“Lạy Thày Nhân Lành, Tôi Phải Làm Ǵ Để Được Hưởng Sự Sống Đời Đời?”

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Sứ Điệp thường niên cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới thứ XXV, Chúa Nhật Lễ Lá 28/3/2010

 

 

Các Bạn thân mến,

 

Năm nay chúng ta mừng kỷ niệm 25 năm Ngày Giới Trẻ Thế Giới được thiết lập, theo ước muốn của Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II, như là một cuộc gặp gỡ hằng năm của giới trẻ tin tưởng trên khắp thế giới. Cuộc gặp gỡ này là một sáng kiến linh nghiệm đă sinh dồi dào hoa trái, giúp cho các thế hệ mới Kitô hữu qui tụ lại với nhau để lắng nghe Lời Chúa, để khám phá ra vẻ đẹp của Giáo Hội và để sống những cảm nghiệm đức tin đă từng dẫn nhiều người đến chỗ hoàn toàn hiến ḿnh cho Chúa Kitô.

 

Ngày Giới Trẻ lần thứ 25 này tiêu biểu cho một đoạn đường hướng về cuộc gặp gỡ Giới Trẻ Thế Giới tới đây, một cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra vào Tháng 8/2011 ở Maní (Tây Ban Nha), nơi tôi hy vọng có đông đảo các bạn sẽ đến sống biến cố hồng ân này.

 

Để dọn ḿnh cho cuộc cử hành ấy, tôi muốn gợi ư cho các bạn một số suy niệm về đề tài năm nay: “Lạy Thày Nhân Lành, Tôi Phải Làm Ǵ Để Được Hưởng Sự Sống Đời Đời?”(Mk 10:17), nói về đoạn Phúc Âm Chúa Giêsu gặp gỡ một người trẻ giấu có, một đề tài đă được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói đến vào năm 1985 trong một Bức Tông Thư tuyệt vời nhất, bức thư đầu tiên gửi cho giới trẻ.

 

1.         Chúa Giêsu Gặp Gỡ Một Con Người Trẻ

 

Phúc Âm Thánh Marcô thuật lại rằng: “Vừa lúc Chúa Giêsu lên đường th́ có một người chạy đến qú trước mặt Người mà hỏi Người rằng: ‘Lạy Thày nhân lành, tôi cần phải làm ǵ để được hưởng sự sống đời đời?’ Và Chúa Giêsu đă nói cùng anh ta rằng ‘Tại sao con lại gọi Thày là nhân lành? Ngoài một ḿnh Thiên Chúa ra, không có ai là nhân lành cả. Con biết các giới răn chứ: Chớ giết người, Chớ ngoại t́nh, Chớ trộm cắp, Chớ làm chứng dối, Chớ gian lận, Hăy tôn kính cha mẹ’

 

“Và anh ta thưa cùng Người rằng: ‘Thưa Thày, con đă tuân giữ tất cả những điều ấy từ khi c̣n nhỏ’. Chúa Giêsu tŕu mến nh́n anh ta mà nói cùng anh ta rằng: ‘Con chỉ c̣n thiếu một điều nữa thôi; đó là con hăy đi bán hết những ǵ con có, mang bố thí cho người nghèo để con có được kho báu trên trời; rồi hăy đến mà theo Thày’. Nghe thấy thế, tỏ mặt u sầu anh ta đă buồn bă bỏ đi; v́ anh ta có nhiều của cải sản vật” (Mk 10:17-22).

 

Tŕnh thuật này thực sự diễn tả cho thấy việc Chúa Giêsu rất chú ư tới tuổi trẻ, tới các bạn, tới những niềm mong đợi của các bạn, tới những hy vọng của các bạn, và cho thấy Người mong ước biết bao được gặp gỡ cá nhân các bạn và sẵn sàng đối thoại với từng người trong các bạn. Thật vậy, Chúa Kitô tạm ngưng cuộc hành tŕnh của ḿnh để đáp ứng vấn nạn của người đối thoại, khi cho thấy ḿnh hoàn toàn trở nên thuận lợi cho con người trẻ ấy, một người trẻ hết sức muốn nói với “vị Thày nhân lành”, để học từ Người cách thức làm sao để theo đuổi con đường sự sống. Với đoạn Phúc Âm này, Vị Tiền Nhiệm của tôi muốn kêu gọi từng người trong các bạn “hăy tăng tiến việc đối thoại của các bạn với Chúa Kitô – cuộc đối thoại có một tầm vóc trọng yếu và quan thiết đối với một con người trẻ” (Letter to Young People, No. 2).

