Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 10/2/2010 – Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 105 về

Thánh Antôn Pađua

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hai tuần trước tôi đă tŕnh bày về Thánh Phanxicô Assisi. Sáng hôm nay, tôi muốn nói về một vị thánh khác thuộc về thế hệ đầu tiên của Ḍng Anh Em Hèn Mọn, đó là Thánh Antôn thành Padua hay Antôn thành Lisbon, như ngài cũng được gọi như thế liên quan tới tỉnh thành quê quán của ngài. Ngài là một trong những vị Thánh phổ thông nhất của toàn thể Giáo Hội Công giáo, được tôn kính chẳng những ở Pađua là nơi có một Đền Thờ nguy nga được xây cất chứa đựng hài cốt của ngài, cũng như trên khắp thế giới. Thân thương với các tín hữu là những h́nh ảnh và tượng ảnh cho thấy ngài với một bông huệ tượng trưng cho ḷng tinh tuyền của ngài hay với Con Trẻ Giêsu trong cánh tay của ngài, để tưởng nhớ đến một cuộc hiện ra lạ lùng được đề cập tới ở một số văn liệu.

 

Với những tặng ân nổi vượt của ngài về tri thức, quân bằng, ḷng nhiệt thành tông đồ, và chính yếu là ân huệ thần bí, Thánh Antôn đă góp phần quan trọng cho việc phát triển linh đạo của Ḍng Phanxicô.

 

Ngài được sinh ra trong một gia đ́nh quí phái vào khoảng năm 1195 và đă được rửa tội với tên là Fernando. Ngài đă gia nhập với các vị Linh Mục sống theo Luật Đan Tu của Thánh Âu Quốc Tinh, đầu tiên tại Đan Viện Thánh Vincent ở Lisbon và sau đó tại Đan Viện Thánh Giá ở Coimbra, một trung tâm văn hóa canh tân ở Bồ Đào Nha. Ngài đă hào hứng dấn thân và quan tâm học hỏi Thánh Kinh và các Giáo Phụ của Giáo Hội, có được một kiến thức thần học mang lại hoa trái co những hoạt động giảng dạy và rao giảng của ngài. Biến cố cho thấy một khúc quanh quyết liệt trong đời sống của ngài đă xẩy ra ở Coimbra. Chính ở đó, vào năm 1220, những hài tích về năm thày Ḍng Phanxicô truyền giáo đầu tiên ở Morocco và chịu tử đạo ở đó được trưng bày. Câu truyện về họ đă tác động nơi con người trẻ Fernando ước muốn được bắt chước họ và thăng tiến trên con đường trọn lành Kitô giáo. Bởi thế, chàng đă xin ra khỏi Ḍng Âu Quốc Tinh để trở thành một Thày Ḍng Anh Em Hèn Mọn. Lời yêu cầu của ngài được chấp nhận, và sau khi nhận tên Antôn, ngài cũng được lên đường đi đến Morocco, nhưng Đấng Quan Pḥng thần linh đă định liệu cách khác. Sau một cơn bệnh, ngài bắt buộc trở về Ư, và vào năm 1221, đă tham dự vào “Hội Nghị Chiếu” ở Assisi, là nơi ngài cũng được gặp Thánh Phanxicô. Sau đó ngài đă sống một thời gian hoàn toàn ẩn kín ở tu viện Forli thuộc miền Bắc Ư, nơi Chúa đă kêu gọi ngài thực hiện một sứ vụ khác. Trong những trường hợp xẩy ra bất thường sao đó, được mời giảng vào dịp thụ phong linh mục, ngài tỏ ra có một kiến thức và tài hùng biện khiến các vị Bề Trên ủy thác cho ngài việc rao giảng. Thế nên, ngài đă bắt đầu hoạt động tông đồ ở Ư và Pháp rất nhiệt thành và thành công tới độ thu hút được nhiều người đă ĺa bỏ Giáo Hội quay bước trở về. Thánh Antôn cũng là một trong những người đầu tiên, nếu không muốn nói là một trong những giáo sư thần học tiên khởi của Ḍng Anh Em Hèn Mọn. Ngài đă bắt đầu giảng dạy ở Bologna với phép lành của Thánh Phanxicô, vị nhận ra các nhân đức của Thánh Antôn, đă gửi cho ngài một bức thư ngắn được bắt đầu bằng những lời này: “Tôi xin thày dạy thần học cho anh em”. Thánh Antôn đă đặt nền tảng thần học Ḍng Phanxicô, một nền tảng, được vun trồng bởi các tư tưởng gia nổi tiếng khác, đă đạt đến tột đỉnh của ḿnh với Thánh Bonaventura thành Bagnoregio và Chân Phước Duns Scotus.

