Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 13/1/2010 – Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 102 về

Những Hội Ḍng Hành Khất

 

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Mở đầu cho một tân niên, chúng ta hăy nh́n vào lịch sử Kitô giáo, để thấy được một lịch sử diễn tiến ra sao và nó được canh tân như thế nào.Nơi nó chúng ta thấy rằng chính các thánh nhân, được ánh sáng của Thiên Chúa hướng dẫn, những vị là thành phần cải cách đích thực của đời sống Giáo Hội và xă hội. Là những bậc thày bằng lời nói và chứng từ gương sáng của ḿnh, các vị biết cách làm sao để phát động một cuoôc canh tân vững chắc và sâu xa ccủa giáo hội, v́ chính các vị đă được sâu xa canh tân, các vị đă được giáo tiếp với một cái mới mẻ đích thật đó là sự hiện diện của Thiên Chúa trên thế giới này.

 

Một thực tại an ủi như thế – ở chỗ nơi hết mọi thế hệ có các vị thánh được sinh ra và thi hành tính chất sáng tạo của việc canh tân – là những ǵ liên lỉ đồng hành với lịch sử của Giáo Hội giữa những sầu thương và những khía cạnh tiêu cựa nơi cuộc hành tŕnh của ḿnh. Chúng ta cũng thấy xuất hiện, từ thế kỷ này đến thế kỷ kia, những quyền lực cải cách và canh tân, v́ cái mới mẻ của Thiên Chúa là những ǵ bất khả chuyển thay và bao giờ cũng cống hiến sứa mạnh mới để tiến lên.

 

Đó là những ǵ đă xẩy ra vào thế kỷ 13, với cuộc xuất hiện và phát triển của những Hội Ḍng Hành Khất: một mô phạm của việc đại canh tân trong một giai đoạn lịch sử mới. Chúng được gọi như thế là v́ đặc tính “ăn xin” của ḿnh, tức là, khiêm nhượng đi tới dân chúng để xin nâng đỡ về kinh tế hầu sống lời khấn khó nghèo và thi hành sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của ḿnh> Về những hội ḍng hành khất xuất hiện vào giai đoạn bấy giờ, đáng kể nhất và quan trọng nhất là Ḍng Anh Em Hèn Mọn (Friars Minor) và Anh Em Rao Giảng (Preaching Friars), mang tên là các thày ḍng Phanxicô và Đaminh. Họ mang tên gọi này là v́ các vị sáng lập của họ, thứ tự đó là Thánh Phanxicô ở Assisi và Thánh Đaminh ở Guzmán. Hai vị đại thánh này có khả năng khôn ngoan đọc được “các dấu chỉ thời đại”, trực giác thấy được các thách đố mà Giáo Hội ở vào thời của các vị cần phải đương đầu.

 

Thử thách đầu tiên được tiêu biểu bằng việc lan tràn một số nhóm và phong trào tín hữu, thành phần được tác động bởi ước muốn hợp lư về một đời sống Kitô hữu chân chính, thường đặtt ḿnh ở ngoài mối hiệp thông giáo hội. Họ hết sức chống lại Giáo Hội giầu có và mỹ lệ được phát triển chính yếu nơi việc triển nở của trào lưu đan viện. Trong bài giáo lư gần đây, tôi đă chia sẻ về cộng đồng đan tu Cluny, một cộng đồng lúc nào cũng thu hút những nam nhân trẻ trung, và v́ thế, thu hút được những lực lượng quan trọng cùng với những sản vật và các sự giầu có. Bởi thế khởi đầu đă nẩy sinh lập luận là một Giáo Hội giầu có về của cải đồng thời cũng là một Giáo Hội bất động. Ngược lại với Giáo Hội này là ư nghĩ cho rằng Chúa Kitô xuống trần gian nghèo khổ và Giáo Hội đích thực thật sự cần phải là Giáo Hội của người nghèo; một ước muốn cho có được một Kitô giáo chân chính v́ thế mới phản lại với thực tại về một Giáo Hội đế quốc.

