Anh chị em thân mến,
Tôi vẫn hết sức vui mừng nhớ đến cuộc hành tŕnh tôi đă thực hiện ở
Hiệp Vương Quốc Tháng 9 vừa rồi. Anh quốc là một mảnh đất đă phát
sinh ra rất nhiều nhân vật nổi tiếng, thành phần, bằng chứng từ và
bằng giáo huấn của ḿnh, đă làm đẹp cho lịch sử của Giáo Hội. Một
trong những vị này, vị đáng kính với cả Giáo Hội Công giáo cũng như
Cộng Đồng Hiệp Thông Anh giáo, là nhà thần bí Julian of Norwich, vị
tôi muốn nói đến sáng hôm nay.
Tín liệu chúng ta có được về đời sống của vị này – không nhiều –
được lấy chính yếu từ cuốn sách chất chứa nội dung các thị kiến của
người phụ nữ tốt lành và đạo hạnh này, một cuốn sách có nhan đề là
“Những Mạc Khải về T́nh Yêu Thần Linh”. Được biết là vị này sống từ
năm 1342 đến khoảng năm 1430, những năm khổ ải cả cho Giáo Hội đang
bị phân rẽ bởi nạn ly giáo sau biến cố Đức Giáo Hoàng từ Avignon trở
về Rôma, cũng như cho dân chúng đang chịu những hậu quả của cuộc
ciến tranh kéo dài giữa vương quốc Anh và vương quốc Pháp. Tuy
nhiên, thậm chí trong cả những thời điểm gian nan khốn khó, Thiên
Chúa đă không thôi làm nổi lên những nhân vật như Julian of Norwich,
để kêu gọi con người trở về sống ḥa b́nh, yêu thương và hoan lạc.
Như chính vị này kể lại, vào Thánh 5 năm 1373, có lẽ vào ngày 13
trong tháng ấy, th́ bất ngờ chị bị bệnh rất trầm trọng đến độ chỉ
nội trong 3 ngày chị tưởng ḿnh như chết mất. Khi vị linh mục đến
bên giường của chị tỏ cho chị thấy tượng chịu nạn, Julian chẳng
những phục hồi sức khỏa một cách mau chóng mà c̣n được thấy 16 thị
kiến được chị sau đó tường thuật bằng văn tự và dẫn giải trong tác
phẩm “Các Mạc Khải về T́nh Yêu Thần Linh” của ḿnh. Và thực sự là
chính Cúa, Đấng 15 năm sau các biến cố phi thường này, đă mạc khải
cho chị biết về ư nghĩa của các thị kiến ấy. “Con có muốn biết những
ǵ Chúa của con mong muốn và ư nghĩa của mạc khải này chăng? Con hăy
biết rơ rằng t́nh yêu là những ǵ Cha mong muốn. Ai mạc khải điều
này cho con? T́nh yêu. Tại sao Người lại mạc khải nó cho con? V́
t́nh yêu… Vậy con hăy biết rằng t́nh yêu là ư nghĩa của Chúa chúng
ta”
(Julian of Norwich, "Il Libro delle Rivelazioni," Chapter 86, Milan,
1997, p. 320).
Được tác động bởi t́nh yêu thần linh, Julian đă thực hiện một chọn
lựa quyết liệt. Như một trong những ẩn sĩ cổ thời, chị đă chọn sống
ở trong một cái cḥi, một nơi gần nhà thờ cung hiến cho Thánh Julian
ở thành phố Norwich, một thành phố vào lúc ấy là một trung tâm rất
quan trọng gần Luân Đôn. Có lẽ chị đă lấy tên Julian chính từ vị
thánh được cung hiến cho ngôi thánh đường gần nơi chị sống rất nhiều
năm cho tới khi qua đời. Chúng ta có thể cảm thấy lạ lùng, thậm chí
khó hiểu trước quyết định sống như là một “người ẩn dật”, như danh
từ này được nói đến trong thời điểm của chị. Tuy nhiên, chị đă không
một ḿnh thực hiện quyết định ấy: Trong những thế kỷ ấy, một con số
phụ nữ đáng kể đă chọn lối sống này, áp dụng các thứ qui luật được
cố ư soạn thảo cho ḿnh, chẳng hạn như những qui luật được Thánh
Aelred of Rievaulx soạn thảo. Thành phần ẩn sĩ hay “ẩn dật” dấn thân
sống trong các cḥi của ḿnh để cầu nguyện, suy niệm và học hỏi. Nhờ
đó họ khai triển một cảm quan nhân bản và đạo giáo rất hay, những ǵ
làm cho họ được dân cúng tôn kính. Những con người nam nữ thuộc mọi
tuổi tác và thân phận, cần hướng dẫn và ủi an, đă nồng nhiệt t́m đến
với họ. Bởi thế, nó không phải là một chọn lựa có tính cách cá nhân
chủ nghĩa; chính nhờ việc được sống gần gũi với Chúa như thế, những
ǵ đă nuôi dưỡng nơi chị cũng trở thành khả năng để cố vấn cho
nhiều người, giúp đỡ những ai sống khốn khó trong cuộc đời này.
