“Tôi
chia sẻ
mối
quan tâm gia tăng
gây ra bởi
việc
phản
kháng về
kinh tế
và chính trị
trong việc
chiến
đấu
chống
lại
việc
suy thoái của
môi trường”
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI với
Ngoại
Giao
Đoàn
Các Nước
Bang Giao với
Ṭa Thánh
ngày Thứ
Hai 11/1/2010
(Video)
Quí Vị Lănh Sự,
Quí Bà và Quí Ông,
Cuộc gặp gỡ truyền thống vào lúc bắt đầu một năm này, hai tuần sau
lễ giáng sinh của Lời Nhập Thể, là một cơ hội rất vui mừng đối với
tôi. Như chúng ta đă công bố trong phụng vụ: “Chúng tôi nhận thấy
nơi Chúa Kitô mạc khải t́nh yêu của Ngài. Không một con mắt nào có
thể thấy hiển vinh của Ngài là Thiên Chúa của chúng tôi, nhưng giờ
đây Ngài được thấy như chúng tôi. Chúa Kitô là Con của Chúa trước
mọi thế hệ, nhưng giờ đây Người được hạ sinh trong thời gian. Người
đă đến để nâng tất cả mọi sự lên cùng Người, để phục hồi mối hiệp
nhất cho tạo vật” (Kinh Tiền Tụng Giáng Sinh II). Ở Lễ Giáng Sinh,
chúng ta chiêm niệm mầu nhiệm Thiên Chúa và mầu nhiệm tạo dựng: Nhờ
sứ điệp của các thiên thần loan báo cho các mục đồng, chúng ta đă
lănh nhận tin vui về việc cứu độ của nhân loại và việc canh tân toàn
thể vũ trụ. Đó là lư do tại sao, trong Sứ Điệp của tôi cho Ngày Thế
Giới Ḥa B́nh, tôi đă thiết tha kêu gọi tất cả mọi con người thiện
tâm – những con người nam nữ xứng đáng được các thiên thần hứa hẹn
ḥa b́nh – hăy bảo vệ thiên nhiên tạo vật. Trong cùng một tinh thần
hân hoan này, tôi hoan hỉ chào từng anh chị em hôm nay, nhất là
những ai lần đầu tiên hiện diện trong lễ nghi này. Tôi hết ḷng cảm
tạ những lời chúc tốt đẹp được chuyển đến tôi từ vị Trưởng Đoàn của
anh chị em là Lănh Sự Alejandro Valladares Lanza, và tôi muốn bày tỏ
một lần nữa niềm trân quí của tôi đối với sứ vụ của ngài với Ṭa
Thánh. Qua ngài, tôi muốn gửi lời chào thân ái và những lời chúc tốt
đẹp an b́nh và hạnh phúc tới các vị lănh đạo và nhân dân của các xứ
sở được ngài xứng đáng làm đại diện. Tôi cũng nghĩ đến tất cả các
quốc gia khác trên thế giới: Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đây luôn mở rộng
cửa đón tiếp hết mọi người với niềm hy vọng bảo tŕ các mối liên hệ
có thể góp phần vào sự tiến bộ của gia đ́nh nhân loại. Tôi cảm thấy
hết sức măn nguyện ở chỗ mấy tuần trước đây, những liên hệ ngoại
giao hoàn toàn đă được thiết lập giữa Ṭa Thánh và Liên Bang Nga.
Cuộc viếng thăm mới đây của Tổng Thống Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam cũng rất quan trọng; Việt Nam là một xứ sở thân thương của
tôi, nơi Giáo Hội đang cử hành sự hiện diện qua bao nhiêu thế kỷ của
ḿnh bằng một Năm Thánh. Trong tinh thần cởi mở này, suốt cả năm
2009, tôi đă gặp nhiều vị lănh đạo chính trị trên khắp thế giới; tôi
cũng đă đến viếng thăm một số trong họ và muốn tiếp tục làm như thế,
bao nhiêu có thể.
