Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 30/12/2010  Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền Bài 101 về 

Peter Lombard

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Ở buổi Triều Kiến chung cuối cùng của năm nay, tôi muốn nói với anh chị em về Peter Lombard: Ông là một thần học gia sống vào thế kỷ 12 và được lừng danh v́ một trong những tác phẩm của ông nhan đề là Các Câu Nói là tác phẩm được sử dụng như là một cuốn cẩm nang thần học qua nhiều thế kỷ.

 

Vậy Peter Lombard là ai? Mặc dù tín liệu về đời sống của ông khan hiếm, vẫn có thể tái cấu tạo nên những nét chính yếu về tiểu sử của ông. Ông được sinh ra giữa thế kỷ 11 và 12 gần Novara, Bắc Ư, ở một miền đă từng thuộc về dân Lombards. Chính v́ lư do này mà ông được mang tên hiệu là «the Lombard ». Ông thuộc về một gia đ́nh b́nh thường, v́ chúng ta có thể suy diễn từ lá thư giới thiệu do Thánh Bernard ở Claivaux viết cho Gilduin, Bề Trên của Đan Viện Thánh Victor ở Balê, xin vị này cho Peter nơi ăn chốn ở miễn phí để v́ ông ta muốn tới thành phố đó để nghiên cứu học hành. Thật vậy, thậm chí vào Thời Trung Cổ chẳng những thành phần quí phái hay giầu sang có thể học hành và chiếm được những vai tṛ quan trọng trong sinh hoạt giáo hội và xă hội mà c̣n cả thành phần xuất thân thường hèn, như chẳng hạn Đức Gregory VII, vị Giáo Hoàng tỏ ra cương quyết với Hoàng Đế Henry VI, hay như Maurice ở Sully, Tổng Giám Mục Balê, vị đă ra lệnh xây cất Vương Cung Thánh Đường Notre-Dame và là con của một nông dân nghèo khổ.

 

Peter Lombard bắt đầu việc học hành nghiên cứu của ḿnh ở Bologna rồi tới Rheims và cuối cùng đến Balê. Từ năm 1140 ông đă dạy ở trường Notre-Dame uy tín. Được kính trọng và cảm nhận như là một thần học gia, tám năm sau, ông được Đức Giáo Hoàng Eugene II trao trách nhiệm xem xét tín lư của Gilbert de la Porrée là những ǵ đang gây ra nhiều tranh căi v́ nó chủ trương không hoàn toàn chính thống. Sau khi làm linh mục, ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục ở Balê vào năm 1159, một năm trước khi ngài qua đời là năm 1160. 

 

Như tất cả những giáo sư thần học thời của ḿnh, Peter cũng viết những bài nghị luận và dẫn giải về Thánh Kinh. Tuy nhiên, tuyệt tác của ngài bao gồm bốn Tập của cuốn Các Câu Nói. Đây là một bản văn xuất hiện v́ những mục đích giáo khoa. Theo phương pháp thần học được sử dụng vào những thời điểm ấy, trước hết cần phải hiểu biết, học hỏi và nhận định về tư tưởng của các vị Giáo Phụ của Giáo Hội cũng như của các tác giả khác có thế giá. Bởi thế, Peter đă thu tích cmột số lượng rất đáng kể tài liệu, những ǵ bao gồm chính yếu các giáo huấn của các vị Đại Giáo Phụ Latinh, nhất là Thánh Âu Quốc Tinh, và cởi mở với cả việc đóng góp của các thần học gia đương đại. Trong số nhiều điều khác, ngài cũng sử dụng một cuốn bách khoa về thần học Hy Lạp là cuốn mới được biết đến ở Tây phương, đó là cuốn đức tin Chính Thống được Thánh John Damascene viết.

 

Công nghiệp lớn lao của Peter Lombard đó là tổ chức tất cả mọi tài liệu được ngài thu thập và cẩn thận chọn lựa, thành một nội dung có hệ thống và ḥa hợp. Thật vậy, một trong những đặc tính của thần học đó là sắp xếp khoa giáo phụ học về đức tin một cách hiệp nhất và thứ tự. Bởi thế, ngài đă phân phối các câu nói, tức là các nguồn tài liệu của Giáo Phụ về các luận đề khác nhau thành bốn tập sách. Trong tập thứ nhất, ngài nói về Thiên Chúa và mầu nhiệm Ba Ngôi ; trong tập hai, về công việc Tạo Dựng, tội lỗi và Ân Sủng; trong tập ba, Mầu Nhiệm Nhập Thể và công cuộc Cứu Chuộc với một đoạn dài về các nhân đức. Tập bốn giành cho các bí tích và cho những thực tại sau hết, những thực tại về sự sống đời đời, hay Novissimi.

