Đức
Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư
17/3/2010 – Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài
108 về
Thánh Bonaventura
Khoa Thần Học Thập Giá của Ngài so với Khoa Thần Học của Thánh
Thomas
[Video]
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư
17/3/2010 – Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài
108 về
Anh Chị Em thân mến,
Sáng hôm nay, tiếp tục suy tư Thứ Tư tuần trước, tôi muốn cùng anh
chị em học hỏi một số khía cạnh khác về giáo huấn của Thánh
Bonaventura thành Bagnoregio. Ngài là một thần học gia lỗi lạc xuất
chúng, vị đáng được đặt bên cạnh một đại tư tưởng gia khác, một nhân
vật đồng thời của ngài, đó là Thánh Thomas Aquinas. Cả hai đều đào
sâu vào các mầu nhiệm Mạc Khải, khi vận dụng tất cả nguồn trí năng
của con người, trong cuộc đối thoại giữa đức tin và lư trí là những
ǵ làm nên đặc tính của Thời Trung Cổ, biến thời này thành một thời
điểm rất sung sức về tri thức, cũng như về đức tin và việc canh tân
của Giáo Hội là việc canh tân thường chưa được đề cao cho đủ. Những
điểm tương đồng khác liên kết hai vị với nhau, đó là cả Thánh
Bonaventura là một Tu Sĩ Phanxicô và Thánh Thomas là Tu Sĩ Đaminh,
đều thuộc về các Hội Ḍng Hành Khất là những hội ḍng, với tính chất
mới mẻ về đời sống thiêng liêng của ḿnh, như tôi đă đề cập tới ở
những bài giáo lư trước đây, đă canh tân toàn thể Giáo Hội ở thế kỷ
13 và đă thu hút được nhiều người theo. Cả hai đều phục vụ Giáo Hội
một cách tận t́nh, hăng say và yêu mến, cho tới độ các vị được mời
tham dự Công Đồng Chung Lyon năm 1274, chính năm các vị qua đời;
Thánh Thomas trên đường đến Lyon, Thánh Bonaventura đang khi Công
Đồng diễn tiến.
Thậm chí tượng của các vị ở Quảng Trường Thánh Phêrô cũng song song
với nhau. Các vị đứng ở ngay đầu dẫy cột tượng, bắt đầu từ mặt trước
của Đền Thờ Thánh Phêrô; một vị ở cánh trái và một vị ở cánh phải.
Bất kể tất cả những khía cạnh này, nơi hai vị đại Thánh này chúng ta
vẫn có thể thấy được hai đường lối khác nhau về vấn đề nghiên cứu
triết học và thần học là những ǵ chứng tỏ tính chất độc đáo và sâu
xa về việc suy nghĩ của từng vị. Tôi muốn nêu lên một số điểm khác
nhau của các vị.
Cái khác nhau đầu tiên liên quan tới quan niệm về thần học. Cả hai
vị tiến sĩ này đều ngẫm nghĩ rằng thần học là một khoa học cụ thể
hay là một khoa học về lư thuyết và suy đoán. Thánh Thomas suy nghĩ
về hai câu trả lời có thể đối nghịch nhau. Câu trả lời thứ nhất nói:
thần học là một thứ suy tư về đức tin và mục đích của đức tin là ở
chỗ con người trở nên tốt lành và sống theo ư muốn của Thiên Chúa.
V́ thế, mục đích của thần học là để hướng dẫn con người vào đường
ngay nẻo chính; do đó, tự căn bản thần học là một khoa học thực tế.