Giáo Hội cởi mở với hết mọi người, v́, trong Thiên Chúa, Giáo Hội
sống cho người khác! Bởi thế Giáo Hội sâu xa chia sẻ với những vận
mệnh của nhân loại, một vận mệnh mà trong năm mới này vẫn tiếp tục
bị đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng thê thảm về kinh tế toàn cầu và từ
đó cả một t́nh trạng bất ổn trầm trọng và lớn rộng về xă hội. Trong
Thông Điệp Yêu Thương Trong Sự Thật của ḿnh, tôi đă mời gọi hết mọi
người hăy nh́n vào những nguyên nhân sâu xa hơn của t́nh trạng này:
nói cho cùng th́ những nguyên nhân sâu xa hơn này được thấy nơi
đường lối suy tư hiện đại qui về ḿnh và duy vật không nh́n nhận
những giới hạn sẵn có nơi hết mọi thụ tạo. Hôm nay tôi muốn nhấn
mạnh rằng cách thou suy nghĩ như thế cũng tác hại đến cả thiên nhiên
tạo vật nữa. Mỗi người chúng ta có thể nêu lên một tỉ dụ của sự
thiệt hại bị đường lối suy nghĩ ấy gây ra cho môi trường trên khắp
thế giới. Tôi sẽ cống hiến một tỉ dụ, trong nhiều tỉ dụ khác, từ
lịch sử gần đây của Âu Châu. Hai mươi năm trước đây, sau cuộc sụp đổ
của bức tường Bá Linh và cuộc sụp đổ của những chế độ vô thần duy
vật là những chế độ qua mấy thập niên đă làm chủ một phần của châu
lục này, đă không dễ dàng hay sao trong việc thẩm định được cái tai
hại lớn lao bị một hệ thống kinh tế không dựa vào sự thật về con
người đă gây ra chẳng những cho phẩm giá và tự do của cá nhân con
người cũng như cho các dân tộc, mà c̣n cho chính thiên nhiên nữa,
bằng việc làm ô uế đất đai, nước nôi và không khí? Việc chối bỏ
Thiên Chúa là những ǵ bóp méo tự do của con người, tuy nhiên nó
cũng tàn phá cả tạo vật nữa. Bởi thế, việc bảo vệ tạo vật không phải
chỉ là một đáp ứng cho một thứ nhu cầu về thẩm mỹ, mà nhất là cho
nhu cầu về luân lư, v́ thiên nhiên cho thấy một dự án yêu thương và
chân lư có trước chúng ta và là những ǵ xuất phát từ Thiên Chúa.
V́ lư do này, tôi chia sẻ mối quan tâm gia tăng gây ra bởi việc phản
kháng về kinh tế và chính trị trong việc chiến đấu chống lại việc
suy thoái của môi trường. Vấn đề này là những ǵ hiển nhiên, thậm
chí mới đây trong Khóa Họp XV của những Phần Tử Quốc Gia tham dự Hội
Nghị Nội Dung của Liên Hiệp Quốc về T́nh Trạng Thay Đổi Khí Hậu diễn
ra ở Copenhagen từ ngày 7 đến 18 tháng 12 năm ngoái. Tôi tin tưởng
rằng trong tiến tŕnh của năm nay, đầu tiên ở Bonn rồi sau đó ở
Mexico City, vấn đề này sẽ có thể đạt được một sự thỏa thuận đồng ư
giải quyết một cách hiệu nghiệm. Vấn đề này lại càng quan trọng hơn
ở chỗ chính tương lai của một số quốc gia đang gặp nguy hiểm, đặc
biệt là một số quốc đảo.
