Anh Chị Em thân mến,
Với
Marguerite
D’oingt, vị tôi muốn nói cùng anh chị em hôm nay, chúng ta được dẫn
vào linh đạo của Ḍng Carthusian, một linh đạo xuất phát từ một tổng
hợp phúc âm được Thánh Bruno áp dụng và đề xướng. Chúng ta không
biết ngày sinh của vị này, mặc dù có một số cho rằng vào khoảng năm
1240. Marguerite xuất thân từ một gia đ́nh có thế lực thuộc quí tộc
cổ Lyonnais, the Oingt. Chúng ta biết rằng mẹ của bà cũng được gọi
là Marguerite, và bà có hai người anh em – Giscard và Louis – và 3
chị em: Catherine, Elizabeth và Agnes. Người em sau cùng đă theo bà
vào đan viện Ḍng Carthusian, kế thừa bà làm đan viện trưởng ở đó.
Chúng ta
không có tín liệu về thời thơ ấu của bà, nhưng qua các bản văn của
bà, chúng ta trực giác thấy răèg bà sống thời thơ ấu một cách an
lành, trong một môi trường thương mến của gia đ́nh. Thật vậy, để
diễn tả t́nh yêu vô biên của Thiên Chúa, bà đă trân quí những h́nh
ảnh liên quan tới gia đ́nh, nhất là liên quan tới những h́nh ảnh về
người cha và người mẹ. Ở một trong những bài suy niệm của ḿnh, bà
đă nguyện cầu như thế này: “Lạy Chúa rất ngọt ngào, khi con nghĩ đến
những ân huệ đặc biệt Chúa đă ban cho con theo ḷng ân cần của Chúa:
trước hết, Chúa đă chăm sóc cho con biết bao từ thuở thơ ấu, và Chúa
đă cất khỏi con những ǵ là nguy hiểm và đă gọi con dấn thân phụng
sự Chúa như thế nào, cũng như Chúa đă cung cấp hết mọi sự cho nhu
cầu của con trong việc ăn uống, phục sức ra sao, (và Chúa đă làm như
thế đến độ khi nghĩ về những điều ấy con chỉ thấy t́nh thương cao cả
của Chúa đối với con”
(Marguerite d'Oingt, "Scritti Spirituali," Meditazione V, 100,
Cinisello Balsamo, 1997, p. 74).
Chúng ta
luôn trực giác thấy nơi các bài suy niệm của bà là bà đă nhập đan
viện Ḍng Carthusian ở Poleteins để đáp lại tiếng Chúa mời gọi, bỏ
lại hết mọi sự và chấp nhận Luật Ḍng Carthusian nghiêm ngặt, nhờ đó
hoàn toàn thuộc về Chúa, được luôn ở với Người. Bà viết: “Lạy Chúa
dịu hiền, con đă bỏ cha mẹ và anh chị em con cùng với tất cả mọi sự
thuộc về thế gian này v́ yêu Chúa; thế nhưng đó mới chỉ là một chút
xíu, v́ những giầu sang phú quí của thế gian này chỉ là gai nhọn xâu
xé mà thôi; và chúng càng được chiếm hữu th́ con người càng bất
hạnh. Thế nên con cảm thấy con chẳng từ bỏ ǵ ngoài cảnh khốn cùng
và bần cùng của con; thế nhưng, lạy Chúa dịu hiền, Chúa biết rằng
nếu con chiếm được cả ngàn thế giới và có thể sử dụng chúng như con
muốn, con cũng sẽ từ bỏ hết mọi sự v́ yêu mến Chúa; và thậm chí nếu
Chúa ban cho con hết mọi sự Chúa có ở trên trời dưới đất, con cũng
không cảm thấy măn nguyện cho đến khi con có Chúa, v́ Chúa là sự
sống của linh hồn con, con không có và không muốn có một người cha
mẹ nào ngoài Chúa”
(Ibid., Meditazione II, 32, p. 59).
