Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 6/10/2010

Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền Bài 118 

 

Thánh Giêtruđê, “Người Nữ duy nhất gốc Đức quốc được gọi là ‘Cả’”

 

[Video]

 

Anh chị em thân mến,

 

Thánh Giêtruđê Cả, vị tôi muốn nói đến hôm nay đây, tuần này cũng đưa chúng ta về lại đan viện Helfta là nơi có một số các tác phẩm quan trọng về văn chương đạo giáo Đức La Tinh của nữ giới. Thánh Giêtruđê thuộc về thế giới này; ngài là một trong những nhà thần bí nổi tiếng nhất, là người nữ duy nhất thuộc gốc Đức quốc được gọi là “Cả”, v́ tầm vóc về văn hóa và truyền bá phúc âm hóa của ngài. Ngài đă ảnh hưởng đến linh đạo Kitô giáo một cách đặc biệt qua đời sống và tư tưởng của ngài. Ngài là một người nữ ngoại thường, có được những tài năng tự nhiên đặc biệt cùng với những ân huệ phi thường, có ḷng khiêm nhượng sâu xa và nhiệt t́nh đối với phần rỗi của tha nhân, hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa trong chiêm nhiệm và sẵn sàng giúp đáp thành phần nghèo túng.

 

Ở Helfta, có thể nói, theo thứ tự cấp trật, ngài được so sánh với thày của ḿnh là Matilda of Hackeborn là vị tôi đă nói tới ở buổi triều kiến chung Thứ Tư vừa rồi; ngài liên hệ với Matilda of Magdeburg, một vị thâà bí khác ở Thời Trung Cổ; ngài đă tăng triển trong sự chăm sóc từ mẫu, dịu hiền và nghiêm khắc của đan viện mẫu Giêtruđê. Từ ba nữ tu này của ḿnh, ngài đă chiếm được những kho tàng kinh nghiệm và khôn ngoan; ngài đă khai triển chúng thành một thứ tổng hợp của ḿnh, theo cuộc hành tŕnh về đạo giáo của ḿnh bằng một ḷng tin tưởng vô hạn vào Chúa. Ngài bày tỏ sự dồi dào phong phú về linh đạo chẳng những nơi thế giới đan tu của ḿnh, mà c̣n nhất là trong thế giới về thánh kinh, phụng vụ, giáo phụ và Biển Đức của ḿnh, với những ǵ là cá biệt nhất và khả năng truyền đạt hiệu năng nhất.

 

Ngài được sinh ra vào ngày 6/1/1256, Lễ Hiển Linh, nhưng không rơ về cha mẹ của ngài cũng như về nơi vào đời của ngài. Thánh Giêtruđê đă viết rằng chính Chúa tỏ cho ngài biết về ư nghĩa của sự mất gốc đầu tiên này. Ngài cho biết là Chúa đă nói rằng: “Ta chọn nó để làm nơi cư trú của Ta, v́ Ta thích hết mọi sự đang vui thỏa nơi nó đều là công việc của Ta. […] Chính v́ thế mà Ta đă tách nó ra khỏi tất cả mọi họ hàng thân thuộc của nó, để không một ai yêu thương nó v́ lư do liên hệ huyết nhục, và Ta sẽ là động lực duy nhất của mối t́nh cảm tác động nó” (The Revelations, I, 16, Siena, 1994, p. 76-77).

 

Lên 5 tuổi năm 1261, ngài đă vào đan viện này để được huấn luyện và học hành, như thường thấy nơi thói quen thời ấy. Ngài đă sống trọn cuộc đời ḿnh ở đó; chính ngài đă cho thấy những giai đoạn quan trọng nhất. Trong các tập hồi niệm của ḿnh, ngài đă nhắc lại rằng Chúa đă ǵn giữ ngài bằng một tấm ḷng nhẫn nại bao dung và xót thương vô hạn, ở chỗ quên đi những tháng năm thơ bé và thanh thiếu niên con đă sống, như ngài viết, “một cách mù quáng đầu óc tới độ con đă có thể không biết hối hận khi nghĩ tưởng, nói năng hay thực hiện hết mọi sự con thích làm và nơi con thích ở, nếu Chúa không ǵn giữ con, hoặc bằng ḷng khiếp sợ sẵn có đối với sự dữ và xu hướng tự nhiên về sự thiện, hay bằng sự tỉnh táo bề ngoài của những người khác. Con sẽ tác hành như dân ngoại […] cho dù Chúa đă muốn con từ thời thơ trẻ, từ khi mới 5 tuổi đầu, được ở trong cung thánh diễm phúc của đạo giáo để được giáo dục nơi những người bạn dấn thân nhất của Chúa” (Ibid., II, 23 140s).