Tuy nhiên, thật là thích đáng nếu mối quan tâm và quyết tâm này về
môi trường được đặt vào trong lănh vực bao rộng hơn của những thách
đố lớn lao hiện đang gây khó dễ cho nhân loại. Nếu chúng ta muốn xây
dựng ḥa b́nh thực sự, th́ làm sao chúng ta lại có thể tách biệt,
thậm chí đối ngược, với việc bảo vệ môi trường và việc bảo vệ sự
sống con người, bao gồm cả sự sống của trẻ em chưa sinh? Chính việc
con người tôn trọng bản thân ḿnh mà cảm quan trách nhiệm của họ đối
với tạo vật được bày tỏ. Như Thánh Thomas Aquinas đă dạy, con người
tiêu biểu cho tất cả những ǵ là cao quí nhất trong vũ trụ này
(cf. Summa Theologiae, I, q. 29, a. 3). Ngoài ra, như tôi nhận định
trong Thượng Nghị Thế Giới của Cơ Quan Lương Nông (FAO) về Sự An
Toàn Thực Phẩm, “thế giới có đủ lương thực cho tất cả mọi dân cư của
nó” (Address of 16 November 2009, No. 2) nếu vị kỷ không xui khiến
một số người tích trữ những sản vật được giành cho tất cả mọi người.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa là việc bảo vệ tạo vật kêu gọi một thứ
điều hành thích đáng các nguồn lợi thiên nhiên của các xứ sở khác
nhau, nhất là ở những xứ sở bị thiệt tḥi về kinh tế. Tôi nghĩ đến
lục địa Phi Châu, một lục địa tôi đă hân hoan thăm viếng vào Tháng
Ba năm ngoái trong chuyến tôi tông du tới Cameroon và Angola, và là
lục địa trở thành chủ đề cho những suy tư cân nhắc của Thượng Nghị
Đặc Biệt Các Vị Giám Mục mới đây. Các Vị Nghị Phụ quan tâm vạch ra
cho thấy t́nh trạng soi ṃn và sa mạc hóa những vùng đất rộng lớn có
thể trồng trọt được như là hậu quả của việc khai tah1c thái quá và
phóng uế môi trường (cf. Propositio 22). Ở Phi Châu, cũng như ở bất
cứ nơi nào, cần có những quyết định về chính trị và kinh tế bảo đảm
“những h́nh thức về việc sản xuất nông nghiệp và kỹ nghệ có khả năng
tôn trọng tạo vật và thỏa đáng những nhu cầu căn bản của tất cả mọi
người” (Message for the 2010 World Day of Peace, No. 10).
V́ thế, làm sao chúng ta có thể quên được rằng cuộc tranh đấu để
tiến tới được những nguồn lợi thiên nhiên là một trong những nguyên
nhân cho một số các cuộc xung đột, không ít ở Phi Châu, cũng là một
thứ đe dọa liên tục ở những chỗ khác? Cũng v́ lư do này, tôi mạnh mẽ
lập lại rằng để vun trồng ḥa b́nh, người ta cần phải bảo vệ tạo
vật! Hơn nữa, vẫn c̣n những vùng đất rộng lớn, chẳng hạn như ở A Phú
Hăn hay ở một số quốc gia thuộc Mỹ Châu Latinh, nơi nông nghiệp
chẳng may vẫn liên hệ tới vấn đề sản xuất thuốc phiện, và là một
nguồn mạch không phải tầm thường cho công ăn việc làm và lợi tức.
Nếu chúng ta muốn ḥa b́nh, chúng ta cần bảo tŕ tạo vật bằng việc
tái định hướng những hoạt động này; một lần nữa tôi tha thiết xin
cộng đồng quốc tế đừng lui bước đầu hàng trước việc buôn bán thuốc
phiện và những vấn đề luân lư và xă hội do việc làm này gây ra.
Cùng Quí Bà vá Quí Ông, việc bảo vệ tạo vật thực sự là một yếu tố
quan trọng cho ḥa b́nh và công lư! Trong nhiều thách đố được việc
bảo vệ này cho thấy, một yếu tố trong số những yếu tố hệ trọng nhất
đó là việc gia tăng chi tiêu về quân sự và tốn phí để bảo tŕ và
phát triển những kho nguyên tử. Những nguồn lợi khổng lồ đang được
tiêu dùng cho những mục đích này, khi mà chúng có thể được chi cho
việc phát triển các dân tộc, nhất là những dân tộc nghèo khổ nhất.
