Không có vấn đề chữa lành sự chết. Chúa Kitô là cây sự sống, một lần nữa ở trong tầm tay của chúng ta.”

 Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bài Ging L Vng Phc Sinh 3/4/2010

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Một câu truyện cổ tích của người Do Thái ở cuốn ngụy kinh ‘Cuộc đời của Adong và Evà’ thuật lại rằng, trong cơn bệnh cuối cùng của ḿnh, Adong sai con ḿnh là Seth cùng với Evà vào vùng của Vườn Địa Đường để mang về thứ dầu t́nh thương, ông lấy đó mà xức hầu được khỏi bệnh. Hai người này đă đi t́m cây sự sống, và sau khi họ nguyện cầu và khóc lóc rất nhiều, th́ Tổng Thần Micae hiện ra với họ mà bảo cho họ biết rằng họ sẽ không lấy được dầu của cây t́nh thương ấy và Adong sẽ phải chết. Sau này, các độc giả Kitô hữu đă thêm vào câu nói của vị Tổng Thần này một lời an ủi liên quan tới tác hiệu mà sau 5.500 năm, Vị Vua yêu thương là Đức Kitô sẽ đến, Người là Con Thiên Chúa Đấng sẽ xức dầu t́nh thương của Người cho tất cả những ai tin tưởng nơi Người. ‘Dầu t́nh thương từ muôn đời đến muôn kiếp này sẽ được ban cho những ai được tái sinh bởi nước và Thánh Linh. Bấy giờ, Con Thiên Chúa là Đức Kitô, chan chứa yêu thương, sẽ xuống tận thẳm sâu của trái đất này và sẽ dẫn người cha của ngươi vào Thiên Đàng, đến cây t́nh thương ấy’. Truyền thuyết này phơi bày tất cả nỗi thống khổ của nhân loại trước số mệnh bị bệnh nạn, đớn đau và chết chóc là những ǵ đă được áp đặt trên chúng ta. Việc con người chống cự lại sự chết trở nên tỏ tường: có những nơi người ta luôn nghĩ rằng cần phải có một cái ǵ đó để chữa lành sự chết. Không sớm th́ muộn có thể t́m thấy phương pháp trị liệu chẳng những cho bệnh nạn này kia, mà c̣n cho cả định mệnh tối hậu của chúng ta, cho chính sự chết nữa. Chắc chắn phải có một phương dược bất tử. Cả ngày nay nữa, vẫn tiếp tục xẩy ra việc t́m kiếm một nguồn mạch chữa lành. Khoa y học tân tiến nỗ lực, nếu không muốn nói là loại trừ sự chết, ít là loại trừ được bao nhiêu có thể các nguyên nhân của nó, tŕ hoăn nó càng lâu càng tốt, kéo dài sự sống hơn nữa. Thế nhưng trong giây lát chúng ta hăy suy nghĩ xem những ǵ sẽ thực sự xẩy ra như thế nào nếu chúng ta thành công, có thể sẽ không thể nào hoàn toàn loại trừ hẳn được sự chết, nhưng có thể tŕ hoăn nó đến vô hạn, ở chỗ đạt đến một độ tuổi mấy trăm năm? Phải chăng đó là một điều tốt? Nhân loại sẽ trở thành cũ kỹ quá sức, không c̣n chỗ cho tuổi trẻ nữa. Khả năng canh tân mới mẻ sẽ chết, và sự sống khôn cùng sẽ không c̣n phải là chốn cực lạc nếu có bất cứ một luận phạt nào đó. Việc chữa lành thực sự đối với sự chết cần phải là những ǵ khác. Nó không thể nào chỉ dẫn tới chỗ kéo dài đến vô tận sự sống hiện tại này. Nó cần phải biến đổi đời sống của chúng ta từ bên trong. Nó cần phải tạo nên một sự sống mới trong chúng ta, thực sự thích hợp với cơi vĩnh hằng: nó cần biến đổi chúng ta một cách không phải bị chấm dứt bằng sự chết mà c̣n từ đó bắt đầu một cách viên trọn. Những ǵ mới mẻ và hào hứng nơi sứ điệp Kitô giáo này, nơi Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô, đă là và đang là những ǵ chúng ta đă được nói cho biết rằng: vâng, đúng thế, việc chữa lành sự chết này, phương dược thực sự của sự bất tử này, quả thực là có. Nó đă được t́m thấy. Ở trong tầm tay của chúng ta. Phương dược này đă được ban cho chúng ta nơi Phép Rửa. Một sự sống mới bắt đầu nơi chúng ta, một sự sống chín mùi trong đức tin và không bị tàn lụi trước cái chết của đời sống cũ kỹ, nhưng từ đó nó mới hoàn toàn được tỏ hiện.

