Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 29/9/2010

Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền Bài 117 

 

Thánh Matilda of Hackeborn, Con Chim Sơn Ca của Thiên Chúa

 

 [Video]

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay tôi muốn nói đến Thánh Matilda ở Hackeborn, một trong những nhân vật quan trọng của đan viện ở Helfta, sống vào thế kỷ thứ 13.

 

Thánh Giêtruđê Cả là chị em nữ tu của Thánh Matilda ngài, trong tập thứ sáu của tác phẩm Liber specialis gratiae (Cuốn Sách về Ơn Đặc Biệt) đă kể đến những ơn đặc biệt Chúa ban cho Thánh nữ, đă viết: “Những ǵ chúng tôi đă viết th́ rất nhỏ nhoi so với những ǵ chúng tôi không viết. Chỉ cho vinh quang của Chúa và lợi ích của việc phát hành tới đây mà những điều này, v́ c̣ lẽ không công bằng khi  giữ kín nhiều ân huệ Matilda đă được Chúa ban cho, theo chúng tôi nghĩ, không v́ ngài mà cho chúng ta cũng như cho những ai sau này” ( Mechthild von Hackeborn , Liber specialis gratiae, VI , 1).

 

Cuốn sách này được viết bởi Thánh Giêtruđê và một nữ tu khác ở đan viện Helfta và nó có một lịch sử đặc biệt. Matilda, ở vào tuổi 50, đă trải qua một cuộc khủng hoảng thiêng liêng trầm trọng cùng với t́nh trạng đớn đau về thể lư. Trong những hoàn cảnh như thế, ngài đă tâm sự với hai chị nữ tu thân hữu những ân sủng đặc biệt được Thiên Chúa sử dụng để hướng dẫn ngài từ thời c̣n nhỏ, thế nhưng ngài không biết rằng họ đang viết tất cả những điều ấy xuống. Khi ngài biết được như thế, ngài cảm thấy rất buồn sầu và bối rối. Thế nhưng Chúa đă an ủi ngài, làm cho ngài hiểu rằng những ǵ được viết ra là để vinh danh Thiên Chúa và ích lợi của tha nhân (cf. Ibid., II,25; V,20). Bởi thế, tác phẩm này là nguồn liệu chính để lấy tín liệu về đời sống và linh đạo của vị thánh chúng ta đây.

 

Nhờ ngài chúng ta biết được gia đ́nh của Baron of Hackeborn, một trong những gia đ́nh sang trọng, giầu có và quyền thế nhất ở Thuringis, có liên hệ với hoàng đế Frederick II, và chúng ta biết được cả đan viện ở Helfta trong giai đoạn lịch sử vẻ vang nhất của ḿnh. Gia đ́nh Baron đă cống hiến một người con gái của ḿnh cho đan viện ấy là Gertrude of Hackeborn (1231/1232-1291/1292), đứa con gái có một cá tính rất trổi vượt. Người con gái này là đan viện mẫu ở đan viện ấy 40 năm, đă lưu lại dấu vết linh đạo đặc thù cho đan viện ấy, làm cho nó đặc biệt phát triển như là một trung tâm của đời sống thần bí và văn hóa và là một học đường đào luyện về khoa học và thần học.

 

Đan viện mẫu Gertrude đă cống hiến cho các nữ đan sĩ của ḿnh những dẫn dụ tri thức cao, giúp họ có thể vun trồng một linh đạo bắt nguồn từ Thánh Kinh, từ phụng vụ, từ truyền thống giáo phụ, từ Luật Ḍng và linh đạo Xitô, đặc biệt thiên về Thánh Benađô Clairvaux và William of St Thierry. Vị đan viện mẫu này quả thực là một bà giáo, gương mẫu trong hết mọi sự, trong sự thâm tín về phúc âm cũng như ở ḷng nhiệt thành tông đồ. Thánh Matilda, từ niên thiếu, đă lănh nhận và hoan hưởng bầu khí thiêng liêng và văn hóa được chị ḿnh gầy dựng như thế, một bầu khí sau đó c̣n được gia tăng thêm bởi những ǵ đặc biệt riêng của ngài nữa.

