"Dung
nhan của Giáo Hội bị bẩn bụi, và đó là những ǵ chúng ta đă từng
chứng kiến thấy. Tấm áo choàng của Giáo Hội bị xé rách - bởi tội lỗi
của các linh mục.
"
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI:
Bài Nhận Định Tất Niên T́nh H́nh Giáo Hội nhân dịp Chúc Mừng Giáng
Sinh 2010 Giáo Triều Rôma Thứ Hai 20/12/2010
Chư Hồng Y thân mến.
Chư Huynh Giám Mục và Linh Mục,
Anh Chị Em thân mến,
Tôi rất hân hoan được ở đây với anh chị em, các Phần Tử thuộc Hồng Y
Đoàn và Đại Diện Giáo Triều Rôma cùng Governatorato,
về truyền thống chúc mừng này. Tôi muốn ngỏ lời chào thân ái tới
từng người trong anh chị em, bắt đầu từ Đức Hồng Y Angelo Sodano, vị
tôi xin cám ơn về ḷng cảm mến và hiệp thông của ngài cũng như về
những lời chúc nồng nàn tốt đẹp của ngài ngỏ cùng tôi thay cho anh
chị em.
Prope est jam Dominus, venite, adoremus!
Như là một gia đ́nh duy nhất, chúng ta hăy chiêm ngưỡng mầu nhiệm
Emmanuel, mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng chúng ta, như Đức Hồng Y đă
nói. Tôi hân hoan đáp lại những lời chúc tốt đẹp của ngài và tôi rất
chân thành cám ơn tất cả anh chị em, kể cả các vị Đại Diện Giáo
Hoàng ở khắp nơi trên thế giới, về việc góp phần khả hữu và quảng
đại giúp cho Vị Đại Diện của Chúa Kitô cũng như cho Giáo Hội.
Excita, Domine, potentiam tuam, et veni.
Được lập đi lập lại trong Mùa Vọng, phụng vụ của Giáo Hội cầu nguyện
bằng những lời này hay những lời tương tự. Chúng là những lời thỉnh
nguyện có lẽ được thành h́nh vào lúc Đế Quốc Rôma đang lúc suy
thoái. T́nh trạng phân ly tách rời của các nguyên tắc chính về luật
lệ cũng như về các thái độ nồng cốt về luân lư chi phối chúng đă làm
vỡ những đập nước mà cho đến bấy giờ đă từng bảo vệ cuộc chung sống
an b́nh giữa các dân tộc. Mặt trời đă lặn xuống trên toàn thế giới.
Những tàn phá thiên nhiên thường xẩy ra càng gia tăng cảm giác bất
an này. Không có một quyền lực nào trước mắt có thể chặn lại cái suy
thoái ấy. Bởi thế lại càng phải kêu cầu quyền năng của Thiên Chúa:
van xin Ngài đến bảo vệ dân Ngài khỏi tất cả mọi thứ đe dọa ấy.
Excita, Domine, potentiam tuam, et veni.
Cả ngày nay nữa, chúng ta có nhiều lư do để liên kết ḿnh với lời
nguyện cầu Mùa Vọng này của Giáo Hội. V́ đối với tất cả những niềm
hy vọng và khả thể mới mẻ của ḿnh, thế giới của chúng ta cũng đồng
thời đang bị trục trặc bởi cảm quan là t́nh trạng đồng tâm nhất trí
về luân lư đang sụp đổ, một đồng tâm nhất trí không thể thiếu
cho việc hành sự của các cấu trúc về pháp lư và chính trị. Hậu quả
xẩy ra đó là những năng lực được vận dụng để bênh vực những cấu
trúc ấy dường như trở nên bất khả.
Excita -
lời cầu nguyện này gợi lại tiếng kêu lên Chúa Kitô là Đấng đang ngủ
trong chiếc thuyền của các môn đệ bị băo tố dập vùi gần ch́m xuống.
Khi lời quyền năng của Ngùi đă dẹp yên cơn băo tố, Người liền quở
các môn đệ v́ t́nh trạng kém tin của các vị (cf Mt 8:26 et par).
Người muốn nói rằng: chính đức tin của các con đang ngủ. Người cũng
sẽ nói như vậy với chúng ta. Cả đức tin của chúng ta nữa thường
thiếp ngủ. Bởi vậy chúng ta hăy xin Người giữ chúng ta tỉnh táo cho
khỏi giấc ngủ của một đức tin đă trở thành mệt mỏi, cũng như phục
hồi lại cho đức tin ấy quyền năng chuyển dời núi non, tức là, khả
năng sắp xếp một cách chính đáng các công việc của thế giới này.
