Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI:

Bài Ging trong Gi Kinh Thn V Ti Áp L Thánh Phêrô và Phaolô 28/6/2010

Đền Th Thánh Phaolô Ngoi Thành

(nguyên văn nhng câu quan trng tiêu biu)

 

… . …..

 

Vậy nếu lễ Các Vị Thánh Quan Thày của Rôma gợi lên cái căng thẳng hai chiều giữa tính chất hiệp nhất và đại đồng là những ǵ tiêu biểu cho Giáo Hội này th́ bối cảnh tối nay của chúng ta đây hướng chúng ta tới tính chất thứ hai, có thể nói khiến chúng ta bị thu hút bởi Thánh Phaolô cũng như bởi ơn gọi đặc biệt của ngài….

 

… Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă tŕnh bày “sống động” bản chất truyền giáo của Giáo Hội, bằng các chuyến tông du cũng như bằng việc nhất trí nơi huấn quyền của ngài về tính cách khẩn trương của một “thứ truyền bá phúc âm hóa mới”: “mới” không phải ở nơi nội dung, mà là ở tác lực nội tại, cởi mở trước ân sủng của Thánh Linh là Đấng tác tạo quyền lực của luật mới Phúc Âm và là Đấng hằng canh tân Giáo Hội; “mới” trong việc t́m kiếm những đường lối tương hợp với quyền lực của Thánh Linh và thích ứng với các thời điểm và hoàn cảnh; “mới” v́ cũng cần ở cả các xứ sở đă lănh nhận việc loan truyền Phúc Âm…

 
… Con người của ngàn năm thứ ba cũng mong muốn một sự sống đích thực và trọn vẹn, họ cần đến chân lư, đến sự tự do sâu xa, đến t́nh yêu vô vị lợi. Cũng ở trong những miền sa mạc của một thế giới bị tục hóa, linh hồn con người khát khao Thiên Chúa, khát khao Vị Thiên Chúa hằng sống… Có những miền đất trên thế giới này vẫn c̣n đang đợi chờ một cuộc truyền bá phúc âm hóa lần đầu tiên; các miền khác đă được truyền bá phúc âm hóa nhưng cần hoạt động sâu xa hơn; cũng có những miền đă cắm rễ Phúc Âm từ lâu, có một truyền thống Kitô giáo chân thực, nhưng lại là những nơio trong các thế kỷ vừa qua – v́ những động lực phức tạp – tiến tŕnh tục hóa đă gây ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng về cảm quan liên quan tới đức tin Kitô giáo cũng như liên quan tới việc thuộc về Giáo Hội.

 

Theo chiều hướng ấy, tôi đă quyết định thiết lập một cơ cấu mới dưới h́nh thức một hội đồng ṭa thánh, với nhiệm vụ đặc biệt là cổ vơ một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa ở các xứ sở đă vang vọng việc truyền bá phúc âm hóa đầu tiên, cũng như ở các Giáo Hội có một nền tảng xa xưa nhưng đang trải qua một cuộc tục hóa gia tăng về xă hội và một thứ “nhật thực cảm quan về Thiên Chúa”, một t́nh trạng nhật thực tạo nên một thứ thách đố trong việc t́m kiếm cách thức thích đáng để tái nêu lên chân lư vĩnh hằng về Phúc Âm Chúa Kitô.

 

…..



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/6/2010