Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 29/10/2010

Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền Bài 121 

 

Thánh Bridget Thụy Điển

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trước Đại Năm Thánh 2000, Người Tôi Tớ Đáng Kính Gioan Phaolô II đă tuyên bố Thánh Bridget Thụy Điển là đồng quan thày của toàn thể Âu Châu. Sáng hôm nay tôi muốn tŕnh bày về h́nh ảnh của ngài, sứ điệp của ngài và những lư do tại sao người nữ này đă dạy nhiều điều – thậm chí cả đến hôm nay – cho Giáo Hội và cho thế giới.

 
Chúng ta quá biết về những biến cố của đời sống Thánh Bridget, v́ các cha linh hướng của ngài đă viết tiểu sử của ngài để phát động tiến tŕnh phong thánh ngay sau khi ngài qua đời vào năm 1373. Thánh Bridget được sinh ra 70 năm trước đó, tức vào năm 1303, ở Finster, Thụy Điển, một quốc gia Bắc Âu, nơi đă lănh nhận đức tin trước đó 3 thế kỷ với cùng nhiệt t́nh mà vị thánh đă lănh nhận từ cha mẹ của ḿnh, những người phụ huynh rất đạo hạnh, thuộc về các gia đ́nh danh giá gần gũi với Triều chính.

 

Chúng ta có thể phân biệt hai giai đoạn nơi đời sống của vị thánh này.

 

Giai đoạn thứ nhất được đánh dấu bằng thân phận hạnh phúc của một người đàn bà lập gia đ́nh. Chồng của ngài được gọi là Ulf và là thống đốc của một khu vực quan trọng của Vương Quốc Thụy Điển. Cuộc đời hôn nhân này kéo dài 28 năm, cho đến khi ông Ulf qua đời. Hai người có 8 đứa con, đứa thứ hai là Karin (Catherine) trong 8 người con này được tôn kính như một vị thánh. Đó là một dấu hiệu hùng hồn cho thấy việc Thánh Bridget dấn thân giáo dục con cái ḿnh. Hơn nữa, sự khôn ngoan về sư phạm của ngài được cảm nhận đến độ Magnus, vua của nước Thụy Điển, đă mời ngài đến triều đ́nh một số lần, để giúp cho người vợ trẻ của vua là Blanche of Namur quen thuộc với văn hóa Thụy Điển.

 

Thánh Bridget, về phần thiêng liêng được hướng dẫn bởi một vị tu sĩ thức giả, vị đă khơi động nơi ngài việc học hỏi Thánh Kinh, đă có một tác dụng rất tích cực nơi gia đ́nh của ngài, một gia đ́nh, nhờ sự hiện diện của ngài, đă trở nên một ‘giáo hội tại gia’. Cùng với chồng ḿnh, ngài đă theo Luật Ḍng Ba Phanxicô. Ngài đă thực thi các công việc bác ái một cách quảng đại đối với thành phần nghèo khó; ngài cũng lập một nhà thương. Cùng với vợ, ông Ulf đă biết cải tiến tính nết của ḿnh và tiến bước trong đời sống Kitô hữu. Khi trở về từ một cuộc hành hương dài đến Santiago de Compostela, được thực hiện vào năm 1341 với các phần tử khác trong gia đ́nh, cặp phối ngẫu này quyết sống với nhau trong tiết dục, nhưng sau đó ít lâu, ông Ulf đă qua đời trong an lành của một đan viện ông về hưu trí.

 

Giai đoạn thứ nhất của đời sống Thánh Bridget giúp chúng ta cảm nhận được những ǵ ngày nay chúng ta có thể định nghĩa là một ‘linh đạo phối ngẫu’ đích thực: cùng nhau, các cặp vợ chồng Kitô hữu có thể theo đuổi con đường nên thánh, được nâng đỡ bởi tích sủng Hôn Phối. Không phải là ít, như đă xẩy ra nơi đời sống của Thánh Bridget và Ulf, chính người vợ, với cảm thức đạo đức, với sự tế nhị và dịu dàng, đă có thể làm cho chồng ḿnh sống theo đức tin. Tôi đang cảm mến nghĩ đến rất nhiều người phụ nữ, ngày qua ngày, kể cả ngày nay, đang soi chiếu gia đ́nh ḿnh bằng chứng từ sống đời Kitô hữu của ḿnh. Chớ ǵ Thần Linh Chúa nung đốt thánh đức của các vợ chồng Kitô hữu, để tỏ cho thế giới thấy vẻ đẹp của cuộc đời hôn nhân được sống theo các giá trị của Phúc Âm: yêu thương, dịu dàng, tương trợ, sinh sản và giáo dục con cái, cởi mở và liên đới với thế giới, tham dự vào đời sống của Giáo Hội.

