Chay Tịnh Bố Thí

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 493 Thứ Sáu 19/2/2010

 

 

“Giá trị và ư nghĩa của việc chay tịnh

 

 

“Mở đầu cho Mùa Chay là mùa tạo nên một cuộc hành tŕnh sống thiêng liêng tha thiết hơn, Phụng Vụ lại đề ra cho chúng ta 3 việc thực hành thống hối rất thân thương với truyền thống thánh kinh và Kitô giáo, đó là cầu nguyện, làm phúc và chay tịnh, để giúp chúng ta sửa soạn cử hành một cách tốt đẹp hơn Lễ Phục Sinh, nhờ đó, chúng ta cảm nghiệm được quyền năng của Thiên Chúa là những ǵ, như chúng ta sẽ nghe thấy trong Đêm Vọng Phục Sinh, ‘đánh tan tất cả mọi sự dữ, rửa sạch lỗi lầm, phục hồi t́nh trạng ngây thơ vô tội đă bị mất đi, mang lại niềm vui cho những ai than khóc, loại trừ thù hận, ban cho chúng ta ḥa b́nh và hạ bệ những kiêu hănh thế trần’ (Paschal Prỉconium)… Thật vậy, Mùa Chay nhắc nhở chúng ta 40 ngày chay tịnh của Chúa chúng ta trong sa mạc, được Người thực hiện trước khi thi hành thừa tác vụ công khai của Người. Chúng ta đọc thấy trong Phúc Âm là “Chúa Giêsu được Thần Linh dẫn vào hoang địa để chịu ma quỉ cám dỗ. Người đă ăn chay 40 đêm ngày và sau đó Người đă cảm thấy đói” (Mk 4:1-2). Như Moisen, vị đă chay tịnh trước khi lănh nhận các tấm bia Lề Luật (cf. Ex 34:28), và Êlia chay tịnh trước khi được gặp gỡ Thiên Chúa trên Núi Horeb (cf. 1Kgs 19:8), Chúa Giêsu cũng trải qua nguyện cầu và chay tịnh, đă dọn ḿnh cho sứ vụ trước mắt, được đánh dấu vào lúc ban đầu với một cuộc chiến nghiêm trọng với tên cám dỗ”.  Đó là lư do, đối với Sứ Điệp Mùa Chay năm 2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, như ngài nói trong đoạn được trích dẫn những lời của ngài trên đây, rằng “tôi muốn tập trung việc chia sẻ của tôi đặc biệt về giá trị và ư nghĩa của việc chay tịnh”.

 

Chúng ta có thể ngẫm nghĩ đâu là giá trị và ư nghĩa đối với Kitô hữu chúng ta trong việc hăm ḿnh không sử dụng những ǵ tự bản chất vốn tốt lành và hữu ích cho vấn đề dinh dưỡng của cô thể chúng ta.

 

Việc chay tịnh - Ư nghĩa

 

Việc chay tịnh - Ư nghĩa thứ nhất: “Việc chay tịnh là những ǵ hỗ trợ rất nhiều cho vấn đề tránh lành tội lỗi cũng như tất cả những ǵ dẫn chúng ta tới tội lỗi”.

 

Thánh Kinh và tất cả truyền thống Kitô giáo dạy rằng việc chay tịnh là những ǵ hỗ trợ rất nhiều cho vấn đề tránh lành tội lỗi cũng như tất cả những ǵ dẫn chúng ta tới tội lỗi. Đó là lư do lịch sử ơn cứu độ đă cho thấy đầy giẫy những trường hợp mời gọi chay tịnh. Ở những trang đầu tiên của Thánh Kinh, Chúa đă truyền lệnh cho con người phải kiêng cữ ăn trái cấm: “Người được tự do ăn hết mọi cây trong vườn này; thế nhưng ngươi không được ăn cây biết lành biết dữ, v́ ngày nào người ăn nó người sẽ phải chết” (Gen 2:16-17). B́nh luận về chỉ thị này của Chúa, Thánh Basiliô nhận định rằng: “việc chay tịnh đă được truyền khiến ở Vườn Địa Đường”, và “như thế Chúa đă ban giới luật đầu tiên này cho Adong”. Bởi vậy thánh nhân đă kết luận”’Người không được ăn’ là một thứ luật chay tịnh và kiêng cữ” (cf. Sermo de jejunio: PG 31, 163, 98).