 

Tổng quan cho thấy cuốn sách này bao gồm hầu hết tất cả mọi chân lư của đức tin Công giáo. Cái nh́n xác đáng và rơ ràng, cùng với việc tŕnh bày sáng sủa, bố cục thứ tự và luôn nhất trí là những ǵ cho thấy được sự thành công phi thường của cuốn Các Câu Nói do Peter Lombard biên soạn. Bốn tập sách này giúp cho các sinh viên có thể học hiểu một cách đáng tin cậy và cống hiến cho các nhà giáo dục cùng các thày giáo sử dụng chúng đầy những chỗ chứa đựng kiến thức sâu xa hơn. Một thần học gia ḍng Phanxicô là Alexandre of Hales, thuộc thế hệ sau đó, đă mang lại cho cuốn Những Câu Nói này một phân chia làm dễ dàng hóa cho việc nghiên cứu và tham vấn các tập sách ấy. Ngay cả đệ nhất thần học gia thuộc thế kỷ 13 là Thánh Albert Cả, Thánh Bonaventura ở Bagnoregio và Thánh Thomas Aquinas đă bắt đầu hoạt động hàn lâm của ḿnh bằng việc nhận định về bốn tập sách này của cuốn Các Câu Nói do Peter Lombard biên soạn, làm cho bốn tập sách này thêm phong phú bằng những suy tư của các vị. Cuốn sách này của Lombard là cuốn sách được sử dụng ở tất cả mọi trường thần học cho tới thế kỷ 16. 

 

Tôi muốn nhấn mạnh tới vấn đề làm thế nào mà việc tŕnh bày có hệ thống về đức tin là một điều kiện bất khả châm chước. Thật vậy, các sự thật riêng biệt về đức tin soi sáng cho nhau, và trong nhăn quan tổng thể và duy nhất của chúng hiện lên sự ḥa hợp giữa dự án cứu độ của Thiên Chúa với cái tâm điểm của Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Theo gương Peter Lombard, tôi mời gọi tất cả mọi thần học gia và linh mục hăy luôn lưu ư tới toàn thể nhăn quan về tín lư Kitô giáo, để có thể chống lại với các thứ nguy cơ phân mảnh và thiếu cơ sở của các chân lư đơn phương. Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, cũng như cuốn Tổng Lược của cùng cuốn Giáo Lư này, cống hiến cho chúng ta chính cái bức tranh trọn vẹn này của Mạc Khải Kitô giáo, một mạc khải cần được tin tưởng và tri ân chấp nhận. Tuy nhiên, tôi muốn phấn khích cá nhân các tín hữu và các cộng đồng Kitô hữu hăy sử dụng tối đa những dụng cụ này để hiểu biết và đào sâu hơn về nội dung đức tin của chúng ta. Nhờ thế nó hiện lên cho chúng ta như là một bản ḥa tấu diệu kỳ trong việc nói với chúng ta về Thiên Chúa và về t́nh yêu của Ngài, và xin chúng ta hăy chặt chẽ gắn bó và chủ động đáp ứng.

 

Để có biết được ích lợi mà việc đọc cuốn Các Câu Nói của Peter Lombard vẫn c̣n tác dụng cho tới ngày nay, tôi xin nêu lên hai thí dụ. Được gợi hứng từ Lời Dẫn Giải của Thánh Âu Quốc Tinh về Sách Khởi Nguyên, Peter ngẫm nghĩ là tại sao phụ nữ đă được dựng nên từ xương sườn của con người chứ không phải từ đầu của con người hay chân của con người. Và Peter giải thích : « Người nữ được h́nh thành chẳng phải như là một chủ trị hay là một nô lệ của con người mà là bạn hữu của con người » (Sentences 3, 18, 3). Sau đó, vẫn dựa trên giáo huấn của Giáo Phụ, ngài thêm : « Mầu nhiệm về Chúa Kitô và về Giáo Hội được tiêu biểu nơi tác động này. Thật vậy, như người nữ được h́nh thành từ xương sườn của Adong trong khi ông ngủ thế nào, th́ Giáo Hội cũng được hạ sinh từ các bí tích được bắt đầu chảy từ cạnh sườn của Chúa Kitô đang ngủ trên Thập Giá, tức là từ máu và nước nhờ đó chúng ta được cứu chuộc khỏi tội lỗi và được sạch lỗi lầm » (Sentences, 3,18,4). Đây là những suy tư sâu xa vẫn c̣n được áp dụng cho tới ngày nay khi thần học và tu đức học về hôn nhân Kitô giáo đă đào sâu đáng kể về tính cách tương tự này với mối liên hệ phu thê của Chúa Kitô với Giáo Hội của Người.