 

Giai đoạn thứ hai của đời sống Thánh Bridget được bắt đầu khi thánh nhân trở thành góa bụa. Ngài quyết định không bước thêm một bước hôn nhân nữa để đi sâu vào mối hiệp nhất với Chúa bằng nguyện cầu, thống hối và hoạt động bác ái. Bởi thế, các góa nhân Kitô hữu cũng có thể t́m thấy nơi vị thánh này một mẫu gương để noi theo. Thật vậy, nhân cái chết của chồng ḿnh, sau khi phân phát các sản vật của ḿnh cho người nghèo khổ, theo ư định muốn sống đời tận hiến tu tŕ, Thánh Bridget đă đến sống tại đan viện Xitô ở Alvastra. Đó là nơi bắt đầu xẩy ra các cuộc mạc khải thần linh cho ngài trong suốt những ngày c̣n lại của ngài. Những mạc khải này được Thánh Bridget đọc cho các vị giải tội thư kư của ḿnh, những vị đă chuyển dịch từ tiếng Thụy Điển sang tiếng Latinh và thu thập thành một ấn bản 8 cuốn dưới nhan đề là ‘Revelationes - Các Mạc Khải’. Thêm vào các cuốn sách này c̣n có một phụ bản nhan đề là ‘Revelationes Extravagantes – Các Mạc Khải Bổ Sung’.

 

Các Mạc Khải của Thánh Bridget tŕnh bày cho thấy một nội dung và thể thức khác nhau. Có những lúc các mạc khải được tŕnh bày bằng h́nh thức đối thoại giữa các Ngôi Vị Thần Linh, Đức Trinh Nữ, các thánh và cả quỉ ma; những cuộc đối thoại có cả sự tham dự của Thánh Bridget. Trái lại, những chỗ khác, là tŕnh thật về một thị kiến đặc biệt nào đó; và có lúc thánh nhân kể ra những ǵ Trinh Nữ Maria tỏ cho ngài biết về đời sống cùng các mầu nhiệm của Con Mẹ. Giá trị của các Mạc Khải Thánh Bridget nhận được, đôi khi trở thành đối tượng cho những ǵ là ngờ vực, đă được Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II trong bức thư “Spes Aedificandi” xác định như sau. Vị tiền nhiệm yêu dấu của tôi đă viết: ‘Tuy nhiên, chắc chắn là Giáo Hội, thẩm quyền đă công nhận nhân đức anh hùng của Thánh Bridget mà chưa từng lên tiếng về các mạc khải riêng tư của ngài, cũng đă chấp nhận tính chất xác thực chung chung về cảm nghiệm nội tâm của ngài” (No. 5).

 

Thật vậy, đọc những Mạc Khải này chúng ta đối diện với nhiều vấn đề quan trọng. Chẳng hạn, việc diễn tả hay xẩy ra với những chi tiết rất thực tiễn về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô là những ǵ luôn thu hút ḷng sùng mộ của Thánh Bridget, khi ngài chiêm ngưỡng nơi đó t́nh yêu thương vô cùng của Thiên Chúa đối với loài người. Ngài đă viết ra những lời Chúa nói với ngài như sau: “Ôi, hỡi các bạn hữu của Cha, Cha yêu thương chiên của Cha chí thiết đến nỗi, nếu được, Cha sẽ chết nhiều lần nữa cho từng con chiên một, giống như Cha đă chịu khổ để cứu chuộc tất cả mọi con chiên” (Revelations, Book I, c. 59). Cả t́nh mẫu tử đau thương của Mẹ Maria, một t́nh mẫu tử làm cho Mẹ thành Vị Môi Giới và Mẹ T́nh Thương, cũng trở thành những ǵ tranh căi thường được lập lại trong các Mạc Khải ấy.

 

Khi lănh nhận những đặc sủng này, Thánh Bridget đă ư thức việc ngài trở thành một con người được Chúa đặc biệt yêu thương. Chúng ta đọc thấy trong cuốn sách đầu tiên của bộ sách Các Mạc Khải như thế này: “Hỡi con gái của Cha, Cha đă chọn con cho chính Cha, con hăy yêu mến Cha hết ḷng con …. Hơn hết mọi sự trên đời này” (c.1). Hơn nữa, Thánh Bridget quá biết rằng, và đă mạnh mẽ thâm tín rằng hết mọi đặc sủng đều để xây dựng Giáo Hội. Chính v́ lư do ấy, không ít những mạc khải của ngài nhắm tới thành phần tín hữu thời của ngài, bao gồm cả thành phần tu tŕ và các thẩm quyền chính trị, đưới h́nh thức cảnh báo, kể cả những cảnh báo nghiêm trọng, để họ sống đời Kitô hữu của ḿnh một cách sâu xa hơn; thế nhưng ngài đă làm điều ấy với một thái độ kính trọng và hoàn toàn trung thành với huấn quyền của Giáo Hội, đặc biệt là với Vị Thừa Kế Tông Đồ Phêrô.

