Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: S Điệp Mùa Chay 2010

Đức Công Chính của Thiên Chúa được t hiện

nơi nim tin vào Chúa Giêsu Kitô” (cf Rm 3:21-22)

 

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Mỗi năm, nhân dịp Mùa Chay, Giáo Hội kêu gọi chúng ta hăy thành thật ôn lại đời sống của chúng ta theo chiều hướng của các giáo huấn Phúc Âm. Năm nay, tôi muốn cống hiến cho anh chị em một ít điều chia sẻ về đề tài công chính quan trọng, khởi đi từ lời khẳng định của Thánh Phaolô: Đức Công Chính của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô” (cf Rm 3:21-22).

 

Công Chính: dare cuique suumhăy trả cho mỗi người những ǵ của họ

 

Trước hết, tôi muốn lưu ư tới ư nghĩa của chữ “công chính”, một chữ theo nghĩa chung ám chỉ đến “việc trả lại cho hết mọi người cái xứng với họ”, theo câu diễn tả lừng danh của Ulpian, một luật gia người Rôma ở thế kỷ thứ ba. Tuy nhiên, trên thực tế, câu định nghĩa cổ kính này không xác định “cái “xứng hợp” cần phải trả về cho từng người. Những ǵ con người cần hơn hết th́ luật lệ không thể bảo đảm cho họ nổi. Để sống một đời sống viên trọn, họ cần có một điều ǵ đó thâm sâu hơn được ban cho như là một tặng ân: chúng ta có thể nói rằng con người sống bởi thứ t́nh yêu mà chỉ Thiên Chúa mới có thể thông đạt, v́ Ngài đă tạo dựng nên ccon người theo h́nh ảnh của Ngài và tương tự như Ngài. Những sự thiện về thể chất thực sự là những ǵ hữu dụng và cần thiết – Chính Chúa Giêsu thực sự cũng đă quan tâm tới việc chữa lành bệnh nhân, nuôi ăn đám đông theo Người và chắc chắn là lên án thái độ dửng dưng lạnh lùng là những ǵ thậm chí cho tới hôm nay đẩy hằng trăm triệu con người vào chỗ chết v́ thiếu lương thựcc, nước nôi và thuốc men – tuy nhiên, việc công chính “phân phối” không mang lại cho con người tất cả những ǵ “hợp với” họ. Như con người cần bánh ăn thế nào, con người thậm chí c̣n cần đến Thiên Chúa hơn thế nữa. Thánh Âu Quốc Tinh đă nhận định rằng: nếu “công chính là nhân đức trả cho mỗi người cái xứng hợp với họ… th́ công chính của con người ở đâu khi họ ruồng bỏ Vị Thiên Chúa chân thật chứ?” (De civitate Dei, XIX, 21).

 

Đâu là Nguyên Cớ của Bất Chính?

 

Thánh Kư Marcô đă tường thuật những lời sau đây của Chúa Giêsu, những lời được xen kẽ vào cuộc tranh luận lúc bấy giờ liên quan tới những ǵ là tinh tuyền và ô uế: “Không có sự ǵ ở bên ngoài con người lại làm cho họ ra ô uế khi vào trong họ; thế nhưng, những ǵ xuất ra từ con người mới làm họ ra nhơ nhuốc… Những ǵ xuất ra từ con người mới làm họ trở nên nhơ nhuốc. V́ từ bên trong, từ ḷng người, mới xuất ra những tâm tưởng xấu xa” (Mk 7, 14-15, 20-21). Ngoài vấn đề trực tiếp liên quan tới thực phẩm, chúng ta có thể khám phá ra nơi phản ứng của những người Pharisiêu một khuynh hướng thường xuyên nơi con người, đó là cho rằng nguồn gốc của sự dữ do một nguyên nhân bên ngoài. Nhiều ư hệ tân tiến tận thâm tâm của chúng cũng chủ trương như vậy: v́ những ǵ bất chính xuất phát “từ bên ngoài”, vậy để công chính chủ trị chỉ cần loại trừ những nguyên nhân ngoại tại là những ǵ ngăn trở con người chiếm đạt được công chính. Kiểu suy nghĩ ấy – như Chúa Giêsu cảnh giác – là những ǵ ngây ngô và thiển cận. Bất chính, hoa trái của sự dữ, không chỉ có những căn gốc ở bên ngoài; nguồn gốc của nó nằm ở ngay ḷng con người là nơi các hạt giống được thấy nơi cuộc hợp tác mầu nhiệm với sự dữ. Thánh Vịnh gia đă cay đắng nh́n nhận điều ấy: “Này đây tôi đă được sinh ra trong trái quấy, và trong tội lỗi mẹ tôi đă cưu mang tôi” (51:7).  Thật vậy, con người trở nên yếu hèn bởi một thứ ảnh hưởng căng thẳng, một thứ ảnh hưởng làm tổn thương tới khả năng của họ hiệp thông với người khác. Theo bản chất, họ hướng tới chỗ tự động chia sẻ, thế nhưng họ nơi con người của họ một trọng lực lạ làm cho họ chịu thua và đặt ḿnh lên trênphản lại kẻ khác: đó là cái tôi, hậu quả của nguyên tội. Adong và Evà, bị Satan gian dối dụ dỗ, khi hái lấy trái cây huyền nhiệm chống lại mệnh lệnh Thiên Chúa, đă thay thế lư lẽ của việc tin tưởng vào T́nh Yêu bằng lư lẽ của ngờ vực và tranh đấu; thay thế lư lẽ của việc chấp nhận và tin tưởng trông đợi nơi Đấng Khác bằng lư lẽ hấp tấp chiếm đoạt và làm theo ư riêng của ḿnh (cf Gen 3:1-6), để rồi cảm nghiệm thấy một cảm giác bất an và bất định. Con người làm thế nào có thể thoát khỏi cái ảnh hưởng vị kỷ này để hướng ḿnh về t́nh yêu thương đây?

