|
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:
Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 2/6/2010
Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền Bài 110
Thánh Thomas Aquinas: Tiểu Sử
Anh Chị Em
thân mến,
Sau một ít bài
giáo lư về chức linh mục và về chuyến tông du vừa rồi của tôi, hôm nay
chúng ta trở lại với đề tài chính của chúng ta, tức là về vấn đề suy
niệm một số đại tư tưởng gia ở vào Thời Trung Cổ. Mới đây chúng ta đă
thấy được đại nhân vật là Thánh Bonaventura, Ḍng Phanxicô, và hôm nay
tôi muốn nói về vị được Giáo Hội gọi là Doctor Communis, tức Thánh
Thomas Aquinas.
Trong Thông
Điệp “Đức Tin và Lư Trí” của ḿnh, vị tiền nhiểm khả kính của tôi là Đức
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nhắc lại rằng “Giáo Hội đă liên lỉ có lư
cho Thánh Thomas là một vị sư phụ về tư tưởng và là một mô phạm về đường
lối trung thực đi làm thần học” (Số 43). Không lạ ǵ, sau Thánh Âu Quốc
Tinh (Augustino), trong số các vị trước tác được đề cập tới trong cuốn
Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, Thánh Thomas được trích dẫn hơn bất cứ
tác giả nào khác – khoảng 61 lần! Ngài được gọi là vị Tiến Sĩ Thiên Thần
– Doctor Angelicus, có lẽ v́ các nhân đức của ngài, đặc biệt là tính
cách siêu vời nơi tư tưởng của ngài cũng như tính chất tinh tuyền nơi
đời sống của ngài.
Thánh Thomas được sinh vào khoảng giữa năm 1224 và 1225 tại lâu đài của
gia đ́nh quí phái và giầu sang ở Roccasecca, ngoại ô thành Aquino và gần
đan viện lừng danh Montecassino là nơi ngài đă được cha mẹ gửi tới để
lănh nhận những yếu tố tiên khởi của việc thụ huấn. Khoảng một năm sau,
ngài chuyển tới Naples, thủ đô của Vương Quốc Sicily, nơi Vua Frederick
II đă thiết lập một đại học đường danh tiếng. Ở đó ngài đă thụ huấn, mà
thực sự không bị hạn chế ở bất cứ nơi nào, tư tưởng của triết gia Hy Lạp
Aristotle, vị có một giá trị lớn lao mà con người trẻ Thomas được giới
thiệu học đă trực giác ngay được.
Thế nhưng, trước hết, trong những năm sống ở Naples, ngài có ơn gọi về
Ḍng Đaminh. Thật vậy, Thánh Thomas được thu hút bởi lư tưởng của hội
ḍng được Thánh Đaminh thành lập trước đo không lâu. Tuy nhiên, khi ngài
mặc áo ḍng Đaminh, gia đ́nh của ngài phản chống quyết định của ngài và
ngài buộc phải ĺa bỏ tu viện ấy để về sống với gia đ́nh một thời gian.
Vào năm 1245, bấy giờ lớn khôn hơn, ngài đă có thể tiếp tục con đường
đáp ứng tiếng gọi của Thiên Chúa. Ngài được gửi tới Paris để học thần
học đưới sự hướng dẫn của một vị thánh khác là Thánh Albertô Cả là vị
tôi mới đây đă nói tới. Thánh Albert và Thomas đă h́nh thành một t́nh
thân hữu chân thực và sâu xa và các vị đă biết trân trọng nhau và muốn
cho nhau được giỏi giang, cho tới độ Thánh Albertô muốn người môn đệ của
ḿnh cũng theo ngài tới Cologne, nơi ngài được các vị bề trên của ḍng
này mời tới để đặt nến móng cho một cuộc học hỏi về thần học. Bấy giờ
Thánh Thomas đă quen với tất cả các tác phẩm của Aristotle cũng như với
các nhà dẫn giải Ả Rập, những ǵ được Thánh Albertô minh họa và giải
nghĩa.
Trong giai đoạn ấy, văn hóa của thế giới Latinh được sâu xa phấn khởi
bởi cuộc gặp gỡ các tác phẩm của Aristotle là những ǵ bị coi thường qua
một thời gian dài. Chúng là những bản văn về bản chất của kiến thức, về
các khoa học tự nhiên, về siêu h́nh học, về linh hồn và đạo đức học,
phong phú về tín liệu và trực giác như là những ǵ vững chắc và có lư.