 

Vào năm 1349, Thánh Bridget rời Thụy Điển lần cuối cùng để hành hương đến Rôma. Ngài hành hương chẳng những để tham dự Nam Thánh 1350 mà c̣n muốn xin Đức Giáo Hoàng chuẩn nhận luật của một hội ḍng mới do ngài thành lập sống cho Đấng Cứu Thế làm nên bởi các nam đan sĩ và nữ đan sĩ dưới quyền của một đan viện mẫu. Đây là một yếu tố không làm cho chúng ta lấy làm lạ lùng: Ở Thời Trung Cổ, đă có những đan viện được thành lập có các ngành nam và nữ, thế nhưng thực hành chung một luật lệ đan tu, dưới sự hướng dẫn của một đan viện mẫu. Thật vậy, đại truyền thống Kitô giáo nh́n nhận phẩm vị này xứng với nữ giới, cũng như – lấy trường hợp Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ – vị trị riêng của nữ giới trong Giáo Hội, cho dù không trùng với thánh chức linh mục, cũng quan trọng đối với việc phát triển thiêng liêng của Cộng Đồng này. Hơn nữa, việc hợp tác của những con người nam nữ sống đời tận hiến, bao giờ cũng tôn trọng ơn gọi chuyên biệt của họ, có một tầm vóc đặc biệt quan trọng trong thế giới ngày nay.

 

Ở Rôma, được hộ tống bởi người con gái Karin của ḿnh, Thánh Bridget dấn thân sống một đời sống tông đồ và cầu nguyện tha thiết. Và từ Rôma, ngài đă đi hành hương đến một số đền thánh ở Ư quốc, đặc biệt là Assisi, quê hương của Thánh Phanxicô là vị được Thánh Bridget hết sức hâm mộ. Sau hết, vào năm 1371, ngài đă đạt được ước muốn đệ nhất của ḿnh đó là chuyến hành tŕnh của ngài tới Thánh Địa, nơi ngài đi cùng với các người con thiêng liêng của ngài, một nhóm được Thánh Bridget gọi là ‘những người bạn của Thiên Chúa’.

 

Trong những năm ấy, các Vị Giáo Hoàng đang ở Avignon, xa khỏi Rôma: Thánh Bridget đă thiết tha xin các vị hăy trở về Ṭa Thánh Phêrô ở Thành Vĩnh Cửu Rôma.

 

Ngài qua đời năm 1373, trước khi Giáo Hoàng Gregory XI dứt khoát trở về Rôma. Ngài được chôn táng tạm thời ở nhà thờ Rôma Thánh Lawrence tại Panisperna, thế nhưng vào năm 1374, các người con của ngài là Birger và Karin, đă mang ngài về quê hương, đến đan viện Vadstena, trung tâm của hội ḍng được thành lập bởi Thánh Bridget, vị được nổi danh ngay từ bấy giờ. Vào năm 1391, Đức Giáo Hoàng Boniface IX đă long trọng phong thánh cho ngài.

 

Thánh đức của Thánh Bridget, được nổi bật với muôn vàn tặng ân và cảm nghiệm được tôi nhắc lại trong bản tóm lược vắn gọn về tiểu sử và đời sống thiêng liêng này, khiến ngài trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử Âu Châu. Xuất thân từ Bắc Âu, Thánh Bridget đă chứng thực cho thấy Kitô giáo đă thấm đậm sâu xa ra sao vào đời sống của tất cả mọi dân tộc của châu lục này. Khi tuyên bố ngài là đồng quan thày của Âu Châu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hy vọng rằng Thánh Bridget – vị đă sống ở thế kỷ thứ 14, khi Kitô giáo Tây phương chưa bị tổn thương v́ sự kiện chia rẽ – có thể chuyển cầu một cách hiệu nghiệm trước nhan Chúa, để chiếm được ân hệ hết sức chờ mong cho mối trọn vẹn hiệp nhất của tất cả mọi Kitô hữu. Anh chị em thân mến, chúng ta cũng cần phải cầu nguyện cho ư hướng ấy, một ư hướng chúng ta thấy là rất quan trọng, nhờ đó Âu Châu mới có thể được nuôi dưỡng từ những nguồn mạch Kitô giáo của ḿnh, khi kêu cầu sự chuyển cầu toàn năng của Thánh Bridget Thụy Điển, người môn đệ trung thành của Chúa, vị đồng quan thày của Âu Châu. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/10/2010