Excita, Domine, potentiam tuam, et veni:
giữa khổ nạn cả thể lớn lao chúng ta gặp phải trong năm qua, th́ lời
cầu Mùa Vọng này thường ở trong tâm trí của tôi cũng như trên môi
miệng của tôi. Chúng ta đă bắt đầu Năm cho Các Linh Mục hết sức hân
hoan vui mừng, và tạ ơn Chúa, chúng ta đă có thể kết thúc năm này
với đầy ḷng biết ơn, bất kể xẩy ra sự kiện bị phơi bày rất khác với
cách thức chúng ta mong đợi. Trong số các linh mục chúng ta cũng như
trong số thành phần tín hữu giáo dân, nhất là giới trẻ, đă có một ư
thức mới về một tặng ân cao cả biết bao được Chúa ủy thác cho chúng
ta nơi thiên chức linh mục của Giáo Hội Công giáo. Chúng ta ư thức
một cách mới mẻ là tuyệt vời biết bao con người được nhân danh Thiên
Chúa có toàn quyền phán lời tha tội, và nhờ đó có thể biến đổi thế
giới, có thể thay đổi cuộc đời; chúng ta đă thấy được tuyệt vời biết
bao là con người có thể phán những lời truyền phép là những lời nhờ
đó Chúa Kitô lôi kéo những ǵ thuộc thế giới vào bản thân ḿnh, và
từ đó tức khắc biến đổi bản thể của nó; chúng ta nhận thức rằng
tuyệt vời biết bao, bằng quyền năng của Chúa, có thể gần gũi với con
người trong những lúc vui mừng cũng như buồn khổ, trong những lúc
quan trọng của đời sống họ cũng như trong những lúc tăm tối của họ;
tuyệt vời thay trong đời sống của ḿnh con người ra tay làm việc,
không phải là việc này hay việc kia, mà là chính sự sống con người -
giúp họ cởi mở với Thiên Chúa cũng như sống bởi Thiên Chúa. Bởi thế,
chúng ta tất cả càng cảm thấy chán nản khi thấy trong năm của tất cả
mọi năm này ở một mức độ chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi việc
lạm dụng t́nh dục trẻ em vị thành niên gây ra bởi các vị linh mục,
thành phần đă xoắn vặn bí tích thành những ǵ đối nghịch của nó, và
nấp dưới những ǵ là linh thánh gây tổn thương sâu xa cho những con
người ở vào thời niên thiếu của họ, gây tác hại cho cả cuộc đời của
họ.
Trong bối cảnh đó, tôi nghĩ đến một thị kiến của Thánh Hildegard of
Bingen, một thị kiến diễn tả cho thấy một cách bàng hoàng những ǵ
chúng ta trải nếm trong năm qua. "Vào năm Chúa nhập thể 1170, tôi
nằm trên giường bệnh một thời gian lâu, hoàn toàn tỉnh táo cả xác
lẫn hồn, tôi đă thị kiến thấy một người nữ tuyệt đẹp khôn lường đối
với trí khôn nhân loại. Bà đứng cao từ đất tới trời. Dung nhan của
bà cói ngời và ánh mắt của bá hướng về trời. Bà mặc một chiếc áo
choàng bằng lụa mầu sữa với một tấm vải khoác ở bên ngoài được
trang điểm bằng những thứ đá rất quí. Chân bà đi đôi hài bằng mă
năo. Thế nhưng dung nhan của bà lại bị bụi bám, áo choàng của bà bị
toạc xuống ở phía bên phải, tấm vải khoác của bà không c̣n óng ánh
mỹ miều và đôi hài của bà đă trở nên đen đủi. Và chính bà, bằng một
giọng nói vang lên trầm buồn, kêu lên các tầng trời cao mà nói: 'Hỡi
trời cao, xin hăy nghe đây, dung nhan của tôi bị bôi nhọ biết bao;
hỡi trái đất, hăy khóc than v́ áo choàng của tôi bị toạc ra; hỡi vực
thẳm, hăy kinh hăi, v́ đôi hài của tôi đă trở nên đen ng̣m!'