Nó là tất cả nhăn quan về thế giới được khai triển ngoài Chúa Kitô và
trước Chúa Kitô, thuần lư trí, và nó dường như áp đặt ḿnh trên lư trí
như là chính cái nhăn quan; bởi thế, nó là một thứ thu hút khôn lường
đối với giới trẻ trong việc thấy và biết thứ triết lư này. Nhiều người
đă nhận lấy một cách nhiệt liệt và một số nhiệt t́nh một cách phi phê
bác gói hành trang khổng lồ về kiến thức cổ thời này, một thứ kiến thức
dường như có thể canh tân văn hóa một cách gia tăng, hoàn toàn hướng về
những chân trời mới. Tuy nhiên, những con người khác lại sợ rằng tư
tưởng ngoại giáo của Aristotle là những ǵ phản nghịch với đức tin Kitô
giáo, và họ không chịu nghiên cứu triết gia này. Hai nền văn hóa đă gặp
nhau: nền văn hóa tiền Kitô giáo của Aristotle, với tính chất hữu lư sâu
xa của ông, và nền văn hóa cổ Kitô giáo.
Có một số môi trường đă dẫn tới việc chối bỏ Aristotle, cũng như việc
tŕnh bày được thực hiện bởi các dẫn giải viên Ả Rập là Avicenna và
Averroes về vị triết gia này. Thật vậy, họ là những người đă chuyển dịch
ctriết lư của Aristotle sang thế giới Latinh. Chẳng hạn, những dẫn giải
viên này đă dạy rằng con người không có trí thông minh riêng tư, mà chỉ
có một lư trí phổ quát duy nhất, một bản thể thiêng liêng chungc cho tất
cả mọi người, một bản thể tác hành nơi tất cả mọi người như là “một con
người duy nhất”, bởi thế, là một thứ phân hóa con người. Có người tranh
luận về vấn đề được các dẫn giải viên Ả Rập đề ra là thế giới này vĩnh
hằng như Thiên Chúa. Cũng dễ hiểu thôi khi xẩy ra những thứ tranh luận
khôn cùng ở các lănh vực thuộc đại học và giáo hội. Triết lư của
Aristotle đă được lan truyền thậm chí cả ở nơi thành phần b́nh dân.
(c̣n tiếp)
Thánh Thomas Aquinas, theo trường phái của Thánh Alberto Cả, đă
thực hiện một công việc hết sức quan trọng cho lịch sử về triết lư và
thần học, tôi có thể nói cho cả lịch sử về văn hóa nữa, ở chỗ, ngài đă
sâu xa nghiên cứu Aristotle cùng các dẫn giải viên của ông, khi có được
bản dịch Latinh mới từ các bản gốc Hy Lạp. Nhờ đó, ngài không c̣n lệ
thuộc nguyên vào các dẫn giải viên Ả Rập, nhưng có thể tự ḿnh đọc các
nguyên bản, và ngài đă nhận định phần lớn các tác phẩm của Aristotle,
phân biệt những ǵ là được với những ǵ không đáng tin hay cần phải bác
bẻ lại toàn bộ, cho thấy tính chất thích hợp với những biến cố mạc khải
Kitô giáo và sử dụng tư tưởng của Aristotle một cách dồi dào và sắc bén
trong việc tŕnh bày các bản văn thần học ngài viết. Tóm lại, Thánh
Thomas Aquinas đă chứng tỏ là có một mối ḥa hợp tự nhiên giữa đức tin
Kitô giáo và lư trí. Và đó là công việc lớn lao của Thánh Thomas, vị
sống vào thời điểm của cuộc gặp gỡ giữa hai nền văn hóa – thời điểm
dường như cho thấy đức tin cần phải chào thua lư trí – đă cho thấy rằng
chúng đi song song với nhau, rằng những ǵ có vẻ là lư trí mà lại bất
tương hợp với đức tin th́ không phải là lư trí, và những ǵ có vẻ là đức
tin sẽ không phải là đức tin nếu nó phản lại với lư lẽ chân thực; bởi
thế, ngài đă tạo nên một tổng luận mới, một tổng luận đă h́nh thành nền
văn hóa cho các thế kỷ sau đó.
