"Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến ḥa b́nh"

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nhân ngày hoà b́nh thế giới 1-1-2011

 


 
1. Vào đầu Năm Mới, tôi muốn gửi lời chúc mừng đến tất cả và từng người; những lời cầu chúc khang an và thịnh vượng, nhưng nhất là lời cầu chúc an b́nh. Đáng tiếc là trong năm sắp chấm dứt cũng đă có những cuộc bách hại, kỳ thị và những hành vi kinh khủng bạo lực và bất bao dung về tôn giáo.
Tôi đặc biệt nghĩ đến đất nước Irak yêu quí, trên con đường tiến tới sự ổn định và ḥa giải vẫn hằng mong ước, quốc gia này tiếp tục là nơi xảy ra bạo lực và khủng bố. Tôi nghĩ đến những đau khổ mới đây của cộng đồng Kitô, cách riêng là vụ khủng bố hèn nhát chống lại Nhà thờ chính ṭa ”Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” của Giáo hội Công Giáo Siri ở Baghdad: tại đây ngày 31-10 vừa qua hai linh mục và hơn 50 tín hữu đă bị giết, trong lúc họp nhau để cử hành Thánh Lễ. Vài ngày sau đó có thêm những cuộc tấn không khác, kể cả tại các tư gia, tạo nên sợ hăi trong cộng đoàn Kitô và làm cho nhiều người muốn xuất cư để t́m kiếm những điều kiện sống tốt đẹp hơn. Tôi bảo đảm với họ sự gần gũi của tôi và của toàn thể Giáo Hội. Tâm t́nh này đă được biểu lộ một cách cụ thể trong Thượng HĐGM đặc biệt gần đây về Trung Đông. Công nghị GM ấy đă gửi đến các cộng đoàn Công Giáo tại Irak và toàn vùng Trung Đông, lời khích lệ sống t́nh hiệp thông và tiếp tục làm chứng tá can đảm về đức tin tại các vùng ấy.

Tôi nhiệt liệt cám ơn các chính phủ đă nỗ lực thoa dịu đau khổ của những anh chị em ấy và mời gọi tất cả các tín hữu Công Giáo hăy cầu nguyện cho anh chị em đồng đạo của ḿnh đang chịu đau khổ v́ bạo lực và bất bao dung, và hăy liên đới với họ. Trong bối cảnh ấy, tôi nồng nhiệt cảm thấy cơ hội rất thuận tiện để chia sẻ với tất cả anh chị em một số suy tư về tự do tôn giáo, con đường dẫn đến ḥa b́nh. Thực vậy, thật là đau ḷng khi nhận thấy tại một số miền trên thế giới người ta không thể tuyên xưng và tự do biểu lộ tôn giáo của ḿnh, v́ có nguy cơ bị mất mạng và mất tự do bản thân. Tại các miền khác, có những h́nh thức âm thầm và tinh vi hơn qua những thành kiến và chống đối các tín hữu và các biểu tượng tôn giáo. Hiện nay các tín hữu Kitô là nhóm tôn giáo đang phải chịu nhiều cuộc bách hại nhất v́ đức tin. Bao nhiêu người hằng ngày phải chịu những xúc phạm và thường sống trong sợ hăi v́ sự t́m kiếm của họ đối với chân lư, v́ niềm tin của họ nơi Chúa Giêsu Kitô và lời kêu gọi chân thành của họ yêu cầu nh́n nhận tự do tôn giáo. Tất cả những điều ấy không thể chấp nhận được, v́ đó là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa và phẩm giá con người; hơn nữa, đó là một đe dọa an ninh và ḥa b́nh, và nó ngăn cản việc thực thi sự phát triển toàn diện đích thực cho con người (1).

Thực vậy, chính trong tự do tôn giáo có biểu lộ đặc tính của con người, nhờ tự do ấy con người có thể xếp đặt đời sống bản thân và xă hội của ḿnh theo Thiên Chúa: dưới ánh sáng của Chúa, con người hiểu được trọn vẹn căn tính, ư nghĩa và cùng đích của ḿnh. Phủ nhận hoặc giới hạn tự do tôn giáo một cách độc đoán có nghĩa là nuôi dưỡng một quan niệm hẹp ḥi về con người, làm lu mờ vai tṛ công cộng của tôn giáo có nghĩa là tạo nên một xă hội bất công, v́ không hợp với bản chất đích thực của con người; điều này có nghĩa là làm cho sự khẳng định một nền ḥa b́nh chân chính và lâu bền của toàn thể nhân loại trở thành điều không thể thực hiện được.

V́ vậy, tôi nhắn nhủ những người nam nữ thiện chí hăy canh tân quyết tâm xây dựng một thế giới trong đó tất cả mọi người đều được tự do tuyên ưng tôn giáo hoặc tín ngưỡng của ḿnh và sống t́nh yêu của ḿnh đối với Thiên Chúa một cách hết ḷng, hết linh hồn và tâm trí (Xc Mt 22,37). Đó chính là tâm t́nh gợi hứng và hướng dẫn Sứ điệp nhân ngày Ḥa B́nh thế giới lần thứ 45 với chủ đề ”Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến ḥa b́nh”.