 

Việc chay tịnh - Ư nghĩa thứ hai: “Việc chay tịnh được đề ra cho chúng ta như là một dụng cụ để phục hồi t́nh hữu nghị với Thiên Chúa

 

V́ tất cả chúng ta bị tội lỗi cùng với những hậu quả của nó chi phối mà việc chay tịnh được đề ra cho chúng ta như là một dụng cụ để phục hồi t́nh hữu nghị với Thiên Chúa. Đó là trường hợp đă xẩy ra với Ezra, vị mà, để sửa soạn cho cuộc hành tŕnh từ chốn lưu đầy trở về Đất Hứa, đă kêu gọi dân chúng qui tụ lại bấy giờ hăy chạy tịnh để “chúng ta có thể hạ ḿnh trước Thiên Chúa của chúng ta” (8:21). Đấng Toàn Năng đă nghe lời họ nguyện cầu và đă hứa ưu ái và bảo vệ họ. Cũng thế, dân Thành Nineveh, đáp ứng lời kêu gọi thống hối của Jonah, đă loan báo việc chay tịnh, như là một dấu hiệu của ḷng họ chân thành, mà rằng: “Biết đâu Thiên Chúa sẽ hối hận mà nguôi cơn giận dữ của Ngài, nhờ đó chúng ta khỏi bị hủy diệt chăng?” (3:9). Cả ở trường hợp này nữa, Thiên Chúa đă thấy được các việc làm của họ và đă tha không trừng phạt họ nữa.

 

Việc chay tịnh - Ư nghĩa thứ ba: “Việc chay tịnh thực sự đó là ở chỗ làm theo ư muốn của Cha Trên Trời

 

Trong Tân Ước, Chúa Giêsu làm sáng tỏ cái động lực sâu xa về vấn đề chay tịnh, lên án thái độ của những người Pharisiêu, thành phần cực kỳ thận trọng tuân giữ những qui định của lề luật, thế nhưng tâm trí của họ lại xa cách Thiên Chúa. Việc chay tịnh thực sự, như được Vị Sư Phụ thần linh này đă từng lập lại, đó là ở chỗ làm theo ư muốn của Cha Trên Trời, Đấng “nh́n thấy nơi kín nhiệm sẽ tưởng thưởng cho các con” (Mt 6:18). Chính Người đă nêu gương, khi trả lời cho Satan, vào cuối 40 ngày trong sa mạc rằng “người ta không sống nguyên bởi bánh, mà c̣n bởi hết mọi lời xuất phát từ môi miệng Thiên Chúa” (Mt 4:4). Việc chay tịnh đích thực bởi thế trực tiếp liên quan tới “thức ăn đích thực” là làm theo ư muốn của Cha (cf. Jn 4:34). Bởi vậy, nếu Adong bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa “về cây biết lành biết dữ mà ngươi không được ăn”, th́ tín hữu, nhờ chay tịnh, muốn tỏ ra ḿnh khiêm nhượng phục tùng Thiên Chúa, tin tưởng vào sự thiện hảo và t́nh thương của Ngài

 

Việc chay tịnh - Giá trị

 

Việc chay tịnh - Giá trị thứ nhất: Chay tịnh là linh hồn của việc cầu nguyện, t́nh thương là huyết mạch của việc chay tịnh

 

Việc thực hành chay tịnh là những ǵ rất hiện đại ở cộng đồng Kitô hữu tiên khởi (cf. Acts 13:3, 14:22, 27:11; 2Cor 6:5). Cả các vị Giáo Phụ của Giáo Hội nữa cũng nói về mănh lực của chay tịnh trong việc chế ngự tội lỗi, nhất là những thứ nhục dục của “Adam cũ”, và mở ra trong tâm can của tín hữu một con đường đến với Thiên Chúa. Ngoài ra, chay tịnh là một thực hành được các thánh thuộc mọi thời đại thường xuyên thực hành và khuyến khích. Thánh Phêrô Chrysologus viết: “Chay tịnh là linh hồn của việc cầu nguyện, t́nh thương là huyết mạch của việc chay tịnh. Bởi vậy nếu anh chị em cầu nguyện th́ hăy chay tịnh; nếu anh chị em muốn thỉnh nguyện của anh chị em được đáp ứng, hăy lắng nghe thỉnh nguyện của những người khác. Nếu anh chị em không nhắm mắt lại trước kẻ khác là anh chị em làm cho Chúa lắng nghe anh chị em” (Sermo 43: PL 52, 320. 322).