Và
bà tiếp tục nói: 'Tôi ẩn thân trong ḷng của Cha cho tới khi Con
Người là Đấng được thụ thai và hạ sinh một cách trinh nguyên tuôn đổ
máu của Người ra. Bằng máu như của hồi môn ấy của ḿnh, Người đă
đính hôn với tôi. V́ những thương tích nơi Vị Hôn Phu của tôi vẫn
c̣n mới và mở ra bao lâu những thương tích v́ tội lỗi của con người
này tiếp tục nở rộng. Và những thương tích của Chúa Kitô vẫn mở ra
bởi các tội lỗi của linh mục. Chúng xé rách áo choàng của tôi, v́ họ
là thành phần vi phạm Lề Luật, Phúc Âm và chức linh mục của họ; họ
bôi bẩn tấm vải khoác của tôi bằng việc hoàn toàn bỏ bê các tứ qui
định họ cần phải tuân giữ; đôi hài của tôi cũng trở nên đen, v́ các
vị linh mục không theo những đường nẻo của sự công chính là những ǵ
cứng cỏi và khó chịu, hay nêu gương sáng cho những ai thuộc về họ.
Tuy nhiên, nơi một số trong họ, tôi thấy được những ǵ là rạng ngời
chân lư'.
Và
tôi đă nghe thấy từ trời phát ra một tiếng nói rằng: 'H́nh ảnh này
là những ǵ tiêu biểu cho Giáo Hội. Đó là lư do, Ôi Chúa là Đấng
thấy được tất cả những sự ấy và là Đấng lắng nghe lời than van đây,
xin hăy công bố nó cho các vị linh mục được ủy thác cho việc dẫn dắt
và hướng dẫn dân Chúa và cho họ như cho các vị tông đồ xưa lệnh
truyền hăy đi khắp thế giới giảng dạy Phúc Âm cho tất cả mọi tạo vật'
(Mk 16:15)" (Letter to Werner von Kirchheim and his Priestly
Community: PL 197, 269ff.).
Trong thị kiến này của Thánh Hildegard, dung nhan của Giáo Hội bị
bẩn bụi, và đó là những ǵ chúng ta đă từng chứng kiến thấy. Tấm áo
choàng của Giáo Hội bị xé rách - bởi tội lỗi của các linh mục. Cách
thức ngài đă thấy và diễn tả chính là cách chúng ta đă cảm nghiệm
thấy xẩy ra trong năm nay. Chúng ta cần phải chấp nhận nỗi nhục nhă
này như một lời huấn dụ nh́n nhận sự thật và là một lời kêu gọi canh
tân. Chỉ có sự thật mới là những ǵ cứu vớt. Chúng ta cần phải tự
hỏi ḿnh chúng ta có thể làm ǵ để có thể sửa lại bao nhiêu có thể
những bất chính đă xẩy ra. Cúng ta cần phải tự hỏi những ǵ là sai
trái nơi việc rao giảng của cúng ta, nơi tất cả cách sống đời Kitô
hữu của chúng ta, khiến cho những sự ấy xẩy ra. Chúng ta cần phải có
một quyết tâm mới bằng đức tin và qua việc hành thiện. Chúng ta cần
phải làm sao có thể thực hiện việc thống hối. Chúng ta cần phát dứt
khoát thực hiện hết mọi sự có thể trong việc đào luyện linh mục để
ngăn ngừa bất cứ những ǵ như thế tái diễn. Đây cũng là giây phút
bày tỏ những lời tạ ơn chân thành đến tất cả những ai thực hiện việc
giúp đỡ các nạn nhân và phục hồi ḷng tin tưởng của họ nơi Giáo Hội,
giúp họ có thể tin tưởng vào giáo huấn của Giáo Hội. Trong những lần
tôi gặp gỡ thành phần nạn nhân của thứ tội lỗi này, bao giờ tôi cũng
thấy được những con người hết sức dấn thân đứng bên cạnh những ai
đang chịu đựng khổ đau và từng bị tác hại. Đây cũng là cơ hội để tạ
ơn nhiều vị linh mục tốt lành, những vị tác hành như những máng
chuyên sự thiện hảo của Chúa bằng ḷng khiêm nhượng và trung thành,
và cho dù giữa những ǵ là tàn phá hủy hoại, vẫn làm chứng cho vẻ
đẹp bất khả thiệt hại của chức linh mục.
Chúng ta quá biết về tính chất trầm trọng đặc biệt của thứ tội bị
các vị linh mục vi phạm ấy cũng như của những ǵ liên quan tới trách
nhiệm của chúng ta. Thế nhưng, chúng ta không thể giữ thinh lặng
liên quan tới bối cảnh của các thời điểm phơi bày những biến cố này.