 

Trong một đoạn khác ở một trong những tác phẩm chính yếu của ḿnh, Peter Lombard, khi bàn về các công nghiệp của Chúa Kitô, đă tự hỏi : «Tại sao Chúa Kitô lại muốn chịu đau khổ và chết đi, nếu các nhân đức của Người đă đủ để chiếm được cho Người tất cả mọi công nghiệp?» Câu trả lời của ngài gẫy gọn và gây ấn tượng như sau : «Cho các bạn chứ không phải cho chính ḿnh Người ! ».  Đoạn ngài tiếp tục với một câu hỏi khác và câu trả lời khác, những ǵ dường như tạo nên những cuộc bàn luận tiếp tục trong các bài học của những giáo sư thần học trung cổ : «Người đă chịu khổ và chết đi cho tôi có nghĩa là ǵ ? Nhờ đó cuộc Khổ Nạn và cái chết của Người trở thành một mẫu gương và căn nguyên cho các bạn. Một mẫu gương nhân đức và ḷng khiêm nhượng, một căn nguyên cho vinh quang và tự do; một mẫu gương do Thiên Chúa cống hiến, vâng lời cho đến chết; một căn nguyên cho cuộc giải phóng của các bạn và phúc đức của các bạn » (Sentences, 3,18,5).

 

Trong số những đóng góp quan trọng nhất được Peter Lombard cống hiến cho lịch sử thần học, tôi muốn nhắc lại luận đề của ngài về các bí tích, những bí tích được ngài cống hiến cài tôi gọi là một định nghĩa quyết liệt : «chính cái là dấu hiệu của ân sủng Thiên Chúa và là một h́nh thức hữu h́nh của ân sủng vô h́nh, ở chỗ cái nó mang những h́nh ảnh của nó và là căn nguyên của nó được gọi là một bí tích theo đúng nghĩa » (4,1,4).  Bằng định nghĩa này, Peter Lombard đă nắm bắt được yếu tính của các bí tích : chúng là một căn nguyên của ân sủng, chúng thực sự có thể thông đạt sự sống thần linh. Các thần học gia sau đó không bao giờ xa rời nhăn quan này và cũng cần phải sử dụng việc phân biệt giữa yếu tố chất thể và mô thể được giới thiệu bởi «Vị Sư Phụ của Cuốn Các Câu Nói », Peter Lombard được gọi như thế. Yếu tố chất thể là thực tại hữu h́nh khả giác, yếu tố mô thể bao gồm những lời nói từ vị thừa tác viên. Để cử hành trọn vẹn và hiệu thành các bí tích th́ cả hai yếu tố này đều là những ǵ thiết yếu : chất thể, thực tại nhừ đó Chúa chạm tới chúng ta một cách hữu h́nh và lời là những ǵ chuyển đạt ư nghĩa thiêng liêng. Nơi Phép Rửa chẳng hạn, yếu tố chất thể là nước được đổ trên đầu đức nhỏ và yếu tố mô thể là công thức : « Cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần ». Ngoài ra, Peter the Lombard đă giải thích rằng các bí tích mà thôi khách quan mà nói truyền đạt ân sủng thần linh và chúng có tất cả bảy bí tích đó là Rửa Tội, Thánh Thể, Thống Hối, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chức Thánh và Hôn Phối (cf. Sentences 4, 2, 1).

 

Anh Chị Em thân mến, cần phải nhận biết rằng đối với hết mọi Kitô hữu quí báu và bất khả châm chước biết bao đời sống bí tích, trong đó Chúa truyền đạt vấn đề này trong cộng đồng Giáo Hội và chạm tới chúng ta cùng biến đổi chúng ta. Như Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo nói, các bí tích là « quyền lực xuất phát từ Thân Ḿnh của Chúa Kitô hằng sống và ban sự sống. Chúng là tác động của Chúa Thánh Thần » (khoản 1116). Trong Năm cho Linh Mục này đang được chúng ta cử hành tôi tha thiết xin các vị linh mục, nhất là các vị thừa tác viên có trách nhiệm coi sóc các linh hồn, hăy giá tăng đời sống bí tích cho bản thân ḿnh trước hết để có thể trở nên hữu ích cho các tín hữu. Chớ ǵ việc cử hành các bí tích gây ấn tượng một cách xứng đáng và nghiêm trang, phấn khích việc suy tư cá nhân và việc tham dự của cộng đồng, ư nghĩa của việc Thiên Chúa hiện diện và nhiệt t́nh truyền giáo. Các bí tích là kho tàng lớn lao của Giáo Hội và mỗi người chúng ta có phận sự phải cử hành chúng cho lợi ích thiêng liêng. Nơi chúng, một biến cố hằng huyền diệu chạm tới đời sống của chúng ta : Chúa Kitô, qua những dấu hiệu hữu h́nh, đến với chúng ta, thanh tẩy chúng ta, biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta thông phần vào t́nh bằng hữu thần linh của Người.

 

Các bạn thân mến, chúng ta đang tiến đến chỗ kết thúc năm nay và tới ngưỡng cửa của Năm Mới. Tôi hy vọng rằng t́nh bằng hữu của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta sẽ d8ồng hành với anh chị em hằng ngày trong năm sắp bắt đầu. Chớ ǵ t́nh bằng hữu của Chúa Kitô là ánh sáng và vị hướng đạo của chúng ta, giúp chúng ta trở thành con người của ḥa b́nh, của b́nh an Người. Chúc tất cả anh chị em một Tân Niên Hạnh Phúc !

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/1/2010