 

Về điều này, đối với một số người, có lẽ là nhiều người, sẽ phản ứng rằng tôi thực sự đă nghe thấy sứ điệp ấy, nhưng tôi c̣n thiếu đức tin. Thậm chí cả những ai muốn tin tưởng cũng sẽ hỏi rằng phải chăng thực sự là như thế? Làm thế nào chúng tôi có thể cho ḿnh thấy được nó? Làm thế nào việc biến đổi đời sống cũ này xẩy ra được, để có thể hạ sinh vào sự sống mới bất tử đây? Một lần nữa, có một bản văn cổ Do Thái có thể giúp chúng ta h́nh thành một tư tưởng về tiến tŕnh huyền nhiệm được bắt đầu nơi chúng ta khi lănh nhận Phép Rửa. Trong đó bản văn này lập lại việc làm thế nào tổ phụ Enóc được mang lân ngai ṭa Thiên Chúa. Thế nhưng ông cảm thấy hết sức sợ hăi trước sự hiện diện của các quyền năng thần trời vinh hiển, và theo nỗi yếu đuối loài người của ḿnh, ông không thể chiêm ngưỡng dung nhan Thiên Chúa. Theo lời trích từ sách Enóc này th́ “’bấy giờ Thiên Chúa nói cùng thần Minh-Kha (Michael) rằng hăy đến với Enóc mà cởi y phục trần gian của hắn ra. Hăy xức cho hắn dầu ngọt ngào và khoác vào người hắn áo choàng vinh quang!’ Và thần Minh-Kha cởi phục sức của tôi ra, xức cho tôi dầu ngọt ngào, và dầu này c̣n hơn là thứ ánh sáng rạng ngời… ánh quang của nó như các tia sáng của mặt trời. Khi tôi nh́n vào bản thân ḿnh, tôi thấy tôi như là một trong những hữu thể hiển vinh” (Ph. Rech, Inbild des Kosmos, II 524).

 

Đúng thế, việc được tái mặc lấy y phục mới của Thiên Chúa, đó là những ǵ xẩy ra nơi phép rửa, đức tin Kitô giáo nói với chúng ta như vậy. Thật sự là việc thay đổi phục sức là những ǵ tiếp tục suốt cả cuộc đời. Những ǵ xẩy ra nơi phép rửa là khởi đầu cho một tiến tŕnh bao gồm toàn thể đời sống chúng ta – nó làm cho chúng ta xứng với cơi vĩnh hằng, ở chỗ, được khoác lấy bộ y phục ánh sáng của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta có thể xuất hiện trước nhan Thiên Chúa và sống với Ngài muôn đời.

 

Trong nghi thức rửa tội có hai yếu tố bày tỏ biến cố này và làm cho nó trở nên hữu h́nh một cách đ̣i chúng ta phải dấn thân cho đến hết cuộc đời c̣n lại của chúng ta. Trước hết là nghi thức từ bỏ cùng với những lời hứa hẹn. Ở thời Giáo Hội sơ khai, người lănh nhận phép rửa hướng về phía tây, biểu hiệu cho bóng tối, cho mặt trời lặn, cho sự chết và v́ thế cho sự thống trị của tội lỗi. Người chịu phép rửa hướng về phía đó mà tuyên bố ba lần rằng “không”: không với ma quỉ, không với những thứ phùa hoa của hắn và không với tội lỗi. Chữ “phù hoa” lạ này, tức là những thu hút hấp dẫn của ma quỉ, ám chỉ đến những ǵ là rạng ngời của việc tôn sùng xa xưa đối với các thần linh cũng như đến hí trường cổ là nơi lấy làm thích thú khi thấy con người bị các con hoang thú cấu xé tứ chi của họ. Những ǵ bị từ bỏ bởi tiếng “không” này là một loại văn hóa gài bẫy con người nơi việc tôn thờ quyền lực, nơi thế giới tham lam, nơi những dối trá, nơi bạo tàn hung ác. Nó là hành động giải phóng khỏi việc áp đặt một thứ h́nh thức của cuộc sống được hiện lên như là những ǵ khoái lạc nhưng lại mau chóng hủy hoại đi tất cả những ǵ tốt đẹp nhất nơi con người. Việc từ bỏ này – mặc dù ở dạng thức ít thê thảm – vẫn là một yếu tố thiết yếu của phép rửa ngày nay. Chúng ta cởi bỏ “những thứ y phục cũ” là những ǵ chúng ta không thể mặc ở trước nhan Thiên Chúa. Hay nói đúng hơn, chúng ta bắt đầu loại trừ chúng. Việc từ bỏ này thực sự là lời hứa hẹn chúng ta như đưa bàn tay chúng ta ra cho Chúa Kitô, để Người có thể hướng dẫn chúng ta và tái phục sức hóa cho chúng ta. Những “bộ y phục” này chúng ta cởi ra là ǵ, lời chúng ta hứa đây là chi, cả hai đều trở nên rơ ràng khi chúng ta thấy đoạn 5 Thư gửi giáo đoàn Galata những ǵ được Thánh Phaolô gọi là “các công việc của xác thịt” – một từ ngữ ám chỉ một cách chính xác đến những phục sức cũ kỹ bị chúng ta cởi bỏ. Thánh Phaolô bởi thế điểm mặt chúng là “dâm bôn, ô uế, phóng đăng, thờ quấy, ma thuật, hằn thù; ḱnh địch, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè đảng, ganh tị, say sưa, chè chén và các điều khác giống như vậy” (Gal 5:19ff.). Chún g là những bộ y phục chúng ta cởi bỏ: những bộ y phục của chết chóc.                                                    