 

Việc chay tịnh - Giá trị thứ hai: “Việc chay tịnh thực sự mang lại các lợi ích cho t́nh trạng phúc hạnh về thể lư, nhưng cho thành phần tín hữu, trước hết nó là một ‘trị liệu’ để chữa lành tất cả những ǵ cản ngăn họ tuân hợp ư muốn của Thiên Chúa

 

Trong thời đại của chúng ta đây, việc chay tịnh đă bị mất đi một cái ǵ đó nơi ư nghĩa thiêng liêng của nó, và đang mặc lấy, theo một thứ văn hóa mang đặc tính của một cuộc t́m kiếm phúc hạnh về vật chất, một thứ giá trị về trị liệu đối với vấn đề chăm sóc cho thân thể của con người. Việc chay tịnh thực sự mang lại các lợi ích cho t́nh trạng phúc hạnh về thể lư, nhưng cho thành phần tín hữu, trước hết nó là một “trị liệu” để chữa lành tất cả những ǵ cản ngăn họ tuân hợp ư muốn của Thiên Chúa. Trong Tông Hiến Pỉnitemini năm 1966, Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI đă thấy cần phải tŕnh bày việc chay tịnh nơi ơn gọi của hết mọi Kitô hữu trong việc họ “không sống cho chính ḿnh nữa mà là cho Đấng đă yêu thương họ và hiến ḿnh cho họ… họ cũng cần phải sống cho anh em ḿnh nữa” (cf Ch 1). Mùa Chay có thể là một thời điểm thuận lợi để tŕnh bày lại những qui chuẩn được chất chứa trong Tông Hiến này, nhờ đó ư nghĩa đích thực và tồn tại của việc thực hành lâu dài ấy được tái nhận thức, và nhờ đó, giúp chúng ta hăm dẹp cái tôi của ḿnh và mở ḷng ra cho t́nh yêu Thiên Chúa và tha nhân, Giới Luật trước hết và cao cả nhất của Luật mới và là những ǵ tổng hợp toàn thể Phúc Âm (cf Mt 22:34-40).

 

Việc chay tịnh - Giá trị thứ ba: “Việc trung thành thực hành chay tịnh này c̣n góp phần vào việc tạo nên mối hiệp nhất của toàn thể con người, cả thân xác lẫn linh hồn, giúp tránh lánh tội lỗi và gia tăng t́nh thân mật với Chúa.

 

Ngoài ra, việc trung thành thực hành chay tịnh này c̣n góp phần vào việc tạo nên mối hiệp nhất của toàn thể con người, cả thân xác lẫn linh hồn, giúp tránh lánh tội lỗi và gia tăng t́nh thân mật với Chúa. Thánh Âu Quốc Tinh, vị đă biết quá rơ tất cả những động lực tiêu cực của ḿnh, khi định nghĩa chúng là “một thứ cột thắt xoắn kết và rối bời” (Tự Thú, II,10.18), đă viết: “Tôi sẽ chắc chắn bắt ḿnh phải kiêng cữ, thế nhưng chính v́ thế mà Ngài sẽ thứ tha cho tôi, để tôi trở nên dễ thương trước nhan Ngài, nhờ đó tôi được hưởng hoan lạc của Ngài” (Bài Giảng 400,3,3: PL 40,708). Việc chối từ thực phẩm vật chất, những thứ nuôi dưỡng cơ thể của chúng ta, là những ǵ bồi dưỡng cho việc nội tâm dễ dàng lắng nghe Chúa Kitô và được lời cứu độ của Người nuôi dưỡng. Nhờ việc chay tịnh và nguyện cầu, chúng ta để cho Người đến với chúng ta và làm thỏa đáng cơn đói sâu xa nhất mà chúng ta cảm nghiệm thấy nơi tận thẳm cung hữu thể của ḿnh, đó là nỗi đói khát Thiên Chúa.

 

Việc chay tịnh - Giá trị thứ bốn: “Chay tịnh đồng thời c̣n là một thứ trợ giúp trong việc mở mắt chúng ta ra trước t́nh trạng sống của rất nhiều anh chị em của chúng ta.