Đang có một thị trường về vấn đề khiêu dâm trẻ em, một cách nào đó,
dường như được xă hội càng ngày càng coi như là chuyện b́nh thường.
Vấn đề huỷ hoại tâm lư của trẻ em, trong đó, con người bị biến thành
những thứ hàng hóa bán buôn, là một dấu hiệu kinh hoàng của thời đại.
Qua các vị Giám Mục thuộc những xứ sở đang phát triển, tôi đă nghe
đi nghe lại vấn đề du lịch t́nh dục đe dọa ra sao cả một thế hệ và
tác hại tới tự do của thế hệ này cùng với nhân phẩm của nó.
Sách Khải Huyền
bao gồm, trong số các trọng tội của Babylon - h́nh ảnh tiêu biểu cho
các đại đô vô đạo trên thế giới - sự kiện buôn bán thân xác và linh
hồn và coi các xác hồn này như những món hàng (cf Rev 18:13). Trong
bối cảnh ấy, vấn đề ma túy cũng ngóc đầu lên, và bằng việc gia tăng
quyền lực của ḿnh, đang vươn những nhánh bạch tuộc của ḿnh ra khắp
thế giới - một diễn tả hùng hồn về cái áp chế của phú quí đang làm
hư hoại nhân loại. Không bao giờ khoái lạc cho vừa, và cái thái quá
của sự say nghiện ảo ảnh đang trở thành một thứ bạo động phân mảnh
tất cả các phần đất ra - và tất cả những sự ấy đều nhân danh của một
thứ hiểu lầm tai hại về tự do là những ǵ thực ra làm hao ṃn tự do
của con người và cuối cùng hủy hoại tự do của con người.
Để
chống lại với những thứ quyền lực ấy, chúng ta cần phải chú ư tới
các nền tảng về ư hệ của chúng. Trong thập niên 1970, vấn đề ham
thích t́nh dục trẻ em được lư thuyết hóa như là những ǵ hoàn toàn
hợp với con người và thậm chí hợp với trẻ em. Tuy nhiên, điều này
thuộc về một thứ xuyên tạc sâu xa quan niệm về
đặc tính của một tập
thể. Thậm chí ngay cả trong lănh vực thần học Công giáo,
vấn đề vẫn được chủ trương rằng không có những điều tự ḿnh là xấu
và tự ḿnh là tốt. Chỉ có một "cái tốt hơn" và một "cái tệ hơn".
Không có ǵ tự nó là tốt hay xấu. Hết mọi sự đều lệ thuộc vào hoàn
cảnh cũng như vào mục đích trước mắt. Bất cứ cái ǵ cũng có thể là
tốt hay xấu, tùy theo mục đích và hoàn cảnh. Luân lư được thay thế
bằng một thứ tính toán theo các thành quả, và theo tiến tŕnh th́
luân lư sẽ biến mất. Những tác dụng của những lư thuyết này là những
ǵ hiển nhiên hôm nay đây. Chống lại với chúng, Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II, trong Thống Điệp Rạng Ngời Chân Lư năm 1993 của ḿnh, đă
mạnh mẽ theo đại truyền thống về
đặc tính
Kitô giáo về lư trí nói về những nền tảng thiết yếu và vĩnh viễn của
hành động luân lư. Ngày nay, cần phải tái chú trọng tới văn kiện này
như là cách thức đạo luyện lương tâm. Chúng ta có trách nhiệm làm
cho các qui tắc khả thính và khả tri ấy cho con người ngày nay một
lần nữa trở thành như những đường lối cho một thứ nhân bản đích thực,
trong bối cảnh của mối quan tâm toàn diện của chúng ta về nhân loại.
(ĐTC
nói về Thượng Nghị đặc biệt của Giáo Hội ở Trung Đông, trong đó bao
gồm cả chuyến tông du đến Cyprus của ngài. Sau đó ngài nói tới
chuyến tông du Hiệp Vương Quốc và sau hết ngài nói tới 3 chuyến tông
du tiếp theo đến Malta, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong cùng năm
2010. Tuy nhiên, chuyến tông du quan trọng nhất trong năm phải kể
đến ở Hiệp Vương Quốc, một chuyến tông du trực tiếp đến luồng tư
tưởng ngài thấm thía cảm nhận và đang khai triển trên đây, những tư
tưởng giờ đây liên quan đặc biệt tới vị Tân Chân Phước John Henry
Newman như thế này:...)