Quyền thánh thiêng được sống và có đời sống tinh thần

 
2. Quyền tự do tôn giáo có căn cội trong chính phẩm giá con người (2), và không thể làm ngơ không biết tới hoặc lơ là bản tính siêu việt của con người. Thiên Chúa đă dựng nên con người nam nữ theo h́nh ảnh giống Ngài (Xc St 1,27). V́ thế, mỗi người đều có quyền thánh thiêng là có một cuộc sống toàn vẹn về phương diện tinh thần. Nếu không nh́n nhận bản chất tinh thần của ḿnh, không cởi mở đối với siêu việt, th́ con người sẽ co cụm vào ḿnh, không t́m được những câu trả lời cho những vấn nạn của tâm hồn ḿnh về ư nghĩa cuộc sống và không thủ đắc được những giá trị và nguyên tắc luân lư lâu bền. Họ cũng không cảm nghiệm được tự do chân thực cũng như không phát triển một xă hội công chính (3).

Kinh Thánh, cùng với chính kinh nghiệm của chúng ta, cho thấy giá trị sâu xa của phẩm giá con người: ”Khi con nh́n trời cao, công tŕnh do tay Chúa dựng nên, mặt trăng và các v́ sao Chúa mà đă tạo dựng, th́ con người có là chi mà Chúa nhớ đến, phàm nhân là ǵ mà Chúa phải bận tâm? Quả thực, Chúa đă dựng nên con người chỉ kém thần linh, ban vinh quang và danh dự cho họ. Chúa cho con người quyền làm chủ trên các công tŕnh tay Chúa dựng nên, Chúa đặt mọi sự dưới chân con người” (Tv 8,4-7).
Đứng trước thực tại cao cả của bản tính con người, chúng ta có thể cảm nghiệm cùng thái độ ngưỡng mộ như tác giả thánh vịnh. Thực tại ấy được biểu mộ như một sự cởi mở đối với Mầu Nhệm, như khả năng tự hỏi sâu thẳm về chính ḿnh và về nguồn gốc của vũ trụ, như một âm vang sâu xa về T́nh Yêu tột đỉnh của Thiên Chúa, Đấng là nguyên thủy và là cùng đích của vạn vật, của mọi người và mọi dân tộc (4). Phẩm giá siêu việt của con người là một giá trị thiết yếu của sự khôn ngoan Do thái Kitô, nhưng nhờ lư trí, mọi người cũng có thể nhận biết được. Phẩm giá này, được hiểu như khả năng vượt lên trên chất thể của ḿnh và t́m kiếm chân lư, cần được nh́n nhận như một thiện ích phổ quát, tối cần thiết cho việc xây dựng một xă hội hướng về sự thực hiện và sự viên măn của con người. Sự tôn trọng các yếu tố thiết yếu của phẩm giá con người, như quyền sống và quyền tự do tôn giáo, chính là một điều kiện để mọi qui luật xă hội và pháp lư được hợp pháp về luân lư.

Tự do tôn giáo và sự tôn trọng nhau

 
3. Tự do tôn giáo ở căn cội tự do luân lư. Thực vậy, sự cởi mở đối với chân lư và sự thiện, cởi mở đối với Thiên Chúa, có nguồn cội nơi bản tính con người, mang lại phẩm giá trọn vẹn cho mỗi người và là bảo đảm sự tôn trọng giữa con người với nhau một cách trọn vẹn. V́ thế, tự do tôn giáo phải được hiểu không phải chỉ là không bị cưỡng bách, nhưng trước tiên như một khả năng xếp đặt các chọn lựa của ḿnh theo chân lư.

Có một mối liên hệ không thể tách rời giữa tự do và tôn trọng; lư do v́, ”luật luân lư bó buộc mọi người và mọi nhóm xă hội, khi thi hành các quyền của ḿnh, phải để ư tới các quyền của người khác, cũng như tới những nghĩa vụ của ḿnh đối với người khác và công ích của mọi người” (5).

Một tự do thù nghịch và dửng dưng đối với Thiên Chúa rốt cục sẽ chối bỏ chính tự do và không bảo đảm sự tôn trọng hoàn toàn đối với tha nhân. Một ư chí tin rằng ḿnh hoàn toàn không có khả năng t́m sự thật và sự thiện th́ không có những lư do khách quan và những động lực để hành động, ngoài những động lực do lợi lộc nhất thời và phụ thuộc của ḿnh, ư chí ấy không có ”một căn tính” phải bảo tồn và xây dựng khi thực hiện những chọn lựa thực sự tự do và có ư thức. V́ thế, không thể đ̣i sự tôn trọng từ phía những ”ư chí” khác, và những ư chí này cũng bị tách rời khỏi bản chất sâu xa nhất của họ, và do đó không thể nại tới những ”lư do” khác, hoặc thậm chí không có lư do nào. Ảo tưởng theo đó người ta có thể t́m thấy trong sự duy tương đối về luân lư một ch́a khóa để sống chung ḥa b́nh, trong thực tế nó là nguồn gốc gây ra chia rẽ và phủ nhận phẩm giá của con người. V́ thế, ta hiểu tại sao cần phải nh́n nhận cả hai chiều kích trong con người: chiều kích tôn giáo và chiều kích xă hội. Về vấn đề này, không thể chủ trương các tín hữu ”phải loại bỏ một phần của ḿnh, tức là đức tin của họ, để trở thành những công dân tích cực; không bao giờ cần phải phủ nhận Thiên Chúa để có thể hưởng các quyền của ḿnh” (6)