 

Thánh Matilda vào đời vào năm 1241 hay 1242 ở lâu đài thành Helfta; ngài là người con gái thứ ba của gia đ́nh Baron. Khi ngài lên 7 tuổi, ngài và mẹ của ngài đến viếng thăm chị của ngài là Giêtruđê ở đan viện thành Rodersdorf. Ngài cảm thấy bị thu hút trước môi trường ấy đến độ ngài hết sức muốn thuộc về nó. Ngài đă vào đấy như là một học sinh và vào năm 1258 ngài đă trở thành nữ tu của đan viện này, một đan viện bấy giờ chuyển tới Helfta ở phần đất của thành Hackeborn. Ngài nổi bật về đời sống khiêm nhượng, sốt sắng, từ ái, tinh tuyền và ngây thơ, sống liên hệ mật thiết và tha thiết với Chúa, với Đức Trinh Nữ và với các thánh. Ngài có những phẩm tính cao quí về tự nhiên cũng như thiêng liêng, như “đầu óc khoa học, thông minh, hiểu biết chữ nghĩa, một giọng nói hết sức nhẹ nhàng thánh thót: Hết mọi sự làm cho ngài thực sự là một kho tàng cho đan viện này ở hết mọi khía cạnh” (Ibid., Proemio).

 

Bởi thế, “con chim sơn ca của Thiên Chúa” – như ngài được gọi như vậy – cho dù trẻ trung, đă làm giám đốc trường học của đan viện này, trưởng ca đoàn, và giám tập coi các tập sinh, những dịch vụ ngài đă thi hành một cách đảm đang và hết sức nhiệt thành, chẳng những cho lợi ích của các nữ đan sĩ  mà c̣n cho những ai cần đến đức khôn ngoan và ḷng từ ái của ngài.

 

Được soi động bởi tặng ân thần linh trong việc chiêm niệm thần bí, Thánh Matilda đă sáng tác nhiều kinh nguyện. Ngài là một bậc thày về tín lư và hết sức khiêm tốn; ngài là một cố vấn viên, một an ủi nhân, một hướng dẫn viên trong việc nhận thức. Người ta đọc thấy rằng: “Ngài đă chia sẻ tín lư nhiều đến độ chưa từng thấy ở đan viện này, và ôi thôi chúng tôi rất e sợ rằng sẽ không tái diễn một sự kiện nào giống như vậy nữa. Các nữ đan sĩ gặp ngài để lắng nghe lời Chúa khi họ muốn có một giảng viên. Ngài là chốn nương náu và là niềm an ủi của tất cả mọi người, và với ơn đặc biệt Chúa ban, ngài được ơn tự nhiên biết được những bí mật nơi ḷng của từng người. Nhiều người, chẳng những trong đan viện mà c̣n cả khách lạ, tu sĩ lẫn giáo dân, từ xa tới, đều chứng thực rằng người trinh nữ thánh đức này đă giúp họ thoát được những buồn đau và họ chưa bao giờ lại cảm thấy được an ủi như lúc họ ở bên ngài. Ngài cũng sáng tác và dạy rất nhiều kinh nguyện đến độ nếu tất cả được thu thập lại sẽ hơn cả cuốn thánh vịnh” (Ibid., VI, 1). 

 

Vào năm 1261, một bé gái 5 tuổi tên là Giêtruđê đă đến tu viện này: Bé được kư thác cho việc chăm sóc của Thánh Mitilda bấy giờ mới 20 tuổi, vị đă giáo dục và hướng dẫn bé về đời sống thiêng liêng cho đến khi làm cho bé chẳng những trở thành người môn đệ tuyệt hạng của ngài mà c̣n là người tín cẩn của ngài nữa. Vào năm 1271 hay 1272 c̣n có Matilda thành Magdeburg gia nhập đan viện này nữa. Thế nên nơi chốn ấy đă có được 4 đại nữ lưu – 2 Giêtruđê và 2 Matilda – một vinh hiển cho phong trào đan tu Đức quốc.