 

2.         Chúa Giêsu Tŕu Mến Nh́n Anh Ta

 

Trong tŕnh thuật Phúc Âm này, Thánh Marcô nhấn mạnh đến cách thức “Chúa Giêsu tŕu mến nh́n anh ta” (Mk 10:21). Tâm điểm của chính cuộc hội ngộ đặc biệt này cũng như của tất cả mọi cảm nghiệm Kitô giáo ở nơi cái nh́n này của Chúa. Thật vậy, Kitô giáo chính yếu không phải là một thứ luân lư mà là cảm nghiệm về Chúa Giêsu Kitô, Đấng yêu thương cá nhân chúng ta, trẻ cũng như già, nghèo cũng như giầu; Người yêu thương chúng ta ngay cả khi chúng ta quay lưng trở mặt với Người.

 

Nhận định về cảnh tượng ấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nói thêm khi hướng về giới trẻ rằng: “Tôi hy vọng các bạn sẽ cảm nghiệm được cái nh́n ấy! Tôi hy vọng các bạn sẽ cảm thấy được sự thật mà Người là Chúa Kitô ưu ái giữ cho các bạn!” (Letter to Young People, No. 7). Một t́nh yêu, được bày tỏ trên thập tự giá một cách trọn vẹn và hoàn toàn như thế, một t́nh yêu khiến Thánh Phaolô ngỡ ngàng viết rằng: “Đấng đă yêu thương tôi và phú ḿnh cho tôi” (Gal 2:20). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại viết: “Cái nhận thức rằng Cha bao giờ cũng yêu thương chúng ta nơi Con của Ngài, rằng Chúa Kitô yêu thương hết mọi người và yêu luôn măi, trở thành một điểm nâng đỡ vững chắc cho tất cả cuộc sống nhân loại của chúng ta” (Letter to Young People , No. 7), và giúp chúng ta có thể thắng vượt tất cả mọi thử thách: khi chúng ta nhận thức được tất cả mọi tội lỗi của chúng ta, khi chúng ta khổ đau, lúc chúng ta chán nản.

 

Nguồn mạch của tất cả đời sống Kitô hữu và lư do chính yếu cho việc truyền bá phúc âm hóa ở nơi t́nh yêu này: Nếu chúng ta thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu, chúng ta không thể nào làm ǵ khác hơn ngoài việc làm chứng cho Người với những ai chưa trải qua cái nh́n của Người!

 

3.         Việc Khám Phá Dự Án Cuộc Đời

 

Nơi con người trẻ ở Phúc Âm này, chúng ta có thể nhận thấy một thân phận rất giống với thân phận của từng người trong các bạn. Các bạn cũng phong phú về phẩm chất, năng lực, ước mơ, hy vọng: Những nguồn mạch các bạn có được một cách dồi dào! Chính tuổi đời của các bạn tạo nên một thứ giầu thịnh, không phải chỉ cho các bạn mà c̣n cho những người khác, cho Giáo Hội và cho thế giới.

 

Con người trẻ này hỏi Chúa Giêsu rằng: “Tôi cần phải làm ǵ?” Đoạn đời các bạn đang sống là một thời điểm khám phá: về các tặng ân Thiên Chúa đă tuôn đổ xuống trên bạn cũng như về các thứ trách nhiệm của các bạn. Ngoài ra, nó c̣n là thời điểm thực hiện những chọn lựa chính yếu để xây dựng cuộc sống của các bạn. Bởi thế, nó là thời điểm để các bạn tự hỏi về ư nghĩa đích thực của việc hiện hữu và hỏi chính bản thân ḿnh rằng: “Tôi có thỏa măn với đời sống của tôi không? Phải chăng nó có một cái ǵ đó bị hụt hẫng?”

