn hảo trong vai tṛ làm mẹ thần linh, là cộng sự viên cao quí của Đấng Cứu Chuộc thần linh là Đấng đă hoàn toàn chiến thắng tội lỗi cũng như các hậu quả của nó, sau cùng đạt được, như tột đỉnh của cuộc hành tŕnh của ḿnh, những ǵ Mẹ cần phải được bảo tŕ cho khỏi băng hoại trong mồ và những ǵ, như Người Con của Mẹ, chiến thắng sự chết, Mẹ phải được đưa cả xác lẫn hồn về hưởng vinh quang thiên đ́nh là nơi Mẹ hiển trị như một vị Nữ Vương ngự bên hữu Con Mẹ, Đức Vua bất tử của các Thế Hệ” (Tông Hiến "Munificentissimus Deus," 40).

 

Vậy th́ đây là cốt lơi của những ǵ chúng ta tin tưởng nơi mầu nhiệm Mông Triệu: chúng ta tin rằng Mẹ Maria, như Chúa Kitô Con Mẹ, đă chiến thắng sự chết và giờ đây vinh thắng trong vinh quang thiên đ́nh với tất cả hữu thể của Mẹ, “cả hồn lẫn xác”.

 

Thánh Phaolô, trong bài đọc thứ hai hôm nay, giúp chúng ta thấy được một chút ánh sáng về mầu nhiệm này từ biến cố chính yếu của lịch sử nhân loại cũng như từ đức tin của chúng ta, tức là biến cố phục sinh của Chúa Kitô, Đấng là “hoa trái đầu mùa của những ai đă chết”.

 

Được trầm ḿnh vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, chúng ta đă được trở thành những người thông phần vào vinh hiển của Người trên tội lỗi và sự chết. Đó là cái bí mật lạ lùng và là thực tại chính yếu của toàn thể lịch sử nhân loại. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng chúng ta tất cả đă được “liên kết” nơi Adong, con người đầu tiên và xưa kia, tất cả chúng ta có cùng một thừa kế loài người là những ǵ Adong thuộc về đó là khổ đau, chết chóc và tội lỗi. Tuy nhiên, đối với thực tại mà tất cả chúng ta có thể thấy được và hằng ngày sống ấy, ngài c̣n thêm một điều mới mẻ nữa, đó là chúng ta chẳng những phải chịu cái thừa kế của chung loài người này, được bắt đầu từ Adong, chúng ta c̣n được “liên kết” với một con người mới, với Chúa Kitô Phục Sinh, nên sự sống Phục Sinh đă hiện diện nơi chúng ta rồi.

 

Bởi vậy, “việc liên kết” về thể lư đầu tiên này là việc liên kết trong chết chóc, việc liên kết phát sinh ra sự chết. Việc liên kết thứ hai, mới mẻ, được cống hiến cho chúng ta nơi phép rửa, là “việc liên kết” ban sự sống. Tôi xin trích lại một lần nữa Bài Đọc Thứ Hai hôm nay: Thánh Phaolô nói: “V́ như sự chết xuất phát qua một người thế nào th́ sự phục sinh của kẻ chết cũng qua một người như vậy. V́ như nơi Adong tất cả mọi người đă chết thế nào th́ cũng thế nơi Chúa Kitô tất cả sẽ được sự sống như thế, nhưng mỗi người tùy theo cấp trật thích đáng: Chúa Kitô là hoa trái đầu mùa; rồi vào lúc Người tới đến những ai thuộc về Chúa Kitô” (1 Corinthians 15:21-24).

 

Vậy, những ǵ Thánh Phaolô nói về tất cả mọi người th́ Giáo Hội, bằng giáo huấn bất khả sai lầm của ḿnh, cũng nói về Mẹ Maria như thế bằng một cách thức và ư nghĩa xzác đáng, đó là Người Mẹ của Thiên Chúa được liên kết vào mầu nhiệm của Chúa Kitô ở một mức độ Mẹ được thông phần vào sự phục sinh của Con Mẹ với toàn hữu thể của ḿnh ngay vào lúc kết thúc cuộc sống trần gian của Mẹ, Mẹ đang sống những ǵ chúng ta hy vọng ở cùng tận thời gian khi mà chết chóc, “kẻ thù cuối cùng”, sẽ bị hủy diệt  (cf. 1 Corinthians 15:26); Mẹ đang sống những ǵ chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính “tôi tin kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”.