 

Trong cuộc đời lâu dài sống ở đan viện ấy, Thánh Matilda đă liên lỉ chịu nhiều khổ đau cùng với những việc thực hành thống hối rất nghiêm ngặt cho việc hoán cải các tội nhân. Bởi thế ngài đă tham phần vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô cho đến hết đời của ḿnh (cf. Ibid., VI, 2). Việc cầu nguyện và chiêm niệm là mảnh đất sống c̣n của đời sống ngài: những khải thị của ngài, những giáo huấn của ngài, các việc phục vụ của ngài cho tha nhân, cuộc hành tŕnh đức tin và đức mến của ngài đă được xuất phát và nẩy nở nơi mảnh đất sống c̣n ấy. Trong tập thứ nhất của tác phẩm “Liber specialis gratiae”, các tác giả đă thu thập những tâm sự giải bày của Thánh Matilda được đánh dấu vào các ngày lễ về Chúa, và các thánh và nhất là về Đức Trinh Nữ. Đáng ghi nhờ ở đây là khả năng của vị thánh này trong việc sống phụng vụ ở các yếu tố khác nhau của phụng vụ, bao gồm cả yếu tố giản dị nhất, mang nó vào đời sống đan tu thường nhật. Có một số h́nh ảnh, một số biểu lộ và những áp dụng có lẽ xa cách với cảm quan của chúng ta, thế nhưng, nếu người ta lưu ư tới đời sống đan tu và công việc của ngài là một giáo chức và là trưởng ca đoàn, họ sẽ thấy được khả năng đặc biệt của ngài như là một nhà giáo dục và huến luyện viên, vị đă giúp cho chị em nữ tu của ḿnh thiết tha sống phụng vụ từng giây phút của đời sống đan tu.

 

Trong việc cầu nguyện theo phụng vụ, Thánh Matilda đặc biệt đề cao các giờ kinh thần vụ, việc cử hành Thánh Lễ, nhất là Hiệp Lễ. Vào lúc ấy ngài thường ngất trí trong cuộc giao tiếp thân mật sâu xa với Chúa ở trái tim nồng nàn và dịu ngọt nhất của Người, qua một cuộc đối thoại kỳ diệu được ngài lợi dụng để xin được ơn soi sáng nội tâm đồng thời đặc biệt chuyển cầu cho cộng đồng và chị em của ngài. Ở tâm điểm của việc giao tiếp này là các mầu nhiệm về Chúa Kitô được Đức Trinh Nữ Maria liên lỉ nhắc nhở để ngài có thể tiến bước trên con đường thánh đức: “Nếu con muốn thánh đức thực sự, hăy gắn bó với Con của Mẹ; Người chính là thánh đức thánh hóa hết mọi sự” (Ibid., I, 40). Tất cả thế giới, Giáo Hội, các vị ân nhân, các tội nhân đều hiện diện trong cuộc giao tiếp thân mật của ngài với Thiên Chúa. Đối với ngài th́ trời đất được hiệp nhất nên một.

 

Những thị kiến của ngài, các giáo huấn của ngài, những hoàn cảnh của đời sống ngài đều được diễn tả bằng những biểu hiện gợi lên ngôn từ về phụng vụ và thánh kinh. Thế nên người ta mới hiểu được kiến thức sâu xa của ngài về Thánh Kinh, lương thực hằng ngày của ngài. Ngài liên lỉ hướng về Thánh Kinh, một là bằng cách hít lấy hương thơm của các đoạn Thánh Kinh được công bố trong phụng vụ, hai là sử dụng các biểu hiệu, các ngôn từ, các phong cảnh, các h́nh ảnh và các nhân vật. Ngài yêu chuộng Phúc Âm: “Những lời Phúc Âm, đối với ngài, là dưỡng chất tuyệt vời và là những ǵ khơi lên trong tâm can ngài những cảm giác ngọt ngào tới độ v́ sự say mê của ḿnh ngài không thể đọc trọn... Cách thức ngài đọc những lời Phúc Âm sốt sắng tới nỗi nó khiến cho hết mọi người đều cảm thấy sốt sắng. Cũng thế, khi ngài hát trong ca đoàn, ngài hoàn toàn được trầm ngập trong Chúa, cảm thấy xúc động gây ra bởi ḷng sốt sắng này đến độ có những lúc ngài bộc phát những cảm xúc của ḿnh ra bằng các cử chỉ... Vào các lúc khác, được ngất trí, ngài không nghe thấy những người gọi ngài hay di động ngài, và ngài khó lấy lại cảm thức về những sự bên ngoài” (Ibid., VI, 1). 