 

Chay tịnh đồng thời c̣n là một thứ trợ giúp trong việc mở mắt chúng ta ra trước t́nh trạng sống của rất nhiều anh chị em của chúng ta. Trong Bức Thư Thứ Nhất của ḿnh, Thánh Gioan đă khiển trách rằng: “Nếu ai có được những sản vật của thế gian này mà thấy anh chị em ḿnh thiếu thốn, nhưng khép ḷng ḿnh lại đối với họ – th́ làm sao t́nh yêu của Thiên Chúa lại ở trong họ được chứ?” (3:17). Việc tự nguyện chay tịnh giúp chúng ta có thể gia tăng tinh thần của người Samaritanô Nhân Lành, người đă cúi xuống giúp đáp người anh em đau thương của ḿnh (cf. Encyclical Deus caritas est, 15). Bằng việc tự động dấn thân thi hành một tác động bỏ ḿnh cho người khác, chúng ta tuyên ngôn là anh chị em chúng ta đang bị thiếu thốn không phải là một kẻ xa lạ. Chính v́ muốn cho sống động việc đón nhận này cùng với thái độ chuyên chú đối với anh chị em của chúng ta mà tôi khuyến khích các giáo xứ và hết mọi cộng đoàn khác trong Mùa Chay hăy gia tăng tục lệ chay tịnh chung riêng, được liên kết bằng việc đọc Lời Chúa, cầu nguyện và làm phúc bố thí. Từ ban đầu, tục lệ này đă là một dấu mốc của cộng đồng Kitô hữu, nơi diễn ra các cuộc quyên góp (cf. 2Cor 8-9; Rm 15:25-27), tín hữu được mời gọi cống hiến cho người nghèo những ǵ được giành dụm từ việc họ chay tịnh (Didascalia Ap., V, 20,18). Việc thực hành này cần phải được tái nhận thức và khích lệ một lần nữa trong thời đại của chúng ta, nhất là trong Mùa Chay phụng vụ.

 

Việc chay tịnh - Giá trị thứ năm: “việc chay tịnh tiêu biểu cho một việc thực hành khổ chế quan trọng, một thứ vơ trang thiêng liêng trong việc chiến đấu với hết mọi thứ dính bén lệch lạc khả hữu với chính bản thân ḿnh.”

 

Từ những ǵ tôi đă nói tới đây, dường như vấn đề đă trở nên hết sức rơ ràng là việc chay tịnh tiêu biểu cho một việc thực hành khổ chế quan trọng, một thứ vơ trang thiêng liêng trong việc chiến đấu với hết mọi thứ dính bén lệch lạc khả hữu với chính bản thân ḿnh. Việc quyết định tự nguyện tách ĺa khỏi cái khoái lạc về thực phẩm cùng những thứ sản vật về thể chất khác là những ǵ giúp cho thành phần môn đệ Chúa Kitô làm chủ được những thứ thèm khát của bản tính tự nhiên, một bản tính đă trở nên yếu kém bởi nguyên tội cùng với những hậu quả tiêu cực của nó có ảnh hưởng trên toàn thể con người. Chúng ta hăy sử dụng một cách thanh đạm ngôn từ, đồ ăn thức uống, ngủ nghỉ và giải trí. Chớ ǵ chúng ta tỉnh táo hơn trong việc canh chừng các giác quan của chúng ta”.

 

Việc chay tịnh - Giá trị thứ sáu: “Mục đích tối hậu của việc chay tịnh giúp ích cho mỗi người trong chúng ta biết bao, đó là để thực hiện việc dâng hiến trọn vẹn bản thân ḿnh cho Thiên Chúa.

 

Anh chị em thân mến, thật là tốt khi thấy được mục đích tối hậu của việc chay tịnh giúp ích cho mỗi người trong chúng ta biết bao, như Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II đă viết đó là để thực hiện việc dâng hiến trọn vẹn bản thân ḿnh cho Thiên Chúa (cf. Thông Điệp Rạng Ngời Chân Lư, 21). Bởi vậy, chớ ǵ hết mọi gia đ́nh và cộng đồng Kitô hữu biết sử dụng một cách xứng đáng thời điểm Mùa Chay, để loại trừ đi tất cả những ǵ làm phân tán tinh thần và tăng trưởng nơi những ǵ nuôi dưỡng tâm hồn, thúc đẩy nó mến yêu Thiên Chúa và thương yêu tha nhân. Tôi đang đặc biệt nghĩ đến một quyết tâm hơn nữa trong vấn đề thực hiện việc cầu nguyện, việc đọc sách thánh, việc sử dụng Bí Tích Ḥa Giải và việc tích cực tham dự Thánh Thể, nhất là Thánh Lễ Chúa Nhật. Bằng việc sẵn sàng nội tâm này, chúng ta hăy tiến vào tinh thần thống hối của Mùa Chay. Chớ ǵ Đức Trinh Nữ Maria, đồng hành và hỗ trợ chúng ta trong nỗ lực giải thoát cơi ḷng ḿnh khỏi làm tôi cho tội lỗi, làm cho nó trở thành hơn bao giờ hết một “nhà tạm sống động của Thiên Chúa”. Bằng những nguyện ước ấy, tôi hứa nguyện cầu cho hết mọi tín hữu và cộng đồng giáo hội có được một cuộc hành tŕnh Mùa Chay tốt đẹp, tôi thân ái ban cho tất cả mọi anh chị em Phép Lành Ṭa Thánh của tôi.