Gia đ́nh, trường dạy tự do và ḥa b́nh

 
4. Nếu tự do tôn giáo là con đường dẫn đến ḥa b́nh, th́ giáo dục tôn giáo là con đường ưu tiên để giúp giới trẻ có khả năng nh́n nhận tha nhân là anh em, chị em của ḿnh, cùng tiến bước và cộng tác để tất cả mọi người cảm thấy ḿnh là những phần tử sinh động của cùng một gia đ́nh nhân loại, và không ai bị loại khỏi gia đ́nh này.

Gia đ́nh dựa trên hôn nhân, biểu lộ sự kết hiệp thân mật và bổ túc giữa người một người nam và một người nữ, được tháp nhập vào bối cảnh chung như trường học đầu tiên để huấn luyện và làm tăng trưởng con cái về mặt xă hội, văn hóa, luân lư và tinh thần, chúng phải luôn luôn có thể t́m được nơi cha mẹ những chứng nhân đầu tiên về một cuộc sống hướng về sự t́m kiếm chân lư và t́nh thương của Thiên Chúa. Chính các cha mẹ phải luôn được tự do và với tinh thần trách nhiệm thông truyền gia sản đức tin, các giá trị và văn hóa của ḿnh cho con cái mà không bị cưỡng bách. Gia đ́nh, tế bào đầu tiên của xă hội loài người, vẫn là môi trường đầu tiên để huấn luyện về những quan hệ ḥa hợp ở mọi cấp độ của sự sống chung giữa con người, quốc gia và quốc tế. Đây là con đường phải theo một cách khôn ngoan để xây dựng một xă hội vững chắc và liên đới, để chuẩn bị người trẻ đảm nhận trách nhiệm của họ trong cuộc sống, giữa một xă hội tự do, trong một tinh thần cảm thông và an b́nh.

Một gia sản chung

 
5. Ta có thể nói rằng, trong số các quyền và tự do cơ bản có căn cội trong phẩm giá con người, tự do tôn giáo có một qui chế đặc biệt. Khi tự do tôn giáo được nh́n nhận, th́ phẩm giá con người được tôn trọng trong căn cội của nó và luân lư cũng như các định chế của các dân tộc được củng cố. Trái lại, khi tự do tôn giáo bị chối bỏ, khi toan tính ngăn cản việc tuyên xưng tôn giáo hoặc tín ngưỡng và cuộc sống phù hợp với tôn giáo, th́ người ta xúc phạm đến phẩm giá con người, và đồng thời đe dọa công lư và ḥa b́nh, là những điều dựa trên trật tự ngay thẳng của xă hội được xây dựng dưới ánh sáng của Sự Thật và Sự Thiện Tối Cao.

Tự do tôn giáo theo nghĩa này cũng là sự thủ đắc nền văn minh chính trị và pháp lư. Nó là một thiện ích thiết yếu: mỗi người phải có thể tự do thi hành quyền tuyên xưng và bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng của ḿnh, một cách cá nhân hoặc cộng đồng, công khai hoặc riêng tư, trong việc giảng dạy, trong việc thực hành, qua việc ấn loát, trong việc phụng tự và tuân giữ các lễ nghi. Họ không phải gặp chướng ngại nếu họ muốn đi theo một tôn giáo hoặc hoặc không tuyên xưng tôn giáo nào. Trong lănh vực này, các qui định quốc tế là điều tiêu biểu và là ví dụ quan trọng cho các quốc gia, chúng không chấp nhận vi phạm nào đối với tự do tôn giáo, ngoại trừ những đ̣i khỏi chính đáng của trật tự công cộng được thi hành theo công lư (7). Qui định quốc tế nh́n nhận rằng các quyền về tôn giáo có cùng qui chế như quyền sống và tự do cá nhân, v́ chúng thuộc về ṇng cốt các quyền con người, thuộc về các quyền phổ quát và tự nhiên mà nhân luật không bao giờ có thể chối bỏ.
   Tự do tôn giáo không phải là một gia sản độc quyền của các tín hữu, nhưng của toàn thể gia đ́nh các dân tộc trên trái đất. Đó là một yếu tố không thể thiếu trong một Nhà nước pháp quyền; người ta không thể phủ nhận quyền tự do này mà không đồng thời làm thương tổn tất cả các quyền và tự do cơ bản, bởi v́ nó là tổng hợp và là tột đỉnh của tất cả các quyền đó. Tự do tôn giáo là phương thế để kiểm chứng xem tất cả các nhân quyền khác có được tôn trọng hay không” (8). Tự do tôn giáo tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực thi các khả năng tiêu biểu nhất của con người, đồng thời tạo nên tiền đề cần thiết để thực hiện sự phát triển toàn diện, một sự phát triển toàn con người trong mọi chiều kích (9).

