Anh chị em thân mến,
Phụng vụ của Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay này nêu lên cho chúng ta đề
tài hoán cải. Ở bài đọc thứ nhất, trích từ Sách Xuất Hành, Moisen,
trong khi đang chăn đàn vật, thấy một bụi cây cháy nhưng không bị
lửa thiêu rụi. Ông tiến đến gần hơn để quan sát dấu lạ này trong khi
đó có tiếng gọi đích danh tên của ông, nhắc ông hãy nhận biết tình
trạng bất xứng của ông, truyền cho ông hãy cởi giầy của ông ra, vì
nơi ấy là một nơi thánh. (Có tiếng nói cùng ông rằng) “Ta là Thiên
Chúa của cha ông ngươi, là Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của
Isaac, Thiên Chúa của Giacóp”; và còn thêm: “Ta là Đấng hiện hữu”
(Ex 3:6a,14).
Thiên Chúa cũng tỏ mình ra bằng nhiều cách thức khác nhau nơi từng
cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, để nhận biết sự hiện diện của
Người, chúng ta cần phải đến gần Người bằng việc nhận thức được tình
trạng khốn nạn của chúng ta và bằng tấm lòng tôn kính sâu xa. Ngoài
ra, chúng ta không thể gặp được Người và được hiệp thông với Người.
Như Thánh Phaolô viết, cả biến cố này nữa cũng được kể lại để xây
dựng chúng ta: Nó nhắc chúng ta rằng Thiên Chúa không tỏ mình cho
những ai cảm thấy mình đầy đủ và phù phiếm, thế nhưng với người nào
nghèo khó và khiêm hạ trước nhan của Người.
Trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu được vấn nạn về một số biến
cố buồn thảm: đó là biến cố chết chóc ở Đền Thờ của một số người
Galilêa theo lệnh của Tổng Trấn Philatô và biến cố sụp đổ của một
cái tháp xuống trên một số người qua lại (x Lk 13:1-5). Trước lời
kết luận nhanh chóng dễ dàng là sự dự là tác hiệu của hình phạt thần
linh, Chúa Giêsu liền phục hồi hình ảnh đích thực về Thiên Chúa,
Đấng tốt lành, không thể muốn sự dữ, và khi cảnh giác con người đừng
nghĩ rằng những bất hạnh ấy là tác hiệu trực tiếp của lỗi lầm cá
nhân của những ai chịu đựng những biến cố ấy, Người nói rằng: “Các
ngươi có nghĩ rằng những người Galilê này phải chịu như thế là vì họ
là những tội nhân hơn tất cả những người Galilê ư? Không phải là như
thế! Tuy nhiên, Tôi nói cho các người hay, nếu các người không ăn
năn thống hối, các người cũng sẽ bị tiêu diệt như họ vậy” (Lk
13:2-3).
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy giải thích những sự kiện này khác
đi, bằng cách liên kết chúng với việc hoán cải: những thứ bất hạnh,
những biến cố đau thương, không gợi óc tò mò nơi chúng ta hay tìm
cách cho người ta có lỗi, nhưng các biến cố ấy cần phải trở thành cơ
hội để suy nghĩ, để thắng vượt ảo tưởng giả bộ sống như không có
Chúa, và để tái củng cố theo ơn Chúa giúp quyết tâm thay đổi đời
sống của chúng ta. Đối diện với tội lỗi, Thiên Chúa tỏ ra đầy những
xót thương và Người không thôi kêu gọi tội nhân hãy tránh dữ, hãy
lớn lên trong tình yêu của Người và hãy cụ thể giúp đỡ tha nhân
thiếu thốn của chúng ta, hãy sống niềm vui của ân sủng và đừng liều
chết đời đời. Thế nhưng khả năng hoán cải bao gồm việc chúng ta đọc
được các biến cố của cuộc đời theo chiều hướng đức tin, một đức tin
được sinh động bằng niềm thánh hảo kính sợ Thiên Chúa. Trước sự hiện
diện của khổ đau và sầu thương, khôn ngoan thật đó là để mình được
kêu gọi từ cái bất ổn của cuộc sống và đọc lịch sử loài người bằng
ánh mắt của Thiên Chúa, Đấng, bao giờ cũng muốn sự thiện cho con cái
của mình, bằng một dự án khôn thấu của tình yêu thương của mình,
đ6oi khi để cho họ bị thử thách bằng khổ đau để dẫn họ tới một sự
thiện tốt đẹp hơn.
Các bạn thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cùng Mẹ Maria Rất Thánh,
vì đồng hạnh với chúng ta trong cuộc hành trình Mùa Chay, để giúp
hết mọi Kitô hữu trờ về cùng Chúa với tất cả lòng của mình. Chớ gì
Mẹ nâng đỡ quyết định mạnh mẽ của chúng ta trong việc từ bỏ sự dữ và
tin tưởng chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa trong đời sống của chúng
ta.