Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 10/3/2010 – Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 107 về

 

Thánh Bonaventura - Quan Điểm về Lịch Sử

 

 (Video)
 

 

Anh chị em thân mến,

 

Tuần vừa rồi tôi đă nói về đời sống và con người của Thánh Bonaventura thành Bagnoregio. Sáng hôm nay, tôi muốn tiếp tục với đề tài này, chia sẻ về hoạt động văn chương của ngài và giáo huấn của ngài.

 

Như tôi đă nói, trong số các công nghiệp khác nhau, Thánh Bonaventura đă có công trong việc trung thực dẫn giải h́nh ảnh của Thánh Phanxicô Assisi, vị được ngài hết ḷng kính mến và học hỏi. Đặc biệt là vào thời của Thánh Bonaventura có một trào lưu nơi Anh Em Ḍng Hèn Mọn được gọi là “thiêng liêng” chủ trương rằng hoàn toàn có một giai đoạn mới của lịch sử được mở màn với Thánh Phanxicô; một “Phúc Âm vĩnh hằng” đă xuất hiện như tiếng nói của Mạc Khải thay cho Tân Ước. Nhóm này khẳng định rằng Giáo Hội giờ đây đă hết vai tṛ lịch sử của ḿnh, và thay vào vị thế của Giáo Hội là một cộng đồng đặc sủng của những nam nhân tự do được Thần Linh dẫn dắt bên trong, tức là thành phần “Phanxicô thiêng liêng”. Nguồn gốc của những tư tưởng từ nhóm này là những bài viết của một đan viện phụ Ḍng Cistercian là Joachim thành Fiore, vị đă qua đời vào năm 1202. Trong các tác phẩm của ḿnh, vị này chủ trương lịch sử theo nhịp điệu Ba Ngôi. Ông coi Cựu Ước như thời của Cha, thời được tiếp theo bởi thời của Con, thời của Giáo Hội. Tuy nhiên, cần phải chờ đợi đó là thời thứ ba, thời Thánh Linh. Toàn thể lịch sử như thế được dẫn giải như là một thứ lịch sử đang tiến triển: từ tính chất nghiêm thẳng của Cựu Ước tới sự tự do tương đối của thời của Con, nơi Giáo Hội, cho đến khi con cái Thiên Chúa trọn vẹn tự do vào thời của Thánh Linh, một thời điểm cũng có thể là giai đoạn ḥa b́nh giữa loài người, giai đoạn của ḥa giải các dân nước và các tôn giáo. Đan viện phụ Joachim thành Fiore đă khơi lên niềm hy vọng rằng có một nhóm Phanxicô được cho là nhận thấy nơi Thánh Phanxicô Assisi là vị khởi xướng thời điểm mới này cũng như nơi hội ḍng của ngài một cộng đồng của giai đoạn mới ấy – một cộng đồng của thời điểm Thánh Linh, bỏ lại thứ Giáo Hội phẩm trật, để bắt đầu một Giáo Hội mới của Thần Linh, một Giáo Hội không c̣n liên hệ tới những cấu trúc cổ xưa nữa.

 

Bởi thế, đă xẩy ra một nguy cơ về sự hiểm lầm rất trầm trọng liên quan tới sứ điệp của Thánh Phanxicô, của ḷng ngài khiêm tốn trung thành với Phúc Âm và với Giáo Hội, và lỗi lầm này đă bao hàm cả một quan niệm sai lạc về tính chất toàn vẹn của Kitô giáo.


Thánh Bonaventura, vị vào năm 1257 đă trở thành bề trên tổng quyền Ḍng Phanxicô, bị ở vào t́nh trạng căng thẳng trầm trọng trong hội ḍng của ngài gây ra bởi những ai gắn bó với trào lưu “Phanxicô thiêng liêng” này, chiều theo đan viện phụ Joachim thành Fiore. Chính v́ để đáp ứng với nhóm này và để lấy lại mối hiệp nhất cho hội ḍng, Thánh Bonaventura đă cẩn thận học hỏi những bản viết đích thực của đan viện phụ Joachim thành Fiore và của những ai góp phần với vị đan viện phụ này, và v́ quan tâm tới nhu cầu tŕnh bày đúng đắn về h́nh ảnh và sứ điệp của Thánh Phanxicô yêu dấu của ḿnh, ngài đă muốn cho thấy một quan niệm đúng đắn về thần học lịch sử.