 Việc Làm Phúc Bố Thí

“Mỗi năm, Mùa Chay cống hiến cho chúng ta một cơ hội thuận lợi để đào sâu ư nghĩa và giá trị của đời sống Kitô hữu, và nó kích thích chúng ta trong việc tái nhận thức t́nh thương của Thiên Chúa, nhờ đó, về phần ḿnh, chúng ta trở nên thương cảm đối với những người anh chị em của chúng ta. Trong thời đoạn Mùa Chay, Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm phải nêu lên một vài việc đặc biệt cụ thể giúp cho tín hữu trong tiến tŕnh canh tân nội tâm này: những việc ấy là cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc… Chúa Giêsu đă dứt khoát khẳng định đối với mănh lực thu hút vào những thứ giầu sang vật chất cũng như đối với cách thức chúng ta thẳng thắn quyết định không được làm cho chúng trở thành một thứ ngẫu tượng rằng: ‘Các người không được phục vụ Thiên Chúa lẫn tiền bạc’ (Lk 16:13). Việc làm phúc giúp cho chúng ta thắng vượt được xu hướng liên lỉ này, dạy chúng ta hăy đáp ứng các nhu cầu nơi thành phần tha nhân của chúng ta, và chia sẻ với người khác những ǵ chúng ta sở hữu nhờ ḷng lành thần linh ban cho. Đó là mục đích của những quyên góp đặc biệt cho người nghèo, những quyên góp được phát động trong Mùa Chay ở nhiều nơi trên thế giới. Nhờ đó, việc thanh tẩy nội tâm mới được kèm theo bằng cử chỉ hiệp thông của Giáo Hội, phản ảnh những ǵ đă xẩy ra vào thời Giáo Hội sơ khai.” Đó là lư do, về Sứ Điệp Mùa Chay năm 2008, tựa đề “Chúa Kitô đă trở nên nghèo v́ anh chị em” (2Cor 8:9). Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, như ngài nói trong đoạn được trích dẫn những lời của ngài trên đây, rằng “tôi muốn giành chút thời gian để suy niệm về việc làm phúc, một việc đặc biệt tiêu biểu cho việc hỗ trợ những ai thiếu thốn, đồng thời là một việc thực hành bỏ ḿnh để chúng ta thoát khỏi bị ràng buộc dính bén với các sản vật trần thế”.

   

Việc làm phúc: Lư do công bằng? - “Thực hiện việc trợ giúp là một nhiệm vụ công bằng c̣n đi trước cả tác động bác ái nữa

 

2.       Theo giáo huấn của Phúc Âm th́ chúng ta không phải là thành phần sở hữu chủ mà là thành phần điều hành những sản vật chúng ta có được mà thôi: bởi thế, những thứ sản vật ấy không được coi như hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chúng ta, song là phương tiện  nhờ đó Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta hăy tác hành như một người quản lư cho việc quan pḥng của Ngài đối với tha nhân của chúng ta. Như Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở chúng ta,  những sản vật thể chất mang một giá trị về xă hội, theo nguyên tắc nhắm đến mục đích chung của chúng (xem số 2404).

 

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu minh nhiên khiển trách thành phần sở hữu và sử dụng những thứ giầu sang trần thế của ḿnh cho riêng bản thân ḿnh mà thôi. Trước những đám đông dân chúng, thành phần, thiếu thốn hết mọi sự, đang đói khổ, những lời của Thánh Gioan mang một giọng điệu khiển trách vang vọng: “Làm thế nào t́nh yêu của Thiên Chúa lại ở nơi một kẻ có được những sản vật trần gian này mà khi thấy anh chị em ḿnh thiếu thốn lại chối từ giúp đáp chứ?” (1Jn 3:17). Ở những quốc gia mà đa số là Kitô hữu th́ tiếng gọi chia sẻ lại càng khẩn trương hơn nữa, v́ trách nhiệm của họ đối với nhiều người bị nghèo khổ và bị bỏ rơi lại càng hệ trọng hơn nữa. Thực hiện việc trợ giúp họ là một nhiệm vụ công bằng c̣n đi trước cả tác động bác ái nữa.

