Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bài Ging Thứ Năm Tun Thánh 1/4/2010 ở Đền Thờ Gioan Laterano về Li Nguyn Tư Tế kết Ba Tic Ly

 Images of the celebration

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong Phúc Âm của ḿnh, Thánh Gioan, đă tường tŕnh một cách khác biệt, hoàn toàn hơn ba vị thánh kư kia, những lời từ biệt của Chúa Giêsu; những lời từ biệt này xuất hiện như là lời trăn trối di chúc của Người và là một tổng hợp về cốt lơi cho sứ điệp của Người. Những lời từ biệt ấy được dẫn nhập bằng việc rửa chân là việc làm cho thấy thừa tác vụ cứu chuộc của Chúa Giêsu v́ một nhân loại cần được thanh tẩy được tóm lại nơi cử chỉ khiêm tốn này. Những lời nói của Chúa Giêsu được kết thúc cnhcư một lời cầu, lời nguyện cầu tư tế, một lời nguyện chất chứa dấu vết của nghi lễ Đền Tội trong Dân Do Thái. Ư nghĩa của lễ này cùng với các nghi thức của nó – việc thanh tẩy của thế giới và việc làm ḥa cùng Thiên Chúa – được nên trọn nơi lời nguyện này của Chúa Giêsu, một lời nguyện hướng về cuộc Khổ Nạn của Người và biến cuộc khổ nạn này thành một lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện tư tế này bởi thế là những ǵ đặc biệt làm sáng tỏ mầu nhiệm muôn đời của Ngày Thứ Năm Thánh, đó là chức tư tế mới của Chúa Giêsu Kitô và việc kéo dài của chức này nơi việc thánh hiến các vị Tông Đồ, nơi việc tháp nhập các môn đệ vào chức tư tế của Chúa. Theo đoạn phúc âm sâu xa vô tận này, tôi muốn chọn lâá ba lời nói của Chúa Giêsu có thể giúp chúng ta tiến sâu hơn vào mầu nhiệm của Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. 

 

Trước hết là những lời: “Đây là sự sống đời đời, đó là họ nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất, và Giêsu Kitô là Đấng Cha sai” (Jn 17:3). Hết mọi người đều muốn có sự sống. Chúng ta mong muốn một sự sống đích thực, hoàn toàn, xứng đáng, tràn đầy hân hoan. Niềm mong muốn sự sống này đồng hiện hữu với thái độ chống cự lại sự chết là những ǵ dầu sao cũng vẫn không thể nào thoát được. Khi Chúa Giêsu nói về sự sống đời đời, Người muốn nói đến một sự sống có thực và đích thực, một sự sống đáng sống. Người không chỉ nói về sự sống sau khi chết. Người đang nói về sự sống chân thực, một sự sống hoàn toàn sống động và v́ thế không bị chết chóc, nhưng là một sự sống đă có thể và thực sự cần phải bắt đầu nơi thế giới này. Chỉ khi nào chúng ta thậm chí biết sống một cách chân thực, khi nào chúng ta biết sống sự sống không bị chết chóc cướp mất th́ lời hứa về cơi vĩnh hằng này mới trở nên nghĩa lư. Thế nhưng điều này xẩy ra thế nào được? Sự sống thực sự và trường sinh này là ǵ mà chết chóc không thể nào làm ǵ được? Chúng ta đă nghe thấy Chúa Giêsu trả lời rằng: sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha – Thiên Chúa – và Đấng được Cha sai là Giêsu Kitô. Chúng ta lấy làm lạ lùng hết sức ở chỗ chúng ta được bảo rằng sự sống là kiến thức. Điều này trước hết mang ư nghĩa sự sống là mối liên hệ. Không ai tự ḿnh có sự sống và có sự sống cho ḿnh. Chúng ta có sự sống từ người khác và trong mối liên hệ với người khác. Nếu sự sống là một mối liên hệ trong chân lư và yêu thương, một tặng ban và nhận lănh, th́ mối liên hệ này cống hiến tầm vóc vẹn toàn cho sự sống và làm cho sự sống trở nên tuyệt diệu. Thế nhưng, chính v́ lư do ấy mà việc sự chết hủy hoại đi mối liên hệ ấy mới đặc biệt là những ǵ đớn đau, nó có thể gây rắc rối lũng đoạn cho chính sự sống. Chỉ có mối liên hệ với Đấng chính là Sự Sống mới có thể bảo tŕ sự sống của tôi vượt khỏi lụt lội của chết chóc, mới có thể giúp tôi sống sót vượt qua cuộc lụt lội chết chóc này. Trong triết lư Hy Lạp chúng ta đă gặp thấy ư tưởng là con người có thể t́m thấy sự sống đời đời nếu họ gắn bó với những ǵ là bất hủy hoại – với chân lư là những ǵ vĩnh cửu. Họ thật sự cần được tràn đầy sự thật để có thể mang trong ḿnh cái chất của cơi vĩnh hằng. Thế nhưng chỉ khi nào chân lư là một Ngôi Vị nó mới có thể dẫn tôi qua đêm tối tử thần. Chúng ta gắn bó với Thiên Chúa – với Chúa Giêsu Kitô Đấng Phục Sinh. Nhờ đó chúng ta được Đấng là chính Sự Sống dẫn dắt. Trong mối liên hệ này, cả chúng ta nữa sống bằng cuộc vượt qua sự chết, v́ chúng ta không bị Đấng chính là sự sống bỏ rơi.