 

Thánh Giêtruđê là một học sinh xuất sắc; ngài học tất cả những ǵ có thể học về các khoa học Tam Lộ - (Trivium: ngữ pháp, tu từ và lư luận) và Tứ Lộ (Quadrivium: h́nh học, thiên văn học, đại số và ca nhạc); ngài say mê học hành và kiên tŕ nhiệt tâm dấn thân học hỏi trần thế, đạt được những thành công về học thức ngoài ḷng mong ước. Nếu chúng ta không biết ǵ về gốc gác của ngài th́ ngài nói cho chúng ta biết nhiều về những đam mê tuổi trẻ của ngài: ngài ham thích văn chương, âm nhạc và ca hát, nghệ thuật nho nhỏ; ngài có một tính nết mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, thúc bách; thường cẩu thả như ngài nói; ngài nh́n nhận những thiếu sót của ḿnh và khiêm tốn xin lỗi về những thiếu sót ấy. Theo ḷng khiêm tốn, ngài xin được khuyên dụ và cầu nguyện cho việc hoán cải của ngài. Có những đặc tính và thiếu sót vẫn ở nơi ngài cho tới chết, cho tới độ làm cho một số người cảm thấy ngỡ ngàng cho rằng làm sao mà Chúa lại yêu chuộng ngài nhiều đến thế.

 

Từ khi c̣n là một học sinh, ngài bấy giờ đă toàn hiến ḿnh cho Thiên Chúa trong đời sống đan tu và trong 20 năm không có một sự ǵ ngoại lệ xẩy ra: học hành và cầu nguyện là hoạt động chính của ngài. Nhờ các tặng ân của ḿnh, ngài đă nổi hơn các chị em ngài; ngài nắm giữ một cách kiên cố việc học hành của ngài ở những lănh vực khác nhau. Tuy nhiên, trong Mùa Vọng năm 1280, ngài bắt đầu cảm thấy hết vui thú nơi tất cả những thứ ấy; ngài nhận thức được những ǵ là phù du của ḿnh và vào ngày 27/1/1281, mấy ngày trước Lễ Thanh Tẩy của Đức Trinh Nữ, trước giờ Kinh Tối, Chúa đă làm sáng ngời cái tối tăm dầy đặc của ngài. Ngài đă dịu dàng và từ ái dẹp yên cơn náo động làm khổ ngài, cơn náo động được Thánh Giêtruđê coi như là một tặng ân rất đặc biệt của Chúa “trong việc phá đổ cái tháp phù du và ṭ ṃ mà khốn cho con, mặc dù con mang danh hiệu và mặc áo của một tu sĩ, con đă lâng lâng kiêu hănh, và ít là nhờ đó t́m cách cho con thấy được ơn cứu độ của Chúa” (Ibid., II, 1, p. 87). 

 

Ngài đă thị kiến thấy một con người trẻ, nắm lấy tay của ngài, dẫn ngài vượt qua một mớ gai đă trấn áp linh hồn của ngài. Trong bàn tay ấy, Thánh Giêtruđê nhận ra “dấu ấn quí báu của những vết thương thủ tiêu tất cả mọi việc làm tố cáo của thành phần thù địch chúng ta” (Ibid., II, 1, p. 89), ngài đă nhận ra Đấng ở trên thập giá là Chúa Giêsu đă cứu độ chúng ta bằng máu của ḿnh.

 

Từ giây phút ấy, đời sống hiệp thông với Chúa gia tăng hơn, nhất là trong các Mùa Phụng Vụ quan trọng nhất – Mùa Vọng – Giáng Sinh, Mùa Chay – Phục Sinh, các lễ về Đức Trinh Nữ – thậm chí ngay cả lúc bệnh nạn không cho phép ngài đến với ca đoàn. Đó cũng là mảnh đất phụng vụ ph́ nhiêu của Matilda, cô giáo của ngài, một mảnh đất phụng vụ dù sao Thánh Giêtruđê diễn tả giản dị hơn và trực hệ hơn, các h́nh ảnh, biểu hiệu và từ ngữ thực tiễn hơn, trực tiếp qui chiếu hơn về Thánh Kinh, về các vị giáo phụ, về thế giới Biển Đức.

