Thượng Nghị Giám Mục Trung Đông được diễn tiến trong 2 tuần lễ, từ
Chúa Nhật 10/10 đến Chúa Nhật 24/10/2010 tại Vatican, vớ đề tài:
“Giáo Hội Công Giáo ở Trung Đông. Hiệp Thông và Chứng Từ. Bấy giờ
cộng đồng những ai tin tưởng chỉ có một tâm can và một linh hồn”.
Thành phần tham dự gồm có 177 vị nghị phụ và 69 hợp tác viên. Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI đă chủ tế Thánh Lễ Khai Mạc vào lúc 9 giờ 30
sáng Chúa Nhật 10/10/2010 tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Sau đây là nguyên
văn một số câu tiêu biểu trong bài giảng khai mạc của ngài.
“… Chúng ta cảm tạ Chúa v́ Ngài đă cho Trung
Đông,
bất chấp những biến cố thường khó khăn và dày ṿ dằn vặt, có
được sự hiện diện của Kitô hữu từ thời Chúa Giêsu liên tục cho tới
ngày nay.
Ở những miền đất ấy, Giáo Hội
Chúa Kitô duy nhất được bày tỏ nơi các truyền thống khác nhau về
phụng vụ, linh đạo, văn hóa và giáo huấn của 6 Giáo Hội Công Giáo
Đông Phương sui iuris (theo luật riêng) cũng như nơi truyền thống
Latinh….
“Với
tính chất chuyên biệt của ḿnh, miền đất được chúng ta gọi là ‘Trung
Đông’,
làm thành miền đất của những ǵ điều hợp. Thiên Chúa cũng thấy miền
đất này ở một quan điểm khác, có thể nói là ‘từ trên cao’: nó là
miền đất của Abraham, Isaac và Giacóp; miền đất của cuộc Xuất Hành
và cuộc lưu nay trở về; miền đất của Đền Thờ và của các vị Tiên Tri,
miền đất Người Con Duy Nhất của Mẹ Maria đă giáng sinh, sinh sống,
tử nạn và phục sinh từ trong kẻ chết; cái nôi của
Giáo Hội, một Giáo Hội được thiết lập để mang Phúc Âm Chúa Kitô đến
tận cùng trái đất.
Cả chúng ta nữa, là thành phần tín hữu, cũng nh́n Trung
Đông theo nhăn quan ấy, theo quan điểm của lịch sử cứu độ.
Chính quan điểm nội tại này đă hướng dẫn tôi trong những chuyến Tông
Du ở Thổ Nhĩ Kỳ, Thánh Địa và Jordan, Do Thái, Palestine và Cyprus,
những nơi tôi có thể cảm nghiệm trực tiếp thấy niềm vui và quan tâm
của các cộng đồng Kitô hữu. Đó cũng là lư do tôi đă sẵn sàng chấp
nhận đề nghị của các vị Thượng Phụ và Giám Mục để triệu tập một
Thượng Nghị Giám Mục để cùng nhau suy tư, theo chiều hướng Thánh
Kinh và các truyền thống của Giáo Hội, về t́nh trạng hiện tại cũng
như tương lai của thành phần tín hữu cũng như của các dân tộc ở
Trung Đông.
“Nh́n vào phần
đất ấy của thế giới theo nhăn quan của Thiên Chúa nghĩa là nh́n nhận
nơi nó ‘cái nôi’ của một dự án cứu độ phổ quát trong yêu thương, một
mầu nhiệm của mối hiệp thông được trở thành chân thực trong tự do và
v́ thế cần con người đáp ứng.
Abraham, các vị tiên tri và Trinh Nữ Maria là những nhân vật chính
yếu của việc đáp ứng ấy, một đáp ứng dù sao cũng được nên trọn nơi
Chúa Giêsu Kitô, người con của mảnh đất này những lại hạ giáng từ
Trời. Từ Người, từ Trái Tim của Người và Thần Linh của Người đă xuất
phát Giáo Hội, một Giáo Hội đang lữ hành trên trần thế nhưng thuộc
về Người. Giáo Hội
được thiết lập để làm dấu chỉ và dụng cụ của dự án đặc thù và phổ
quát cứu độ của Thiên Chúa nơi loài người; Giáo Hội hoàn thành sứ vụ
này chỉ bằng việc trở thành chính ḿnh, tức là, trở thành ‘mối hiệp
thông và chứng từ’,
như được thấy nơi đề tài cho Thượng Nghị Giám Mục được khai mạc hôm
nay, liên quan tới câu định nghĩa nổi tiếng của Thánh Luca về cộng
đồng Kitô hữu tiên khởi: ‘Toàn thể nhóm tín hữu hiệp nhất nên một
tấm ḷng và linh hồn’ (Acts 4:32). Không hiệp
thông sẽ không thể nào có chứng từ: đời sống hiệp thông thực sự là
một đại chứng từ.