 

Công Chính và Sedaqah

 

Ở cốt lơi khôn ngoan của dân Do Thái, chúng ta thấy một liên hệ giữa niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng “nâng kẻ thiếu thốn bần cùng từ đống tro tàn” (Ps 113:7) với công chính đối với tha nhân của ḿnh. Chính tiếng Do Thái có nghĩa là đức công chính, sedaqah, bày tỏ rơ ràng điều này. Thật vậy, Sedaqah, một đàng mang ư nghĩa hoàn toàn chấp nhận ư muốn của vị Thiên Chúa của Do Thái; đàng khác, cho thấy tính cách công b́nh liên hệ tới tha nhân (cf. Ex 20:12-17), nhất là với thành phần nghèo khổ, xa lạ, mồ côi và góa bụa (cf. Dt 10, 18-19). Thế nhưng hai ư nghĩa này lại liên hệ với nhau v́ việc ban tặng cho người nghèo đối với dân Do Thái không là ǵ khác ngoài việc phục hồi những ǵ thuộc về Thiên Chúa, Đấng đă thương đến cảnh khốn cùng của dân Ngài. Không phải là t́nh cờ ngẫu nhiên mà tặng ân cho Moisen hai tấm bia Lề Luật trên Núi Sinai đă xẩy ra sau biến cố vượt qua Biển Đỏ. Việc lắng nghe Lề Luật đ̣i phải tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng “đă nghe tiếng kêu” của dân Ngài trước và “đă xuống để giải thoát họ khỏi tay người Ai Cập” (cf. Ex 3:8). Thiên Chúa lắng nghe tiếng kêu của thành phần nghèo khổ và đáp lại Ngài muốn ư muốn của Ngài được lắng nghe: Ngài muốn công lư được tỏ ra với người nghèo (cf. Sir 4:4-5,8-9), với kẻ xa lạ (cf. Ex 22:20), với kẻ nô lệ (cf. Dt 15:12-18). Bởi thế, để đi làm công lư, cần phải loại bỏ đi cái ảo vọng tự măn, một t́nh trạng khép kín chặt chẽ là chính gốc nguồn của bất chính. Nói cách khác, những ǵ cần ở đây đó là một “cuộc xuất hành” thậm chí sâu xa hơn nữa được Thiên Chúa hoàn tất với Moisen, một cuộc giải phóng tâm can, một cuộc giải phóng mà Lề Luật tự ḿnh bất khả hiện thực. Thế th́ con người có hy vọng ǵ về công chính hay chăng?