 

Khi trở thành Bề Trên Tỉnh Ḍng của Ḍng Anh Em Hèn Mọn ở bắc Ư, ngài đă tiếp tục thừa tác vụ rao giảng của ḿnh, luân chuyển nó với vai tṛ quản trị của ngài. Khi nhiệm kỳ làm Giám Tỉnh của ngài chấm dứt, ngài đă lui về một nơi gần thành Pađua, nơi ngài đă ở vào những trường hợp khác nhau. Gần một năm sau, ngài đă qua đời ở cổng thành vào ngày 13/6/1231. Pađua, nơi đă cảm mến và tôn kính đón nhận ngài trong cuộc đời của ngài, đă luôn cống hiến cho ngài niềm vinh dự và ḷng sùng mộ. Chính Đức Giáo Hoàng Gregôriô IX, khi nghe ngài giảng, đă diễn tả ngài như là “Ḥm Bia Giao Ước” và theo sau các phép lạ xẩy ra do việc chuyển cầu của ngài, vị Giáo Hoàng này đă phong thánh cho ngài vào năm 1232, chỉ một năm sau khi ngài qua đời. 

 

Vào giai đoạn cuối đời của ḿnh, Thánh Antôn đă viết ra hai chu kỳ “Bài Giảng”, mang tực đề theo thứ tự là “Các Bài Giảng Chúa Nhật” và “Các Bài Giảng về Các Thánh” giành cho các vị giảng thuyết và giáo sư thuộc khoa thần học của Ḍng Phanxicô. Nơi những Bài Giảng này, ngài đă nhận định về các sách Thánh Kinh được Phụng Vụ đề ra, sử dụng việc giải thích của các vị giáo phụ và thời trung cổ về 4 ư nghĩa: nghĩa đen hay lịch sử, nghĩa biểu tượng hay Kitô học, nghĩa bóng hay luân lư, và nghĩa thần bí, một nghĩa hướng con người về sự sống đời đời. Ngày nay vấn đề đă được tái khám phá thấy rằng những ư nghĩa này là những chiều kích của một ư nghĩa duy nhất của Thánh Kinh và thực sự cần phải giải thích Thánh Kinh bằng việc t́m kiếm bốn chiều kích này nơi ngôn từ Thánh Kinh. Những bài giảng của Thánh Antôn là những bản văn có tính cách thần học và giảng dạy, phản ảnh việc rao giảng sống động được Thánh Antôn đề ra như là một cuộc hành tŕnh đích thực và thích đáng của đời sống Kitô giáo. Tính chất phong phú của việc rao giảng thiêng liêng được chất chứa trong các “Bài Giảng” ấy rất dồi dào tới độ vào năm 1946, Đấng Đáng Kính Giáo Hoàng Piô XII đă công bố Thánh Antôn là một vị Tiến Sĩ của Hội Thánh, qui cho ngài tước hiệu “Tiến Sĩ Phúc Âm”, v́ tính chất mới mẻ và đẹp đẽ của Phúc Âm hiện lên trong các bản văn này. Ngày nay chúng ta vẫn có thể gặt hái được nhiều lợi ích thiêng liêng khi đọc những bản văn ấy.

 

Trong những Bài Giảng này, Thánh Antôn nói về việc cầu nguyện như về một mối liên hệ yêu thương thúc đẩy con người dịu dàng nói với Chúa, tạo nên một niềm vui khôn tả là những ǵ ngọt ngào bao phủ linh hồn trong khi cầu nguyện. Thánh Antôn nhắc nhở chúng ta rằng cầu nguyện đ̣i phải có một bầu khí yên tịnh, một bầu khí không có nghĩa là tách xa khỏi tiếng ồn ào bề ngoài mà là một cảm nghiệm nội tâm nhắm đến chỗ loại trừ những thứ chia ḷng chi trí xuất phát từ những xao xuyên âu lo của linh hồn, nhờ đó tạo nên sự thinh lặng trong chính tâm hồn. Theo giáo huấn của vị Tiến Sĩ xuất chúng của Ḍng Phanxicô này th́ cầu nguyện được cấu tạo nên bởi bốn thái độ bất khả châm chước, những thái độ theo tiếng Latinh của Thánh Antôn được điểm tên là obsecratio, oratio, postulatio, gratiarum actio. Chúng ta có thể chuyển dịch chúng theo cách thức sau đây. Bước thứ nhất trong việc cầu nguyện đó là tin tưởng mở ḷng ḿnh ra trước Thiên Chúa; đây không phải chỉ là việc chấp nhận một lời nói mà là mở ḷng ḿnh ra trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Tiếp đến là nói với Ngài một cách thiết tha, thấy Ngài hiện diện với bản thân ḿnh; thế rồi tự nhiên tŕnh bày các nhu cầu của chúng ta cho Ngài; và sau cùng chúc tụng và tạ ơn Ngài.