Nhờ tặng ân tri thức tuyệt hạng của ḿnh, Thánh Thomas được mời đến
Paris để làm giáo sư thần học của Ḍng Đaminh. Ở đó ngài cũng bắt đầu
việc sản xuất văn chương của ḿnh, một việc ngài đă tiếp tục thực hiện
cho tới khi qua đời, và là những ǵ đồ sộ lớn lao, bao gồm những nhận
định về Thánh Kinh, v́ vị giáo sư thần học này trước hết là nhà dẫn giải
Thánh Kinh, những nhận định về các tác phẩm của Aristotle, những tác
phẩm hết sức hệ thống trong đó nổi bật nhất là bộ Tổng Luận Thần Học –
Summa Theologiae, những luận đề cùng với những diễn văn về một số những
tranh căi. Đối với việc sáng tác các văn bản của ḿnh, ngài đă đưoơc hỗ
trợ bởi một số thư kư, trong số đó có Thày Riginald Piperno, vị đă trung
thành theo ngài và được ngài gắn bó với một liên hệ thân t́nh huynh đệ
và chân t́nh bằng một tấm ḷng hết sức tin tưởng cậy trông. Đó là một
đặc tính của các vị thánh – các ngài vun trồng t́nh thân hữu, v́ nó là
một trong những biểu lộ cao quí nhất của tâm can con người và chất chứa
nơi ḿnh một cái ǵ đó thần linh. Chính Thánh Thomas đă giải thích điều
này trong bộ Tổng Luận Thần Học, khi viết rằng: “Đức ái chính yếu là mối
thân hữu của con người với Thiên Chúa cũng như với các hữu thể thuộc về
Ngài” (II, q. 23, a.1).
Ngài đă không sống lâu và bền ở Paris. Vào năm 1259, ngài đă tham
dự Tổng Nghị của an hem Ḍng Đaminh ở Valenciennes là nơi ngài là phần
tử của một ủy ban thiết lập chương tŕnh nghiên cứu học hỏi của hội ḍng.
Sau đó, từ năm 1261 đến 1265, Thánh Thomas đă ở Orvieto. Đức Giáo Hoàng
Urban IV, vị rất mến chuộng ngài, đă ủy cho ngài việc sáng tác những bản
văn về phụng vụ cho lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa – Corpus Domini là Thánh Lễ
chúng ta sẽ cử hành vào ngày mai, một lễ được thiết lập sau phép lạ ở
Bolsena. Thánh Thomas đă có được một tâm hồn tinh tường về Thánh Thể.
Những bản thánh ca rất tuyệt vời được phụng vụ của Giáo Hội hát lên
trong việc cử hành mầu nhiệm hiện diện thực sự của Ḿnh và Máu Chúa nơi
Thánh Thể được qui về cho đức tin của ngài và sự khôn ngoan về thần học
của ngài. Từ năm 1265 đến 1268, Thánh Thomas ở Rôma là nơi có lẽ ngài đă
hướng dẫn một Studium tức là một Nhà Học Hỏi Nghiên Cứu của Hội Ḍng, và
là nơi ngài bắt đầu viết bộ Tổng Luận Thần Học (cf. Jean Pierre Torrell,
"Tommaso d'Aquino. L'uomo e il teologo" [Thomas Aquinas: The Man and the
Theologian], Casale Monf., 1994, pp. 118-184).
Vào năm 1269 ngài đă được gọi về Paris cho một chu kỳ giảng dạy lần
thứ hai. Các sinh viên – dễ hiểu thôi – cảm thấy hào hứng về các bài học
của ngài. Một sinh viên trước kia của ngài đă nói rằng một số rất đông
đảo sinh viên đă theo học khóa của Thánh Thomas, đến nỗi các lớp học mới
vừa đủ chất chứa họ. Sinh viên này c̣n thêm cảm nhận riêng của ḿnh như
sau: “đối với tôi nghe Thánh Thomas là một cái ǵ đó hết sức vui sướng”.