 

Vậy chúng ta có thể tự hỏi: Đâu là những căn gốc cho việc chiến thắng trên sự chết đă được mầu nhiệm thể hiện trước nơi Mẹ Maria như thế? Những cội rễ này ở nơi niềm tin tưởng của Đức Trinh Nữ Nazarét, như được chứng thực ở đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe (Lk 1:39-56): một đức tin tuân phục Lời Thiên Chúa và hoàn toàn phó ḿnh cho khơi động và hoạt động thần linh như được vị tổng thần loan báo cho Mẹ. Bởi vậy, đức tin là những ǵ cao cả vĩ đại của Mẹ Maria, như bà Isave hân hoan cất tiếng tuyên xưng: Mẹ Maria “diễm phúc hơn mọi người nữ”, “con ḷng Mẹ gồm phúc lạ”, v́ Mẹ là “Mẹ Chúa”, v́ Mẹ tin tưởng và sống một cách đặc biệt “đệ nhất” phúc đức, phúc đức tin tưởng. Bà Isave đă tuyên xưng như thế theo niêm hân hoan của ḿnh cũng như theo niềm vui của con trẻ nhẩy mừng trong ḷng bà: “Phúc cho em là người đă tin tưởng rằng những ǵ Chúa phán cho ḿnh sẽ được nên trọn” (câu 45). 

 

Các bạn thân mến! Chúng ta đừng chỉ dừng lại ở chỗ ca ngợi Mẹ Maria trong thân phận vinh hiển của Mẹ, như một con người xa rời chúng ta: không! Chúng ta được kêu gọi để thấy được những ǵ Chúa v́ yêu thương cũng muốn cho cả chúng ta nữa, cho số phận sau cùng của chúng ta, đó là nhờ đức tin sống trọn hảo hiệp thông yêu thương với Ngài nhờ đó được sống thực sự.

 

Theo chiều hướng này, tôi muốn dừng lại ở một khía cạnh của việc khẳng định về tín điều ấy, nơi liên quan tới vấn đề được mông triệu trong vinh quang thiên đ́nh. Tất cả chúng ta đều biết rằng ngày nay với từ ngữ “thiên đ́nh” chúng ta không có ư nói tới một nơi nào đó trong vũ trụ đây, tới một tinh tú hay một điều ǵ tương tự: không. Chúng ta có ư nói tới một điều lớn lao hơn nhiều và khó khăn hơn trong việc định nghĩa theo các quan niệm loài người hạn hẹp của chúng ta. Với chữ “thiên đ́nh”, chúng ta có ư khẳng định rằng Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa đă biến ḿnh trở thành gần gũi với chúng ta, không bỏ rơi chúng ta, ngay cả không bỏ rơi chúng ta nơi sự chết và sau đó nữa, nhưng Ngài có một nơi chốn cho chúng ta và Ngài ban cho chúng ta cơi vĩn h hằng; chúng ta muốn khẳng định rằng chúng ta có một chỗ nơi Thiên Chúa. Để hiểu hơn nữa về thực tại này, chúng ta hăy nh́n vào cuộc sống của chúng ta: TẤt cả chúng ta đều biết rằng khi một con người chết đi th́ họ tiếp tục ở trong trí nhớ và tâm can của những ai biết họ và yêu họ. Chúng ta có thể nói rằng một phần của con người đó tiếp tục sống nơi họ, thế nhưng nó như là một “bóng mờ” v́ cái tồn tại ấy nơi tâm can của thành phần yêu mến ḿnh cũng đi đến chỗ chấm dứt. Trong khi đó Thiên Chúa không bao giờ qua đi và tất cả chúng ta đều hiện hữu nhờ t́nh yêu của Ngài. Chúng ta hiện hữu v́ Ngài yêu thương chúng ta, v́ Ngài nghĩ đến chúng ta và kêu gọi chúng ta đến sự sống. Chúng ta hiện hữu nơi ư nghĩ và t́nh yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hiện hữu với tất cả thực tại của chúng ta, chứ không phải chỉ bằng “bóng mờ” của chúng ta. Niềm an b́nh của chúng ta, nỗi hy vọng của chúng ta, t́nh trạng b́nh an của chúng ta thật sự được đặt nền tảng như thế này: nơi Thiên Chúa, nơi ư tưởng của Ngài và nơi t́nh yêu của Ngài, nó không phải chỉ là một “bóng mờ” đang tồn tại của chúng ta, mà là trong Ngài, trong t́nh yêu sáng tạo của Ngài, tất cả đời sống của chúng ta được ǵn giữ, tất cả hữu thể của chúng ta, được đưa vào cơi vĩnh hằng.