 

Như con người trẻ trong Phúc Âm, có lẽ các bạn cũng sống những trường hợp bất ổn, xáo trộn hay khổ đau, những ǵ dẫn các bạn tới chỗ ước muốn một đời sống không thường, và tự hỏi ḿnh rằng: Một đời sống thành đạt là ở chỗ nào? Tôi cần phải làm ǵ đây? Dự án cho cuộc sống của tôi như thế nào? Tôi cần phải làm ǵ để đời sống của tôi được có một giá trị trọn vẹn và đầy ư nghĩa?” (ibid. No 3)

  
Đừng sợ đặt ra những câu hỏi này! Chúng chẳng những không làm cho các bạn bị choáng váng mà c̣n bày tỏ những khát vọng lớn lao ở trong cơi ḷng của các bạn. Bởi thế chúng cần phải được lắng nghe. Chúng chờ đợi những câu trả lời không hời hợt nhưng có thể thỏa đáng những mong đợi đích thực về đời sống và hạnh phúc của các bạn.

 

Để khám phá ra dự án cuộc đời có thể mang lại cho các bạn trọn vẹn hạnh phúc, các bạn hăy lắng nghe Thiên Chúa, Đấng đă có một dự án yêu thương cho từng các bạn. Hăy tin tưởng hỏi Ngài: “Lạy Chúa, đâu là dự án của Chúa là Đấng Hóa Công và là Cha cho cuộc đời của con? Đâu là ư muốn của Chúa? Con muốn hoàn trọn ư muốn ấy”. Chắc chắn Ngài sẽ đáp lại. Các bạn đừng sợ câu trả lời của Ngài! “Thiên Chúa cao cả hơn ḷng của chúng ta và Ngài biết hết mọi sự” (1Jn 3:20).

 

4.         Hăy Đến Mà Theo Thày!

 
Chúa Giêsu đă mời gọi con người trẻ giầu có này tiến xa hơn cả những thỏa nguyện từ những mong đợi của anh ta và các dự án của anh ta, Người nói cùng anh ta rằng: “Hăy đến mà theo Thày!” Ơn gọi của Kitô hữu xuất phát từ một dự án yêu thương của Chúa, và có thể hiện thực chỉ nhờ việc đáp ứng t́nh yêu: “Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của ḿnh hăy toàn hiến đời sống của ḿnh, không tính toán theo nhân loại và lợi lộc trần gian, bằng một ḷng tin tưởng dứt khoát nơi Thiên Chúa. Các thánh đă chấp nhận lời mời gọi nỗ lực này, và bằng ḷng chân thành khiêm tốn đă bước theo Chúa Kitô tử giá và phục sinh. Sự hoàn thiện của các vị, theo lư lẽ đức tin có những lúc loài người không thể nào hiểu được, là ở chỗ không c̣n cho ḿnh làm tâm điểm, nhưng muốn theo Phúc Âm sống ngược lại với lối sống hiện tại” (Benedict XVI, Homily at Canonization Mass, L'Osservatore Romano, 12-13, October 2009, p. 6).

 

Theo gương bắt chước rất nhiều môn đệ của Chúa Kitô, cả các bạn nữa, các bạn thân mến, hăy hân hoan chấp nhận lời mời gọi theo Chúa này, lời mời gọi hăy sống một cách hăng hái và sinh hoa kết ttrái trên thế gian này. Thật vậy, với Phép Rửa, Người đang kêu gọi từng người hăy theo Người bằng các hành động cụ thể, hăy yêu mến Người trên hết mọi sự và hăy phục vụ Người trong anh chị em. Con người trẻ giầu có, tiếc thay, đă không chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu và đă buồn bă bỏ đi. Anh ta đă không có đủ can đảm trong việc dứt ḿnh khỏi những sản vật thể chất để có được sự thiện cao cả nhất Chúa Giêsu gợi lên cho anh ta.

