[Video]
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay tôi muốn nói cùng anh chị em về Chân Phước Angela of
Foligno, một đại thần bí gia thời trung cổ, vị đă sống ở thế kỷ thứ
13. B́nh thường
người ta cảm thấy được thu hút bởi những tột đỉnh về kinh nghiệm
hiệp nhất với Thiên Chúa do ngài đạt tới, thế nhưng có lẽ không chú
ư lắm tới những bước đầu tiên, tới việc hoán cải của ngài, và tới
con đường dài đă dẫn ngài từ lúc ban đầu – “cảm giác rất sợ hỏa
ngục” – cho tới đích điểm đó là được hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Ba
Ngôi.
Giai đoạn đầu đời của Chân Phước Angela chắc chắc không phải là giai
đoạn của một người môn đệ nhiệt t́nh của Chúa Kitô.
Được sinh ra vào khoảng năm 1248 trong một gia đ́nh giầu sang phú
quí, ngài vẫn bị mồ côi cha và được mẹ dạy dỗ giáo dục một cách hời
hợt nông cạn. Ngài chẳng bao lâu được dẫn vào những môi trường trần
thế của thành Foligno là nơi ngài đă gặp một nam nhân và lấy làm
chồng vào năm 20 tuổi và đă có những đứa con với người chồng ấy.
Đời sống của ngài phóng túng đến độ ngài coi thường thành phần được
gọi là “hối nhân” – rất thịnh hành vào lúc bấy giờ – tức là thành
phần để theo Chúa Kitô đă bán các sản vật của ḿnh mà sống một cuộc
đời cầu nguyện, chay tịnh, phục vụ Giáo Hội và đức bác ái.
Có một số biến cố xẩy ra, chẳng hạn như vụ động đất dữ dội năm 1279,
một trận băo, cuộc chiến tranh lâu đời chống lại Perugia, cùng với
những hậu quả ghê gớm của những biến cố ấy đă ảnh hưởng tới đời sống
của Angela, một con người dần dần nhận ra tội lỗi của ḿnh, cho đến
khi ngài thực hiện một bước dứt khoát: Ngài đă cầu cùng Thánh
Phanxicô, vị đă hiện ra với ngài trong một thị kiến, để xin thánh
nhân huấn dụ trong việc thực hiện một cuộc Xưng Tội chung tốt đẹp.
Vào năm 1285, Chân Phước Angela đến xưng tội với một thày Ḍng
Phanxicô ở San Feliciano. Ba năm sau, con đường hoán cải của ngài
tiến tới một ngơ quẹo khác, đó là việc giải thể các thứ liên hệ về
gia đ́nh của ngài. Trong ṿng mấy tháng, cái chết của mẹ ngài theo
sau cái chết của chồng ngài cùng tất cả các đứa con của ngài. Vậy
ngài đă bán đi tất cả mọi sản vật của ḿnh, và vào năm 1291, đă nhập
Ḍng Ba Thánh Phanxicô. Ngài đă chết ở Foligno vào ngày 4/1/1309.