 

Nơi giáo huấn của Thánh Antôn về việc cầu nguyện, chúng ta nhận thấy một trong những đặc tính đặc biệt của khoa thần học Phanxicô được ngài thiết lập đó là vai tṛ được gán cho t́nh yêu thần linh là những ǵ đi vào lănh giới của t́nh cảm, của ư muốn và của cọi ḷng, và là những ǵ cũng trở thành nguồn mạch từ đó tuôn trào kiến thức thiêng liêng vượt lên trên tất cả mọi thứ kiến thức khác. Thật vậy, ccchính ở nơi yêu thương mà chúng ta mới tiến đến chỗ hiểu biết.

 

Thánh Antôn c̣n viết rằng: “Đức ái là linh hồn của đức tin, nó cống hiến sự sống cho đức tin; đức tin chết đi nếu không có đức ái” (Sermones Dominicales et Festivi II, Messagero, Padua 1979, p. 37).

 

Chỉ chỉ linh hồn cầu nguyện mới tiến bộ trong đời sống thiêng liêng: đây là một vấn đề đặc biệt trong việc rao giảng của Thánh Antôn. Ngài hoàn toàn biết được những thiếu sót của bản tính con người, với khuynh hướng của chúng ta hướng về tội lỗi, một khuynh hướng khiến ngài tiếp tục thôi thúc chúng ta chiến đấu với bản năng tham lam, kiêu kỳ và dơ nhớp; thay vào đó thực tập các nhân đức khó nghèo và quảng đại, khiêm nhượng và tuân phục, thanh sạch và tinh tuyền. Vào đầu thế kỷ 13, trong bối cảnh của việc tái sinh về thành thị và việc mậu dịch triển nở, số người tỏ ra lạnh cảm với những nhu cầu của người nghèo gia tăng. Đó là lư do tại sao vào các trường hợp khác nhau, Thánh Antôn mời gọi tín hữu hăy nghĩ đến những thứ giầu sang chân thực, những thứ giầu sang của tâm can, những thứ giầu sang làm cho con người tốt lành và nhân hậu, và giúp họ có thể thu tích kho báu trên Trời. Ngài đă thiết tha kêu gọi họ rằng: “Ôi con người giầu có, hăy thân thiết … với người nghèo, hăy đón tiếp họ vào nhà của anh chị em: sau này chính họ sẽ là người tiếp nhận anh chị em vào các nhà tạm vĩnh hằng là nơi chất chứa vẻ đẹp của ḥa b́nh, niềm tin tưởng của an ninh và t́nh trạng đầy những b́nh lặng của những thỏa măn đời đời” (ibid. p. 29).


Các bạn thân mến, phải chăng đây là một giáo huấn rất quan trọng cho cả ngày nay, khi mà cuộc khủng hoảng về tài chính và những chênh lệch trầm trọng về kinh tế đang bần cùng hóa nhiều người và tạo nên những điều kiện của nghèo khổ? Trong Thông Điệp “Bác Ái trong Chân Lư” của ḿnh, tôi đă nhắc nhở rằng: các nhu cầu kinh tế cần đến đạo lư để hành sử một cách đúng đắn, không phải là bất cứ một thứ đạo lư nào mà là một thứ đạo lư lấy con người làm tâm điểm” (đoạn 45).

 

Thánh Antôn, theo trường phái của Thánh Phanxicô, luôn đặt Chúa Kitô làm tâm điểm của đời sống và ư nghĩ của ḿnh, của hành động và việc rao giảng của ḿnh. Đây là một đặc tính khác của khoa thần học Phanxicô: Chúa Kitô là tâm điểm. Khoa thần học Phanxicô mong muốn chiêm ngưỡng và mời gọi những người khác hăy chiêm ngưỡng các mầu nhiệm về nhân tính của Chúa Kitô, của con người Giêsu, và nhất là mầu nhiệm Giáng Sinh: Thiên Chúa là Đấng biến ḿnh trở thành một Con Trẻ và ban ḿnh vào tay của chúng ta, một mầu nhiệm làm bùng lên những cảm xúc yêu mến và tri ân sự thiện hảo thần linh.

