Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Lạy Nữ Vương Chúa Nhật II Phục Sinh 11/4/2010

 

 

Anh chị em thân mến!

 

Chúa Nhật này là ngày kết thúc Tuần Bát Nhật Phục Sinh. Nó là một ngày đặc biệt “được Chúa thực hiện”, được đánh dấu bằng cuộc phục sinh và niềm vui của các môn đệ khi trông thấy Chúa Giêsu. Từ xưa Chúa Nhật này đă từng được gọi là Chúa Nhật “in albis”, theo tiếng Latinh “alba” (trắng), v́ các tấm áo trắng được thành phần tân ṭng mặc khi lănh nhận Phép Rửa vào đêm Phục Sinh và giữ lấy cho tới 8 ngày sau đó. Vào ngày 30/4/2000, Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II đă đặt tên cho Chúa Nhật này là Chúa Nhật Ḷng Thương Xót Chúa, nhân dịp ngài phong thánh cho Nữ Tu Maria Faustina Kowalska.

 

Đoạn Phúc Âm trích từ Thánh Gioan (20:19-31) cho Chúa Nhật này là đoạn dồi dào phong phú về ḷng thương xót và thiện hảo thần linh. Trong đó, chúng ta được cho biết rằng sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đă viếng thăm các môn đệ của ḿnh, băng qua cửa đóng kín của nhà tiệc ly. Thánh Âu Quốc Tinh (Augustinô) giải thích rằng “các cửa đóng kín không ngăn cản việc đột nhập của thân xác đang sống động thần tính. Đấng khi được hạ sinh đă giữ nguyên đức trinh trắng của mẹ ḿnh thế nào cũng có thể đột nhập vào nhà tiệc ly bất chấp cửa đóng then cài” (In Ioh. 121, 4: CCL 36/7, 667); và Thánh Grêgôriô Cả đă thêm vào là Đấng Cứu Thế, sau khi phục sinh, đă xuất hiện với một thân xác của một bản tính bất hư hoại và khả giác nhưng trong t́nh trạng vinh hiển (cf. Hom. in Evag., 21,1: CCL 141, 219). Chúa Giêsu đă cho thấy những dấu hiệu của cuộc khổ nạn cho đến độ để cho Tôma khả nghi chạm tới Người.

 

Thế nhưng, làm sao một người môn đệ lại có thể ngờ vực được ư? Trên thực tế việc hạ cố thần linh cho phép chúng ta rút lấy được lợi ích ngay cả từ Thánh Tôma ngờ vực, cùng với các người môn đệ tin tưởng. Thật vậy, khi đụng chạm vào các thương tích của Chúa, người môn đệ lưỡng lự này chẳng những được chữa lành cái nhút nhát rụt rè của ḿnh mà cả cái nhút nhát rụt rè của chúng ta nữa.

 

Việc Đấng Phục Sinh viếng thăm không bị giới hạn vào khoảng không gian của nhà tiệc ly mà c̣n vượt ra ngoài giới hạn ấy nữa, nhờ đó hết mọi người lănh nhận tặng ân b́nh an và sự sống bằng “hơi thở sáng tạo”. Thật thế, Chúa Giêsu hai lần nói với các môn đệ rằng: “B́nh an cho các con!” và Người c̣n nói thêm: “Như Cha đă sai Thày thế nào th́ Thày cũng sai các con như vậy”. Nói như thế rồi Người thở hơi trên các vị mà nói: “Các con hăy lănh nhận Thánh Linh. Các con tha tội cho ai th́ tội lỗi của họ được thứ tha, và các con không tha tội cho ai th́ tội lỗi của người đó không được thứ tha”. Đó là sứ vụ vĩnh viễn của Giáo Hội được Đấng An Ủi trợ giúp trong việc mang đến cho tất cả mọi người tin mừng, thực tại hân hoan về T́nh Yêu nhân hậu của Thiên Chúa, như Thánh Gioan nói, “để anh chị em tin rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin tưởng anh chị em có sự sống bởi danh của Người” (Jn 20:31).

 

Theo chiều hướng của lời lẽ này, tôi phấn khích đặc biệt các vị chủ chăn hăy theo gương Cha Sở Thánh Họ A, vị, “vào thời của ḿnh đă có thể biến đổi con tim và cuộc sống của rất nhiều người v́ ngài giúp cho họ có thể cảm nghiệm được t́nh yêu nhân hậu của Chúa. Thời đại của chúng ta đây rất cần đến một loan báo và chứng từ tương tự cho chân lư này của T́nh Yêu” ("Letter Proclaiming a Year for Priests").

 

Như thế, chúng ta sẽ đáp lại một cách thân thiết hơn và gần gũi hơn với Đấng mắt chúng ta không thấy nhưng chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào t́nh thương vô biên của Người. Chúng ta hăy xin Mẹ Maria là Nữ Vương Các Tông Đồ nâng đỡ sứ vụ của Giáo Hội và chúng ta hân hoan cầu xin niềm vui của Mẹ.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/4/2010