"Il Libro della beata Angela da Foligno" (Cuốn Sách về Chân Phước
Angela of Foligno), một cuốn sách thu thập các bản văn của vị chân
phước chúng ta đây, đă thuật lại việc trở lại này; nó cho thấy các
phương tiện cần thiết đó là ḷng thống hối, sự khiêm nhượng và nỗi
khổ năo; và kể lại qua gịng thời gian các cảm nghiệm liên tục theo
nhau của Chân Phước Angela được bắt đầu vào năm 1285. Nhắc lại
chúng, sau khi đă trải qua chúng, ngài đă t́m cách thuật lại chúng
qua vị giải tội Ḍng Phanxicô của ḿnh, vị đă trung thực viết lại
chúng, sau đó cố gắng hệ thống hóa chúng thành các giai đoạn được
gọi là “những bước đường hay những đổi thay”, thế nhưng không thành
công trong việc hoàn toàn sắp xếp chúng (cf. "Il Libro della beata
Angela da Foligno," Cinisello Balsamo, 1990, p. 51). Đó là v́ cảm
nghiệm hiệp nhất của Chân Phước Angela là một tham dự toàn thể của
những giác quan thiêng liêng lẫn thể lư, và về những ǵ ngài “hiểu
biết” trong các cuộc xuất thần của ngài có thể nói vẫn chỉ là một
“bóng mờ” trong trí khôn của ngài. Ngài đă thú nhận sau một cuộc
ngất trí nhiệm mầu rằng: “Con thật sự nghe thấy những lời ấy, thế
nhưng những ǵ con đă thấy và hiểu được, và những ǵ Thiên Chúa đă
tỏ ra cho con, con không thể nào biết được hay có thể nói lên, mặc
dù con sẵn sàng tỏ ra những ǵ con đă hiểu bằng những lời lẽ con đă
nghe, thế nhưng nó hoàn toàn là một vực thẳm khôn ḍ”.
Chân Phước Angela of Foligno tŕnh bày “cảm nghiệm” thần bí của ḿnh
nhưng không nói chi tiết về chúng bằng trí óc của ngài, v́ chúng là
những soi động thần linh được truyền đạt cho linh hồn của ngài một
cách ngẫu hứng và bất ngờ. Chính vị giải tội Ḍng Phanxicô cũng gặp
phải khó khăn trong việc tường tŕnh những biến cố ấy, “cũng v́ sự
dự trữ dồi dào đáng khen của ngài đối với các tặng ân thần linh”
(ibid., p. 194). Ngoài việc Chân Phước Angela khó bày tỏ cảm nghiệm
thần bí của ḿnh c̣n có cả việc khó khăn đối với thành phần lắng
nghe ngài khi họ muốn hiểu ngài nói ǵ nữa. Đó là một trường hợp
hiển nhiên cho thấy Vị Thày duy nhất và chân thực là Chúa Giêsu đang
sống trong tâm hồn của hết mọi tín hữu và muốn hoàn toàn chiếm hữu
nó. Thế nên, nơi Chân Phước Angela, vị đă viết cho một trong những
người con thiêng liêng của ḿnh rằng: “Hỡi con, nếu con thấy
được trái tim của mẹ, con sẽ hoàn toàn bị miễn cưỡng phải làm tất cả
mọi sự Thiên Chúa muốn, v́ trái tim của mẹ là trái tim của Thiên
Chúa, và trái tim của Thiên Chúa là trái tim của mẹ”. Ở nơi
đây chúng ta thấy âm vang lời của Thánh Phaolô: “Không phải là tôi
sống nữa nhưng Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20).
Giờ đây chúng ta sẽ chỉ lưu ư tới một số “bước tiến” trên con
đường thiêng liêng phong phú nơi vị chân phước của chúng ta
đây. Thật vậy, bước đầu tiên đó là một cuộc dẫn nhập,
như ngài đă nói rơ: “Đó là sự nhận biết tội lỗi là những ǵ
khiến cho linh hồm cảm thấy rất sợ bị trầm luân; ở bước đường này
ngài đă thảm thiết khóc lóc” ("Il Libro della beata Angela
da Foligno," p. 39). “Nỗi sợ hăi” bị sa hỏa ngục này cho thấy
thứ đức tin Chân Phước Angela có được ở vào lúc “hoán cải” của ngài;
một đức tin vẫn c̣n nghèo nàn về đức ái tức là c̣n thấp kém về t́nh
mến yêu Thiên Chúa. Ḷng thống hối, nỗi khiếp hăi hỏa
ngục và việc đền bù tội lỗi đă dẫn Chân Phước Angela đến cái viễn
tượng về của một “con đường thập giá” đau thương, một con đường, từ
bước thứ 8 tới 15, sẽ dẫn ngài tiến bước trên “con đường mến yêu”.