Chúng ta cũng có ít dữ kiện về đời sống của bà trong đan viện Ḍng
Carthusian. Chúng ta biết rằng vào năm 1288, bà trở thành vị đan
viện trưởng thứ tư, một vị thế bà tiếp tục phục vụ cho tới khi qua
đời vào ngày 11/2/1310. Tuy nhiên, từ các bản văn của bà, chúng ta
biết được những khúc quanh đặc biệt trong cuộc hành tŕnh thiêng
liêng của bà. Bà quan niệm tất cả cuộc đời là một cuộc hành tŕnh
thanh tẩy cho tới khi hoàn toàn nên giống Chúa Kitô. Người là cuốn
sách được viết hằng ngày ảnh hưởng tới tâm can và đời sống của bà,
đặc biệt là Cuộc Khổ Nạn cứu độ của Người. Trong tác phẩm
“Speculum”, nói về ḿnh như ngôi vị thứ ba, Marguerite đă nhấn mạnh
rằng, nhờ ơn Chúa, “bà đă in ấn nơi tâm hồn của bà đời sống thánh
hảo được Chúa Giêsu Kitô sống trên trần gian, các gương lành của
Người và giáo huấn thiện hảo của Người. Bà đă thiết tha ấp ủ Chúa
Giêsu Kitô ngọt ngào trong tâm can của bà, tới độ bà cảm thấy dường
như Người hiện diện và Người cầm trong tay một cuốn sách đóng để
hướng dẫn bà” (Ibid., I, 2-3, p. 81). “Trong cuốn sách ấy, bà thấy
viết về cuộc đời Chúa Giêsu Kitô đă sống trên trần gian, từ khi sinh
ra cho tới khi thăng thiên về trời” (Ibid., I, 12, p. 83). Hằng
ngày, bắt đầu từ ban sáng, Marguerite đă chuyên chú học hỏi cuốn
sách ấy. Và, khi bà đă đọc kỹ nó, bà bắt đầu đọc cuốn sách ấy theo
lương tâm của bà, một lương tâm đă cho thấy những sai lầm và giả dối
trong đời sống của bà (cf. Ibid., I, 6-7, p. 82); bà đă viết về ḿnh
để giúp cho kẻ khác nữa và để in đậm nét hơn trong tâm hồn của bà ân
huệ hiện diện của Thiên Chúa, tức là làm cho đời sống của bà mỗi
ngày được có nét đối chiếu với những lời nói và hành động của Chúa
Giêsu, với Cuốn Sách đời sống của Người. Và bà đă làm như thế đêåđời
sống của Chúa Giêsu được in ấn trong linh hồn của bà một cách vững
vàng và sâu đậm, cho đến khi bà có thể thấy được Cuốn Sách này nơi
nội tâm của bà, tức là cho đến khi chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thiên Chúa
Ba Ngôi” (cf. Ibid., II, 14-22; III, 23-40, p. 84-90).
Qua các bản văn của ḿnh, Marguerite cống hiến cho chúng ta một số
vết tích về đời sống thiêng liêng của bà, giúp chúng ta có thể biết
được vài đặc tính về bản thân của bà cũng như về tài quản trị của
bà. Bà là một người phụ nữ rất học thứcc; bà thường viết bằng tiếng
Latinh, một ngôn ngữ của thành phần uyên bác, thế nhưng bà cũng viết
cả bằng thổ âm Pháp ngữ nữa, nếu có cũng hiếm thấy: bởi thế trong
các bản văn của bà được biết đến trước hết là những bản văn được
viết bằng tiếng Pháp. Bà đă sống một cuộc đời đầy những cảm nghiệm
thần bí, những cảm nghiệm được diễn tả một cách đơn sơ giản dị, giúp
cho người ta có thể trực giác thấy được mầu nhiệm khôn tả của Thiên
Chúa, nhưng nhấn mạnh tới những giới hạn của trí khôn trong việc
thấu hiểu nó và cái hụt hẫng nơi ngôn ngữ loài người trong việc bày
tỏ nó. Bà có một cá tính thẳng thắn, giản dị, cởi mở, dịu cảm, thật
quân b́nh và nhận thức sắc bén, có thể thâá được thâm cung của tinh
thần con người, khám phá ra những giới hạn của nó, những mập mờ của
nó, cả những cảm hứng của nó, những căng thẳng của linh hồn hướng về
Thiên Chúa. Bà cho thấy khả năng quản trị ngoại thường của bà, kết
hợp giữa đời sống thần bí thiêng liêng với việc phục vụ chị em và
cộng đồng. Về vấn đề này người ta thấy được một đoạn đáng chú ư
trong một bức thư bà gửi cho cha của bà. Bà viết: “Cha yêu dấu của
con, con rất bận bịu với các nhu cầu của nhà ḍng của chúng con, đến
độ tâm trí của con không thể nghĩ được các tư tưởng hay; thật vậy,
con có quá nhiều việc để làm tới nỗi con không biết phải xoay sở ra
sao nữa. Chúng con đă không thu lúa vào tháng bảy trong năm nay và
các vườn nho của chúng con đă bị băo tàn phá. Hơn nữa, nguyện đường
của chúng con đang ở trong t́nh trạng tồi tàn đến độ chúng con buộc
phải tái thiết nó từng phần” (Ibid., Lettere, III, 14, p. 127).