Alexis de Tocqueville, vào thời điểm của ḿnh, đă nhận định rằng nền
dân chủ ở Hoa Kỳ đă trở nên khả dĩ và thành công là v́ có được một
sự đồng thuận căn bản về luân lư, một sự đồng thuận liên kết hết mọi
người, vượt trên những đơn vị riêng tư. Chỉ khi nào có được một sự
đồng thuận như thế trên những ǵ là thiết yếu th́ hiến pháp và luật
pháp mới có thể hành sử. Sự đồng thuận nền tảng này xuất phát từ di
sản Kitô giáo đang gặp nguy biến ở bất cứ lúc nào vị thế của nó, vị
thế của việc luập luận theo luân lư, bị qua mặt bởi thứ lư lẽ thuần
phương tiện được tôi nói đến trên đây. Thực tế cho thấy nó làm cho
trí khôn trở nên mù tối đối với những ǵ là thiết yếu. Việc chống
lại t́nh trạng lu mờ về lư trí này cũng như để bảo tồn khả năng của
nó trong việc thấy được những ǵ là thiết yếu, thấy được Thiên Chúa
và con người, thấy được những ǵ là thiện hảo và những ǵ là chân
thực, là mối quan tâm chung cần phải liên kết tất cả mọi con người
thành tâm thiện chí. Chính tương lai của thế giới đang gặp nguy nan.
Sau
hết, tôi cần phải nhắc lại một lần nữa việc phong chân phước cho Đức
Hồng Y John Henry Newman. Tại sao ngài được phong chân phước? Những
ǵ ngài cần phải nói với chúng ta? Những câu hỏi này có nhiều câu
giải đáp, những câu hỏi được đặt ra trong bối cảnh của cuộc phong
chân phước này. Tôi muốn nhấn mạnh đến chỉ hai khía cạnh mà thôi,
hai khía cạnh thuộc về nhau và là những khía cạnh nói cho cùng đều
diễn tả cùng một điều. Khía cạnh thứ nhất đó là chúng ta cần phải
học từ ba cuộc hoán cải của Chân Phước Newman, v́ chúng là những
bước tiến dọc theo một con đường thiêng liêng liên quan tới tất cả
chúng ta. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một cuộc hoán cải đầu
tiên mà thôi: hoán cải về với niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Cho tới
bấy giờ, chàng Newman suy nghĩ như là những con người b́nh thường
thuộc thời điểm của ḿnh và thật sự như thành phần b́nh thường ngày
nay, những con người không chỉ loại trừ sự hiện hữu của Thiên Chúa,
mà c̣n coi nó như là một cái ǵ đó mù mờ kông chắc chắn, một cái ǵ
đó không đóng vai tṛ thiết yếu trong đời sống của họ. Những ǵ có
vẻ thực hữu đích đáng đối với họ, như với những con người thuộc thời
của ngài và thời của chúng ta đây, là những ǵ thuộc về kinh nghiệm,
là những chất thể có thể nắm bắt được. Đó là thứ "thực tại" người ta
nhờ đó cảm thấy ḿnh có được. "Cái thực hữu" đó là những ǵ có thể được
nắm bắt, nó là những ǵ có thể đếm được và cầm nắm trong tay. Nơi
việc hoán cải của ḿnh, chàng Newman nhận thấy rằng không phải như
thế mà là cách thức khác: ở chỗ Thiên Chúa và linh hồn, căn tính
thiêng liêng của con người, tạo nên những ǵ là thực hữu đích đáng,
những ǵ đáng kể. Những điều ấy c̣n thực hữu hơn cả những đồ vật có
thể cầm nắm. Cuộc hoán cải này là một thứ cách mạng theo kiểu Copernican.
Những ǵ trước kia xem ra bất thực hữu và phụ thuộc giờ đây lại cho
thấy là yếu tố quyết liệt đích thực. Bao giờ xẩy ra một cuộc hoán
cải như thế, không phải là vấn đề thay đổi lư thuyết của con người
mà là sự h́nh thành nền tảng của đời sống đổi thay. Tất cả chúng ta
đều liên lỉ cần đến việc hoán cải ấy để rồi nhờ đó chúng ta tiến
bước theo đường ngay nẻo chính.