Chiều kích công cộng của tôn giáo

 
6. Tự do tôn giáo, cũng như mọi quyền tự do khác, tuy ở trong lănh vực bản thân, nhưng cũng được thực hiện trong tương quan với tha nhân. Một tự do không có tương quan th́ không phải là tự do đầy đủ. Cả tự do tôn giáo cũng không đóng khung trong chiều kích cá nhân mà thôi, nhưng được thể hiện trong cộng đoàn và xă hội của ḿnh, phù hợp với đặc tính của con người là một hữu thể có tương quan và với bản chất công khai của tôn giáo.

Đặc tính có quan hệ là một yếu tố quyết định của tự do tôn giáo, thúc đẩy cộng đoàn các tín hữu thực thi t́nh liên đới để mưu công ích. Trong chiều kích cộng đoàn này, mỗi người vẫn giữ nguyên đặc tính có một không hai và không thể sao lại, và đồng thời được bổ túc và thể hiện trọn vẹn.

Một điều không thể phủ nhận là sự đóng góp mà cộng đoàn tôn giáo mang lại cho xă hội. Có nhiều tổ chức từ thiện và văn hóa chứng tỏ vai tṛ xây dựng của các tín hữu cho đời sống xă hội. Điều quan trọng hơn nữa chính là sự đóng góp của tôn giáo về luân lư đạo đức trong lănh vực chính trị. Không được gạt bỏ hoặc cấm đoán sự đóng góp này, nhưng phải hiểu đây là một đóng góp giá trị cho sự thăng tiến công ích. Trong viễn tượng này cần nói đến chiều kích tôn giáo của văn hóa, được h́nh thành qua bao thế kỷ nhờ những đóng góp của tôn giáo về mặt xă hội và nhất là về luân lư đạo đức. Chiều kích này không hề tạo nên một sự kỳ thị những người không chia sẻ cùng một tín ngưỡng, trái lại nó củng cố sự đoàn kết xă hội, sự hội nhập và liên đới.

Tự do tôn giáo, sức mạnh của tự do và văn minh: những nguy cơ bị lợi dụng.

 
7. Sự lợi dụng tự do tôn giáo để che đậy những lợi lộc thầm kín, ví dụ để lật đổ trật tự đă được thiết định, chiếm hữu tài nguyên hoặc duy tŕ quyền bính từ phía một phe nhóm, có thể tạo nên những tai hại rất lớn cho xă hội. Thái độ cuồng tín, cực đoan, những hành động trái với phẩm giá con người, không bao giờ có thể biện minh được và càng không thể thực hành những điều đó nhân danh tôn giáo. Không thể lợi dụng sự tuyên xưng một tôn giáo và cũng không thể áp đặt sự tuyên xưng ấy bằng vơ lực. V́ thế, các quốc gia và các cộng đồng con người không bao giờ được quên rằng tự do tôn giáo là điều kiện để t́m kiếm sự thật và không thể bị áp đặt sự thật bằng bạo lực nhưng bằng ”sức mạnh của chính sự thật” (10). Theo ư nghĩa đó, tôn giáo là sức mạnh tích cực và là động lực thúc đẩy xây dựng xă hội dân sự và chính trị.
Làm sao có thể phủ nhận đóng góp của các tôn giáo lớn trên thế giới cho sự phát huy văn minh? Sự chân thành t́m kiếm Thiên Chúa đă đưa tới sự tôn trọng nhiều hơn đối với phẩm giá con người. Các cộng đồng Kitô, với gia sản các giá trị và nguyên tắc của ḿnh, đă đóng góp nhiều cho sự ư thức về con người và các dân tộc về căn tính và phẩm giá của ḿnh, và cho sự chinh phục của các định chế dân chủ, cũng như cho sự củng cố các quyền con người và những nghĩa vụ tương ứng.

Ngày nay, trong một xă hội ngày càng hoàn cầu hóa, các tín hữu Kitô cũng được mời gọi, không những qua sự dấn thân trách nhiệm về mặt dân sự, kinh tế và chính trị, nhưng c̣n qua chứng tá tin yêu của ḿnh, góp phần quí giá vào công tŕnh, tuy cam go nhưng rất phấn khởi, cho công lư, cho sự phát triển toàn diện con người và cho trật tự đúng đắn của các thực tại con người. Sự loại trừ tôn giáo ra khỏi lănh vực công cộng tước bỏ môi trường sinh tử đó của xă hội, một môi trường cởi mở hướng về siêu việt. Nếu không có kinh nghiệm ưu tiên ấy th́ sẽ rất khó hướng xă hội về những nguyên tắc luân lư đạo đức phổ quát và khó thiết lập các trật tự quốc gia và quốc tế trong đó các quyền và tự do cơ bản có thể được hoàn toàn nh́n nhận và thực thi, như các mục tiêu của tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. Và rất tiếc là các mục tiêu ấy vẫn không được để ư hoặc bị nói ngược lại.