 

Chẳng những Giáng Sinh, điểm chính yếu của t́nh Chúa Kitô yêu thương nhân loại, mà c̣n cả nhăn quan về Đấng Tử Giá cũng tác động tư tưởng của Thánh Antôn tri ân Thiên Chúa và trân trọng phẩm giá của con người, nhờ đó tất cả mọi người có tín ngưỡng và vô tín ngưỡng có thể thấy được nơi Đấng Tử Giá và nơi h́nh ảnh của Người một ư nghĩa làm phong phú đời sống. Thánh Antôn viết: “Chúa Kitô là sự sống của anh chị em đang bị treo ở trước mặt anh chị em, để anh chị em nh́n vào Thánh Giá như tấm gương soi. Ở đó anh chị em mới có thể biết những thương tích của anh chị em đáng chết là chừng nào, tới độ không c̣n phương dược nào khác ngoài Máu của Con Thiên Chúa mới có thể chữa lành. Nếu anh chị em nh́n sát hơn nữa, anh chị em mới có thể nhận ra phẩm giá làm người của anh chị em và giá trị của anh chị em cao cả biết bao. Không c̣n ở một nơi nào khác ngoài việc nh́n chính ḿnh nơi tấm gương soi Thập Giá con người mới có thể hiểu hơn nữa họ quí giá biết là chừng nào” (Sermones Dominicales et Festivi III, pp. 213-214).

 

Trong việc suy niệm về những lời này, chúng ta hiểu hơn về tầm quan trọng của h́nh ảnh Đấng Tử Giá đối với văn hóa của chúng ta, đối với nhân tính của chúng ta được xuất phát từ đức tin Kitô giáo. Chính nhờ việc nh́n vào Đấng Tử Giá mà chúng ta thấy được, như Thánh Antôn nói, phẩm giá và giá trị của con người cao cả là chừng nào, chính là v́ Thiên Chúa làm cho chúng ta nên thật là quan trọng, coi chúng ta quan trọng tới độ, theo ư nghĩ của ngài, chúng ta đáng cho Người chịu khổ đau; bởi thế, tất cả phẩm giá của con người xuất hiện trong tấm gương soi Đấng Tử Giá và ánh mắt của chúng ta nh́n lên Người là một nguồn mạch nhận thức về phẩm vị làm người vậy.

 

Các bạn thân mến, chớ ǵ Thánh Antôn Pađua, rất được tín hữu tôn kính, chuyển cầu cho toàn thể Giáo Hội, nhất là cho những ai dấn thân cho việc rao giảng; chúng ta hăy cầu cùng Chúa để Ngài giúp chúng ta biết được một chút nghệ thuật này của Thánh Antôn. Chớ ǵ các thuyết giảng viên, lấy được hứng khởi từ gương sáng của ngài, trở thành hiệu nghiệm trong việc truyền đạt của ḿnh bằng việc cố gắng bao gồm giáo huấn vững chắc và lành mạnh với ḷng đạo đức chân thành và sốt sắng. Trong Năm Cho Linh Mục này, chúng ta hăy cầu nguyện để các vị linh mục và phó tế quan tâm thi hành thừa tác vụ loan truyền Lời Chúa này, làm cho lời Chúa thành hiện đại cho tín hữu, nhất là qua các bài giảng phụng vụ. Chớ ǵ họ tŕnh bày một cách hiệu năng vẻ đẹp vĩnh hằng của Chúa Kitô, như Thánh Antôn đă khuyên dạy: “Nếu các bạn rao giảng Chúa Giêsu, Người sẽ làm tan chảy những cơi ḷng khô cứng; nếu các bạn kêu cầu Người, Người sẽ làm dịu đi những cám dỗ dữ dằn; nếu các bạn nghĩ về Người th́ Người sẽ soi sáng trí khôn bạn; nếu các bạn đọc về Người th́ Người sẽ làm cho trí khôn bạn thỏa măn” (Sermones Dominicales et Festivi III, p. 59).

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2010/documents/hf_ben-xvi_aud_20100210_en.html