Chủ trương khác cho rằng: thần học là khoa t́m cách hiểu biết Thiên
Chúa. Chúng ta là công việc của Thiên Chúa; Thiên Chúa vượt trên
hành động của chúng ta. Thiên Chúa thực hiện tác động đúng nơi chúng
ta; bởi thế nó thiết yếu liên quan tới không phải việc làm của chúng
ta mà là việc chúng ta nhận biết Thiên Chúa, không phải những hành
động riêng của chúng ta. Kết luận của Thánh Thomas đó là: thần học
bao gồm hai phương diện: nó có tính cách lư thuyết, ở chỗ nó t́m
cách hiểu biết Thiên Chúa hơn nữa, và nó cũng có tính cách thực tế,
ở chỗ nó t́m cách hướng đời sống của chúng ta tới sự thiện. Thế
nhưng, căn bản là kiến thức, ở chỗ, trước hết tất cả chúng ta đều
cần phải biết Thiên Chúa, sau đó tiếp tục tác hành hợp với Thiên
Chúa (Summa Theologiae, 1a, q. 1, art. 4). Tính cách căn bản của
kiến thức so với thực hành là những ǵ quan trọng đối với chiều
hướng chính yếu của Thánh Thomas.
Câu trả lời của Thánh Bonaventura cũng rất giống như thế, nhưng
những ǵ ngài nhấn mạnh lại khác. Thánh Bonaventura biết những lập
luận giống nhau của cả hai chiều hướng, như Thánh Thomas biết, thế
nhưng, để trả lời cho câu hỏi thần học là một khoa học cụ thể hay lư
thuyết, Thánh Bonaventura thực hiện một phân biệt tam diện, một phân
biệt bao gồm tính cách xen kẽ giữa lư thuyết (kiến thức là chính) và
thực hành (thực hành là chính), thêm một thái độ thứ ba được ngài
gọi là “sapiential” và khẳng định rằng khôn ngoan bao gồm cả hai
khía cạnh. Ngài tiếp tục cho biết rằng khôn ngoan t́m kiếm việc
chiêm niệm (như h́nh thức cao cả nhất của kiến thức), và có chủ đích
để chúng ta nên tốt - “ut boni fiamus”, nhất là điều này, đó là để
trở nên tốt (cf. Breviloquium, Prologus, 5). Thế rồi ngài thêm rằng
kiến thức Chúa Kitô đă chết “cho chúng ta” không vẫn cứ là một kiến
thức nhưng cần trở thành cảm t́nh, thành yêu mến (Proemium in I
Sent., q. 3).
Việc ngài bênh vực thần học cũng theo các chiều hướng này, tức là,
chiều hướng suy tư theo lư trí và phương pháp về đức tin. Thánh
Bonaventura liệt kê một vài lập luận phản lại việc tham gia vào thứ
thần học cũng có lẽ được lan truyền giữa một nhóm tu sĩ Phanxicô và
cũng xẩy ra trong thời đại của chúng ta, đó là việc lư trí thường
làm trống rỗng đức tin, đó là lư trí thường là một thái độ quá khích
đối với lời Chúa, đó là việc cúng ta cần phải lắng nghe chứ không
được phân tích lời Chúa (cf. Letter of St Francis of Assisi to St
Anthony of Padua). Vị Thánh này đă trả lời cho những lập luận phản
thần học này khi chứng tỏ cho thấy những nguy hiểm hiện hữu nơi
chính thần học khi nói rằng: thực sự là trong việc tham gia thần học
có một cách thức ngạo mạn nào đó, một thái độ kiêu kỳ nào đó của lư
trí muốn đặt ḿnh lên trên lời Chúa.
Tuy nhiên, thần học thực sự, công việc về hữu lư của một khoa thần
học thực sự và tốt lành có một nguồn gốc khác, không phải là cái
kiêu hănh của lư trí. Con người nào yêu thương đều muốn biết người
ḿnh yêu hơn nữa và hơn nữa; khoa thần học đích thực không liên quan
tới lư trí và việc nghiên cứu được tác động bởi niềm kiêu hănh của
nó, "sed propter amorem eius cui assentit (thế nhưng được) tác động
bởi t́nh yêu của Đấng đă tỏ ra ưng thuận” (Proemium in I Sent., q.