 

Ở một trong những thị kiến của ngài, chính Cúa Giêsu đă khuyên dạy Phúc Âm; khi mở ra cho ngài thấy vết thương của trái tim dịu hiền nhất của ḿnh, Người nói cùng ngài rằng: “Con hăy coi t́nh yêu của Cha lớn lao cao cả là chừng nào: Nếu con biết nó một cách rơ ràng, con sẽ không t́m thấy nó được diễn tả một cách sáng tỏ ở đâu hơn là trong Phúc Âm. Không ai đă từng bày tỏ những cảm t́nh nào mạnh mẽ hơn hay dịu dàng hơn là những lời này: Như Cha Thày yêu Thày thế nào Thày cũng yêu các con như vậy (Jn 15:9)” (Ibid., I, 22).

 

Các bạn thân mến, việc cầu nguyện riêng tư và phụng vụ, nhất là phụng vụ giờ kinh và Thánh Lễ, là gốc rễ cho cảm nghiệm thiêng liêng của Thánh Matilda thành Hackeborn. Để ḿnh được hướng dẫn bởi Thánh Kinh và nuôi dưỡng bằng Bánh Thánh Thể, ngài đă đi theo một con đường hiệp nhất thân mật với Chúa, luôn hoàn toàn trung thành với Giáo Hội. Đối với chúng ta đó cũng là một lời mời gọi mạnh mẽ trong việc gia tăng mối thân t́nh của chúng ta với Chúa, nhất là bằng việc cầu nguyện hằng ngày cùng với việc tham dự chuyên chăm, trung thành và chủ động vào Thánh Lễ. Phụng vụ là một đại học đường về linh đạo.

 

Người môn đệ của ngài là Giêtruđê đă diễn tả bằng những lời trân trọng về những giây phút cuối đời của Thánh Matilda thành Hackeborn, những giây phút rất khó chịu nhưng được rạng ngời trước sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, của Chúa Kitô, của Trinh Nữ Maria, của tất cả các thánh, và cả người chị ruột Giêtruđê của ngài nữa. Khi giờ lâm chung tới là lúc Chúa muốn mang ngài đi với Người th́ ngài đă xin Người cho ngài sống lâu hơn một chút xíu nữa để chịu khổ đau cho phần rỗi của các linh hồn, và Chúa Giêsu đă tỏ ra hài ḷng về dấu hiệu yêu mến nữa ấy.

 

Thánh Matilda hưởng thọ 58 tuổi. Ngài đă sống cho tới tận cùng cuộc hành tŕnh của ngài với 8 năm chịu các bệnh hoạn trầm trọng. Công việc của ngài và tiếng tăm thánh đức của ngài lan tỏa rộng răi. Khi thời giờ của ngài tới, “Vị Thiên Chúa của Sự Uy Nghi... chỉ là sự dịu ngọt của linh hồn nào mến yêu Người... đă nói cùng ngài rằng: ‘Venite vos, benedicti Patris mei’... Hăy đến, hỡi đứa con phúc đức của Cha Cha, hăy đến mà lănh nhận vương quốc ... và Người đă liên kết ngài với vinh quang của Người” (Ibid., VI, 8).

 

Thánh Matilda thành Hackeborn dâng chúng ta cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trinh Nữ Maria. Ngài mời gọi chúng ta hăy chúc tụng Người Con bằng trái tim của Người Mẹ và ca ngợi Mẹ Maria bằng trái tim của Người Con này. “Con xin chào Mẹ, Ôi Trinh Nữ rất đáng kính, nơi sương xa mềm mại nhất Mẹ được thấm đẫm bởi trái tim của Ba Ngôi Chí Thánh; con chào Mẹ trong vinh quang và hân hoan giờ đây Mẹ đang đời đời hoan hưởng, Mẹ, Đấng được yêu thích hơn hết mọi tạo vật dưới đất cũng như trên trời, đă được tuyển chọn trước khi thế gian được tạo thành! Amen” (Ibid., I, 45).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/9/2010