 

Thánh Bonaventura đă thật sự giải quyết vấn đề này trong tác phẩm cuối cùng của ḿnh, một tổng hợp về các cuộc hội nghị với các đan sĩ ở văn pḥng hoạt động Paris, một tổng hợp vẫn chưa xong và đă được hoàn tất với những bản sao chép của thành phần thính giả. Tên của tác phẩm này là “Hexaemeron”, tức là một dẫn giải bóng bẩy về sáu ngày tạo dựng. Các Giáo Phụ của Giáo Hội đă coi sáu hay bảy ngày về tŕnh thuật tạo dựng như một lời tiên tri về lịch sử của thế giới, của loài người. Đối với các vị th́ bảy ngày tiêu biểu cho bảy giai đoạn lịch sử, sau đó c̣n được giải thích như bảy thiên kỷ. Với Chúa Kitô chúng ta đă tiến vào giai đoạn chót, tức là, giai đoạn thứ sáu của lịch sử, một giai đoạn bởi thế theo sau là ngày nghỉ trọng đại của Thiên Chúa. Thánh Bonaventura lưu ư tới việc dẫn giải lịch sử này về mối liên hệ của các ngày tạo dựng, thế nhưng, một cách rất tự do và mới mẻ. Đối với ngài, hai hiện tượng trong thời điểm của ngài khiến ngài cần có một dẫn giải mới về gịng lịch sử:

 

Trước hết: h́nh ảnh Thánh Phanxicô, một con người hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Kitô cho tới độ được hiệp thông năm dấu thánh, hầu như là một Chúa Kitô khác, và với Thánh Phanxicô, một cộng đ8ồng mới được ngài sáng lập, khác với khuynh hướng đan viện tu được biết tới vào lúc ấy. Hiện tượng này đă cần đến một dẫn giải mới, như là một sự mới mẻ của Thiên Chúa xuất hiện vào lúc ấy.

 

Thứ hai: vị thế của đan viện phụ Joachim thành Fiore, người đă loan báo về một thứ đan viện mới và một giai đoạn lịch sử hoàn toàn mới, vượt ra ngoài mạc khải của Tân Ước, là những ǵ cần phải được giải đáp.

 

Với tư cách là bề trên tổng quyền của Ḍng Phanxicô, Thánh Bonaventura đă thấy ngay được rằng, với quan niệm thuần linh này do đan viện phụ Joachim thành Fiore gợi lên, hội ḍng trở thành bất khả điều hành mà đang đi tới chỗ mất trật tự một cách hợp lư. Đối với ngài, hai hậu quả xẩy ra, đó là:

 

Thứ nhất: nhu cầu cụ thể của các cấu trúc và của việc nhập vào thực tại của Giáo Hội phẩm trật, của Giáo Hội thực sự, cần phải có một nền tảng thần học, cũng v́ những người khác, thành phần theo quan niệm thuần linh, đă chứng tỏ cho thấy một nền tảng thần học rơ ràng. 

 

Thứ hai: mặc dù lưu ư tới chủ nghĩa hiện thực cần thiết, cũng không cần phải đánh mất đi cái mới mẻ về h́nh ảnh của Thánh Phanxicô.

 

Thánh Bonaventura đă làm thề nào để đáp ứng nhu cầu vừa thực tế vừa lư thuyết này? Theo những ǵ được ngài trả lời, tôi chỉ có thể nêu lên ở đây một tóm tắt rất giản lược và không đầy đủ vào một số điểm sau đây:

 

1,         Thánh Bonaventura loại trừ ư nghĩ về một thứ lịch sử theo nhịp điệu Ba Ngôi. Thiên Chúa là Đấng duy nhất đối với toàn thể lịch sử và Ngài không bị phân thành ba vị thần linh. Bởi thế, lịch sử là một, cho dù nó là một cuộc hành tŕnh và – theo Thánh Bonaventura – một cuộc hành tŕnh tiến triển.