Đó là lư do tôi mạnh mẽ hy vọng rằng, trong Hội Nghị Kiểm Điểm Hiệp
Ước Ngưng Leo Thang Vũ Khí Nguyên Tử sẽ được tổ chức vào Tháng Năm
này ở Nữu Ước, những quyết định cụ thể sẽ được thực hiện nhắm tới
việc giải giới mỗi ngày một hơn, hướng tới chỗ làm cho thế giới của
chúng ta khỏi những thứ vũ khí nguyên tử. Nói một cách tổng quan hơn
th́ tôi lấy làm tiếc về sự kiện là việc sản xuất và xuất cảng vũ khí
góp phần vào việc kéo dài những cuộc xung đột và bạo động, như ở
Darfur, ở Somalia hay ở Công Ḥa Dân Chủ Congo. Cùng với t́nh trạng
bất lực của đôi bên trực tiếp tham dự vào việc thoát ra khỏi cơn lốc
bạo động và đớn đau gây ra bởi những cuộc xung đột ấy, c̣n có sự bất
lực hiển nhiên của các xứ sở khác cũng như của các tổ chức quốc tế
trong việc phục hồi ḥa b́nh, trong việc dửng dưng, đang gia tăng
một cách cụ thể tới chỗ rút lui, không điếm xỉa ǵ tới ư kiến của
quần chúng trên thế giới. Không cần phải nhấn mạnh tới mức độ do
những cuộc xung đột này tác hại và làm hư hoại môi trường. Sau hết,
làm sao tôi lại không đề cập tới nạn khủng bố là những ǵ đang gây
nguy hiểm cho những mạng sống vô tội và làm phát sinh ra nỗi lo âu
tràn lan. Nhân dịp trọng đại này, tôi xin lập lại lời kêu gọi tôi đă
thực hiện trong Huấn Từ Truyền Tin ngày 1/1 vừa qua với tất cả những
ai thuộc về các thứ nhóm vơ trang, bất cứ thể loại nào, hăy tù bỏ
đường lối bạo động và hăy mở ḷng ḿnh ra trước niêm vui ḥa b́nh.
Các hành động bạo lực trầm trọng vừa được tôi ám chỉ, hợp với những
tai họa nghèo khổ, đói khát, những thiên tai và việc hủy hoại môi
trường, đă góp phần vào việc làm gia tăng hàng ngũ những ai di tản
khỏi mảnh đất nguyên quán của ḿnh. Trước mức độ của việc xuất hành
định cư này, tôi muốn kêu gọi các thẩm quyền dân sự khác nhau hăy
thi hành công việc của ḿnh một cách chính đáng, đoàn kết và pḥng
xa. Ở đây, tôi muốn đặc biệt nói tới thánh phần Kitô Hữu ở Trung
Đông. Bị bủa vây bằng những cách thức khác nhau, thậm chí cả trong
việc hành sử quyền tự do tôn giáo của ḿnh, họ đang rời bỏ mảnh đất
cha ông của họ, nơi Giáo Hội đă được bắt nguồn trong các thế kỷ đầu
tiên. Để cống hiến cho họ niềm phấn khích và làm cho họ cảm thấy sự
gần gũi của anh chị em ḿnh trong đức tin, tôi đă triệu tập vào mùa
thu tới đây một Thượng Nghị Đặc Biệt Các Vị Giám Mục Trung Đông.