Vị giải tội của ngài đă thuật lại rằng: “Bấy giờ con người trung tín
này nói cùng tôi rằng: Con có một thị kiến thần linh như thế này:
‘Sau tất cả những ǵ con đă viết, giờ đây con hăy viết rằng ai muốn
bảo tŕ ân sủng th́ ánh mắt của linh hồn họ không được ngoảnh đi
khỏi Thánh Giá, cho dù trong hân hoan hay trong sầu muộn, Thánh Giá
Cha ban cho họ và cho phép xẩy ra’” (Ibid., p. 143). Tuy nhiên,
trong giai đoạn này, Chân Phước Angela vẫn “chưa
cảm thấy mến yêu”; ngài khẳng định rằng: “Linh hồn cảm thấy hổ thẹn
và xót xa cay đắng, chưa cảm thấy mến yêu, mà chỉ cảm thấy sầu khổ”
(Ibid., p. 39), và nhức nhối.
Chân Phước Angela cảm thấy ngài cần phải hiến dâng cho Chúa một cái
ǵ đó để đền bù lại tội lỗi của ḿnh, thế nhưng ngài đă dần dần hiểu
được rằng ngài thật sự chẳng có ǵ để dâng cho Người từ “cái là
không” của ngài trước nhan Người; ngài đă hiểu rằng không phải ư
muốn của ngài là những ǵ ban cho ngài t́nh yêu Thiên Chúa, v́ nó
chỉ có thể cống hiến cho ngài “cái không không”, “cái không yêu”.
Như ngài muốn nói rằng chỉ có “t́nh yêu chân thực và tinh tuyền,
t́nh yêu xuất phát từ Thiên Chúa, ở trong linh hồn và làm cho con
người nhận ra những thiếu sót khuyết điểm của ḿnh cùng với sự thiện
hảo thần linh. [...] T́nh yêu như thế cưu mang linh hồn trong Chúa
Kitô và t́nh yêu này chắc chắn hiểu được rằng sẽ không có một thứ
dối trá nào có thể thực thi hay hành xử. Không ǵ có thể trộn lẫn
t́nh yêu của thế gian với t́nh yêu này” (Ibid., p. 124-125). Để
hướng bản thân ḿnh hoàn toàn chỉ cho t́nh yêu Thiên Chúa, một t́nh
yêu được thể hiện tột đỉnh nơi Chúa Kitô, ngài đă nguyện rằng: “Ôi
Chúa Trời con, xin hăy cho con hiểu được mầu nhiệm cao cả nhất của
việc nhập thể chí thánh của Chúa v́ chúng con. [...] Ôi t́nh yêu
khôn thấu! Không có t́nh yêu nào cao cả hơn t́nh yêu này, một t́nh
yêu biến Thiên Chúa của con thành con người để biến con thành Thiên
Chúa” (Ibid., p. 295). Tuy nhiên, tâm hồn của Chân
Phước Angela vẫn luôn luôn mang vết thương đau tội lỗi; thậm chí sau
cả một cuộc xưng thú rất cẩn thận, ngài cảm thấy ḿnh được thứ tha
nhưng vẫn bị tội lỗi vật vă, được tự do nhưng vẫn bị quá khứ ràng
buộc, được xá giải những vẫn cần thống hối ăn năn.
Thậm chí ư nghĩ về hỏa ngục vẫn bám lấy ngài v́ linh hồn càng tiến
bộ trên con đường trọn lành Kitô giáo, nó càng thâm tín rằng nó
chẳng những “bất xứng” mà c̣n đáng sa hỏa ngục nữa.
