“’Chay tnh’, ‘khóc lóc’, ‘than van’ (cf. Joel 2:12) và hết mi vic bày t ḷng thng hi ch có giá tr trước nhan Chúa nếu nó là du hiu ca nhng tâm hn ăn năn”.
 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bài Ging Th Tư L Tro 17/2/2010 Đền Th Thánh Sabina trên Đồi Aventine

 

 

Lạy Chúa, Chúa yêu thương tất cả mọi tạo vật,

Và không khinh khi bất cứ một sự ǵ Chúa đă làm nên;

Chúa quên đi tội lỗi của những ai ăn năn hoán cải và tha thứ cho họ,

V́ Chúa là Chúa, Thiên Chúa của chúng con” (Ca Nhập Lễ)

 

Quí Huynh khả kính trong hàng Giáo Phẩm,

Anh Chị Em thân mến,

 

Với lời kêu cầu cảm động này, một lời kêu cầu được trích từ Sách Khôn Ngoan (cf 11:23-26), phụng vụ bắt đầu việc cử hành Thánh Thể của Ngày Thứ Tư Lễ Tro. Chúng là những lời, một cách nào đó, mở ra tất cả cuộc hành tŕnh Mùa Chay, dựa vào quyền toàn năng của t́nh yêu Thiên Chúa, vào vai tṛ làm Chúa tuyệt đối của Ngài trên hết mọi tạo vật, một vai tṛ chúa tể được chuyển thành những ǵ vô cùng sủng ái, những sủng ái được sinh động bởi ư muốn liên lỉ và phổ quát sống c̣n. Thật vậy, để thứ tha cho người nào tức là như nói rằng: tôi không muốn người phải chết nhưng muốn người được sống; tôi bao giờ cũng muốn và chỉ muốn sự thiện của người mà thôi.

 

Niềm tin tưởng tuyệt đối này đă bảo tŕ Chúa Giêsu trong 40 ngày xẩy ra trong sa mạc Giuđêa, sau khi Người lănh nhận phép rửa của Thánh Gioan ở sông Jordan. Thời gian im lặng và chay tịnh lâu dài này, đối với Người, là một cuộc hoàn toàn phó ḿnh cho Cha cũng như cho dự án yêu thương của Cha; nó là ‘một phép rửa’, tức là ‘một cuộc d́m ḿnh’ vào ư muốn của Cha, và như thế, là một ngưỡng vọng tới Cuộc Khổ Nạn và Thập Giá. Việc đi vào sa mạc và ở đó lâu dài một ḿnh nghĩa là sẵn sàng trở thành đối tượng cho các cuộc tấn công của kẻ thù, của tên cám dỗ là tay đă làm cho Adong sa ngă và v́ ḷng ghen hờn của hắn mà sự chết đă đột nhập thế gian (cf. Wis 2:24); nó có nghĩa là nhào vô công khai chiến đấu với hắn, coi thường hắn bằng việc trong tay không có một thứ khí giới nào ngoài ḷng tin tưởng vô hạn vài t́nh yêu toàn năng của Cha. T́nh yêu của Cha đủ cho Con, lương thực của Con là làm theo ư muốn của Cha (cf. Jn 4:34): Niềm xác tín này làm chủ tâm trí của Chúa Giêsu suốt ‘Mùa Chay’ đó của Người. Nó không phải là một tác động ngạo mạn, một việc làm to tát táo bạo, mà là một quyết định khiêm nhượng, hợp với việc Nhập Thể và Phép Rửa ở sông Jordan, theo cùng chiều hướng tuân phục t́nh yêu nhân hậu của Cha, Đấng “quá yêu thế gian đến ban Người Con duy nhất của Ngài” (Jn 3:16).

 

Chúa Kitô đă làm tất cả những điều ấy v́ chúng ta. Người đă làm như thế để cứu độ chúng ta và đồng thời cũng để tỏ cho chúng ta thấy cách thức theo Người. Thật vậy, ơn cứu độ là một tặng ân, nó là một ân sủng của Thiên Chúa, thế nhưng để tác dụng nơi đời sống của chúng ta, nó đ̣i chúng ta phải thỏa thuận, phải chấp nhận được bày tỏ ra nơi các việc làm, tức là nơi ư muốn sống như Chúa Giêsu, bước theo Người. Bởi thế, việc theo Chúa Giêsu vào sa mạc Mùa Chay là điều kiện cần thiết để tham dự vào Phục Sinh của Người, vào ‘cuộc xuất hành’ của Người. Adong đă bị khử trừ ra khỏi Địa Đàng trần thế, biểu hiệu cho mối hiệp thông với Thiên Chúa; giờ đây, để trở về với mối hiệp thông này, nhờ đó với sự sống đích thực, cần phải băng qua sa mạc, băng qua cuộc thử thách đức tin. Không phải đơn thân một ḿnh mà là với Chúa Giêsu! Người – bao giờ cũng thế – đă đi trước chúng ta và đă chiến thắng trận chiến chống lại thần dữ. Đó là ư nghĩa của Mùa Chay là thời điểm phụng vụ hết mọi năm mời gọi chúng ta lập lại việc chúng ta quyết chọn theo Chúa Kitô trên con đường khiêm nhượng để tham phần vào cuộc phục sinh của Người trên tội lỗi và sự chết.