Cùng Quí Bà và Quí Ông, cho đến đây, tôi mới ám chỉ tới một ít khía
cạnh của vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, những nguyên nhân của t́nh
trạng này, một t́nh trạng giờ đây trở thành hiển nhiên đối với hết
mọi người đó là lư do về lănh vực luân lư, và vấn đề này cần phải
được đương đầu trong tấm vóc của một chương tŕnh đại thể về giáo
dục nhắm tới chỗ cổ vơ một sự thay đổi hiệu năng về ư nghĩ cũng như
tạo nên những lối sống mới. Cộng đồng các tín hữu có thể và cần phải
tham dự vào việc giáo dục này, thế nhưng, để làm như thế, cần phải
nh́n nhận vai tṛ công cộng của nó. Buồn thay, ở một số xứ sở, chính
yếu là ở Tây phương, người ta đang gia tăng gặp phải trong những
lănh vực về chính trị và văn hóa, cũng như trong vấn đề truyền
thông, ít được tôn trọng và có những lúc bị hận thù, nếu không muốn
nói là khinh bỉ, nhắm tới tôn giáo và đặc biệt là tới Kitô giáo. Rơ
ràng là nếu chủ nghĩa tương đối được coi là yếu tố thiết yếu của nền
dân chủ, th́ con người liều ḿnh thấy vấn đề trần thế chỉ theo ư
nghĩa loại trừ, hay chính xác hơn, chối bỏ tầm quan trọng về xă hội
của tôn giáo. Thế nhưng thái độ này đang tạo nên một cuộc đối chọi
và phân rẽ, làm lũng đoạn ḥa b́nh, gây hại tới môi sinh nhân bản,
và bằng việc theo nguyên tắc từ bỏ những thái độ khác ngoài thái độ
của ḿnh, đâm đầu vào ngơ cụt. Bởi thế, rất cần phải vạch rơ một thứ
trần thế tích cực và cởi mở, một thứ trần thế, được bắt nguồn từ
quyền tự động chính đáng của lănh vực trần thế với lănh vực thiêng
liêng, có thể duy tŕ việc hợp tác lành mạnh và một tinh thần trách
nhiệm chung. Ở đây tôi nghĩ đến Âu Châu, một châu lục giờ đây Hiệp
Ước Lisbon đă có công hiệu, đă tiến vào một giai đoạn mới trong tiến
tŕnh hội nhập của nó, một tiến tŕnh được Ṭa Thánh tiếp tục hết
sức lưu ư theo dơi. Hài ḷng nhận thấy rằng Hiệp Ước này đang cung
cấp cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu việc bảo tŕ một cuộc đối thoại “cởi
mở, liêm chính và thương xuyên” với các Giáo Hội (Khoản 17), tôi bày
tỏ niềm hy vọng là trong việc thiết dựng tương lai của ḿnh, Âu Châu
bao giờ cũng sẽ kín múc từ những nguồn căn tính Kitô giáo của ḿnh.
Như tôi đă nói trong Chuyến Tông Du Tháng Chín năm ngoái ở Cộng Ḥa
Tiệp, Âu Châu nắm một vai tṛ bất khả thay thế trong việc “huấn
luyện lương tâm của mỗi thế hệ và cổ vơ một sự đồng thuận căn bản về
đạo lư là những ǵ giúp cho hết mọi người gọi châu lục này là ‘nhà’”
(Meeting with Political and Civil Authorities and with the
Diplomatic Corps, 26 September 2009).
(tiếp)
Để thực hiện việc suy tư chia sẻ của chúng ta hơn nữa, chúng ta cần
phải nhớ rằng vấn đề về môi trường là vấn đề phức tạp; người ta có
thể so sánh nó với một lăng kính muôn mặt. Các tạo vật khác nhau và
có thể được bảo vệ hay bị tác hại, bằng những cách thức khác nhau,
như chúng ta nghiệm thấy nơi cuộc sống hằng ngày. Một cuộc tấn công
như thế xuất phát từ các thứ luật lệ hay dự án, những ǵ nhân danh
cuộc chiến đấu chống kỳ thị, đánh vào căn bản về thể lư của vấn đề
khác nhau giữa các phái tính. Chẳng hạn tôi đang nghĩ đến một số xứ
sở ở Âu Châu hay Bắc và Nam Mỹ Châu. Thánh Columban đă nói rằng:
“Nếu các người lấy đi tự do là các người lấy mất phẩm giá” (Ep. 4 ad
Attela, in S. Columbani Opera, Dublin, 1957, p. 34). Tuy nhiên, tự
do không thể nào trở thành tuyệt đối, v́ con người không phải là
chính Thiên Chúa mà là h́nh ảnh của Thiên Chúa, là tạo vật của Thiên
Chúa. Đối với con người, con đường cần phải tiến bước không thể được
quyết định bởi những ǵ là thất thường hay tùy ư, mà cần phải đáp
ứng với cấu trúc được Thiên Chúa ấn định.