2) và muốn làm quen hơn nữa với người ḿnh yêu: đó là ư hướng nồng
cốt của thần học. Bởi thế, cuối cùng, đối với Thánh Bonaventura th́
cái căn bản yêu thương là vấn đề trọng yếu.
Như thế Thánh Thomas và Thánh Bonaventura đều xác định cùng đích của
con người, hành phúc trọn vẹn của họ bằng những cách thức khác nhau.
Đối với Thánh Thomas, đích điểm tối hậu mà ḷng ước muốn của chúng
ta hướng về đó là chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Chỉ ở nơi tác động chiêm
ngưỡng Thiên Chúa này tất cả mọi vấn đề mới được giải tỏa: chúng ta
cảm thấy hạnh phúc, ngoài ra không c̣n sự ǵ cần thiết nữa.
Trái lại, đối với Thánh Bonaventura, số mệnh tối hậu của con người
là yêu mến Thiên Chúa, là gặp gỡ Ngài và nên một với Ngài trong t́nh
yêu của Ngài và của chúng ta. Đối với thánh nhân, đó là định nghĩa
thỏa đáng nhất về hạnh phúc của chúng ta.
Theo những chiều hướng ấy, chúng ta cũng có thể nói rằng phạm trù
cao quí nhất đối với Thánh Thomas là sự thật, trong khi đó đối với
Thánh Bonaventura là sự thiện. Có thể nhầm lẫn khi thấy cái tương
phản nơi hai câu trả lời này. Đối với cả hai vị th́ sự thật cũng là
sự thiện và sự thiện cũng là sự thật; việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa
là việc yêu mến và việc yêu mến là việc chiêm ngưỡng. Bởi thế đây là
một vấn đề giải thích khác nhau của các vị về một nhăn quan căn bản
chung. Cả hai đều nhấn mạnh đến việc h́nh thành cho những truyền
thống khác nhau và những linh đạo khác nhau, nhờ đó cho thấy hoa
trái phong phú của đức tin: một đức tin duy nhất mà lại đa dạng
trong việc diễn đạt của nó.
(tiếp)
Chúng ta hăy trở lại với Thánh Bonaventura. Hiển nhiên là việc ngài
đặc biệt nhấn mạnh đền nền thần học của ngài được tôi cống hiến một
thí dụ duy nhất, được hiểu theo chiều hướng đặc sủng Phanxicô.
“Poverello – Người Nghèo” thành Assisi, ngoài những tranh luận về
tri thức trong thời điểm của ḿnh, đă chứng tỏ băèng cả đời sống của
Người Nghèo Thành Assisi này, cái chính yếu của t́nh yêu thương. Vị
Thánh thành Assisi này là h́nh ảnh sống động của Chúa Kitô phải ḷng
Chúa Kitô và nhờ đó vị thánh đă làm cho h́nh ảnh về Chúa hiện diện
trong thời của ḿnh, mà vị thánh không cần phải thuyết phục thành
phần đồng thời của ḿnh bằng lời nói, mà bằng đời sống của ḿnh.
Trong tất cả mọi tác phẩm của Thánh Bonaventura, thực sự cũng là các
tác phẩm có tính cách khoa học của ngài, những tác phẩm thức giả của
ngài, người ta thấy được và gặp được cái cảm hứng Phanxicô này; nói
cách khác, người ta nhận thấy rằng tư tưởng của ngài được bắt đầu
bằng việc gặp gỡ “Pocerello – Người Nghèo” thành Assisi. Tuy nhiên,
để hiểu được việc soạn thảo cụ thể về đề tài “cái chính yếu của t́nh
yêu” này, chúng ta c̣n cần phải lưu ư tới một nguồn khác nữa, đó là
các bản văn của một thần học gia người Syria ở thế kỷ thứ 6 được gọi
là Pseudo-Dionysius, vị ẩn giấu ḿnh dưới bút hiệu Dionysius the
Areopagite. Trong việc chọn danh hiệu như thế, vị này ám chỉ tới một
h́nh ảnh trong Sách Tông Vụ (cf. 17:34). Nhà thần học này đă tạo nên
một khoa thần học về phụng vụ và một khoa thần học về thần bí, và đă
nói dài về những cấp trật khác nhau của thiên thần. Các bản văn của
ông đă được dịch sang tiếng Latinh vào thế kỷ thứ 9. Vào thời điểm
của Thánh Bonaventura chúng ta ở trong thế kỷ 13 có một truyền thống
mới xuất hiện gây hứng khởi cho vị Thánh này cũng như cho các thần
học gia khác thuộc thể kỷ của ngài. Có hai điều đặc biệt đă thu hút
chú ư của Thánh Bonaventura.