Một vấn đề công lư và văn minh: trào lưu cực đoan và sự thù nghịch đối với các tín hữu làm thiệt hại cho đặc tính đời tích cực của Nhà Nước

8. Sự quyết liệt lên án mọi h́nh thức cuồng tín và tôn giáo cực đoan cũng phải thúc đẩy chống lại tất cả mọi h́nh thức thù nghịch chống lại tôn giáo, chúng giới hạn vai tṛ công cộng của các tín hữu trong đời sống dân sự và chính trị.

Ta không thể quên rằng trào lưu tôn giáo cực đoan (duy căn) và duy đời là những h́nh thức tương ứng và cực đoan của sự phủ nhận đa nguyên hợp pháp và nguyên tắc đời. Thực vậy cả hai thái độ đó đều tuyệt đối hóa nhân sinh quan hẹp ḥi và phiếm diện, trong trường hợp thứ nhất, nó tạo điều kiện dễ dàng cho những h́nh thức tôn giáo thủ cựu và trong trường hợp thứ hai nó cổ vơ chủ thuyết duy lư. Xă hội nào muốn dùng bạo lực để áp đặt, hoặc ngược lại, phủ nhận tôn giáo, là một xă hội bất công đối với con người và Thiên Chúa, và đối với cả chính ḿnh nữa. Thiên Chúa kêu gọi nhân loại đến với Ngài trong ư định yêu thương, ư định này liên hệ tới toàn thể con người trong chiều kích tự nhiên và tinh thần, và đ̣i con người phải đáp lại trong tự do và trách nhiệm, với trọn tâm hồn và trọn hữu thể của ḿnh, theo chiều kích cá nhân và cộng đoàn. V́ thế, cả xă hội, trong tư cách là một sự biểu hiện con người và toàn thể các chiều kích cấu thành của con người, cũng phải sống và được tổ chức làm sao để giúp con người cởi mở đối với siêu việt. Chính v́ thế, không thể thiết lập các luật lệ và định chế của xă hội mà không để ư tới chiều kích tôn giáo của các công dân hoặc hoàn toàn loại bỏ chiều kích ấy. Nhờ sự tham gia trong tinh thần dân chủ của mọi công dân ư thức về ơn gọi cao cả của ḿnh, các luật lệ và định chế phải tương xứng với con người để có thể giúp con người trong chiều kích tôn giáo của họ. V́ không phải là điều do Nhà Nước tạo nên, nên chiều kích tôn giáo không thể bị Nhà Nước lèo lái; đúng hơn, Nhà Nước phải nh́n nhận và tôn trọng chiều kích ấy.

Hệ thống luật pháp ở mọi cấp độ, quốc gia và quốc tế, khi cho phép hoặc tỏ ra dung dưỡng trào lưu cuồng tín về tôn giáo hoặc chống tôn giáo th́ hệ thống ấy lỗi sứ mạng của ḿnh là bảo vệ và thăng tiến công lư cũng như quyền của mọi người. Những thực tại này không thể bị tùy thuộc ư riêng của nhà lập pháp hoặc đa số, v́ như Cicero đă từng dạy, công lư không phải chỉ là làm luật và áp dụng luật, nó c̣n là một cái ǵ hơn nữa. Công lư bao hàm sự nh́n nhận phẩm giá của mỗi người (11), mà nếu không có tự do tôn giáo được bảo đảm và được sống theo yếu tính của nó, th́ phẩm giá ấy sẽ bị què quặt và thương tổn, có nguy cơ phải chịu sự thống trị của các thần tượng, của những thiện ích tương đối được tuyệt đối hóa. Tất cả những điều đó có nguy cơ đưa xă hội đến chế độ độc tài về chính trị và ư thức hệ vốn đề cao công quyền một cách thái quá, đồng thời bóp nghẹt hoặc cưỡng bách tự do lương tâm, tự do tư tưởng và tự do tôn giáo như thể những quyền tự do này cạnh tranh với công quyền.

Đối thoại giữa các tổ chức dân sự và tôn giáo

 
9. Gia sản các nguyên tắc và các giá trị được biểu lộ qua cuộc sống tôn giáo chân chính là một điều phong phú cho các dân tộc và phong hóa của họ. Gia sản ấy trực tiếp nói với lương tâm và lư trí con người nam nữ, nhắc nhở cho họ giới luật hoán cải luân lư, thúc đẩy họ vun trồng việc thực hành các nhân đức, và làm cho họ xích lại gần nhau trong t́nh yêu thương, trong tinh thần huynh đệ, như những phần tử của đại gia đ́nh nhân loại (12).

Phải luôn luôn tôn trọng chiều kích công cộng của tôn giáo, trong niềm tôn trọng đặc tính đời tích cực của các tổ chức quốc gia. Với mục đích đó, một điều cơ bản là phải thiết lập sự đối thoại lành mạnh giữa các tổ chức dân sự và tôn giáo để phát triển toàn diện con người và sự ḥa hợp xă hội.