 

Việc làm phúc: Bản chất siêu nhiên? - “Việc làm phúc không phải chỉ là một việc thuần nhân ái, mà là một thể hiện cụ thể đức bác ái”

 

3.       Phúc Âm nhấn mạnh đến một tính chất mẫu mực nơi việc làm phúc của Kitô giáo đó là phải kín đáo. Chúa Giêsu dạy rằng “Đừng để tay trái của các con biết việc tay phải của các con làm để việc làm phúc của các con được thực hiện cách âm thầm” (Mt 6:3-4). Ngay trước đó một chút, Người đă nói là đừng có khoa trương về các việc lành của ḿnh kẻo có nguy cơ bị mất phần thưởng trên trời (xem Mt 6:1-2). Thành phần môn đệ này cần phải quan tâm tới vinh quang của Thiên Chúa hơn chứ không phải vinh hiển của chúng ta. Anh chị em thân mến, ư thức này cần phải gắn liền với hết mọi cử chỉ giúp đáp tha nhân của chúng ta, tránh làm cho nó thành phương tiện biến chúng ta trở nên tâm điểm được chú ư tới. Nếu, trong việc hoàn thành một việc thiện, chúng ta không nhắm đến vinh quang của Thiên Chúa và phúc hạnh thực sự của anh chị em chúng ta, trái lại t́m kiếm một thứ bù đắp lợi lộc riêng tư hay được hoan hô khen ngợi, là chúng ta vượt ra ngoài nhăn quan của Phúc Âm. Nơi thế giới đủ thứ h́nh ảnh ngày nay th́ cần  phải tỉnh táo chú trọng v́ khuynh hướng này là những ǵ sâu nặng. Theo Phúc Âm th́ việc làm phúc không phải chỉ là một việc thuần nhân ái, mà là một thể hiện cụ thể đức bác ái, một thần đức đ̣i phải thực hiện việc qui hướng nội tâm về với t́nh yêu của Thiên Chúa và tha nhân, theo gương Chúa Giêsu Kitô, Đấng, khi chết trên cây thập giá, đă hiến trọn bản thân ḿnh cho chúng ta. Làm sao chúng ta lại không tạ ơn Thiên Chúa về nhiều con người âm thầm, xa khỏi tầm mắt của thế giới truyền thông, đă hoàn tất theo tinh thần này các hoạt động quảng đại trong việc nâng đỡ tha nhân khốn khó của ḿnh? Chẳng có lợi là bao khi ban tặng sản vật tư riêng của ḿnh cho người khác với một con tim đầy những tham muốn được vinh hiển: đó là lư do, một con người, v́ biết rằng Thiên Chúa là Đấng “thấy nơi kín đáo” và sẽ âm thầm tưởng thưởng cho, sẽ không mong muốn được trần gian nhận biết về các việc làm của t́nh thương.

 

Việc làm phúc: Tác dụng thiêng liêng? - “Việc làm phúc là chúng ta đến gần với Thiên Chúa; nó có thể trở thành một dụng cụ cho việc thực t́nh hoán cải và ḥa giải với Ngài cũng như với anh chị em của chúng ta”.

 