 

Tiểu sử của ngài cho thấy hai chiều hướng chúng ta có thể thấy được một c”cuộc hoán cải” đặc biệt của ngài: nơi những việc học hành của ḿnh, ở chỗ hoàn toàn thay đổi từ những việc học hỏi về nhân bản trần thế đến những việc học hỏi về thần học, và nơi việc tuân giữ đan tu, ngài thay đổi từ cuộc sống được ngài cho rằng lơ là bỏ bê cầu nguyện đến chỗ nguyện cầu hết sức thần bí cùng với nhiệt tâm truyền giáo đặc biệt. Chúa, Đấng đă chọn ngài từ trong ḷng mẹ và là Đấng từ khi ngài c̣n thơ bé đă cho ngài tham dự vào bàn tiệc đời sống đan tu, đă kêu gọi ngài một lần nữa bằng ân sủng của ḿnh, “từ những thứ bề ngoài và từ những quan tâm trần thế đến ḷng yêu chuộng những sự thiêng liêng”. 

 

Thánh Giêtruđê đă hiểu được rằng ngài đă sống xa Chúa ở lănh vực bất đồng dạng, như Thánh Âu Quốc Tinh nói: Từ việc quá hào hứng dấn thân vào những thứ học hỏi phóng khoáng, vào sự khôn ngoan của con người, lơ là bỏ bê khoa học thiêng liêng, bị hụt hẫng niềm vui nơi đức khôn ngoan chân thực, giờ đây ngài được dẫn lên tới đỉnh chiêm niệm là nơi ngài cởi bỏ con người cũ để được mặc lấy con người mới. “Từ một nhà văn phạm ngài đă trở thành một thần học gia, không ngừng cẩn thận đọc tất cả mọi sách thánh mà ngài có được, ngài làm cho tâm hồn ḿnh đầy những câu Thánh Kinh hữu dụng và ngọt ngào nhất. Bởi thế ngài sử dụng một lời thần hứng hay xây dựng nào đó để thỏa đáng những ai đến tham vấn ngài, đồng thời ngài cũng sử dụng những trích đoạn thánh kinh thích đáng để bác bỏ bất cứ ư nghĩ sai lầm nào khiến cho đối phương của ḿnh không nói năng được ǵ nữa” (Ibid., I, 1, p. 25).

 

Thánh Giêtruđê đă biến đổi tất cả những điều ấy thành sứ vụ tông đồ: Ngài dấn thân viết lách và truyền bá các chân lư đức tin một cách minh bạch và giản dị, thanh nhă và thuyết phục, phục vụ Giáo Hội với tấm ḷng kính mến và trung thành tới độ ngài trở thành hữu dụng và đón nhận bởi các thần học gia và thành phần đạo hạnh. Từ hoạt động dồi dào này của ngài, chỉ c̣n lưu lại một chút ít, cũng do bởi các trường hợp khiến cho đan viện Helfta bị hủy hoại. Ngoài hai tác phẩm “Sứ Giả của T́nh Yêu Thần Linh” hay “Những Mạc Khải”, chúng ta vẫn c̣n cuốn “Những Việc Linh Thao”, một bảo vật hiếm quí thuộc lănh vực văn chương thần bí thiêng liêng.

 

Trong việc tuân giữ đời sống tu tŕ, vị thánh của chúng ta, như tiểu sử gia của ngài viết (ibid., I, 1, p. 26). là “một trụ cột vững chắc […], một biện hộ gia mănh liệt nhất cho công lư và chân lư”. Bằng lời nói và gương lành của ḿnh, ngài đă khơi động ḷng sốt sắng dồi dào nơi kẻ khác. Ngoài những việc cầu nguyện và thống hối theo luật của đan viện, ngài c̣n sốt sắng thực hiện thêm những việc khác và tin tưởng phó ḿnh cho Chúa, đến độ ngài gợi lên nơi những ai gặp ngài một nhận thức có Chúa hiện diện nơi ngài. Thật vậy, chính Chúa đă làm cho ngài hiểu được rằng Người đă kêu gọi ngài để làm dụng cụ cho ân sủng của Người. Thánh Giêtruđê cảm thấy bất xứng với kho tàng thần linh bao la này; ngài thú rằng ngài đă không bảo vệ kho tàng ấy và trân quí nó. Ngài than lên rằng: “Khốn cho con! Nếu Chúa đă ban cho con, một kẻ bất xứng như con, một vật kỷ niệm của Chúa, cho dù là một sợi bông duy nhất, dù sao con cũng phải cần trân trọng và kính trông giữ lấy nó hơn là con có được những tặng ân này của Chúa!” (ibid., II, 5, p. 100). Tuy nhiên, khi nh́n nhận t́nh trạng nghèo khó và bất xứng của ḿnh, ngài vẫn gắn bó với ư muốn của Thiên Chúa, như ngài khẳng định rằng “v́ con đă lợi dụng ít oi các ân sủng của Chúa đến độ con không thể nào tin rằng chúng được ban cho con v́ bản thân con, sứ khôn ngoan vĩnh hằng của Chúa không thể nào bị bất kỳ ai làm hư hoại hóa. Bởi thế, Ôi Đấng Ban Phát tất cả mọi thiện hảo, Đấng tự ư ban cho con những tặng ân con bất xứng, xin hăy để cho ḷng của ít là một trong thành phần bạn hữu của Chúa, khi đọc thấy bản văn này, được tác động bởi ư nghĩ rằng ḷng nhiệt thành đối với các linh hồn đă xui khiến Chúa lưu lại trong một thời gian dài một viên ngọc vô giá ở giữa một vũng bùn lầy ghê tởm của trái tim con” (ibid., II, 5, p. 100f).