 

Chúa Kitô là Công Chính của Thiên Chúa

 

Tin Mừng của Kitô giáo tícdh cực đáp ứng cái khát khao công chính của con người, như Thánh Phaolô xác nhận trong Thư gửi Rôma: “Thế nhưng, giờ đây đức công chính của Thiên Chúa đă được bộc lộ ngoài lề luật… đức công chính của Thiên Chúa bằng niềm tin tưởng nơi Chúa Giêsu Kitô đối với tất cả những ai tin tưởng. V́ không có vấn đề phân biệt; bởi tất cả đều đă phạm tội và bị mất vinh quang của Thiên Chúa, họ được công chính bởi ân sủng Ngài ban, nhờ việc cứu chuộc được lănh nhận bởi đức tin, việc cứu chuộc trong Chúa Giêsu Kitô là Đấng Thiên Chúa đặt để như một sự đền chuộc bằng máu của Người” (3:21-25). Vậy đức công chính của Chúa Kitô là ǵ? Trước hết, nó là đức công chính xuất phát từ ân sủng là nơi không phải con người thực hiện việc đền bồi, chữa lành bản thân ḿnh và người khác. Sự kiện “đền bồi” xuất phát từ “máu” của Chúa Kitô có nghĩa là không phải những hy tế của con người là những ǵ giải phóng họ khỏi gánh nặng gây ra bởi những lỗi lầm của họ, mà là tác động yêu thương của Thiên Chúa Đâág đă cởi mở Bản Thân ḿnh đến tột độ, thậm chí cho tới chỗ mang lấy nơi ḿnh “cái nguyền rủa” xứng với con người để ban lại cho họ “phúc lành” xứng với Thiên Chúa (cf. Gal 3:13-14). Thế nhưng, điều này gây ra một chống đối ngay đó: đâu là loại công chính mà một con người công chính chết cho thành phần tội lỗi và thành phần tội lỗi ngược lại lănh nhận phúc lành xứng với kẻ công chính? Điều ấy không có nghĩa là mỗi người lănh nhận cái ngược phản “xứng hợp” của ḿnh hay sao? Thực ra, ở đây chúng ta khám phá ra đức công chính thần linh, một đức công chính hết sức khác với đức công chính nhân loại đối chiếu của nó. Thiên Chúa đă trả giá trao đổi cho chúng ta nơi Con của Ngài, một giá thực sự là quá cao. Trước đức công chính của Thập Giá, con người có thể phản loạn v́ điều này cho thấy con người làm sao không phải là một hữu thể tự măn, mà cần đến Đấng Khác để hoàn toàn hiện thực bản thân ḿnh. Việc hoán cải trở về với Chúa Kitô, tin vào Phúc Âm, tột cùng có nghĩa là ra khỏi cái ảo ảnh tự măn để khám phá và chấp nhận nhu cầu của ḿnh – nhu cầu của kẻ khác và của Thiên Chúa, nhu cầu cần Ngài tha thứ và t́nh nghĩa của Ngài. Vậy chúng ta hiểu được rằng đức tin hoàn toàn khác với một sự kiện tự nhiên, cảm thấy tốt lành, hiển nhiên: đức khiêm nhượng đ̣i phải chấp nhận là tôi cần Đấng Khác để giải thoát  tôi khỏi “những ǵ là của tôi”, để những không ban cho tôi “những ǵ là của Ngài”. Điều này xẩy ra đặc biệt trong các bí tích Ḥa Giải và Thánh Thể. Nhờ tác động của Chúa Kitô, chúng ta tiến vào đức công chính “cao cả nhất” là đức công chính của t́nh yêu (cf Rm 13:8-10), đức công chính nhận thấy ḿnh nơi hết mọi trường hợp là một con nợ hơn là chủ nợ, v́ nó đă lănh nhận hơn là những ǵ hằng được mong muốn. Được kiên cường bởi chính cảm nghiệm ấy, Kitô hữu được tác động góp phần vào việc kiến tạo nên những xă hội công chính, nơi tất cả mọi người đều được lănh nhận những ǵ cần thiết để sống theo phẩm vị hợp với con người và là nơi công chính được t́nh yêu làm vươn lên.

 

Anh chị em thân mến, Mùa Chay đạt đến tột đỉnh nơi Tuần Tam Nhật Vượt Qua, trong đó, năm nay, chúng ta cũng sẽ cử hành đức công chính thần linh – tầm vóc viên trọn của đức ái, tặng ân, ơn cứu độ. Chớ ǵ mùa thống hối này đối với hết mọi Kitô hữu là một thời điểm hoán cải thực sự và gia tăng kiến thức về mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng đă đến để hoàn toàn hết mọi công chính. Với những cảm thức ấy, tôi thân ái ban Phép Lành Ṭa Thánh của tôi cho tất cả anh chị em.

 

Tại Vatican ngày 30/10/2009

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/lent/documents/hf_ben-xvi_mes_20091030_lent-2010_en.html