 

Cái buồn bă của người trẻ giầu có trong Phúc Âm này là những ǵ xẩy ra trong tâm can của từng người khi họ không đủ can đảm theo Chúa Kitô, trong việc thực hiện một chọn lựa đúng đắn. Tuy nhiên, trong việc đáp ứng Người không bao giờ là quá muộn màng!

 

Chúa Giêsu không bao giờ ngừng hướng cái nh́n yêu thương của Người và kêu gọi trở thành những môn đệ của Người, thế nhưng Người đề ra cho một số người việc chọn lựa sâu xa hơn. Trong Năm Cho Linh Mục này, tôi muốn kêu gọi những em trai em gái hăy chuyên chú lắng nghe xem Chúa có mời gọi ḿnh sống tặng ân cao cả, nơi chức Linh Mục Thừa Tác, và làm cho ḿnh trở nên thuận lợi trong việc quảng đại và nhiệt thành chấp nhận dấu hiệu của ḷng yêu chuộng đặc biệt này, nhờ một vị linh mục hay linh hướng để bảo đảm được cách nhận thức cần thiết. Bởi vậy, hỡi các em trai em gái thân mến, đừng sợ nếu Chúa gọi các em sống đời tu sĩ, đan sĩ, truyền giáo hay một đời tận hiến đặc biệt: Người có thể ban niềm vui sâu xa cho những ai can đảm đáp ứng!

 

Ngoài ra, tôi mời gọi tất cả những ai cảm thấy ơn gọi hôn nhân hăy tin tưởng chấp nhận nó, dấn thân để đặt nền tảng vững chắc trong việc sống một t́nh yêu cao cả, trung thành và hướng về tặng ân sự sống, một tặng ân là sự phong phú và ân huệ cho xă hội cũng như cho Giáo Hội.

  

(tiếp)

 

5.                Hướng Về Sự Sống Đời Đời


”Tôi phải làm ǵ để được hưởng sự sống đời đời?” Vấn nạn này của con người trẻ trong Phúc Âm có vẻ xa xôi đối với những quan tâm của nhiều người trẻ hiện đại, v́, như vị tiền nhiệm của tôi nhận định, “chúng ta không phải là thế hệ có chân trời của cuộc sống hoàn toàn tràn đầy thế giới và tiến bộ trần thế hay sao?” (Letter to Young People, No. 5). Thế nhưng vấn nạn về “sự sống đời đời” bừng lên đặc biệt là trong những lúc đau đớn của cuộc sống, khi chúng ta bị mất đi một người thân thiết hay khi chúng ta cảm thấy bị thua bại.

 

Thế nhưng, “sự sống đời đời” được con người trẻ này nói tới là ǵ? Nó được Chúa Giêsu làm sáng tỏ khi Người, quay lại với các môn đệ của ḿnh mà khẳng định rằng: “Thày sẽ gặp lại các con và ḷng các con sẽ hân hoan, và không ai sẽ lấy mất đi được niềm vui của các con” (Jn 16:22). Đó là những lời cho thấy một dự án cao quí về niềm hạnh phúc vô tận, về niềm vui được tràn đầy t́nh yêu thần linh đến muôn đời.

 

Hăy tự hỏi ḿnh về cái tương lai cuối cùng đang đợi chờ mỗi người chúng ta là những ǵ mang lại trọn vẹn ư nghĩa cho cuộc sống, v́ nó hướng dự án cuộc đời về những chân trời không bị giới hạn và qua đi, nhưng phong phú và sâu đậm, khiến chúng ta yêu thương thế giới là nơi được chính Thiên Chúa rất yêu thương, để dấn thân giúp vào việc phát triển của nó, song lúc nào cũng tự do và hoan lạc xuất phát từ niềm tin tưởng và hy vọng. Chúng là những chân trời giúp chúng ta không tuyệt đối hóa các thực tại trần thế, khi thấy rằng Thiên Chúa sửa soạn cho chúng ta một viễn ảnh cao cả hơn, và cùng với Thánh Âu Quốc Tinh lập lại rằng: “Chúng ta cùng nhau mong muốn quê hương thiên đ́nh, chúng ta khao khát quê hương thiên đ́nh, chúng ta tự cảm thấy ḿnh là thành phần lữ hành dưới trần thế này” (Commentary on St. John's Gospel, Homily 35, 9). Gắn mắt vào sự sống đời đời, Chân Phước Pier Giorgio Frassati, vị qua đời vào năm 1925, lúc mới được 24 tuổi, đă nói: “Tôi muốn sống chứ không muốn chỉ nương theo mà thôi!” và trên một tấm ảnh về một con đường đi lên gửi cho một người bạn, ngài viết: “Hướng lên cao”, ám chỉ sự trọn lành Kitô giáo nhưng cũng cả sự sống đời đời nữa.