Chúng ta biết rằng Julian cũng tiếp đón những người khách thường
xuyên thăm viếng, như được chứng thực trong cuốn tiểu sử của một
người phụ nữ Kitô giáo sốt sắng khác trong thời đại của chị, Margery
Kempe, người đến Norwich vào năm 1413 để đón nhận những huấn dụ về
đời sống thiếng liêng của ḿnh. Đó là lư do tại sao Julian khi đang
c̣n sống đă được gọi là “Mẹ Julian”, như được viết trên lăng mộ an
táng chứa các hài tích của chị. Chị đă trở nên một người mẹ của
nhiều người.
Những con người nữ giới và nam nhân ẩn thân sống gần gũi với Thiên
Chúa, chính v́ quyết định này, đă chiếm được một cảm quan cao cả về
ḷng xót thương đối với những sầu thương và yếu hèn của kẻ khác. Là
thành phần bạn hữu của Thiên Chúa, họ có được một đức khôn ngoan mà
thế giới, nơi họ tách biệt bản thân ḿnh, không có được. Và bằng
thái độ từ ái, họ chia sẻ sự khôn ngoan với những ai đến gơ cửa họ.
Bởi thế, tôi cảm phục và tri ân nghĩ tới những đan viện kín cổng cao
tường của thành phần nữ giới và nam giới, mà ngày nay hơn bao giờ
hết, là những ốc đảo của an b́nh và hy vọng, những kho tàng quí báu
cho toàn thể Giáo Hội, nhất là trong việc nhắc nhở về thượng quyền
của Thiên Chúa và tầm quan trọng của việc liên lỉ và thiết tha
nguyện cầu cho cuộc hành tŕnh đức tin.
Chính trong ở nơi quạnh hiu được Thiên Chúa ở cùng mà Julian of
Norwich đă viết cuốn “Những Mạc Khải về T́nh Yêu Thần Linh”, một tác
phẩm chúng ta có hai ấn bản, một ấn bản ngắn có lẽ là ấn bản cũ, và
một ấn bản dài hơn. Cuốn sách này chất chứa một sứ điệp theo chiều
hướng lạc quan, căn cứ vào niềm tin tưởng được Thiên Chúa yêu thương
và được Ngài Quan Pḥng chở che bảo vệ. Trong cuốn sách này, chúng
ta đọc được những lời tuyệt vời sau đây: “Tôi đă thấy được một cách
hoàn toàn tin tưởng … rằng Thiên Chúa, ngay cả trước khi tạo dựng
nên chúng ta đă yêu thương chúng ta, bằng một t́nh yêu không bao giờ
ngừng và sẽ không bao giờ biến mất. Và trong t́nh yêu này Ngài đă
thực hiện tất cả mọi công việc của Ngài, và trong t́nh yêu ấy Ngài
đă làm cho tất cả mọi sự trở nên hữu dụng cho chúng ta, và trong
t́nh yếu ấy sự sống của chúng ta sẽ muôn đời tồn tại… Trong t́nh yêu
này chúng ta có được khởi sự của chúng ta, và chúng ta thấy tất cả
những điều này trong Thiên Chúa vô cùng bất tận” (Ill libro delle
rivelazioni, chapter 86, p. 320).