 

2.         Chúa Giêsu Kitô là lời nói cuối cùng của Thiên Chúa – nơi Người, Thiên Chúa đă nói lên tất cả mọi sự, khi ban ḿnh và bày tỏ chính bản thân ḿnh. Ngoài Người ra Ngài không thể bày tỏ, không thể ban phát. Thánh Linh là Thần Linh của Cha và Con. Chính Chúa Kitô nói về Thánh Linh: Ngài… “sẽ làm cho các con nhớ lại tất cả những ǵ Thày đă nói cùng các con” (Jn 14:26), “Ngài sẽ lấy những ǵ của Thày mà thông đạt cho các con” (Jn 16:15). V́ thế, không có một thứ Phúc Âm cao cả hơn, không có một Giáo Hội khác cần phải đợi chờ. Bởi vậy, Ḍng Thánh Phanxicô cũng ḥa ḿnh vào Giáo Hội này, vào đức tin của Giáo Hội, vào phẩm trật của Giáo Hội.

 

3.         Điều này không có nghĩa là Giáo Hội là những ǵ không di chuyển, gắn chặt vào quá khứ và những ǵ mới mẻ không thể nào xẩy ra nơi Giáo Hội. "Opera Christi non deficiunt, sed proficiunt," những việc làm của Chúa Kitô không thụt lùi, không thất bại, mà tiến bộ, như vị thánh nói trong bức thư "De tribus quaestionibus." Thế nên, Thánh Bonaventura đă minh nhiên h́nh thành ư nghĩ về tiến bộ, và đây là một vấn đề mới mẻ so với các Giáo Phụ của Giáo Hội và là một đóng góp lớn lao cho những người đồng thời của ngài. Đối với Thánh Bonaventura, Chúa Kitô không c̣n, như Người đối với các Vị Giáo PhuĐối với Thánh Bonaventura, Chúa Kitô không c̣n là cùng đích, như Người đối với các Vị Giáo Phụ của Hội Thánh, mà là trung tâm của lịch sử; lịch sử không kết thúc nơi Chúa Kitô nhưng bắt đầu một giai đoạn mới. Một thành quả khác theo đó là cho tới bấy giờ vẫn có ư nghĩ thông dụng là các Giáo Phụ của Giáo Hội nắm vai tṛ thượng tôn về thần học, tất cả mọi thế hệ sau các vị chỉ là môn đệ của các vị mà thôi. Cho dù Thánh Bonaventura nh́n nhận các Giáo Phụ vĩnh viễn là các bậc thày, nhưng hiện tượng về Thánh Phanxicô đă cống hiến cho ngài niềm xác tín rằng sự phong phú của lời Chúa Kitô là những ǵ vô tận và những thứ ánh sáng mới cũng có thể xuất hiện nơi các thế hệ mới. Cái đặc thù tính của Chúa Kitô cũng bản đảm những thứ mới mẻ và việc canh tân đổi mới nơi tất cả mọi giai đoạn của lịch sử.

 

Chắc chắn là Ḍng Phanxicô – ngài nhấn mạnh như thế – thuoọc về Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô, thuộc về Giáo Hội Tông Truyền và không thể nào thiết dựng trên một thứ duy linh ảo tưởng. Thế nhưng, đồng thời, cái mới mẻ của một hội ḍng này là những ǵ hiệu năng so với phong trào đan tu cổ xưa, và Thánh Bonaventura – như tôi đă nói trong bài giáo lư lần vừa rồi – đă bênh vực cái mới mẻ này trước những tấn công của hàng giáo sĩ ở Paris. Các tu sĩ Phanxicô không có một đan viện vĩnh viễn, họ có thể hiện diện ở hết mọi nơi để loan báo Phúc Âm. Chính cái tách khỏi những ǵ là vững tại là đặc tính của phong trào đan tu này, cái tách ĺa thuận lợi cho một thứ uyên chuyển thích ứng mới này đă phục hồi cho Giáo Hội cái năng động truyền giáo của Giáo Hội.