Chúa Giêsu đă hiển nhiên nói về điều này: ‘Chính ở nơi t́nh các con
yêu thương nhau mà mọi người sẽ nhận biết các con là moan đệ của
Thày’ (Jn 13:35). Mối hiệp thông này cũng là sự sống của Thiên Chúa,
một sự sống được truyền đạt bởi Thánh Thần, qua Chúa Giêsu Kitô. Bởi
thế nó là một tặng ân, không phải là một cái ǵ đó tự chúng ta cần
phải xây dựng bằng nỗ lực của ḿnh. Chính v́ thế nó cần đến tự do
của chúng ta và chờ chúng ta đáp ứng: hiệp
thông bao giờ cũng đ̣i hỏi hoán cải,
như một tặng ân được tốt đẹp hơn khi nó được đón nhận và sử dụng.
Ở Giêrusalem các Kitô hữu tiên khởi thí ít ỏi. Không ai ngờ được
những ǵ xẩy ra. Và Giáo Hội tiếp tục sống động bằng cùng một sức
mạnh giúp Giáo Hội có thể khởi nguyên và phát triển.
Hiện
Xuống là biến cố nguyên thủy nhưng cũng là một tác lực vĩnh viễn,
và Thượng Nghị Giám Mục là thời điểm đặc biệt để ơn Thánh Linh được
tái diễn trong cuộc hành tŕnh của Giáo Hội, nhờ đó Tin Mừng được
công khai loan báo và lắng nghe bởi tất cả mọi dân tộc.
“Bởi vậy, lư do cho cuộc thượng nghị giám mục này là một lư do về
mục vụ. Trong khi không thể nào bỏ qua t́nh h́nh tế nhị và có những
lúc thảm thương về xă hội và chính trị của một số xứ sở, các vị Mục
Tử ở các Giáo Hội Trung Đông cũng muốn tập trung vào các khía cạnh
về sứ vụ của ḿnh… Thượng
Nghị muốn làm tái day lên mối hiệp thông của Giáo Hội Công Giáo ở
Trung Đông. Trước hết nơi mỗi Giáo Hội…. Để rồi từ đó nơi những mối
liên hệ với các Giáo Hội khác…
Cơ
hội này cũng thuận lợi để tiếp tục việc đối thoại một cách xây dựng
với những người Do Thái, thành phần chúng ta được thắt kết bằng một
mối liên hệ bất khả phân ly, một lịch sử dài của Giao Ước, như chúng
ta với những tín đồ Hồi Giáo.
Hoạt
động của Thượng Nghị này cũng hướng tới chứng từ của các Kitô hữu ở
lănh vực cá nhân, gia đ́nh và xă hội. Điều này cần đến việc tái củng
cố căn tính Kitô giáo bằng Lời Chúa và các Bí Tích.
Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng tín hữu cảm thấy hân hoan sống ở
Thánh Địa, một mảnh đất diễm phúc v́ sự hiện diện và v́ Mầu Nhiệm
Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô. Qua các thế kỷ, những Nơi Chốn này đă
thu hút đông đảo thành phần hành hương và thậm chí những con người
nam nữ ở các cộng đồng tôn giáo, thành phần coi là một đặc ân lớn
lao được sống và làm chứng ở mảnh đất của Chúa Giêsu. Bất chấp những
khó khăn, Kitô hữu ở Thánh Địa được kêu gọi để làm dậy lên ư thức
của họ về việc làm những viên đá sống của Giáo Hội ở Trung Đông, ở
những Nơi Thánh của việc cứu độ chúng ta. Tuy nhiên, việc sống một
cách xứng đáng ở xứ sở của ḿnh trước hết là một quyền căn bản: v́
thế, những
điều kiện về ḥa b́nh và công lư, những ǵ cần phải được cổ vơ cho
việc phát triển ḥa hợp của tất cả những ai sống ở miền đất này. Thế
nên, tất cả mọi người đều được kêu gọi góp phần của ḿnh:
cộng đồng quốc tế, bằng việc nâng đỡ một đường lối vững chắc, trung
thành và xây dựng hướng tới ḥa b́nh; những tôn giáo thịnh hành nhất
trong vùng, trong việc cổ vơ các thuư giá trị về thiêng liêng và văn
hóa liên kết con người lại với nhau và loại trừ việc bạo động.
Các Kitô hữu
sẽ tiếp tục góp phần chẳng những bằng hoạt động cỗ vơ về xă hội, như
các cơ cấu giáo dục và sức khỏe, nhưng trên hết bằng tinh thần các
Phúc Đức Phúc Âm, những phúc đức làm bừng lên việc thực hành thứ tha
và ḥa giải.
Trong việc dấn thân ấy, họ luôn được hỗ trợ bởi toàn thể Giáo Hội,
như được trân trọng chứng thực bằng sự hiện diện nơi nay thành phần
Đại Biểu của các Hàng Giáo Phẩm thuộc các châu lục khác.
….”
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
10/10/2010
(những chỗ được in đậm
lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm
chính yếu quan trọng)