Chủ đề về t́nh yêu thần linh thường trở lại trong các thị kiến của
Julian of Norwich, vị đă táo bạo không ngại so sánh t́nh yêu thần
linh này với cả t́nh yêu mẫu thân. Đây là một trong những sứ điểm
đặc biệt nhất của khoa thần học bí nhiệm của chị. Những ǵ là dịu
dàng, quan tâm và từ ái nơi sự thiện hảo của Thiên Chúa đối với
chúng ta là thành phần hành tŕnh trên thế gian này cao cả tới độ
những sự ấy gợi lên t́nh yêu của một người mẹ đối với con cái của
bà. Thật vậy, có những lúc các vị tiên tri trong thánh kinh cũng đă
sử dụng thứ ngôn ngữ này để nhắc lại những ǵ là dịu dàng, tha thiết
và toàn thể của t́nh yêu Thiên Chúa, một t́nh yêu tỏ ḿnh ra nơi
việc tạo dựng cũng như nơi toàn thể lịch sử cứu độ và lên đến tột
đỉnh của ḿnh nơi việc nhập thể của Người Con. Tuy nhiên, Thiên Chúa
bao giờ cũng vượt trên hết mọi t́nh yêu thương của nhân loại, như
tiên tri Isaia đă nói: “Một người nữ nào có thể quên cho con bú,
không cảm thương đứa con của ḷng ḿnh hay chăng? Cho dù họ có quên
chăng nữa, Ta sẽ không quên ngươi” (Is 49:15).
Julian of Worwich đă hiểu được sứ điệp chính yếu này cho đời sống
thiêng liêng: Thiên Chúa là t́nh yêu và chỉ khi nào chúng ta hoàn
toàn cởi mở và trọn vẹn tin tưởng vào t́nh yêu này, cũng như để cho
t́nh yếu ấy trở thành hướng dẫn viên duy nhất của đời sống th́ hết
mọi sự được biến đổi, b́nh an đích thực và niềm vui thực sự được
hoan hưởng và là niềm vui có thể được lan tỏa chung quanh.
Tôi muốn nhấn mạnh đến một điểm khác. Cuốn Giáo Lư Giáo Hội Công
Giáo đă sử dụng các lời của Julian of Norwich khi nó cống hiến quan
điểm về đức tin Công giáo nơi một vấn đề không thôi tạo nên một thứ
khúc mắc đối với tất cả mọi tín hữu (cf. Nos. 304-314). Nếu Thiên
Chúa là Đấng tuyệt đối thiện hảo và khôn ngoan, vậy th́ tại sao sự
dữ và khổ đau lại xẩy ra cho thành phần vô tội chứ? Các Thánh cũng
thế, chính các ngài cũng tự hỏi ḿnh vấn đề này. Được soi sáng bởi
đức tin, các ngài cống hiến cho chúng ta một câu trả lời mở ḷng
chúng tar a để tin tưởng và hy vọng: Theo ư định mầu nhiệm của Đấng
Quan Pḥng, thậm chí từ sự dữ, Thiên Chúa đă rút lấy một sự thiện
hảo hơn, như Julian of Norwich đă viết: “Nhờ ân sủng Chúa ban, tôi
đă biết rằng tôi cần phải vững vàng tin tưởng, và v́ thế tôi cần
phải vững chắc và hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả mọi sự sẽ tận kết
một cách tốt đẹp” (Il libro delle rivelazioni, chapter 32, p. 173).
Phải, anh chị em thân mến, những lời hứa của Thiên Chúa bao giờ cũng
lớn lao hơn các niềm hy vọng của chúng ta. Nếu chúng ta kư thác cho
Thiên Chúa, cho t́nh yêu bao la của Ngài, những ước muốn tinh tuyền
nhất và sâu xa nhất của chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ bị thất
vọng. “Và tất cả sẽ tốt đẹp”, “hết mọi sự là để cho người lành”: Đó
là sứ điệp cuối cùng được Julian of Norwich truyền đạt cho chúng ta
và tôi cũng nêu lên cho anh chị em hôm nay đây. Cám ơn anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit
phổ biến ngày 1/12/2010