 

Đến đây, có lẽ cần phải nói rằng cả ngày nay nữa cũng có những quan điểm theo đó toàn thể lịch sử của Giáo Hội trong ngàn năm thứ hai là những ǵ hoàn toàn suy thoái; một số người thấy t́nh rạng suy thoái này xẩy ra ngay sau Tân Ước. Thực vậy, "opera Christi non deficiunt, sed proficiunt," công cuộc của Chúa Kitô không đi giật lùi mà là tiến triển. Giáo Hội sẽ là ǵ nếu không có linh đạo mới mẻ của các đan sĩ Ḍng Xitô, các tu sĩ Ḍng Phanxicô và Đaminh, linh đạo của Thánh Têrêsa Avila và của Thánh Gioan Thánh Giá, vân vân? Lời khẳng định ấy cũng hiệu nghiệm cho cả ngày nay nữa "opera Christi non deficiunt, sed proficiunt," những công việc này tiến triển.

 

Thánh Bonaventura dạy chúng ta tất cả những nhận thức cần thiết, cho dù là nghiêm trọng, về chủ nghĩa hiện thực điều ḥa và thái độ cởi mở trước các đặc sủng mới được Chúa Kitô ban trong Thánh Linh cho Giáo Hội của Người. Và trong lúc ư nghĩ về sự suy thoái ấy tái diễn cũng c̣n một tư tưởng khác là thứ “ảo tưởng thuần linh” này được nhắc lại. Thật vậy, chúng ta biết đă xẩy ra như thế nào, sau Công Đồng Chung Vaticanô II, có một số xác tín rằng hết mọi sự cần phải mới mẻ, cần phải có một Giáo Hội khác, Giáo Hội tiền Công Đồng đă xong, và chúng ta cần phải có một giáo hội khác, hoàn toàn là một Giáo Hội “khác”. Thật là một thứ ảo tưởng vô trật tự! Nhờ ơn Thiên Chúa, những con người chèo chống khop6n ngoan của Con Thuyền Thánh Phêrô là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II một mặt đă bênh vực cái mới mẻ của công đồng mặt khác đă đồng thời bênh vực cái đặc thù và liên tục của Giáo Hội, một Giáo Hội bao giờ cũng là một Giáo Hội của các tội nhân và lúc nào cũng là một nơi chốn của ân sủng.

 

4.         Theo chiều hướng ấy, Thánh Bonaventura, với tư cách là bề trên tổng quyền của anh em tu sĩ Phanxicô, thực hiện việc quản trị một cách rất rơ ràng là hội ḍng mới này, là một cộng đồng, không thể sống ở “tầm mức cao cả về cánh chung” của Thánh Phanxicô, một thứ cánh chung được Thánh Phanxicô thấy thế giới sau này được trông đợi, nhưng – đồng thời cũng được hướng dẫn bởi chủ nghĩa hiện thực lành mạnh và ḷng can đảm thiêng liêng – cần phải tiến gần tới bao nhiêu có thể việc tối đa hiện thực Bài Giảng Trên Núi, một bài giảng đối với Thánh Phanxicô là thứ luật sống, cho dù có lưu ư tới những hạn hữu của con người mang dấu vết nguyên tội.

 

Vậy chúng ta thấy rằng Thánh Bonaventura, việc quản trị không phải chỉ là một việc làm nhưng trên hết là suy nghĩ và cầu nguyện. Ở tâm điểm của việc ngài quản trị, chúng ta bao giờ cũng thấy được việc cầu nguyện và suy nghĩ; tất cả mọi quyết định của ngài đều xuất phát từ việc suy tư, từ tư tưởng được soi động nhờ nguyện cầu. Việc sâu xa giao tiếp với Chúa Kitô bao giờ cũng đồng hành với hoạt động làm bề trên tổng quyền của ngài và đó là lư do tại sao ngài đă viết một loạt những bản văn thần học huyền bí, một loạt những ǵ cho thấy tinh thần quản trị của ngài và bộc lộ ư hướng dẫn dắt hội ḍng về nội tâm, về một thứ quản trị chẳng những không bằng mệnh lệnh và các cấu trúc, mà bằng việc dẫn dắt và soi sáng các linh hồn, hướng họ về Chúa Kitô.