 

Đặc biệt là có hai ân huệ được ngài yêu quí hơn bất cứ ân huệ nào khác, như chính Thánh Giêtruđê đă viết: “Dấu vết tích của các thương tích cứu độ của Chúa được Chúa in ấn nơi con, như những thứ nữ trang quí báu, trong tâm hồn, và thương tích sâu đậm và cứu độ này của t́nh yêu được Chúa ghi dấu nơi con. Chúa đă tuôn đổ ngập ngụa những tặng ân này của Chúa tràn đầy những niềm vui đến độ nếu con được sống cả ngàn năm nữa không được bất cứ niềm an ủi bề trong hay bề ngoài nào, th́ kư ức về những tặng ân ấy cũng đủ để con cảm thấy ủi an, cảm thấy sáng ngời, cảm thấy đầy ḷng tri ân. Chúa cũng muốn dẫn con vào cuộc mật thiết vô giá của t́nh thân với Chúa, mở ra cho con thấy nhiều dấu hiệu của Trái Tim Thần Linh Chúa là cung thánh cao cả của thần tính Chúa […] Ngoài cả đống ân huệ ấy, Chúa c̣n ban cho con ơn được Đức Trinh Nữ rất thánh Maria, Mẹ của Chúa, làm biện hộ viên, và ơn khuyên dụ con trong nhiều trường hợp chạy đến với ḷng yêu chiều của Mẹ như là một người phối ngẫu trung thành nhất có thể trao phó cho mẹ ḿnh người hiền thê yêu dấu của ḿnh” (Ibid., II, 23, p. 145).

 

Hướng về cuộc hiệp thông bất tận, ngài đă kết thúc cuộc đời trần thế của ḿnh vào ngày 17/11/1301 hay 1302, hưởng dương gần 46 tuổi. Trong tập Linh Thao Thứ Bảy, tập linh thao dọn ḿnh chết, Thánh Giêtruđê viết: “Ôi Chúa Giêsu, Đấng con mến yêu bất tận, xin hăy luôn ở cùng con, để tim con luôn ở với Chúa và t́nh yêu của Chúa kiên tŕ con bất khả phân ly, và cuộc ra đi của con được Chúa chúc lành, hầu tinh thần của con, thoát khỏi những thắt kết của xác thịt, lập tức được nghỉ yên trong Chúa. Amen” (Esercizi, Milan, 2006, p. 148).

 

Đối với tôi rơ ràng là những điều này không những là những ǵ có tính chất lịch sử thuộc quá khứ, thế nhưng đời sống của Thánh Giêtruđê vẫn tiếp tục là một học đường dạy sống đời Kitô hữu, dạy con đường thẳng cho chúng ta thấy tâm điểm của một đời sống hạnh phúc, của một đời sống chân thực, đó là t́nh bạn với Chúa Giêsu. Và mối thân t́nh này được học ỏi nơi ḷng yêu chuộc Thánh Kinh, ḷng yêu cuộng phụng vụ, đức tin sâu xa, t́nh yêu mến Mẹ Maria, nhờ đó con người sẽ thực sự gia tăng nhận biết chính Thiên Chúa và nhờ đó được hạnh phúc đích thực, mục đích của đời sống chúng ta. Cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/10/2010