Sống trong t́nh thương và sự thật

 
10. Trong thế giới hoàn cầu hóa, làm cho xă hội ngày càng đa chủng tộc và đa tôn giáo, các tôn giáo lớn có thể là một yếu tố quan trọng giúp đoàn kết và mang lại ḥa b́nh cho gia đ́nh nhân loại. Từ những xác tín tôn giáo của ḿnh và t́m kiếm công ích hợp lư, các tín đồ tôn giáo được mời gọi sống sự dấn thân của ḿnh với tinh thần trách nhiệm trong một bối cảnh tự do tôn giáo. Giữa những nền văn hóa tôn giáo khác nhau, phải loại bỏ tất cả những ǵ trái ngược phẩm giá người nam và người nữ, và đối lại, cần phải đón nhận tất cả những ǵ là tích cực cho sự sống chung dân sự như một kho tàng quí giá.
Môi trường công cộng mà cộng đoàn quốc tế dành cho các tôn giáo và cho đề nghị của tôn giáo về một ”cuộc sống tốt đẹp”, giúp làm nổi lên một mẫu mực chung về sự thật và sự thiện, cũng như một sự đồng thuận luân lư, là những điều thiếu yếu đối với một cuộc sống chung đúng đắn và an b́nh. Do vai tṛ cũng như ảnh hưởng và uy tín trong các cộng đoàn của ḿnh, các vị lănh đạo các tôn giáo lớn là những người đầu tiên được mời gọi tôn trọng và đối thoại với nhau.

Về phần các tín hữu Kitô, họ được niềm tin nơi Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô kêu gọi hăy sống như anh em, gặp gỡ nhau trong Giáo Hội và cộng tác vào việc xây dựng một thế giới trong đó cá nhân và các dân tộc, sẽ ”không c̣n làm điều ác và bạo hành (..) v́ sự nhận biết Thiên Chúa sẽ đầy tràn trái đất như nước phủ ḷng biển cả” (Is 11,9).

Đối thoại như một sự cùng nhau t́m kiếm

 
11. Đối với Giáo Hội, việc đối thoại giữa các tín đồ tôn giáo khác nhau là một phương thế quan trọng để cộng tác với tất cả các cộng đoàn tôn giáo hầu mưu công ích. Giáo Hội cũng không loại bỏ những ǵ là chân thật và thánh thiêng trong các tôn giáo khác. ”Giáo Hội chân thành tôn trọng những lối sống và hành động, các giới luật và đạo lư ấy, dù chúng khác biệt trong nhiều điểm với những ǵ Giáo Hội tuyên xưng và đề nghị, nhưng nhiều khi chúng cũng phản ảnh một tia sáng chân lư soi chiếu cho tất cả mọi người” (13).

Con đường như thế không phải là con đường duy tương đối hoặc tổng hợp tôn giáo. Thực vậy, Giáo Hội ”loan báo và bó buộc phải loan báo, Đức Kitô là ”đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6), nơi Người con người phải t́m được sự viên măn của đời sống tôn giáo và trong Người Thiên Chúa đă ḥa giải với mính tất cả mọi sự” (14). Điều này không loại bỏ đối thoại và sự cùng nhau t́m kiếm sự thật trong các lănh vực sinh tử, như một câu nói thường được thánh Tômasô Aquinô sử dụng, ”Mọi chân lư, bất kỳ do ai nói lên, đều đến từ Thánh Linh” (15).

Năm 2011 là năm kỷ niệm 25 năm Ngày Thế giới cầu nguyện cho ḥa b́nh, đă được Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô 2 triệu tập tại Assisi năm 1986. Trong dịp đó các vị lănh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới đă chứng tỏ rằng tôn giáo là một yếu tố đoàn kết và ḥa b́nh, chứ không phải là yếu tố chia rẽ và xung đột. Kỷ niệm kinh nghiệm ấy là một động lực thúc đẩy hy vọng một tương lai trong đó tất cả các tín hữu đều cảm thấy và thực sự trở thành những người kiến tạo công lư và ḥa b́nh.

Sự thật luân lư trong chính trị và ngoại giao

 
12. Chính trị và ngoại giao phải nh́n gia sản luân lư và tinh thần do các tôn giáo lớn trên thế giới mang lại để công nhận và khẳng định chân lư, các nguyên tắc và các giá trị phổ quát mà nếu phủ nhận chúng, th́ đồng thời người ta cũng chối bỏ chính phẩm giá con người. Nhưng trong thực hành, thăng tiến sự thật luân lư trong giới chính trị và ngoại giao có nghĩa là ǵ? Có nghĩa là hành động theo tinh thần trách nhiệm đi từ nhận thức khách quan và đầy đủ về các sự kiện; có nghĩa là giải tỏa các ư thức hệ chính trị đảo lộn chân lư và phẩm giá con người, và muốn cổ vơ các giá trị giả tạo dưới chiêu bài ḥa b́nh, phát triển và bảo vệ các quyền con người; có nghĩa là tạo điều kiện thuận tiện cho sự dấn thân liên lỷ để thiết lập các luật lệ tích cực dựa trên các nguyên tắc của luật tự nhiên (16). Tất cả những điều ấy là cần thiết và phù hợp với sự tôn trọng phẩm giá và giá trị nhân vị, được các dân tộc trên trái đất phê chuẩn trong Hiến chương của LHQ hồi năm 1945, Hiến chương này tŕnh bày các giá trị và các nguyên tắc luân lư phổ quát mà các qui luật, các định chế và các chế độ sống chung trên b́nh diện quốc gia và quốc tế cần phải tham chiếu.