Việc bảo vệ tạo vật cũng bao gồm cả những thách đố khác, những thách
đố chỉ có thể đương đầu bằng t́nh đoàn kết quốc tế. Tôi nghĩ đến các
cuộc thiên tai mà trong năm vừa rồi đă gieo rắc chết chóc, khổ đau
và hủy hoại ở Phi Luật Tân, Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Đài Loan. Tôi
không thể bỏ qua Nam Dương, và gần chúng ta hơn là miền Abruoăi, bị
tấn công bởi những trận động đất tàn phá. Đối diện với những biến cố
như thế, không bao giờ được thiếu vắng việc quảng đại cứu trợ, v́
chính sự sống của con cái Thiên Chúa đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên,
ngoài t́nh đoàn kết, việc bảo vệ tạo vật cũng cần có sự ḥa hợp và
ổn định giữa các quốc gia. Bất cứ khi nào xẩy ra bất đồng và xung
khắc giữa họ, để bênh vực ḥa b́nh, họ cần phải nỗ lực theo đuổi con
đường đối thoại xây dựng. Đó là những ǵ xẩy ra 25 năm trước đây với
Hiệp Ước Ḥa B́nh và Thân Hữu giữa Á Căn Đ́nh và Chí Lợi, đạt được
nhờ việc môi giới của Ṭa Thánh. Hiệp Ước này đă trổ sinh dồi dào
hoa trái nơi việc hợp tác và thịnh vượng là những ǵ một cách nào đó
đă mang lại lợi ích cho toàn thể Mỹ Châu Latinh. Trong cùng miền đất
này của thế giới, tôi cảm thấy hài ḷng trước việc tái lập mối quan
hệ nhờ đó Columbia và Ecuador đă được bắt đầu sau vài tháng căng
thẳng. Gần chúng ta hơn, tôi vui mừng trước thỏa thuận được kết thúc
giữa Croatia và Slovenia về việc phân xử liên quan tới biển khơi và
các vùng biên giới của họ. Tôi cũng hân hoan trước thỏa thuận giữa
Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ về việc tái thiết lập những liên hệ ngoại
giao, và tôi muốn bày tỏ niềm hy vọng là, nhờ đối thoại, những mối
liên hệ sẽ được cải tiến giữa tất cả các xứ sở ở miền nam Caucasus.
Trong chuyến hành hương của tôi ở Thánh Địa, tôi đă thiết tha kêu
gọi nhân dân Do Thái và Palestine hăy đối thoại và hăy tôn trọng các
quyền lợi của nhau.