 

Thế nhưng, chúng ta hăy trở lại với những lời của Chúa Giêsu – sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha và Đấng Cha sai. Kiến thức về Thiên Chúa trở thành sự sống đời đời. Rơ ràng là “kiến thức” ở đây có một ư nghĩa ǵ đó chứ không phải chỉ là thứ kiến thức về sự kiện, chẳng hạn như khi chúng ta biết rằng một con người nổi tiếng đă chết hay một khám phá được thực hiện. Theo ngôn ngữ của THA!NH Kinh th́ biết là việc trở nên một trong nội tâm với người khác. Biết Thiên Chúa, biết Chúa Kitô, bao giờ cũng có nghĩa là yêu mến Người, ở chỗ trở nên một với Người bởi kiến thức và t́nh yêu ấy. Sự sống của chúng ta trở thành đích thực và nhờ đó thành sự sống đời đời, khi chúng ta biết Đấng là nguồn mạch của tất cả mọi hữu thể và tất cả mọi sự sống. Như thế những lời của Chúa Giêsu trở thành một lời kêu gọi là chúng ta hăy trở thành bạn hữu của Chúa Giêsu, chúng ta hăy cố gắng biết Người hơn  nữa! Chúng ta hăy sống trong cuộc đối thoại với Người! Chúng ta hăy học cùng Người để sống đúng đắn, chúng ta hăy là các chứng nhân của Người! Bấy giờ chúng ta mới trở thành con người yêu mến và nhờ đó chúng ta mới tác hành một cách đúng đắn. Thế rồi chúng ta mới sống động thực sự.

 