 

Trong các bản văn của ngài, những bản văn là hồn sống cho việc ngài quản trị và cho thấy đường lối để theo với tư cách là cá nhân hay cộng đồng, tôi muốn đề cập tới chỉ một tác phẩm chính duy nhất của ngài, đó là tác phẩm "Itinerarium mentis in Deum," tác phẩm này là cuốn “cẩm nang” về việc chiêm nhiệm thần bí. Cuốn sách này được cưu mang nơi một chốn sâu xa linh đạo đó là đối La Verna, nơi Thánh Phanxicô đă được in năm dấu. Trong phần giới thiệu, tác giả nêu lên những hoàn cảnh gợi hứng cho việc ngài viết: “Trong khi tôi đang suy niệm về tiềm năng của một linh hồn muốn lên cùng Thiên Chúa, th́ xẩy ra cho tôi, ngoài những điều khác, là một biến cố tuyệt vời ở chính nơi đă xẩy ra cho Thánh Phanxicô, tức là thị kiến về thần seraphim có cánh theo h́nh dáng của một cây thập giá. Và đang khi suy nghĩ về thị kiến này, tôi lập tức nhận thấy rằng thị kiến tuyệt vời ấy được cống hiến cho tôi về t́nh trạng ngây ngất chiêm niệm của chính Cha Phanxicô và đồng thời cách thức dẫn đến đó” (Journey of the Mind in God, Prologue, 2, in Opere di San Bonaventura. Opuscoli Teologici / 1, Rome, 1993, p. 499).


 Sáu cái cánh của thần seraphim như thế trở thành biểu hiệu của sáu giai đoạn dẫn con người từ từ tiến tới chỗ nhận biết Thiên Chúa qua việc nhận định về thế giới và về các thụ tạo cũng như qua việc khai thác chính các tài năng của linh hồn, cho tới độ hiệp nhất trọn vẹn với Chúa Ba Ngôi nhờ Chúa Kitô, theo gương Thánh Phanxicô Assisi. Những lời cuối cùng của Thánh Bonaventura trong cuốn “Itinerarium”, những lời đáp lại vấn nạn về cách thức làm thế nào con người có thể đạt đến chỗ hiệp thông thần bí với Thiên Chúa, sẽ làm cho người ta xuống tới tận đáy tâm can: “Nếu các bạn giờ đây khao khát muốn biết cách thức xẩy ra (mối hiệp thông thần nhiệm với Thiên Chúa), th́ hăy xin ân sủng, chứ không phải tín lư; hăy ước muốn, chứ không phải trí óc; hăy than van nguyện cầu, chứ không phải học hỏi chữ nghĩa; hăy là phu thê chứ không phải thày dạy; là Thiên Chúa chứ không phải con người; tăm tối chứ không sáng tỏ; không phải là ánh sáng mà là ngọn lửa làm cho hết mọi sự bừng nóng lên và vươn tới Thiên Chúa bằng những xúc động mạnh mẽ cũng như bằng những cảm t́nh hăng nồng… Chúng ta bởi thế tiến vào đêm tăm tối, chúng ta đè nén các lo lắng, các đam mê và các ảo tưởng; chúng ta cùng với Chúa Kitô Tử Giá vượt qua thế giới này mà về cùng Cha, nhờ đó, sau khi thấy Người, chúng ta nói như tông đồ Philip rằng: thế là đủ cho con rồi” (ibid VII, 6).

 

Các bạn thân mến, chún g ta hăy chấp nhận lời mời gọi được Thánh Bonaventura, vị Tiến Sĩ Seraphic,  ngỏ cùng chún g ta, và chúng ta hăy tiến vào học đường của Vị Thày thần linh: Chúng ta lắng nghe Lời sự sống và sự thật của Người, những lời âm vang trong thâm cung của linh hồn chúng ta. Chúng ta hăy thanh tẩy các ư nghĩ và những hành động của chúng ta, để Người có thể ở trong chúng ta, và chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói thần linh của Người, tiếng nói đưa chúng ta tới hạnh phúc đích thật.



 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/3/2010