 

T́nh trạng này đă gây ra thứ phong trào được gọi là những phong trào nghèo khó ở Thời Trung Cổ.  Chúng nghiêm khắc ccchống lại những lối sống của các vị linh mục và đan sũ thời ấy, thành phần bị tố cáo là phản bội Phúc Âm và không thực hành đức khó nghèo như các Kitô hữu tiên khởi, và những phong trào này đă san bằng thừa tác vụ của các vị giám mục bằng “hang giáo phẩm tương đương” của họ. Ngoài ra, để biện minh cho những quyết định của ḿnh, họ truyền bá các giáo điều không hợp với đức tin của Giáo Hội. Chẳng hạn, phong trào của Cathars hay Albigensians đă xướng lên một lần nữa các lạc thuyết cổ xưa, như hạ giá và khinh chê thế giới vật chất – việc chống lại sự giầu sang mau chống trở thành những ǵ chống lại với thực tại về vật chất nữa – phủ nhận ư muốn tự do, và bởi đó chủ trương nhị nguyên thuyết, đó là chủ trương có sự hiện diện của nguyên lư thứ hai là sự dữ ngang hàng với Thiên Chúa. Những phong trào này đă thành công, nhất là ở Pháp và Ư, chẳng những v́ tổ chức chặt chẽ của họ, mà c̣n v́ họ tố giác t́nh trạng lệch lạc thật sự xẩy ra trong Giáo Hội, gây ra bởi hành vị thiếu gương sáng của một số vị đại diện trong hàng giáo sĩ.

 

Ngược lại, các tu sĩ Phanxicô và Đaminh, theo chân các vị sáng lập của ḿnh, đă chứng tỏ là việc sống khó nghèo theo Phúc Âm, sự thật Phúc Âm, là những ǵ khả dĩ mà không tách rời khỏi Giáo Hội; các vị chứng tỏ là Giáo Hội đă tiếp tục là nơi thực sự, đcích thật của Phúc Âm và Thánh Kinh. Bởi thế, Ḍng Đaminh và Phanxicô đă có được sức mạnh cho chứng từ của ḿnh chính từ mối hiệp thông sâu xa với Giáo Hội và vai tṛ Giáo Hoàng.

 

Bằng việc chọn lựa hoàn toàn sáng tạo trong lịch sử của đời sống tận hiến, các phần tử của những hội ḍng này chẳng những từ bỏ quyền sở hữu sản vật riêng tư, như các đan sĩ từ xưa, thế nhưng họ thậm chí c̣n muốn bất động sản và các sản vật dưới danh nghĩa của cộng đồng nữa. Nhờ đó họ có ư định làm chứng cho một đời sống cực kỳ điềm đạm, liên kết với người nghèo và chỉ tin tưởng vào Sự Quan Pḥng, để hằng ngày sống theo Sự Quan Pḥng, tin tưởng phó ḿnh trong tay Thiên Chúa. Lối sống riêng tư và cộng đồng này của những Hội Ḍng Hành Khất, hoàn toàn gắn bó với giáo huấn của Giáo Hội và thẩm quyền của Giáo Hội, đă được cảm nhận sâu xa bởi các vị Giáo Hoàng thời ấy, chẳng hạn như Đức Innocent III và Honorius III, những vị hoàn toàn ủng hộ những cảm nghiệm mới mẻ của giáo hội ấy, công nhận tiếng nói của Thần Linh nơi họ.

 

Để rồi không thiếu những hoa trái: Những nhóm người nghèo đă tách ĺa khỏi Giáo Hội đă trở về với mi61i hiệp thông của Giáo Hội, hay dần dần, được xoay chiều đổi hướng cho đến khi những nhóm ấy biết mất. Cả ngày nay nữa, mặc dù sống trong một xă hội mà “cái có” thường chủ yếu hơn “cái là”, vẫn có một thứ cảm tính lớn lao trước các gương mẫu sống khó nghèo và t́nh liên đới, những mẫu gương đang được các tín hữu cống hiến bằng những chọn lựa can đảm. Cả ngày hôm nay nữa, những khởi động tương tự cũng không thiếu: các phong trào, những phong trào thật sự bắt đầu từ cái mới mẻ của Phúc Âm và sống cái mới mẻ ấy một cách trọn vẹn ngày nay, đặt ḿnh vào tay của Thiên Chúa, phục vụ tha nhân của ḿnh. Thế giới, như Đức Phaolô VI đă nhắc lại trong Tông Huấn “Ebangelii Nuntiandi”, sẵn sàng lắng nghe các vị thầy khi họ đồng thời cũng là chứng nhân. Đây là một bài học không bao giờ được quên trong nỗ lực truyền bá Phúc Âm: hăy trước tiên sống tất cả những ǵ được loan báo, hăy trở thành tấm gương soi đức bác ái thần linh.