Việc Thánh Thomas dẫn giải về Aristotle không phải cũng được hết mọi
người chấp nhận, thế nhưng ngay cả thành phần đối phương của ngài trong
lănh vực hàn lâm, chẳng hạn như Goffredo di Fontaines, cũng đă chân nhận
rằng lư thuyết của Thày Thomas trổi vượt hơn lư thuyết của những người
khác về tính cách hữu dụng và giá trị, và là những ǵ giúp vào việc điều
chỉnh những lư thuyết của tất cả mọi vị tiến sĩ khác. Có lẽ muốn tách
ngài khỏi những bàn luận đang diễn ra mà các vị bêàtrên của ngài đă sai
ngài một lần nữa đến Naples để giúp cho Vua Charles I là người có ư định
tái tổ chức lại những khoa nghiên cứu học hỏi của đại học.
Ngoài việc nghiên cứu học hỏi và giảng dạy, Thánh Thomas cũng dấn
thân rao gioảng cho dân chúng. Và dân chúng mau mắn đến nghe ngài. Tôi
có thể nói rằng thật là một ơn cả thể khi các thần học gia có thể nói
một cách đơn giản và thiết tha với thành phần tín hữu. Thừa tác vụ rao
giảng, hơn thế nữa, c̣n giúp cho chính các học giả của khoa thần học về
một thứ thực tiễn hóa mục vụ lành mạnh, và làm phong phú việc họ nghiên
cứu nhờ được phấn khích một cách sống động.
Những tháng cuối cùng của Thánh Thomas trên đời sống trần gian này
được bao phủ bởi một bầu khí đặc biệt – tôi có thể nói là một bầu khí
huyền linh. Vào Tháng 12 năm 1273, ngài đă người bạn của ḿnh cũng là
thư kư của ḿnh là Reginald đến để truyền đạt cho vị này quyết định chấm
dứt tất cả mọi tác phẩm, v́, trong khi cử hành Thánh Lễ, ngài đă hiểu,
sau khi được mạc khải siêu nhiên, rằng tất cả mọi sự ngài đă viết cho
tới bấy giờ chỉ là “một đống rơm”. Đó là một t́nh tiết ly kỳ huyền nhiệm
giúp chúng ta hiểu được rằng chẳng những về ḷng khiêm nhượng bản thân
của Thánh Thomas mà c̣n cả sự kiện là tất cả những ǵ chúng ta đạt thành
trong việc suy tư và phát biểu về đức tin, bất kể có cao quí và tinh
tuyền mấy chăng nữa, vĩnh viễn cũng bị trổi vượt bởi những ǵ là uy nghi
cao cả và tuyệt mỹ của Thiên Chúa, những ǵ sẽ được tỏ cho cúng ta thấy
hoàn toàn trọn vẹn trên Thiên Đàng. Một vài tháng sau đó, lúc nào cũng
trầm ngập hơn vào việc suy niệm sâu xa, Thánh Thomas đă qua đời trong
cuộc hành tŕnh đến Lyon là nơi ngài đang tham dự vào công đồng chung
được triệu tập bởi Đức Giáo Hoàng Gregorio X. Ngài đă chết ở Đan Viện
Xitô ở Fossanova sau khi đă lănh nhận Của Ăn Đàng với những cảm tức hết
sức sốt mến.
Đời sống và giáo huấn của Thánh Thomas Aquinas có thể được tóm gọn
vào một t́nh tiết được truyền lại bởi các tiểu sử gia xưa. Trong khi vị
thánh này theo thói quen của ḿnh đang cầu nguyện vào buổi sáng trước
tượng chuộc tội trong Nguyện Đường Thánh Nicholas ở Naples th́ người coi
cung thánh của nhà thờ là Domenico da Caserta đă nghe thấy một cuộc đối
thoại lộ liễu. Thánh Thomas đă cảm thấy lo âu lên tiếng hỏi rằng phải
chăng những ǵ ngài viết về những mầu nhiệm đức tin Kitô giáo là đúng.
Và Cây Thập Tự Giá đă trả lời rằng: “Thomas ơi, con đă nói hay về Ta.
Vậy công thưởng của con là ǵ đây?” Và câu trả lời của Thánh Thomas là
những ǵ mà tất cả chúng ta là thành phần bạn hữu và là môn đệ của Chúa
Kitô bao giờ cũng phải đáp lại đó là: “Không ǵ khác ngoài Chúa, Ôi Chúa!”
(Ibid., 320).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/6/2010
|
|