Khắc phục oán ghét và thành kiến

 
13. Mặc dù có những bài học lịch sử và sự dấn thân của các quốc gia, các Tổ chức Quốc tế trên b́nh diện hoàn cầu và địa phương, cũng như của các Tổ chức phi chính phủ và của mọi người nam nữ thiện chí hằng ngày xả thân bảo vệ các quyền và tự do căn bản, trên thế giới ngày nay người ta ghi nhận vẫn c̣n những cuộc bách hại, kỳ thị, những hành vi bạo lực và bất bao dung dựa trên tôn giáo. Đặc biệt tại Á, Phi, các nạn nhân chính vẫn là những phần tử của các nhóm tôn giáo thiểu số, người ta cấm họ không được tự do tuyên xưng tôn giáo của ḿnh hoặc thay đổi tôn giáo, qua những hành vi dọa nạt hoặc vi phạm các quyền, các tự do cơ bản và những tài sản thiết yếu, đến độ tước đoạt tự do bản thân và cả sinh mạng của họ nữa.

Rồi như tôi đă nói, có những h́nh thức tinh vi hơn thù nghịch chống lại tôn giáo, tại các nước Tây Phương, những h́nh thức này đôi khi được biểu lộ qua sự chối bỏ lịch sử và các biểu tượng tôn giáo trong đó có phản ánh căn tính và văn hóa của đại đa số công dân. Những h́nh thức đó thường nuôi dưỡng oán ghét và thành kiến, và không phù hợp với quan niệm trong sáng và quân b́nh về sự đa nguyên và đặc tính đời của các tổ chức chính quyền, không kể sự kiện các thế hệ trẻ có nguy cơ không được tiếp xúc với gia sản tinh thần quí giá của quê hương họ.

Việc bảo vệ tôn giáo được thể hiện qua sự bảo vệ các quyền và tự do của các cộng đoàn tôn giáo. Các vị lănh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới và các vị lănh đạo quốc gia cần tái quyết tâm dấn thân thăng tiến và bảo vệ tự do tôn giáo, đặc biệt là bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số, các nhóm này không phải là một đe dọa chống lại căn tính của nhóm đa số, nhưng trái lại họ là cơ hội để đối thoại và làm cho nhau được thêm phong phú về văn hóa. Việc bảo vệ họ chính là cách thức lư tưởng để củng cố tinh thần từ nhân, cởi mở, và hỗ tương nhờ đó bảo vệ các quyền và tự do cơ bản trong mọi lănh vực và mọi miền trên thế giới.

Tự do tôn giáo trên thế giới

 
14. Sau cùng, tôi ngỏ lời với các cộng đồng Kitô đang bị bách hại, kỳ thị, phải chịu những hành vi bạo lực và bất bao dung, đặc biệt tại Á, Phi, Trung Đông, và nhất là tại Thánh Địa, nơi đă được Thiên Chúa ưu tuyển và chúc lành. Trong khi tôi tái bày tỏ với họ ḷng quư mến hiền phụ và đoan hứa cầu nguyện cho họ, tôi xin tất cả các vị hữu trách hăy mau lẹ hành động để chấm dứt mọi bạo hành chống các Kitô hữu cư ngụ tại các miền ấy. Ước ǵ các môn đệ Chúa Kitô, đứng trước những nghịch cảnh hiện tại, vẫn không nản chí, v́ việc làm chứng cho Tin Mừng đang và sẽ luôn luôn là dấu chỉ chống đối!

Chúng ta hăy suy niệm trong ḷng những lời của Chúa Giêsu: ”Phúc cho những người khóc lóc, v́ họ sẽ được an ủi [..]. Phúc cho những người đói khát sự công chính, v́ họ sẽ được no đầy [..] Phúc cho các con khi người ta lăng mạ, bách hại các con, và nói xấu đủ điều chống lại các con v́ Thầy. Các con hăy vui mừng hân hoan, v́ phần thưởng các con thật lớn lao ở trên trời” (Mt 5,4-12). Vậy chúng ta tái ”quyết tâm thực thi bao dung và tha thứ, mà chúng ta cầu xin trong kinh Lạy Cha, coi đó như điều kiện và mẫu mực để được ḷng từ bi mong ước. Thực vậy, chúng ta cầu nguyện thế này ”Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12) (17). Không thể thắng bạo lực bằng bạo lực. Cần phải luôn làm cho tiếng kêu đau thương của chúng ta được đức tin, cậy và chứng tá về t́nh thương của Thiên Chúa đi kèm. Tôi cũng mong ước rằng tại Tây Phương, đặc biệt tại Âu Châu, sẽ chấm dứt những thái độ thù nghịch và những thành kiến chống các tín hữu Kitô chỉ v́ họ muốn làm cho cuộc sống của họ phù hợp với các giá trị và nguyên tắc đă được diễn tả trong Tin Mừng. Đúng hơn, Âu Châu cần biết ḥa giải với các căn cội Kitô của ḿnh, là những điều rất quan trọng để hiểu vai tṛ mà Âu Châu đă, đang và muốn nắm giữ trong lịch sử; như thế Âu Châu sẽ cảm nghiệm được công lư, ḥa hợp và ḥa b́nh, trong khi vun trồng một cuộc đối thoại chân thành với tất cả các dân tộc.

Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến ḥa b́nh

 
15. Thế giới cần đến Thiên Chúa. Cần những giá trị luân lư đạo đức và tinh thần, phổ quát và chung, và tôn giáo có thể cống hiến một sự đóng góp quí giá trong việc t́m kiếm các giá trị ấy để xây dựng một trật tự xă hội công chính và ḥa b́nh, trên b́nh diện quốc gia và quốc tế.

Ḥa b́nh là một hồng ân của Thiên Chúa và đồng thời là một dự phóng cần phải thực hiện, nhưng không bao giờ hoàn tất trọn vẹn. Một xă hội được ḥa giải với Thiên Chúa th́ gần gũi với ḥa b́nh hơn, và ḥa b́nh không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh, không phải chỉ là thành quả của sự thống trị kinh tế hoặc chính trị và càng không phải là kết quả của những gian xảo lừa đảo hoặc những lèo lái khéo léo. Trái lại, ḥa b́nh là kết quả của một tiến tŕnh thanh tẩy và nâng cao văn hóa, luân lư và tinh thần của mỗi người và mỗi dân tộc, trong đó phẩm giá con người được hoàn toàn tôn trọng. Tôi mời gọi tất cả những ai muốn trở thành người xây dựng ḥa b́nh, nhất là người trẻ, hăy lắng nghe tiếng nói trong nội tâm ḿnh, để t́m thấy nơi Thiên Chúa điểm tham chiếu vững bền hầu đạt tới tự do chân chính, sức mạnh vô tận để định hướng thế giới với một tinh thần mới mẻ, có khả năng không tái phạm những lỗi lầm quá khứ. Như lời dạy của Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô 6, Người đă khôn ngoan nh́n xa trông rộng khi lập ra Ngày Ḥa b́nh thế giới, ”Trước tiên cần mang lại cho ḥa b́nh những vũ khí khác, không phải những vũ khí nhắm giết hại và tàn sát nhân loại. Nhất là cần những vơ khí tinh thần, mang lại sức mạnh và uy tín cho công pháp quốc tế; trước tiên là tuân giữ các hiệp ước” (18). Tự do tôn giáo là vơ khí đích thực của ḥa b́nh, với sứ mạng lịch sự và ngôn sứ. Thực vậy tự do tôn giáo đề cao giá trị và làm cho những phẩm tính và tiềm năng sâu xa nhất của con người được kết quả, có khả năng thay đổi và cải tiến thế giới. Tự do tôn giáo giúp nuôi dưỡng hy vọng một tương lai công lư và ḥa b́nh, cả khi đứng trước những bất công trầm trọng và những lầm than về vật chất và tinh thần. Ước ǵ tất cả mọi người và mọi xă hội ở mọi cấp độ và ở mọi nơi trên trái đất sớm được cảm nghiệm tự do tôn giáo, con đường dẫn đến ḥa b́nh!
 Vatican ngày 8 tháng 12 năm 2010
Biển Đức 16, Giáo Hoàng


G. Trần Đức Anh OP (chuyển ư từ bản tiếng Ư và Pháp)

-----------

Chú thích:
1. Xc. Biển Đức 16, Thông điệp Caritas in veritate, 29.55-57
2. Xc. Công đồng Vatican 2, Dignitatis humanae, 2.
3. Xc. Biển Đức 16, Thông điệp Caritas in veritate, 78
4. Xc. Công đồng Vatican2, Nostra aetate, 1.
5. Id,. Dignitatis humanae, 7
6. Biển Đức 16, Diễn văn tại LHQ ngày 18-4-2008: AAS 100 (2008), 337
7. Xc. Dignitatis humanae, 2.
8. Gioan Phaolô 2, Diễn văn tại Nghị viện của tổ chức OSCE, 10-10-2003, 1: AAS 96 (2004), 111.
9. Xc Biển Đức 16, Caritas in veritate, 11.
10. Xc. Id., Dignitatis humanae, 1.
11. Xc. Cicerone, De inventione, II, 160.
12. Xc Biển Đức 16, Diễn văn với các Đại diện tôn giáo khác ở Anh quốc (17-9-2010): L'Osservatore Romano, 18-9-2010, p.12.
13. Nostra aetate, 2.
14. ibidem.
15. Super evangelium Joannis, I,3.
16. Xc. Biển Đức 16, Diễn văn trước chính quyền và ngoại giao đoàn tại Cipro (5-6-2010): L'Osservatore Romano (6-6-2010), p.8; Ủy ban Thần Học Quốc Tế, t́m kiếm một nền luân lư đạo đức phổ quát: một cái nh́n về luật tự nhiên, Città del Vaticano 2009.
17. Phaolô 6, Sứ điệp nhân Ngày Ḥa b́nh thế giới 1976: AAS 67 (1975), 671.
18. Ibid., p.668