Nên hiểu rằng, trong cuộc hành tŕnh thần bí của ḿnh, Chân Phước
Angela đă sâu xa hiểu được thực tại thần linh này, đó là cái
sẽ cứu “ngài khỏi “t́nh trạng bất xứng” của ngài cũng như khỏi “t́nh
trạng đáng sa hỏa ngục” không phải là “mối hiệp nhất với Chúa” của
ngài và là việc tuyên xưng “chân lư” của ngài, mà là Chúa Giêsu tử
giá, là “việc tử giá của Người v́ con”, là t́nh yêu thương của
Người. Ở bước thứ 8, ngài viết: “Tuy nhiên, con vẫn
chưa hiểu được việc giải thoát con khỏi tội lỗi và hỏa ngục, cũng
như việc con ăn năn hoán cải thống hối có phải là một sự thiện cao
hơn, hay là việc Người tử giá v́ con” (Ibid., p. 41). Cái
cân bằng cứ bấp bênh này giữa yêu mến và sầu thương cứ xẩy ra trong
suốt cuộc hành tŕnh khó khăn nên trọn lành của ngài. Chính v́ thế
mà ngài thích chiêm niệm về Chúa Kitô tử giá, v́ nơi nhăn quan ấy,
ngài mới thấy được hiện thực mức cân bằng trọn vẹn: Trên cây thập tự
giá là Vị Thiên Chúa làm người, với một tác động tột cùng đau thương
là tác động tột đỉnh yêu thương.
Trong lời Hướng Dẫn thứ ba, vị chân phước này nhấn mạnh đến việc
chiêm niệm và khẳng định rằng: “Chúng ta càng thấy được sự
trọn hảo và tinh tuyền th́ chúng ta càng mến yêu sự trọn hảo và tinh
tuyền. […] Đó là lư do tại sao chúng ta càng thấy Đức Giêsu Kitô
Thiên Chúa làm người, chúng ta càng được biến đổi trong Người bằng
ḷng mến yêu. […] Những ǵ con nói về t́nh yêu th́ con cũng nói về
sầu thương: linh hồn càng chiêm niệm nỗi sầu thương khôn xiết của
Đức Giêsu Kitô Thiên Chúa làm người nó càng cảm thấy sầu thương và
được biến đổi trong sầu thương” (Ibid., p. 190-191).
Được ch́m đắm, được biến đổi trong yêu thương cũng như trong khổ đau
của Chúa Kitô tử giá là được đồng hóa với Người. Việc
hoán cải của Chân Phước Angela, được bắt đầu bằng cuộc xưng thú vào
năm 1285, đă tiến đến chỗ chín mùi chỉ khi nào việc thứ tha của
Thiên Chúa xuất hiện trước linh hồn của ngài như là một tặng ân
nhưng không của t́nh yêu Chúa Cha, mạch nguồn của t́nh yêu.
Ngài khẳng định rằng: “Không ai có thể chữa ḿnh được, v́ mỗi
người có thể mến yêu Thiên Chúa, và Người không xin linh hồn ngoài
những ǵ Người muốn nó tốt lành, v́ Người yêu thương nó và là t́nh
yêu của nó” (ibid., p. 76).
Nơi cuộc hành tŕnh thiêng liêng của Chân Phước Angela, cuộc vượt
qua từ khi hoán cải cho tới mức cảm nghiệm thần bí, từ những ǵ có
thể được diễn tả cho tới chỗ bất khả diễn tả, đă xẩy ra nhờ ở vị tử
giá.
Và “vị Thiên Chúa làm người khổ đau” này là vị đă trở nên “sư phụ
dạy trọn lành” của ngài. Bởi thế, tất cả cảm nghiệm thần bí
của ngài đều hướng đến chỗ hoàn toàn “nên giống” Người, bằng những
việc sâu xa và hoàn toàn thanh tẩy và biến đổi hơn bao giờ hết.
Nơi công cuộc kỳ diệu này, Chân Phước Angela đă đặt toàn thể bản
thân ḿnh, linh hồn và thân xác, không dung tha cho ḿnh những việc
thống hối và những nỗi khổ cực từ đầu tới cuối, mong muốn được chết
đi với tất cả mọi đớn đau mà vị Thiên Chúa làm người tử giá đă phải
chịu để được hoàn toàn biến đổi trong Người. Ngài đă khuyên dạy
rằng: “Ôi hỡi thành phần con cái của Thiên Chúa, hăy biến đổi
bản thân ḿnh hoàn toàn trong vị Thiên Chúa làm người khổ đau, Đấng
yêu thương anh chị em đến độ, v́ anh chị em là những con người đê
hèn nhất, Người đă đoái thương chết một cái chết đớn đau khôn xiết
và bằng cách thức cđớn đau cay cực nhất” (ibid., p. 247).