Có một nữ đan sĩ Ḍng Carthusian diễn tả h́nh ảnh về Marguerite như
thế này: “Qua hoạt động của bà đă cho thấy bà là một con người thu
hút, một con người thông minh sinh động, biết suy đoán và đồng thời
lại được hỗ trợ bới các ơn thần bí: tóm lại, bà là một người phụ nữ
thánh đức và khôn ngoan có thể tỏ hiện một cảm tính hoàn toàn thiêng
liêng một cách vui cười làm sao ấy” (Una Monaca Certosina,
Certosine, in Dizionario degli Istituti di Perfezione, Rome, 1975,
col. 777). Theo tính chất năng động của đời sống thần bí, Marguerite
trân quí cảm nghiệm của những t́nh cảm tự nhiên được ân sủng thanh
tẩy, như phương tiện đặc biệt để hiểu biết sâu xa hơn và để phụ giúp
cho tác động thần linh một cách nhiệt thành và sốt sắng hơn. Lư do
là ở chỗ con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa, nên được
kêu gọi để cùng Chúa xây dựng một lịch sử yêu thương tuyệt vời, giúp
cho bản thân ḿnh được hoàn toàn dự phần vào khởi động của Người.
Vị Thiên Chúa Ba Ngôi, Vị Thiên Chúa t́nh yêu tỏ ḿnh ra nơi Đức
Kitô đă thu hút bà, và Marguerite đă sống mối liên hệ của t́nh yêu
sâu xa đối với Chúa, và ngược lại, thấy thái độ vô ơn bội nghĩa của
con người thật là ghê tởm, phản nghịch lại với thập giá. Bà nói rằng
thập giá của Chúa Kitô giống như việc hạ sinh. Nỗi đớn đau của Chúa
Giêsu được so sánh với nỗi đau đớn của một người mẹ. Bà viết: “Người
mẹ cưu mang tôi trong ḷng ḿnh đă chịu khổ sở nhiều để sinh ra tôi,
trong một ngày nào đó hay một đêm nào đó, thế nhưng Chúa dấu yêu
trên hết mọi sự của con, Chúa đă bị cực h́nh v́ con không phải chỉ
một đêm hay một ngày duy nhất, mà là trên 30 năm! [...] Chúa đă chịu
khổ đớn đau v́ con trong suốt cuộc đời của Chúa! Và khi thời điểm hạ
sinh đến, công việc của Chúa đau đớn đến độ mồ hôi thánh của Chúa đă
trở thành những giọt máu, toát ra toàn thân của Chúa nhỏ xuống đất”
(Ibid., Meditazione I, 33, p. 59). Khi khêu lên những tŕnh thuật về
Cuộc Khổ Nạn này, Marguerite đă chiêm ngưỡng những khổ đau ấy một
cách hết sức cảm thương. Bà nói: “Chúa đă được đặt nằm lên trên một
cái giường thập giá cứng, nên Chúa không thể động đậy hay cựa quay
chân tay của Chúa như phản ứng tự nhiên của con người khi bị đau đớn
cả thể, v́ Chúa hoàn toàn bị căng ra và đóng đanh vào thập giá […]
và […] tất cả mọi bắp thịt và mạch máu của Chúa đều bị toạc ra. […]
Thế nhưng tất cả những đớn đau này […] vẫn chưa đủ cho Chúa, đến nỗi
Chúa muốn cạnh sườn của Chúa bị đâm thâu bởi lưỡi đ̣ng một cách dữ
dội đến độ tấm thân vô tội của Chúa cần phải hoàn toàn bị nghiền tán
và tan nát và máu của Chúa cần phải bắn ra một cách mănh liệt thành
một đường dài như thể là một gịng nước”. Về Mẹ Maria, bà nói rằng
không có ǵ là lạ khi lưỡi gươm hủy hoại thân xác của Chúa cũng
xuyên thấu ḷng của Người Mẹ hiển vinh Chúa, vị muốn nâng đỡ Chúa
như thế […] v́ t́nh yêu của Chúa cao cả hơn tất cả mọi t́nh yêu
khác” (Ibid., Meditazione II, 36-39.42, p. 60f).