 

Giới trẻ thân mến, tôi xin các bạn đừng quên viễn ảnh này nơi dự án cuộc đời của các bạn: Chúng ta được kêu gọi sống vĩnh hằng. Thiên Chúa đă dựng nên chúng ta để muôn đời được ở với Ngài. Điều này sẽ giúp các bạn mang lại trọn vẹn ư nghĩa cho những chọn lựa của các bạn cũng như phẩm chất cho cuộc sống của các bạn.

 

6.         Các Giới Răn, Đường Lối Của T́nh Yêu Đích Thực

   
Chúa Giêsu nhắc nhở con người trẻ giầu có trong Phúc Âm về Thập Giới như là những điều kiện cần thiết để “được hưởng sự sống đời đời”. Chúng là những điểm qui chiếu thiết yếu để sống trong yêu thương, để rơ ràng phân biệt thiện ác và để xây dựng một dự án cuộc đời vững chắc và bền bỉ. Chúa Giêsu cũng hỏi các bạn rằng các bạn có biết đến các giới răn này hay chăng, các bạn có quan tâm uốn nắn lương tâm của các bạn theo lề luật thần linh này hay chăng và các bạn có mang lề luật thần linh này ra thực hành hay chăng.

 

Đó thực sự là những câu hỏi đi ngược lại với trào lưu của tâm thức ngày nay, một thứ tâm thức chủ trương tự do phi giá trị, luật lệ, các tiêu chuẩn khách quan và xúi giục loại trừ đi hết mọi giới hạn đối với các ước muốn của giây phút hiện tại. Thế nhưng thứ chủ trương này thay v́ dẫn đến tự do đích thực lại dẫn con người đến chỗ trở thành nô lệ cho chính bản thân ḿnh, cho chính những ước muốn tức thời của ḿnh, cho những thứ ngẫu tượng như quyền lực, tiền tài, khoái lạc buông thả và các thứ lôi cuốn của thế giới, khiến họ không thể nào theo tiếng gọi yêu thương chính gốc của ḿnh.

 

Thiên Chúa ban cho chúng ta các giới răn v́ Ngài muốn giáo dục chúng ta sống tự do đích thực, v́ Ngài muốn cùng chúng ta xây dựng một Vương Quốc của t́nh yêu, công lư và ḥa b́nh. Việc tuân theo các giới răn ấy và mang chúng ra thực hành không có nghĩa là bị xa lánh, nhưng t́m thấy con đường dẫn đến tự do và yêu thương thực sự, v́ những giới răn ấy không hạn chế hạnh phúc, nhưng giúp vào việc làm sao để t́m thấy nó. Khi bắt đầu đối thoại với con người trẻ giầu có ấy, Chúa Giêsu đă nhắc nhở anh ta rằng luật lệ được ban bố bởi Thiên Chúa là những ǵ thiện hảo, v́ “Thiên Chúa là Đấng thiện hảo”.