 

(tiếp)

 

Các tu sĩ Ḍng Phanxicô và Đaminh là những chứng nhân, nhưng đồng thời cũng là những thày dạy. Thật vậy, một nhu cầu rộng răi khác vào thời bấy giờ đó là nhu cầu cần hướng hẫn về đạo giáo. Không phải là ít tín hữu giáo dân, thành phần sống ở những thành phố rộng lớn, muốn tha thiết thực hành đời sống thiêng liêng Kitô hữu. Bởi thế, họ t́m cách đào sâu kiến thức đức tin và được hướng dẫn theo con đường thánh thiện đầy gian khổ những phấn khởi. May thay, các Hội Ḍng Hành Khất cũng đă có thể đáp ứng nhu cầu này: Việc loan báo Phúc Âm một cách đơn sơ giản dị và sâu xa cao cả của Phúc Âm là một mục tiêu duy nhất, có lẽ là mục tiêu chính của phong trào này. Thật vậy, đầy ḷng nhiệt thành, họ đă dấn thân rao giảng. Tín hữu th́ rất ư là nhiều, thường là những đám đông thực sự và đích thật, những đám đông qui tụ lại để nghe những vị giảng thuyết trong các thánh đường và ở những nơi ngoài trời – chúng ta hăy nghĩ đến Thánh Antôn chẳng hạn. Họ dẫn giải các đề tài gần gũi với đời sống của dân chúng, nhất là việc thực hành các nhân đức thần học và luân lư, bằng những thí dụ điển h́nh, dễ hiểu. Ngoài ra, họ dạy những cách thức nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện và đạo đức. Chẳng hạn các tu sĩ Phanxicô truyền bá rộng răi ḷng tôn sùng nhân tính của Chúa Giêsu, với quyết tâm noi gương bắt chước Chúa. Bởi thế không lạ ǵ thành phần tín hữu đông đảo, cả nam lẫn nữ, thành phần đă chọn để được nâng đỡ trong cuộc hành tŕnh Kitô giáo của ḿnh bởi các tu sĩ Phanxicô và Đaminh, đă t́m kiếm và trân quí các vị linh hướng và giải tội.

 

Bởi thế mới xuất hiện các hội đoàn của thành phần tín hữu giáo dân, những hội đoàn được tác động bởi linh đạo Thánh Phanxicô và Đaminh, các hội đoàn thích ứng với bậc sống của ḿnh.  Đó là Hội Ḍng Ba Phanxicô hay Đaminh. Nói cách khác, việc đề xuất về một thứ “thánh thiện giáo dân” này đă thu hút được nhiều người. Như Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở, ơn gọi nên thánh không chỉ giành riêng cho một số người mà là một ơn gọi phổ quát (cf Lumen Gentium, 40). Trong hết mọi bậc sống, theo nhu cầu của từng người, đều có trách nhiệm sống Phúc Âm. Cả ngày nay nữa, hết mọi Kitô hữu cần phải hướng tới “tầm vóc cao cả của đời sống Kitô hữu”, bất kể họ thuộc về bậc sống nào!

 

Tầm quan trọng của các Hội Ḍng Hành Khất gia tăng rất nhiều tới độ vào Thời Trung Cổ các cơ cấu giáo dân, như những tổ chức lao động, những nghiệp đoàn cổ xưa và thậm chí những thẩm quyền dân sự, thường chạy tới tham vấn thiêng liêng với các phần tử thuộc những hội ḍng ấy để soạn thảo những điều lệ của ḿnh, có những lúc, để giải quyết sự chống đối trong ngoài. Các tu sĩ Ḍng Phanxicô và Đaminh trở thành thành phần lănh đạo thiêng liêng của thành phố Thời Trung Cổ ấy. Bằng trực giác sâu xa, họ thực hành một phương sách mục vụ được thích ứng với việc biến đổi xă hội.  V́ nhiều người di chuyển từ miền quê lên cácc tỉnh thành, họ đă lập các đan viện không ở miền quê nữa mà là ở các vùng thành thị. Ngoài ra, để thi hành hoạt động của ḿnh cho lợi ích của các linh hồn, cần phải di chuyển hợp với các nhu cầu mục vụ.