Các bạn thân mến, Marguerite d'Oingt mời gọi chúng ta hăy suy niệm
hằng ngày về đời sống khổ đau và t́nh yêu của Chúa Giêsu cũng như
của Maria Mẹ của Người. Niềm hy vọng của chúng ta là ổ chỗ đó, ư
nghĩa của cuộc sống chúng ta là ở chỗ đó. Đối với chúng ta, nhờ
viênhờ việc chiêm niệm t́nh yêu của Chúa Kitô mới xuất phát sức mạnh
và niềm vui để đáp ứng t́nh yêu này, khi mang cuộc đời của chúng ta
phụng sự Thiên Chúa và những người khác. Cùng với Marguerite chúng
ta cũng muốn nói rằng: “Lạy Chúa dịu hiền, tất cả những ǵ Chúa đă
làm. V́ yêu thương con cùng toàn thể nhân loại, đều dẫn con đến chỗ
kính mến Chúa, thế nhưng, việc tưởng nhớ đến Cuộc Khổ Nạn rất thánh
của Chúa là những ǵ cống hiến một sức mạnh khôn sánh cho t́nh cảm
của con khả năng mến yêu Chúa. Đó là lư do tại sao đối với con dường
như […] con đă t́m thấy những ǵ con hết sức ước mong: không yêu ǵ
ngoài Chúa hay trong Chúa hoặc v́ mến Chúa” (Ibid., Meditazione II,
46, p. 62).
Thoạt nh́n th́ h́nh ảnh về người nữ đan sĩ Ḍng Carthusian Thời
Trung Cổ này, cùng với đời sống của bà và tư tưởng của bà, dường như
xa cách chúng ta, xa cách với đời sống của chúng ta, với lối suy tư
và tác hành của chúng ta. Thế nhưng, nếu chúng ta nh́n vào khía cạnh
thiết yếu của đời sống này, chúng ta lại thấy rằng nó cũng ảnh hưởng
tới chúng ta và nó cũng sẽ là khía cạnh thiết yếu cho đời sống của
chúng ta.
Chúng ta đă nghe thấy rằng Marguerite đă coi Chúa như một cuốn sách,
bà đă gắn mắt vào Chúa, bà đă coi Người như một tấm gương soi cho
thấy lương tâm của bà. Và từ tấm gương soi này, ánh sáng đă rọi vào
linh hồn của bà: Bà đă để cho lời của Chúa lọt vào bên trong, cho
đời sống của Chúa Kitô thành con người của ḿnh và nhờ đó bà đă được
biến đổi; lương tâm của bà đă được soi chiếu, bà đă thấy được các
qui chuẩn, ánh sáng và được tẩy sạch. Đó chính là những ǵ chúng ta
cũng cần đến nữa, ở chỗ, để cho những lời Chúa, đời sống và ánh sáng
của Chúa Kitô thấm vào lương tâm của chúng ta để nó được sáng soi và
tẩy sạch. Rác rưỡi không phải chỉ ở trên những đường xá khác nhau
trên thế giới này. Cũng có cả rác rưởi ở trong lương tâm của chúng
ta cũng như trong linh hồn của chúng ta. Chỉ có ánh sáng của Chúa,
sức mạnh của Người và t́nh yêu của Người mới là những ǵ làm cho
chúng ta thanh sạch, cho chúng ta thấy đường ngay nẻo chính. Bởi
thế, chúng ta hăy theo bà Marguerite thánh đức nơi cái nh́n vào Chúa
Giêsu ấy. Chúng ta hăy đọc cuốn sách về đời sống của Người, chúng ta
hăy để ḿnh được sáng soi và tẩy sạch, để biết sống thực. Cám ơn anh
chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit
phổ biến ngày 3/11/2010