Trong tiến tŕnh của lời nguyện tư tế Chúa Giêsu hai lần nói về việc Người tỏ ra danh của Thiên Chúa. “Con đă tỏ danh Cha cho những người Cha đă ban cho Con trên thế gian này” (câu 6). “Con đă tỏ danh Cha cho họ và Con sẽ c̣n tỏ danh Cha ra nữa, để t́nh Cha yêu Con cũng ở trong họ và Con ở trong họ” (câu 26). Chúa Giêsu ở đây đang ám chỉ đến cảnh tượng bụi cây bốc cháy, khi Thiên Chúa, trước lời yêu cầu của Moisen, đă tỏ danh của Ngài ra. Bởi thế Chúa Giêsu muốn nói rằng Người đang làm trọn những ǵ đă được bắt đầu với bụi gai bốc cháy; rằng nơi Người Thiên Chúa là Đấng đă tỏ ḿnh cho Moisen biết, giờ đây hoàn toàn tỏ ra bản thân ḿnh. Rằng làm như vậy, Người đă mang lại việc ḥa giải, rằng t́nh yêu mà Thiên Chúa yêu Con của Ngài trong mầu nhiệm Ba Ngôi giờ đây lôi kéo con người nam nữ vào tầm ảnh hưởng yêu thương thần linh. Thế nhưng, nói một cách xác đáng hơn, có nghĩa là ǵ khi nói rằng mạc khải được thực hiện nơi bụi gai bốc cháy cuối cùng được nên trọn, hoàn toàn đạt được mục đích của nó?  Yếu tính của những ǵ xẩy ra trên Núi Horeb không phải là lời mầu nhiệm, “tên gọi” Thiên Chúa mạc khải cho Moisen, như là một thứ dấu hiệu về một căn tính. Để đặt tên cho một người nghĩa là tiến vào mối liên hệ với người khác. Việc mạc khải danh hiệu thần linh này, bởi thế, nghĩa là Thiên Chúa, Đấng vô cùng và tự hữu, tiến vào tầm vóc của các mối liên hệ của con người; nghĩa là có thể nói Ngài đă ra khỏi bản thân ḿnh và trở nên một với chúng ta, hiện diện giữa chúng ta và cho chúng ta. Bởi thế, dân Yến Duyên (Israel) đă thấy nơi danh hiệu của Thiên Chúa chẳng những là một chữ sâu xa huyền diệu mà c̣n là một khẳng định rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Theo Thánh Kinh, Đền Thờ là nơi ngự trị của danh Thiên Chúa. Thiên Chúa không bị hạn hẹp trong bất cứ khoảng không gian trần thế nào; Ngài vẫn là vô cùng bên trên và bên ngoài thế giới này. Tuy nhiên, cNgài hiện diện nơi Đền Thờ v́ chúng ta như Đấng có thể được kêu gọi – như Đấng muốn ở với chúng ta. Ước muốn ở với dân ḿnh này của Thiên Chúa trở nên trọn nơi việc nhập thể của Người Con. Ở đây những ǵ được bắt đầu ở buị gai bốc cháy thực sự đă được nên trọn, ở chỗ, Thiên Cúa, như một Con Người, có thể được chúng ta kêu gọi và Ngài gần gũi với chúng ta. Ngài là một người trong chúng ta nhưng vẫn là Thiên Chúa hằng hữu và vô cùng. T́nh yêu của Ngài có thể nói xuất phát từ Ngài và tiến vào giữa chúng ta. Mầu nhiệm của Bí Tích Thánh Thể, việc hiện diện của Chúa dưới h́nh bánh và rượu, là cách thức tột đỉnh và cao vời nhất về thể dạng mới mẻ của việc Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Tiên tri Isaia đă cầu nguyện rằng (45:15): Thật sự Chúa là một vị Thiên Chúa kín ẩn, Ôi Thiên Chúa dân Yếu Duyên”. Điều này bao giờ cũng thật sự là thế. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nói rằng: Thực sự Chúa là một Vị Thiên Chúa gần gữi, Chúa là vị Thiên Chúa ở cùng chúng con. Chúa đă mạc khải mầu nhiệm của Chúa cho chúng con, Chúa đă tỏ dung nhan của Chúa cho chúng con. Chúa đă mạc khải bản thân của Chúa và đă tặng ban bản thân ḿnh cho bàn tay của chúng con… Vào giờ phút này đây chúng ta cảm thấy tràn đầy niềm vui và ḷng tri ân, v́ Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra, v́ Ngài, vô cùng và ở ngoài tầm với của lư trí chúng ta, là vị Thiên Chúa gần gũi với chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta, và là Đấng chúng ta có thể nhận biết và yêu mến.

 