 

Bằng một chọn lựa hoàn toàn mới mẻ khác, các Hội Ḍng Hành Khất này đă từ bỏ nguyên tắc ổn định tại chỗ, một chủ trương đan tu xưa, để chọn một đường lối khác. Các Thày Ḍng Hèn Mọn và các vị Giảng Thuyết đă đi từ nơi này đến nơi kia theo ḷng nhiệt thành của ḿnh. Thành quả cho thấy, họ tự cống hiến một tổ chức khác với tổ chức của đa số các hội ḍng đan tu. Thay v́ việc tự lập truyền thống được hết mọi đan viện hoan hưởng, th́ họ đă cống hiến những ǵ quan trọng hơn cho hội ḍng ḿnh cũng như cho vị bề trên tổng quyền, và cho cấu trúc của các tỉnh ḍng. Bởi thế, các tu sĩ hành khất này nói chung trở thành thuận lợi cho ccác nhu cầu của Giáo Hội hoàn vũ. Tính chất uyển chuyển này giúp vào việc dễ dàng sai các tu sĩ thícch ứng hơn cho các khu vực truyền giáo chuyên biệt, và các Hội Ḍng Hành Khất đă tiến tới Bắc Phi, Trung Đông và Bắc Âu. Nhờ tính chất uyển chuyển này mà năng lực truyền giáo đă được canh tân đổi mới.

 

Một thách đố lớn lao khác được tiêu biểu bởi những biến đổi về văn hóa xẩy ra vào thời ấy. Những vấn nạn mới nẩy lên cho những cuộc bàn luận sôi nổi ở các đại học đường mọc lên ở cuối thế kỷ 12. Các Tu Sĩ Hèn Mọn và các Nhà Giảng Thuyết không ngần ngại chấp nhận dấn thân, và với tư cách là các sinh viên và giảng viên, họ đă tiến vào các đại học lừng danh nhất thời ấy, đă thành lập các trung tâm học hỏi, đă xuất bản các sách vở rất có giá trị, đă hiến đời ḿnh cho các trường phái tư tưởng chân thực và thích đáng, là những nhân vật chính thuộc khoa thần học kinh viện ở vào giai đoạn tột đỉnh của nó, và đă gây ảnh hưởng quan trọng cho việc phát triển gịng tư tưởng.

 

Những đại tư tưởng gia là Thánh Thomas Aquinas và Thánh Bonaventura, đều là những tu sĩ hành khất, thực sự tác dụng cái năng động của việc tân truyền bá phúc âm hóa này, một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa cũng đổi mới ḷng can đảm của tư tưởng, của việc đối thoại giữa lư trí và đức tin. Cả ngày nay nữa, cũng có một thứ “bác ái của sự thật và trong sự thật”, một “đức bác ái tri thức” để thực thi, để soi sáng các trí tuệ thông minh và ḥa hợp đức tin với văn hóa. Việc dấn thân tràn lan của các tu sĩ Phanxicô và Đaminh ở các đại học đường Thời Trung Cổ là một lời mời gọi, anh chị em tín hữu thân mến, hăy làm cho ḿnh hiện diện ở các nơi chốn nghiên cứu học hành, hầu nhờ ḷng trân trọng và niềm xác tín chiếu giăi ánh sáng Phúc Âm vào các vấn nạn quan trọng liên quan tới con người, phẩm giá của họ và số mệnh đời đời của họ. Nghĩ đến vai tṛ của các tu sĩ Ḍng Phanxicô và Đaminh vào Thời trung Cổ, về việc canh tân thiêng liêng được các vị làm bùng lên, về hơi thở của sự sống mới được họ truyền đạt trên thế giới, một đan sĩ đă nói: “Ở vào thời điểm thế giới đang trở thành cổ này. Hai hội ḍng đă xuất hiện trong Giáo Hội, nhờ họ Giáo Hội đă canh tân nét trẻ trung của ḿnh, như nét trẻ trung của một con phượng hoàng” (Burchard d'Ursperg, Chronicon).

 

Anh chị em thân mến, ở vào lúc mở màn cho tân niên này, chúng ta hăy thực sự kêu cầu Thánh Linh là nét trẻ trung vĩnh viễn của Giáo Hội: Chớ ǵ Ngài làm cho từng người chúng ta cảm thấy cái khẩn trương của việc cống hiến chứng từ Phúc Âm một cách liên lỉ và can trường, nhờ đó sẽ không bao giờ thiếu các vị thánh là thành phần làm cho Giáo Hội rạng ngời như Cô Dâu luôn tinh tuyền và mỹ lệ, vô t́ tích và không vết nhăn, có thể mănh liệt thu hút thế giới về với Chúa Kitô, về với ơn cứu độ của Người. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/1/2010