Việc đồng hóa này cũng có nghĩa là sống những ǵ Chúa Giêsu đă sống:
khó nghèo, khiêm hèn, sầu thương, v́ ngài đă khẳng định rằng: “nhờ
sống khó nghèo trần thế mà linh hồn sẽ t́m thấy những kho tàng vĩnh
cửu; nhờ khiêm hèn và hổ thẹn nó sẽ đạt tới đỉnh vinh dự và vinh
quang rất cả thể; nhờ một chút thống hối, thực hiện một cách đớn đau
và sầu muộn, nó sẽ chiếm được sự ngọt ngào và niềm ủi an vô tận của
Vị Thiên Chúa Tối Cao, Thiên Chúa hằng hữu”
(Ibid., p. 184).
Từ việc hoán cải tới cuộc hiệp nhất thần bí với Chúa Kitô tử giá,
tới Đấng khôn tả. Một cách thức rất cao quí với bí quyết là việc
liên lỉ nguyện cầu. Ngài khẳng định rằng: “Anh chị em càng cầu
nguyện anh chị em sẽ càng được soi sáng; anh chị em càng được soi
sáng, anh chị em sẽ càng sâu xa và mạnh mẽ thấy được Sự Thiện Tối
Cao, Hữu Thể thiện hảo tối hậu; anh chị em càng sâu xa và mạnh mẽ
thấy Người, anh chị em sẽ càng mến yêu Người; anh chị em càng mến
yêu Người th́ Người càng thích thú anh chị em; và Người càng thích
thú anh chị em, anh chị em càng hiểu được Người và càng có thể hiểu
được Người. Anh chị em sẽ thành đạt trong việc tiến tới tầm vóc trọn
vẹn của ánh sáng, v́ anh chị em sẽ hiểu được những ǵ anh chị em
không thể hiểu” (Ibid., p. 184).
Anh chị em thân mến, đời sống của Chân Phước Angela được bắt đầu
bằng một cuộc sống thế tục, hoàn toàn xa cách Thiên Chúa. Thế nhưng
tới cuộc gặp gỡ Thánh Phanxicô, và sau cùng là cuộc gặp gỡ
Chúa Kitô Tử Giá đă làm linh hồn ngài bừng lên trước sự hiện diện
của Thiên Chúa, trước sự kiện là chỉ sống với Chúa đời sống mới sống
thực sự, v́ nó trở nên t́nh yêu và niềm vui trong niềm sầu muộn v́
tội lỗi. Chân Phước Angela đă nói với chúng ta như thế.
Ngày nay, tất cả chúng ta đang có nguy cơ sống như thể Thiên Chúa
không hiện hữu: Người dường như quá xa rời khỏi cuộc sống ngày nay.
Thế nhưng, Thiên Chúa có cả ngàn cách, đối với từng người,
trong việc làm cho Người hiện diện trong linh hồn, trong việc chứng
tỏ Người hiện hữu và Ngài biết đến tôi và yêu thương tôi.
Chân Phước Angela muốn làm cho chúng ta chú ư tới những dấu hiệu
được Thiên Chúa sử dụng để chạm tới linh hồn của chúng ta, chú ư tới
sự hiện diện của Thiên Chúa, để nhờ đó học cách sống với Chúa và
trong Chúa, ở mối hiệp thông với Chúa Kitô tử giá. Chúng ta
hăy cầu cúng Chúa để Người làm cho chúng ta chú ư tới những dấu hiệu
cho thấy Người hiện diện, để Người dạy chúng ta thực sự sống. Cám ơn
anh chị em.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 13/10/2010
(những chỗ
được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật
những điểm chính yếu quan trọng)