Lời thỉnh nguyện được biết đến hơn hết trong lời nguyện tư tế là lời thỉnh nguyện cho mối hiệp nhất của thành phần môn đệ, nhưng cho đến nay vẫn chưa xẩy ra. Chúa nói rằng “Con không xin duy cho những người này – tức là cho cộng đồng các môn đệ đang qui tụ lại ở Căn Thượng Lầu – mà c̣n cho những ai sẽ tin tưởng Con nhờ lời của họ, để tất cả được hiệp nhất nên một. Như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta, nhờ đó thế gian tin rằng Cha đă sai Con” (các câu 20 và sau đó, xem cả câu 11 và 13). Thực sự là Chúa đang xin những ǵ đây? Trước hết, Người cầu cho các môn đệ, hiện tại và tương lai. Người nh́n vào khoảng cách tương lai của lịch sử. Người thấy được những nguy hiểm ở đó và Người đă phó thác cộng đồng này cho trái tim của Cha. Người cầu nguyện cùng Cha cho Giáo Hội và cho mối hiệp nhất của Giáo Hội. Phúc Âm Thánh Gioan được cho rằng không có sự hiện diện của Giáo Hội – thật sự Thánh Gioan không sử dụng tiếng ekklesia – tuy nhiên Giáo Hội xuất hiện ở đây nơi những đặc tính thiết yếu của ḿnh: như là cộng đồng các môn đệ là thành phần nhờ việc rao giảng của các tông đồ tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô và do đó trở nên một. Chúa Giêsu cầu nguyện cho Giáo Hội duy nhất và tông truyền. Bởi thế, lời cầu nguyện này đang nói một cách thích đáng về tác động thành lập Giáo Hội. Chúa cầu nguyện cùng Cha cho Giáo Hội. Giáo Hội được xuất phát từ lời nguyện cầu của Chúa Giêsu và nhờ việc rao giảng của các Tông Đồ, những vị tỏ danh Thiên Chúa ra và đưa con người nam nữ vào mối thân t́nh yêu thương với Thiên Chúa. Bởi thế Chúa Giêsu nguyện xin cho việc rao giảng của các môn đệ được tiếp tục qua mọi thời đại, cho việc rao giảng này qui tụ con người nam nữ nhận biết Thiên Chúa và Đấng Ngài sai là Chúa Giêsu Kitô Con Ngài. Người nguyện cho con người nam nữ được dẫn đến đức tin, và nhờ đức tin đến yêu thương. Người xin Cha cho thành phần tín hữu này được “ở trong chúng ta” (câu 21); nói cách khác, cho họ sống trong mol61i hiệp thông nội tại với Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô, và mối hiệp thông nội tại với Thiên Chúa này có thể trở thành mối hiệp nhất hữu h́nh. Hai lần Chúa Kitô nói rằng mối hiệp nhất này cần phải làm cho thế gian tin vào sứ vụ của Chúa Giêsu. Bởi thế nó cần phải là một mối hiệp nhất có thể thấy được – một mối hiệp nhất vượt quá những khả thể b́nh thường của loài người trong việc trở thành một dấu hiệu trước thế gian và trung thực hóa sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu làm cho chúng ta vững tâm là việc rao giảng của các Tông Đồ sẽ không ngừng diễn tiến qua gịng lịch sử; là việc rao giảng này bao giờ cũng làm bừng dậy đức tin và qui tụ con người nam nữ về mối hiệp nhất – trong một mối hiệp nhất trở thành chứng từ cho sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô. Thế nhưng, lời nguyện cầu này cũng thách đố chúng ta thực hiện một cuộc liên lỉ khảo sát lương tâm. Vào giờ phút này đây Chúa Kitô đang hỏi chúng ta rằng: nhờ đức tin, các con có đang sống trong mối thân t́nh với Thày và nhờ đó trong mối thân t́nh với Thiên Chúa hay chăng? Hay là các con đang sống cho chính bản thân các con và v́ thế tách rời khỏi đức tin? Và các con bởi thế lại chẳng cảm thấy có lỗi về tính chất bất nhất làm lu mờ đi sứ vụ của Thày trên thế giới và ngăn trở con người nam nữ đến với cuộc gặp gỡ t́nh yêu của Thiên Chúa hay sao? Nó là một phần trong Cuộc Khổ Nạn lịch sử của Chúa Giêsu, và vẫn là một phần trong cuộc Khổ Nạn vẫn diễn tiến khắp gịng lịch sử, ở chỗ Người đă thấy, thậm chí c̣n tiếp tục thấy cho tới nay, tất cả những ǵ đe dọa và hủy diệt mối hiệp nhất. Khi chúng ta suy niệm về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, chúng ta cũng hăy cảm thấy nỗi đớn đau của Chúa Giêsu ở chỗ chúng ta sống tương phản với lời nguyện cầu của Người, ở chỗ cúng ta cự lại t́nh yêu của Người, ở chỗ chúng ta chống lại mối hiệp nhất là những ǵ cần phải làm chứng cho sứ vụ của Người trước thế gian.

 

Vào giờ phút này đây, khi Chúa nơi Bí Tích Thánh Thể rất thánh là ḿnh Người và máu Người, hiến ḿnh vào bàn tay của chúng ta và vào tâm can của chúng ta, chúng ta hăy cảm xúc trước lời nguyện cầu của Người. Chúng ta hăy tiến vào lời cầu nguyện của Người và nhờ đó hăy van xin Người rằng: Lạy Chúa, xin  ban cho chúng con niềm tin tưởng vào Chúa, Đấng là một với Cha trong Thánh Thần. Xin ban cho chúng con biết sống trong t́nh yêu của Chúa nhờ đó trở nên một, như Chúa là một với Cha, để thế giới có thể nhờ đó mà tin tưởng. Amen.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2010/documents/hf_ben-xvi_hom_20100401_coena-domini_en.html