1. Pseudo-Dionysius nói về chín phẩm thiên thần với những
danh xưng ông t́m thấy trong Thánh Kinh và sắp xếp theo cách thức
riêng của ông, từ các vị thiên thần đơn thường đến phẩm thần
seraphim. Thánh Bonaventura diễn giải các phẩm thiên thần này như là
những bước tiến của tạo vật đến cùng Thiên Chúa. Bởi thế các vị có
thể trở thành tiêu biếu cho cuộc hành tŕnh của con người, một cuộc
thăng tiến hướng tới mối hiệp thông với Thiên Chúa. Đối với Thánh
Bonaventura chắc chắn là Thánh Phanxicô Assisi thuộc về Đẳng Thần
Seraphim, về Phẩm Thần cao cả nhất, về ca đoàn thần seraphim, tức là
thánh nhân là một ngọn lửa tinh tuyền của t́nh yêu thương. Và đó là
những ǵ các tu sĩ Phanxicô cần phải trở nên. Thế nhưng, Thánh
Bonaventura cũng biết rơ rằng bước cuối cùng này nơi việc tiến đến
cùng Thiên Chúa không thể nào được xen kẽ vào một thứ phẩm trật về
pháp lư nhưng bao giờ cũng là một tặng ân đặc biệt của Thiên Chúa.
V́ lư do ấy cấu trúc của Ḍng Phanxicô là những ǵ đơn hèn hơn, thực
tiễn hơn, song cần phải giúp ccho các phần tử của nó tiến đến gần
hơn với cuộc sống seraphim của thứ t́nh yêu tinh tuyền. Thứ Tư vừa
rồi tôi đă nói về tổng hợp này giữa chiều hướng thực tiễn điều ḥa
và chiều hướng cấp tiến về phúc âm nơi tư tưởng và tác hành của
Thánh Bonaventura.
2. Tuy nhiên, Thánh Bonaventura đă t́m thấy nơi các bản văn
của Pseusdo-Dionysius một yếu tố khác, một yếu tố thậm chí c̣n quan
trọng hơn nữa. Trong khi đối với Thánh Aâu Quốc Tinh th́
intellectus, tức là việc thấy bằng lư trí và con tim, là ưu hạng
về kiến thức, th́ Pseudo-Dionysius lại tiến thêm một bước nữa, ở
chỗ, trong việc thăng tiến lên cùng Thiên Chúa, con người ta ccó thể
tiến đến một chỗ lư trí không c̣n thấy ǵ nữa. Thế nhưng, trong đêm
tối tăm này của lư trí t́nh yêu vẫn thấy những ǵ lư trí không thể
thấy. T́nh yêu vượt ra ngoài lư trí, nó thấy xa hơn, nó đi sâu hơn
vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Thánh Bonaventura bị lôi cuốn theo
nhăn quan này là nhăn quan hội tụ với linh đạo Phanxicô của ngài.