Một lần nữa, tôi kêu gọi việc công nhận toàn cầu về quyền lợi của
Quốc Gia Do Thái trong việc hiện hữu và hoan hưởng ḥa b́nh và an
ninh trong những ranh giới được quốc tế nh́n nhận. Cũng thế, quyền
lợi của nhân dân Palestin e có được một quê hương chủ quyền và độc
lập, sống một cách xứng đáng và hoan hưởng tự do di chuyển, cần phải
được công nhận. Tôi cũng yêu cầu mọi người ủng hộ việc bảo vệ căn
tính và tính chất linh thánh của Giêrusalem, và của gia sản văn hóa
cùng tôn giáo của nó, những ǵ có một giá trị phổ quát. Chỉ có thể
thành độc nhất vô nhị này, thành thánh nhưng sâu xa bị khốn khó này
mới là một dấu hiệu và một báo hiệu cho thứ ḥa b́nh Thiên Chúa mong
muốn cho toàn thể gia đ́nh nhân loại. V́ ḷng yêu mến sự đối thoại
và ḥa b́nh là những ǵ bảo vệ tạo vật, tôi kêu gọi các vị lănh đạo
chính quyền và các công dân Iraq hăy thắng vượt những chia rẽ của
ḿnh và khuynh hướng bạo động và bất nhượng, để cùng nhau xây dựng
tương laic ho xứ sở của ḿnh. Các cộng đồng Kitô hữu cũng muốn thực
hiện việc đóng góp của ḿnh, thế nhưng nếu điều này xẩy ra, họ cần
phải được bảo đảm vấn đề tôn trọng, an ninh và tự do. Pakistan cũng
đă bị tấn công nặng bởi bạo lực trong mấy tháng gần đây và một số
lần trực tiếp nhắm tới thành phần thiểu số Kitô hữu. Tôi xin là cần
phải thực hiện hết mọi sự để tránh để tái xẩy ra những hành động
hung bạo như thế, và bảo đảm rằng các Kitô hữu cảm thấy hoàn toàn
thuộc về đời sống của xứ sở của họ. Nói về các hành động bạo lực
chống lại Kitô hữu, tôi không thể không đề cập tới cuộc tấn công tồi
tệ mà cộng đồng Coptic Ai Cập phải chịu trong những ngày vừa qua,
trong khi cộng đồng này cử hành Lễ Giáng Sinh. Về vấn đề Iran, tôi
bày tỏ niềm hy vọng là nhờ đối thoại và hợp tác mà những giải quyết
chung sẽ được thực hiện ở tầm cấp quốc gia cũng như quốc tế. Tôi
phấn khích Lebanon, một Lebanon đang vươn dậy từ một cuộc khủng
hoảng chính trị lâu dài, tiếp tục tiến bước theo con đường của sự
ḥa hợp. Tôi hy vọng rằng Honduras, sau một giai đoạn bất ổn và náo
động, sẽ tiến tới chỗ phục hồi sinh hoạt b́nh thường về chính trị và
xă hội. Tôi cũng mong muốn như thế cho Guinea và Madagascar với sự
trợ giúp hiệu nghiệm và vô tư của cộng đồng quốc tế.
Cùng Quí Bà và Quí Ông, để kết thúc cái nh́n tổng quan thoáng qua
này, v́ tính cách ngắn ngủi của ḿnh, không thể nào đề cập tới hết
mọi trường hợp đáng ghi nhận, tôi được nhắc nhở bởi những lời của
Thánh Tông Đồ Phaolô, vị cho rằng “tất cả tạo vật đang rên xiết và
quằn quại” và “chính chúng ta đang rên rỉ trong ḷng” (Rm 8:20-23).
Có quá nhiều đau khổ trong thế giới của chúng ta, và tính vị kỷ của
con người tiếp tục bằng nhiều cách thức tác hại tạo vật. V́ lư do
này, niềm trông mong cứu độ đang tác dụng toàn thể tạo vật lại càng
gia tăng hơn nhiều và hiện diện nơi tâm can của tất cả mọi con người
nam nữ, thành phần tin tưởng hay vô tín ngưỡng như nhau. Giáo Hội
vạch ra rằng đáp ứng cho khát vọng này là Chúa Kitô, “trưởng tử của
tất cả mọi tạo vật, v́ trong Người mà tất cả mọi sự trên trời dưới
đất được tạo thành” (Col 1:15-16). Nh́n lên Người, tôi kêu gọi hết
mọi người thiện chí hăy tin tưởng và quảng đại hoạt động cho nhân
phẩm và tự do của con người. Chớ ǵ ánh sáng và sức mạnh của Chúa
Giêsu giúp chúng ta biết tôn trọng môi sinh nhân bản, với ư thức là
môi sinh tự nhiên cũng sẽ hưởng lợi, v́ cuốn sách thiên nhiên là một
cuốn duy nhất bất khả phân chia. Nhờ đó chúng ta mới có thể xây dựng
ḥa b́nh, ngày nay và cho các thế hệ tương lai. Tôi chúc cho tất cả
mọi người một Năm Mới Hạnh Phúc!
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán
toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20100111_diplomatic-corps_en.html