Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI:

Hun Từ Truyn Tin Chúa Nht IV Mùa Chay 14/3/2010

Về Hai Đứa Con và T́nh Trạng Trưởng Thành Thiêng Liêng

  

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Vào Chúa Nhật Thứ Bốn Mùa Chay này, Phúc Âm về người cha với hai người con trai được thuật lại; dụ ngôn này voôn được hiểu là dụ ngôn về “người con phung phá” (Lk 15:11-32). Sứ điệp từ Thánh Kư Luca này kiến tạo nên một điểm hội tụ về linh đạo với văn chương của mọi thời đại.

 

Thật vậy, văn hóa của chúng ta, tổng quát hơn, văn minh của chúng ta sẽ ra sao nếu không có mạc khải này của một Vị Thiên Chúa là Cha đầy ḷng xót thương? Mạc khải này không ngừng tác động chúng ta và mỗi lần chúng ta nghe thấy mạc khải ấy hay đọc mạc khải ấy, bao giờ nó cũng gợi lên cho chúng ta những ư nghĩa mới mẻ. Trên hết, bài phúc âm này có một mănh lực nói với chúng ta về Thiên Chúa, làm cho chúng ta nhận biết dung nhan của Ngài, đúng hơn, nhận biết cơi ḷng của Ngài. Sauk hi Chúa Giêsu đă nói với chúng ta về Người Cha nhân hậu th́ những ǵ trước đó không c̣n như cũ nữa. Giờ đây chúng ta nhận biết Thiên Chúa: Ngài là Cha của chúng ta, Đấng v́ yêu thương đă tạo dựng nên chúng ta tự do và có lương tâm, một lương tâm đau khổ khi chúng ta sa ngă và vui mừng khi chúng ta trở lại. V́ thế, mối liên hệ với Ngài được thiết dựng bằng một câu truyện tương tự như những ǵ xẩy ra cho hết mọi đứa con với cha mẹ của chúng: Ban đầu đứa trẻ lệ thuộc vào cha mẹ chúng; thế rồi sau đó chúng chủ trương tự lập; và cuối cùng – nếu phát triển khả quan tích cực – nó tiến đến tầm mức liên hệ trưởng thành được xây dựng trên việc ḥa giải và t́nh yêu chân thực.

 

Trong những giai đoạn này chúng ta có thể c̣n đọc thấy những thời điểm của cuộc con người hành tŕnh nơi mối liên hệ của họ với Thiên Chúa. Có một giai đoạn giống như thời trẻ nhỏ: một tôn giáo được tác động bởi nhu cầu, bởi sự lệ thuộc. Từ từ, khi con người phát triển và vươn ḿnh, họ muốn giải thoát ḿnh khỏi t́nh trạng lụy thuộc này để trở nên tự do, trưởng thành, có thể tự trị và tự động thực hiện các quyết định, cho rằng ḿnh có thể làm thế không cần Thiên Chúa. May thay, Thiên Chúa không miễn chấp cho ḷng trung thành của ḿnh, thậm chí nếu chúng ta tách ḿnh khỏi Ngài và lạc loài, Ngài vẫn tiếp tục yêu thương theo đuổi chúng ta, tha thứ các lầm lỗi của chúng ta và nói trong chúng ta với lương tâm của chúng ta để nhắc nhở chúng ta về chính Ngài. Trong dụ ngôn này, hai người con tác hành ngược hẳn nhau: Người em rời bỏ và càng ngày càng xa cách, tromg khi người anh vẫn ở nhà, nhưng cả người anh này nữa có một liên hệ non nớt với Cha; thật vậy, khi người em trở về, người anh không cảm thấy vui mừng như người Cha, trái lại, trở nên uất ức không muốn vào nhà. Hai người con tiêu biểu cho hai cách thức non nớt trong mối liên hệ với Thiên Chúa: đó là phản loạn và tuân phục ấu trĩ.

 

Cả hai đường lối non nớt liên hệ với Thiên Chúa này đều được thắng vượt bởi cảm nghiệm được t́nh thương. Chỉ nhờ cảm nghiệm được thứ tha, nhận biết ḿnh được yêu thương bằng một t́nh yêu nhưng không – một t́nh yêu lơn lao hơn cả nỗi khốn cùng của chúng ta, nhưng cũng to hơn cả sự công bằng của chúng ta – chúng ta cuối cùng mới tiến vào mối liên hệ thực sự và tự do của con cái với Thiên Chúa.

 

Các bạn thân mến, chúng ta hăy suy niệm về dụ ngôn này. Chúng ta hăy thấy ḿnh nơi hai người con này, và nhất là chúng ta hăy chiêm ngưỡng tấm ḷng của Người Cha. Chúng ta hăy gieo ḿnh vào bàn tay của Ngài và hăy phục hồi bởi t́nh yêu nhân hậu của Ngài. Chớ ǵ chúng ta được trợ giúp bởi Trinh Nữ Maria là “Mẹ T́nh Thương – Mater Misericordiae”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/3/2010