 

Bởi thế, về phần thực hành của Giáo Hội sơ khai, con người lkănh nhận phép rửa hướng về phía đông – biểu hiệu cho ánh sáng, biểu hiệu cho mặt trời lịch sử mới lên, biểu hiểu cho Chúa Kitô. Thụ lănh nhân phép rửa quyết định một hướng đi mới  trong cuộc đời của ḿnh, đó là niềm tin tưởng vào Vị Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng họ phó thác bản thân ḿnh. Bởi thế, chính Thiên Chúa là Đấng mặc cho chúng ta bộ y phục ánh sáng. Thánh Phaolô gọi những “phục sức” mới này là “các hoa trái của thần trí”, và ngài diễn tả chúng như sau: “mến yêu, vui mừng, b́nh an, rộng răi, tốt lành, lương thiện, tín trực, hiền từ, tiết độ”(Gal 5:22).

 

Trong thời Giáo Hội sơ khai, ứng sinh phép rửa bấy giờ thực sự cởi bỏ hết quần áo của ḿnh. Họ trầm ḿnh vào bề rửa tội và nổi lên ba lần – một biểu hiệu về sự chết được bày tỏ tất cả những ǵ là sâu xa nhất của việc cởi bỏ và thay đổi y phục. Sự sống trước kia bị sự chết làm chủ được ứng sinh phép rửa trao phó cho cái chết với Chúa Kitô, và họ để ḿnh được nâng lên bởi và với Chúa Kitô vào một sự sống mới biến đổi họ cho đến muôn đời. Thế rồi, việc nổi lên từ nước của phép rửa, thành phần tân ṭng được mặc lấy tấm áo trắng, tấm áo ánh sáng của Thiên Chúa, và họ lănh nhận cây nến sáng như một dấu hiệu của sự sống mới trong ánh sáng được chính Thiên Chúa thắp sáng lên trong họ. Họ biết rằng họ đă lănh nhận phương dược bất tử, những ǵ hoàn toàn được hiện thực ở lúc họ hiệp lễ. Trong bí tích này, chúng ta được lănh nhận thân ḿnh của Chúa phục sinh và chính chúng ta được lôi kéo tới thân ḿnh này, được mạnh mẽ giữ lấy bởi Đấng đă chiến thắng sự chết và là Đấng đưa chúng ta vượt qua sự chết.

 

Qua các thế kỷ, những biểu hiệu này đă được đơn giản hóa, thế nhưng nội dung thiết yếu của phép rửa vẫn c̣n nguyên như vậy. Nó không phải chỉ là việc tẩy rửa, lại càng không phải là một cái ǵ đó nhập môn phức tạp vào một đoàn thể mới. Nó là cái chết và phục sinh, là việc tái sinh vào đời sống mới.

 

Thật vậy, không có vấn đề chữa lành sự chết. Chúa Kitô là cây sự sống, một lần nữa ở trong tầm tay của chúng ta. Nếu chúng ta sống gần gũi Người th́ chúng ta có sự sống. Bởi thế, trong đêm phục sinh này, với tất cả tâm hồn ḿnh, chúng ta sẽ hát lên lời alleluia, bài ca của niềm vui không cần đến ngôn từ. Do đó Thánh Phaolô mới nói với Kitô hữu thành Philiphê rằng: “Anh chị em hăy luôn hân hoan trong Chúa, một lần nữa tôi muốn nói rằng anh chị em hăy hân hoan!” (Phil 4:4). Niềm vui không thể nào lại là những ǵ truyền khiến. Nó chỉ có thể là những ǵ được ban tặng. Chúa phục sinh ban cho chúng ta niềm vui đó là sự sống đích thực. Chúng ta đă được muôn đời ǵn giữ trong t́nh yêu thương của Đấng được toàn quyền trên trời dưới đất (cf Mt 28:18). Nhờ đó, tin tưởng bởi được lắng nghe, chúng ta cùng với Giáo Hội Cầu Nguyện trên các Lễ Vật trong phụng vụ đêm này rằng: Xin hăy chấp nhận những lời nguyện cầu và các của lễ của dân Chúa. Với ơn Chúa giúp, chớ ǵ mầu nhiệm Phục Sinh của việc chúng con được cứu chuộc làm hoàn hảo công việc cứu độ được Chúa bắt đầu nơi chúng con. Amen.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2010/documents/hf_ben-xvi_hom_20100403_veglia-pasquale_en.html