Tác
lực thúc đẩy chàng Newman tiến bước theo con đường hoán cải đó là
lương tâm. Thế nhưng điều này nghĩa là ǵ? Theo ư nghĩ tân tiến th́
tiếng "lương tâm", đối với những vấn đề về luân lư và tôn giáo, có
một chiều kích chủ quan, chiều kích cá nhân, chiều kích tạo nên thẩm
quyền tối hậu trong việc quyết định. Thế giới được phân chia thành
các lănh vực khách quan và chủ quan. Những ǵ thuộc về lănh vực
khách quan đều có thể đếm được và chứng thực bằng kinh nghiệm. Tôn
giáo và luân lư không thuộc về mục tiêu của những phương pháp này và
v́ thế được coi như thuộc về lănh vực chủ quan. Ở đây vấn đề phán
quyết cuối cùng đó là không có những qui chuẩn khách quan. Trường
hợp tối hậu có thể quyết định ở đây bởi thế chỉ duy chủ thể, và
chính đó là ư nghĩa của tiếng "lương tâm" diễn tả: trong lănh vực
này chỉ có cá nhân, với những trực giác và cảm nghiệm của họ, mới có
thể quyết định. Chàng Newman lại ư tức về lương tâm hoàn toàn ngược
lại như thế. Đối với chàng, "lương tâm" nghĩa là khả năng con người
nhận biết chân lư: khả năng nh́n nhận chính ở nơi những lănh vực cần phải
quyết định trong đời sống của chàng - tôn giáo và luân lư - một sự
thật, chân lư. Đồng thời lương tâm - khả năng của con người trong
việc nhận biết chân lư - v́ thế áp đặt lên chàng trách nhiệm cần
phải tiến đến chân lư, cần phải t́m kiếm chân lư và tùy thuộc vào
chân lư khi nào chàng t́m thấy chân lư. Lương tâm vừa là khả năng
nhận biết chân lư vừa là việc tuân phục chân lư, một chân lư tỏ ḿnh
ra cho bất cứ ai t́m kiếm nó bằng tấm ḷng cởi mở. Con đường nơi
những cuộc hoán cải của chàng Newman là con đường của lương tâm -
không phải là một con đường tự định một cách chủ quan, trái lại, là
con đường thuận phục chân lư đang từ từ mở ra cho chàng. Cuộc hoán
cải thứ ba của ngài, về với Công giáo, đ̣i ngài phải bỏ hều như hết
mọi sự thân thương và quí báu dối với ngài: sở hữu, nghề nghiệp, cấp
bậc về hàn lâm, các liên hệ về gia đ́nh và nhiều bạn hữu. Việc hy
sinh này đ̣i ngài cần phải tiến xa hơn nữa, bằng việc tuân phục chân
lư, theo lương tâm của ngài. Hồng Y Newman đă luôn ư thức rằng ḿnh
có một sứ vụ đối với Anh quốc. Thế nhưng, nơi khoa thần học Công
giáo thời của ngài, tiếng nói của ngài khó có thể được lắng nghe. Nó
là những ǵ quá xa lạ trong một bối cảnh của h́nh thức đang thịnh
hành về tư tưởng thần học và ḷng đạo đức. Vào tháng Giêng năm 1863,
ngài đă viết trong cuốn hồi kư của ngài những lời buồn thảm này: "Là
một người Tin Lành, tôi cảm thấy tôn giáo của tôi ảm đạm, chứ không
phải là đời sống của tôi - thế nhưng, là người Công giáo, đời sống
của tôi lại buồn thảm, chứ không phải là tôn giáo của tôi". Ngài đă
chưa đạt tới giờ khắc trở thành một nhân vật nổi tiếng. Bằng ḷng
khiêm nhượng và tuân phục tối tăm, ngài đă phải chờ cho tới khi sứ
điệp của ngài được tiếp nhận và hiểu biết. Trong vấn đề ủng hộ cho
quan niệm của Đức Hồng Y Newman về lương tâm hợp với kiến thức chủ
quan tân tiến, người ta thường trích một bức thư, trong đó ngài nói
rằng - nếu ngài cần phải tỏ ra nâng chén - th́ trước hết sẽ uống
chén lương tâm của ngài rồi mới tới chén Giáo Hoàng. Thế nhưng, nơi
lời phát biểu này, "lương tâm" không tiêu biểu cho phẩm tính hoàn
toàn liên kết với cái trực giác chủ quan. Nó là một bày tỏ của khả
đạt tính của chân lư và của năng lực liên kết với sự thật: cái căn
bản của nó là như thế. Nâng chén thứ hai có thể dâng cho Giáo Hoàng
v́ phận vụ của ngài đ̣i phải tuân phục chân lư.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu
của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/december/documents/hf_ben-xvi_spe_20101220_curia-auguri_en.html