 

7.         Chúng Tôi Cần Các Bạn

   
Con người sống thân phận của tuổi trẻ cảm thấy ḿnh đối diện với nhiều vấn đề xuất phát từ nạn thất nghiệp, thiếu những điểm tựa lư tưởng vững chắc và những viễn ảnh cụ thể cho tương lai. Có những lúc người ta có cảm tưởng rằng ḿnh trở thành bất lực trước các cuộc khủng hoảng và phiêu bạt hiện nay. Bất chấp những khó khăn, các bạn đừng để ḿnh cảm thấy chán nản và đừng bỏ đi những mộng ước của ḿnh! Trái lại, hăy vun trồng nơi tâm can của ḿnh các ước muốn của t́nh huynh đệ, của công lư và ḥa b́nh. Tương lai ở trong tay các bạn, v́ những tặng ân và kho tàng được Chúa cất giấu trong cơi ḷng mỗi người các bạn, được khuôn đúc nhờ việc hội ngộ với Chúa Kitô, có thể mang lại niềm hy vọng đích thực cho thế giới! Chính niềm tin vào t́nh yêu của Ngài là những ǵ, khi làm các bạn trở nên mạnh mẽ và quảng đại, sẽ cống hiến cho các bạn ḷng can đảm để thanh thản thực hiện cuộc hành tŕnh đời sống và đảm nhận các trách nhiệm gia đ́nh và nghề nghiệp. Hăy dấn thân để xây dựng tương lai của các bạn bằng những khóa huấn luyện bản thân và học hỏi nghiêm chỉnh, để phục vụ công ích một cách đảm đang và quảng đại.  

 

Trong bức thông điệp “Yêu Thương Trong Sự Thật” của ḿnh về việc phát triển toàn vẹn con người, tôi đă liệt kê một số những thách đố hiện tại là những ǵ khẩn trương và thiết yếu cho đời sống của thế giới này, đó là việc sử dụng các nguồn lợi của trái đất và việc tôn trọng môi sinh, việc phân chia chính đáng các sản vật và việc kiểm soát guồng máy tài chính tiền tệ, t́nh đoàn kết với các xứ sở nghèo khổ trong phạm vi gia đ́nh nhân loại, cuộc chiến đấu chống lại t́nh trạng đói khổ trên thế giới, việc cổ vơ phẩm giá của lao công con người, việc phục vụ cho nền văn hóa sự sống, việc xây dựng ḥa b́nh giữa các dân tộc, việc đối thoại liên tôn, việc sử dụng tốt lành các phương tiện truyền thông xă hội.

 

Chúng là những thách đố các bạn được kêu gọi để đáp ứng trong việc xây dựng một thế giới công chính hơn và huynh đệ hơn. Chúng là những thách đố cần đến một dự án cuộc đời nhiều đ̣i hỏi và nhiệt t́nh, một dự án các bạn dồn tất cả những ǵ phong phú của ḿnh vào đó theo dự án Thiên Chúa giành cho từng người trong các bạn. Nó không phải là vấn đề thi hành những cử chỉ anh hùng hay phi thường, mà là tác hành bằng việc sử dụng hữu ích các tài năng và tiềm năng của ḿnh, dấn thân một cách tin tưởng và yêu thương cho việc liên lỉ tiến bộ.

 

Trong Năm Cho Linh Mục này, tôi mời gọi các bạn hăy làm quen với đời sống của các vị thánh, đặc biệt là đời sống của các vị linh mục thánh. Các bạn sẽ thấy rằng Thiên Chúa đă hướng dẫn các vị và các vị đă t́m thấy đường đi nước bước của ḿnh từ ngày này sang ngày khác, thực sự ở nơi đức tin, nơi đức cậy và nơi đức mến. Chúa Kitô kêu gọi mỗi người các bạn trong việc cùng Người dấn thân và lănh lấy các thứ trách nhiệm của ḿnh để xây dựng nền văn minh yêu thương. Nếu các bạn theo Lời của Người, con đường của các bạn cũng sẽ được soi sáng và sẽ dẫn các bạn đến những đích điểm cao cả, những đích điểm mang lại niềm vui và trọn vẹn ư nghĩa cho cuộc sống.

 

Chớ ǵ Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội, đồng hành với các bạn bằng việc bảo vệ của Mẹ. Tôi hứa sẽ nhớ cầu nguyện cho các bạn và hết sức mến thương chúc lành cho các bạn.

 

Tại Vatican ngày 22/2/2010

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/3/2010