4.       Trong việc mời gọi chúng ta hăy coi việc làm phúc bằng một ánh mắt sâu xa hơn, vượt lên trên chiều kích thuần vật chất, Thánh Kinh dạy chúng ta rằng cho đi th́ vui hơn là lănh nhận (xem Acts 20:35). Khi chúng ta làm những ǵ v́ yêu thương là chúng ta thể hiện sự thật về con người của chúng ta; thật vậy, chúng ta đă được dựng nên không phải cho chúng ta mà là cho Thiên Chúa và cho anh chị em của chúng ta (xem 2Cor 5:15). Mỗi khi, v́ yêu mến Thiên Chúa, chúng ta chia sẻ các sản vật của ḿnh cho anh chị em tha nhân  thiếu thốn của chúng ta, là chúng ta khám phá ra rằng tầm vóc trọn vẹn của đời sống xuất phát từ yêu thương và tất cả những ǵ được hoàn lại cho chúng ta đều là một phúc lành theo thể thức của niềm b́nh an, của nỗi măn nguyện nội tâm và niềm vui trong ḷng. Cha của chúng ta ở trên trời tưởng thưởng cho việc làm phúc của chúng ta niềm vui của Ngài. C̣n nữa, Thánh Phêrô bao gồm trong số những hoa trái thiêng liêng của việc làm phúc ơn tha thứ tội lỗi nữa: Ngài viết “đức bác ái bù đắp nhiều tội lỗi” (1Pt 4:8). Như phụng vụ Mùa Chay thường lập lại là Thiên Chúa cống hiến cho thành phần tội nhân chúng ta cơ hội để được thứ tha. Sự kiện chia sẻ với người nghèo khổ những ǵ chúng ta có là việc sửa soạn cho chúng ta lănh nhận một tặng ân như thế. Vào lúc này đây, tôi đang nghĩ tới những ai đang ư thức được gánh nặng sự dữ họ đă vấp phạm, và chính v́ thế, họ cảm thấy xa Thiên Chúa, cảm thấy sợ hăi và hầu như không thể quay về với Ngài. Bằng việc đến gần với những người khác qua việc làm phúc là chúng ta đến gần với Thiên Chúa; nó có thể trở thành một dụng cụ cho việc thực t́nh hoán cải và ḥa giải với Ngài cũng như với anh chị em của chúng ta.

 

Việc làm phúc: Tác dụng chứng từ? - “Trong việc làm phúc, chúng ta cống hiến một điều ǵ đó vật chất, một dấu hiệu của một tặng ân cao cả hơn được chúng ta trao cho người khác qua việc loan báo và làm chứng cho Chúa Kitô là Đấng mang danh hiệu chất chứa sự sống thực sự”.

 

6.       Anh chị em thân mến, Mùa Chay mời gọi chúng ta “hăy luyện thân” về phương diện thiêng liêng, cũng nhờ việc thực hành vấn đề làm phúc, để tăng trưởng trong đức ái và nhận ra chính Chúa Kitô nơi kẻ nghèo khổ. Trong Sách Tông Vụ, chúng ta đọc thấy rằng Tông Đồ Phêrô đă nói với người què ăn xin ở cổng Đền Thờ rằng: “Tôi không có vàng bạc, song tôi cho anh những ǵ tôi có; nhân danh Chúa Giêsu Kitô Nazarét, anh hăy bước đi” (Acts 3:6). Trong việc làm phúc, chúng ta cống hiến một điều ǵ đó vật chất, một dấu hiệu của một tặng ân cao cả hơn được chúng ta trao cho người khác qua việc loan báo và làm chứng cho Chúa Kitô là Đấng mang danh hiệu chất chứa sự sống thực sự. Bởi vậy, xin hăy làm cho thời điểm này được đánh dấu bằng một nỗ lực gắn bó chung riêng với Chúa Kitô, để chúng ta trở thành những chứng nhân cho t́nh yêu của Người. Chớ ǵ Mẹ Maria, Mẹ của Chúa và là Người Tôi trung của Chúa, giúp cho tín hữu tiến vào “trận chiến thiêng liêng” của Mùa Chay, được trang bị bằng việc nguyện cầu, chay tịnh và làm phúc, trong khi tiến đến việc cử hành Lễ Phục Sinh với tinh thần mới. Với những ước nguyện ấy, tôi hân hoan ban Phép Lành Ṭa Thánh cho tất cả anh chị em.

 

 

 Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa là Đấng vô tội

nhưng đă lănh nhận Phép Rửa Thống Hối của Tiền Hô Gioan Tiền Hô ở Sông Jordan

và đă chay tịnh 40 ngày trong hoang địa,

xin cho Kitô hữu chúng con là môn đệ Chúa đă được tái sinh trong Phép Rửa

cũng biết sống không nguyên bởi bánh mà c̣n nhất là bởi Lời Chúa phán dạy,

như Mẹ Maria là đệ nhất tạo vật về ân sủng

đă ngoan ngoăn đáp ứng trong giây phút Truyền Tin Lời Nhập Thể:

“Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin hăy thực hiện nơi tôi những điều ngài truyền”,

trong sứ vụ đồng công với Chúa Kitô cứu chuộc nhân trần.

Amen.