Chính trong đêm tối tăm của Thánh Giá mà t́nh yêu thần linh trở
thành sáng tỏ hoàn toàn; nơi nào lư trí không thấy ǵ nữa th́ t́nh
yêu lại thấy. Những lời cuối cùng trong cuốn “Cuộc Hành Tŕnh của
Tâm Trí tiến vào Thiên Chúa” của ngài dường như là một dẫn giải nông
cạn, một bày tỏ thái quá về một ḷng đạo hạnh thiếu vắng nội dung;
thế nhưng, đọc theo chiều hướng thần học Thập Giá của Thánh
Bonaventura th́ chúng lại là một diễn tả rơ ràng và thực tế về linh
đạo Phanxicô: “Nếu các bạn t́m kiếm ở những cách thức ra sao về
những điều ấy xẩy ra (tức là về việc tiến lên cùng Thiên Chúa), là
các bạn chất vấn ân sủng, chứ không phải tín lư, là các bạn đặt vấn
đề với ḷng ước muốn chứ không phải với việc hiểu biết; tiếng than
van của việc nguyện cầu chứ không phải việc học hỏi đọc sách ...
không phải là ánh sáng mà là ngọn lửa hoàn toàn bừng cháy, chuyển
đưa con người vào Thiên Chúa” (VII 6). Tất cả những điều ấy một là
phản lư trí hay là phản lư lẽ: nó áp dụng tiến tŕnh của lư trí
nhưng trổi vượt nó trong t́nh yêu của Chúa Kitô Tử Giá. Bằng việc
biến đổi này nơi khoa thần bí của Pseudo-Dionysius, Thánh
Bonaventura đă được đặt ở nguồn mạch của một trào lưu thần bí cao cả
là những ǵ đă thăng hoa rất nhiều và đă thanh tẩy tâm trí con
người: nó là tuyệt đỉnh cao sang nơi lịch sử về tâm linh con người.
Thần học về Thập Giá này, xuất phát từ cuộc gặp gỡ giữa thần học của
Pseudo-Dionysius với linh đạo Phanxicô, không được làm cho chúng ta
quên rằng Thánh Bonaventura cũng chia sẻ với Thánh Phanxicô Assisi
về ḷng ngài yêu thích thiên nhiên tạo vật, niềm vui của ngài trước
vẻ đẹp của việc Thiên Chúa tạo thành. Về vấn đề này tôi trích một
câu ở chương đầu tiên của cuốn “Hành Tŕnh”: “Ai không được bừng tỏ
trước những ánh quang rạng ngời như thế của những sự vật là người mù
ḷa; ai không bừng tỉnh trước những tiếng la vang như thế là người
điếc; ai không ca ngợi Thiên Chúa về tất cả những tác dụng ấy là
người câm; ai không hướng về Nguyên Lư Đệ Nhất về những dấu hiệu như
vậy là người ngu đần” (I, 15).
Toàn thể thiên nhiên tạo vật đều nói vang vang về Thiên Chúa, về vị
Thiên Chúa thiện hảo và toàn mỹ. Bởi thế đối với Thánh Bonaventura
th́ toàn thể đời sống của ngài là một “cuộc hành tŕnh”, một cuộc
hành hương, một cuộc tiến lên cùng Thiên Chúa. Thế nhưng, bằng sức
riêng của ḿnh, chúng ta không thể leo đến tuyệt đỉnh của Thiên
Chúa. Chính Thiên Chúa cần phải giúp chúng ta, cần phải “kéo” chúng
ta lên. Bởi vậy mà cầu nguyện là việc cần thiết. Vị Thánh này nói
rằng cầu nguyện là mẹ và là nguồn mạch của vận chuyển hướng lên – “sursum
actio”, một tác động đưa chúng ta lên, như Thánh Bonaventura
nói. Theo dó, tôi muốn kết thúc bằng lời cầu nguyện được ngài khai
mở cuốn “Hành Tŕnh” của ngài: “Bởi vậy chúng ta hăy thưa cùng Chúa
là Thiên Chúa của chúng ta rằng: ‘Lạy Chúa, xin dẫn dắt con tiến lên
theo đường lối của Chúa, và xin giúp con bước đi trong chân lư của
Ngài; chớ ǵ ḷng con hân hoan v́ nó kính sợ danh Chúa” (I,1).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2010/documents/hf_ben-xvi_aud_20100317_en.html