 

Chính t́nh yêu của Ngài đă chiến thắng sự chết và ban cho chúng ta cơi vĩnh hằng, và chính t́nh yêu này mà chúng ta gọi là “thiên đ́nh”: Thiên Chúa cao cả đến nỗi Ngài cũng có cả một chỗ cho chúng ta. Và con người Giêsu, Đấng đồng thời cũng là Thiên Chúa, đối với chúng ta là bảo đảm rằng việc làm người và việc làm Thiên Chúa có thể hiện hữu và sống đời đời trong nhau. Điều ấy có nghĩa là mỗi một người chúng ta sẽ không tiếp tục hiện hữu chỉ ở một phần có thể nói đă bị tổn thương nơi chúng ta, trong khi phần c̣n lại đă bị tàn rụi; trái lại, điều ấy có nghĩa là Thiên Chúa biết và yêu trọn vẹn con người, Ngài biết và yêu những ǵ chúng ta là. Và Thiên Chúa tiếp nhận trong cơi vĩnh hằng những ǵ hiện nay, trong đời sống của chúng ta, được làm nên bởi khổ đau và yêu thương, hy vọng, niềm vui và nỗi buồn, đang gia tăng và xuất hiện. Toàn thể con người này, toàn thể đời sống của họ được Thiên Chúa chấp nhận, và được thanh tẩy trong Ngài, nhận lấy cơi vĩnh hằng.

 

Các bạn thân mến! Tôi nghĩ đó là một sự thật cần phải làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui. Kitô giáo không chỉ loan truyền một thứ cứu độ của linh hồn ở một nơi chốn bất chính xác nào đó ở bên ngoài trần gian này, trong đó hết mọi sự trong thế giới này được chúng ta quí hóa và yêu chuộng đều bị tan biến, thế nhưng Kitô giáo hứa hẹn sự sống trường sinh, “sự sống đời sau”: Không ǵ quí báu và được mến chuộng bị hủy hoại, nhưng sẽ được hoàn trọn trong Thiên Chúa. Tất cả mọi sợi tóc trên đầu chúng ta đều được đếm, như Chúa Giêsu đă có lần nói (x Mt 10:30). Thế giới sau cùng này cũng sẽ là tầm vóc viên trọn của trái đất đây, như Thánh Phaolô đă nói: “chính tạo thành sẽ được giải thoát khỏi t́nh trạng nô lệ cho sự băng hoại và thông phần vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa” (Rm 8:21).

 

Bởi thế, Kitô giáo được hiểu rằng là một tôn giáo cống hiến niềm hy vọng mănh liệt ở một tương lai rạng ngời và mở đường cho sự hiện thực của tương lai này. Chúng ta được kêu gọi, chính v́ là những Kitô hữu, để xây dựng thế giới mới ấy, để hoạt động hầu một ngày kia nó trở thành “thế giới của Thiên Chúa”, một thế giới sẽ vượt trên hết mọi sự chính chúng ta có thể xây dựng. Nơi Mẹ Maria được mông triệu về trời, hoàn toàn thông phần vào cuộc phục sinh của Con Mẹ, chúng ta chiêm ngắm việc hiện thực hóa loài người tạo sinh theo “thế giới của Thiên Chúa” này.

 

Cúng ta hăy cầu cùng Chúa làm cho chúng ta hiểu được đời sống của chúng ta cao quí biết bao trước mắt của Ngài: xin Ngài củng cố đức tin của chúng ta nơi sự sống trường sinh; xin Ngài biến chúng ta thành dân của niềm hy vọng, thành phần hoạt động để xây dựng một thế giới hướng về Thiên Chúa, thành phần tràn đầy niềm vui có thể nhận thấy được vẻ đẹp của cái thế giới tương lai giữa những lo toan của cuộc sống hằng ngày, và, bằng niềm xác tín ấy, chúng ta sống động, tin tưởng và hy vọng.

 

Amen! 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/8/2010

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)