 

Dấu hiệu tro tàn thống hối cũng được hiểu theo quan điểm này, những thứ tro tàn được xức trên đầu của những ai thiện chí bắt đầu cuộc hành tŕnh Mùa Chay. Nó thực sự là một cử chỉ khiêm nhượng, tức là: tôi nh́n nhận bản thân tôi là ǵ, một thụ tạo yếu hèn, được tạo dựng nên từ đất và trở về đất, thế nhưng nó cũng được dựng nên theo h́nh ảnh của Thiên Chúa và nhắm đến Ngài. Phải, chỉ là cát bụi, nhưng được yêu thương, được t́nh yêu khuôn đúc, được sinh động bởi hơi thở sống động của Ngài, có khả năng nhận biết tiếng nói của Ngài và đáp ứng Ngài; có tự do, và v́ thế cũng có thể bất tuân lệnh Ngài, chiều theo khuynh hướng kiêu hănh và tự măn. Điều này là những ǵ tội lỗi, một thứ bệnh tử vong đă sớm làm hoen ố trái đất được chúc phúc là nhân loại. Được dựng nên theo h́nh ảnh của Đấng Thánh Hảo và Công Chính, con người đă bị mất đi tính chất ngây thơ vô tội của ḿnh và giờ đây họ có thể trở về sống công chính chỉ nhờ đức công chính của Thiên Chúa, đức công chính của t́nh yêu – như Thánh Phaolô viết – được tỏ hiện ‘nhờ niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô’ (Rm 3:22). Từ những lời này của Thánh Tông Đồ, tôi đă được soi động để viết Sứ Điệp ngỏ cùng tất cả mọi tín hữu nhân dịp Mùa Chay này: một chia sẻ về đề tài công chính theo ánh sáng Phúc Âm và việc hoàn trọn của nó nơi Chúa Kitô.

 

Ngay cả trong các bài đọc Thánh Kinh của Thứ Tư Lễ Tro cũng có đề tài về đức công chính. Trước hết là đoạn sách tiên tri Joel và Bài Đáp Ca – Xin Thương Xót – làm thành một cặp bài trùng thống hối, một cặp bài trùng cho thấy làm thế nào nguồn gốc của tất cả mọi thứ bất công về vật chất và xă hội là những ǵ được Thánh Kinh gọi là ‘lỗi lầm’, tức là tội lỗi, ở chỗ chính yếu là bất phục Thiên Chúa, nghĩa là thiếu yêu mến. ‘Tôi biết những vấp phạm của tôi, / và tội lỗi của tôi hằng ở trước mặt tôi. / Tôi đă phạm tội phạm đến Chúa, đến Chúa mà thôi, / và đă làm những ǵ gian ác trước nhan Ngài’(Ps 51[50]:3-4). Bởi thế, tác động đầu tiên của đức công chính đó là nhận biết lỗi lầm của ḿnh, đó là  nhận biết rằng nó bắt nguồn từ ‘con tim’, từ chính tâm điểm của con người. “Chay tịnh”, “khóc lóc”, “khóc than” (cf. Joel 2:12) và hết mọi việc bày tỏ ḷng thống hối chỉ có giá trị trước nhan Chúa nếu nó là dấu hiệu của những tâm hồn ăn năn. Phúc Âm cũng thế, đoạn được trích từ ‘Bài Giảng Trên Núi’, nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải thực hành xứng với ‘đức công chính’ là làm phúc bố thí, nguyện cầu và chay tịnh – không phải trước mặt người ta mà chỉ trước nhan Thiên Chúa là Đấng ‘nh́n thấy nơi kín mật’ (cf Mt 6:1-6,16-18). ‘Việc đền bù’ thực sự không phải là những thứ ca ngợi của người khác mà là t́nh thân hữu với Thiên Chúa và với ân sủng từ đó xuất phát, một thứ ân sủng tăng sức làm lành, yêu thương cả người không đáng yêu, thứ tha cho những ai vấp phạm đến chúng ta.

 

Bài đọc thứ hai, lời kêu gọi của Thánh Phaolô hăy để ḿnh được ḥa giải với Thiên Chúa (cf 2Cor 5:20), chất chứa một trong những xung khắc nổi tiếng của Thánh Phaolô, một thứ xung khắc tái hướng tất cả suy tư về đức công chính về mầu nhiệm Chúa Kitô. Thánh Phaolô viết: ‘V́ chúng ta, Ngài đă làm cho Người là Đấng không biết đến tội lỗi trở thành tội lỗi, nhờ đó, trong Người, chúng ta trở nên đức công chính của Thiên Chúa’ (2Cor 5:21). Nơi tâm can của Chúa Kitô, tức là nơi tâm điểm của Ngôi Vị thần nhân của Người, toàn thể thảm kịch tự do tùy thuộc vào những hạn định quyết liệt và tối hậu. Thiên Chúa đă thực hiện dự án cứu độ của Ngài bất chấp những hậu quả cùng cực, vẫn trung thành với t́nh yêu của Ngài cho dù phải trả giá bằng việc trao nộp Người Con duy nhất của ḿnh cho sự chết, và là một cái chết trên thập giá. Như tôi đă viết trong Sứ Điệp Mùa Chay, ‘ở nơi đây đức công chính thần linh được tỏ hiện, hoàn toàn khác với con người […] Nhờ tác động của Chúa Kitô, chúng ta có thể tiến vào đức công chính ‘cao cả nhất’ đó là đức công chính của t́nh yêu thương (cf Rm 13:8-10).

 

Anh chị em thân mến, Mùa Chay kéo dài chân trời của chúng ta, nó hướng chúng ta về sự sống đời đời. Trên thế gian này chúng ta đang lữ hành, ‘v́ ở nơi đây chúng ta không có một thành đô vững vàng, nhưng chúng ta t́m kiếm thành tŕ phải đến’, như Thử Do Thái viết (13:14). Mùa Chay làm cho chúng ta hiểu được tính chất tương đối của các sản vật trên đời này và nhờ đó làm cho chúng ta có thể thực hiện những việc bỏ ḿnh cần thiết, để được tự do làm lành. Chúng ta hăy hướng trái đất này theo ánh sáng của trời cao, trước sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Amen.


 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/2/2010