“Chúng ta
được chữa lành bởi các thương tích của Người”
Đức Giáo
Hoàng Biển Đức XVI – Sứ Điệp cho Ngày Bệnh 11/2/2011
Anh chị em thân mến!
Hằng năm, vào dịp lễ nhớ Đức Trinh Nữ Lộ Đức là lễ được cử hành vào
ngày 11/2, Giáo Hội đề ra Ngày Thế Giới Bệnh Nhân. Như Đấng Đáng
Kính Gioan Phaolô II mong muốn, trường hợp này đang trở nên một cơ
hội thuận lợi để suy niệm về mầu nhiệm đau thương, nhất là để làm
cho các cộng đồng của chúng ta và xă hội dân sự nhậy cảm hơn với
những người anh chị em bệnh nạn của chúng ta. Nếu hết mọi người là
anh chị em của chúng ta, th́ càng là anh chị em của chúng ta hơn nữa
thành phần yếu kém, khổ đau và những ai cần được chăm sóc, và họ cần
phải được chúng ta ưu tiên chú tâm, nhờ đó không một ai trong họ cảm
thấy bị lăng quên hay loại trừ; thật vậy, “tầm vóc thật sự của nhân
loại được ấn định chính yếu nơi mối liên hệ với t́nh trạng khổ đau
cũng như với thành phần đau khổ. Điều này đúng đối với cả cá nhân
lẫn xă hội. Một xă hội không thể chấp nhận các phần tử khổ đau của
ḿnh và không thế giúp chia sẻ khổ đau của họ và chịu đựng nó một
cách sâu xa bằng ‘ḷng cảm thương’ là một xă hội tàn ác và phi nhân
bản”
("Spe Salvi," No. 38). Chớ ǵ những sáng kiến được các giáo phận địa
phương cổ vơ nhân dịp ngày này trở thành một thứ tác lực thực hiện
việc chăm sóc cho thành phần khổ đau một cách càng hiệu nghiệm hơn,
cũng như để hướng tới việc long trọng cử hành sẽ xẩy ra ở Đền Thánh
Mẫu Altotting Đức quốc.
1. Trong ḷng tôi vẫn c̣n nhớ giây phút trong cuộc viếng
thăm mục vụ của tôi ở Turin tôi đă có thể dừng bước để suy niệm và
nguyện cầu trước Tấm Khăn Niệm thánh, trước dung nhan khổ đau, một
dung nhan kêu mời chúng ta hăy suy niệm về Người là Đấng mặc lấy nỗi
khổ đau của hết mọi thế hệ và mọi nơi chốn, thậm chí cả những đau
khổ của chúng ta, những khó khăn của chúng ta, những tội lỗi của
chúng ta. Biết bao nhiêu là tín hữu qua gịng lịch sử đă bước qua
trước tấm khăn niệm mai táng ấy, tấm khăn bao phủ thân ḿnh của một
con người tử giá, tấm khăn tương ứng hết mọi sự với những ǵ được
các Phúc Âm truyền đạt về cuộc klhổ nạn và tử nạn của Chúa Giêsu!
Việc chiêm ngưỡng Người là một lời mời gọi suy nghĩ về những ǵ
Thánh Phêrô viết:
“Chúng ta được chữa lành bởi các thương tích của Người”
(1 Peter 2:24).
Con Thiên Chúa đă chịu khổ đau, Người đă chết, thế nhưng Người sống
lại, chính v́ thế mà những thương tích ấy đă trở nên dấu cứu chuộc
của chúng ta, cho ơn tha thứ cho chúng ta và việc chúng ta ḥa giải
với Chúa Cha; tuy nhiên, chúng c̣n là những ǵ thử thách đức tin của
các môn đệ và đức tin của chúng ta: hết mọi lần Cúa Kitô nói về cuộc
khổ nạn và tử nạn của ḿnh các vị đều không hiểu được, các vị phủ
nhận điều ấy, các vị chống lại điều ấy. Đối với các vị, cũng như đối
với chúng ta, đau khổ bao giờ cũng là những ǵ huyền nhiệm, khó có
thể chấp nhận và chịu đựng.
V́ những biến cố xẩy ra ở GiaLiêm trong những ngày ấy mà hai môn đệ
đi Emmaus bước đi bên nhau một cách buồn thảm, cho đến khi Đấng Phục
Sinh đồng hành với các vị th́ các vị mới hướng tới một nhăn quan mới
(cf. Luke 24:13-31). Thậm chí Tông Đồ Tôma đă bày tỏ cho thấy việc
khó tin tưởng vào đường lối khổ đau cứu chuộc: “Trừ phi tôi thấy
được dấu đinh nơi đôi tay của Người và đút ngón tay tôi vào các dấu
đinh và thọc bàn tay tôi vào cạnh sườn của Người, th́ tôi không tin”
(Jn 20:25).
Thế nhưng, trước nhan Chúa Kitô là Đấng tỏ cho thấy các vết thương
của Người, việc đáp ứng của ngài được biến thành lời tuyên xưng đức
tin đầy cảm kích: “Lạy Chúa con và lạy Thiên Chúa của con!” (Jn
20:28). Những ǵ mới đầu là một chướng ngại bất khả vượt qua, v́ nó
là dấu hiệu hiển nhiên thua bại của Chúa Giêsu, trở nên, nơi việc
gặp gỡ Đấng Phục Sinh, chứng cớ của t́nh yêu vinh thắng: “Chỉ có Vị
Thiên Chúa yêu thương chúng ta tới độ mang vào ḿnh các thương tích
của chúng ta và nỗi đớn đau của chúng ta, nhất là nỗi khổ đau vô
tội, mới đáng tin tưởng” (Urbi et Orbi Message, Easter 2007).
2. Các bệnh nhân và khổ nhân thân mến, chính nhờ những khổ
đau của Chúa Kitô chúng ta mới có thể thấy bằng đôi mắt hy vọng tất
cả mọi bệnh hoạn tật nguyền đang hành hạ nhân loại. Khi sống lại,
Chúa Kitô đă không cất đi khổ đau và sự dữ khỏi thế gian này, nhưng
Người đă chiến thắng chúng tận gốc rễ của chúng. Người đă chống lại
cái ngạo nghễ của Sự Dữ bằng T́nh Yêu toàn năng của Người. Như thế,
Người đă cho chúng ta thấy đường lối ḥa b́nh và niềm vui là T́nh
Yêu: “Như Thày đă yêu chúng con thế nào, các con cũng phải yêu nhau
như thế” (Jn 13:34). Chúa Kitô, Đấng chiến thắng chết chóc, đang
sống động và ở giữa chúng ta. Cùng với Thánh Tôma chúng ta tuyên
xưng “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”, chúng ta đồng thời
cũng theo Chúa trong việc sẵn sàng hy sinh đời sống của chúng ta cho
anh chị em của chúng ta (cf Jn 3:16), trở thành những sứ giả của một
niềm vui không sợ khổ đau, niềm vui của Phục Sinh.
Thánh Bênađô nói: “Thiên Chúa không thể chịu khổ, thế nhưng Ngài có
thể chịu khổ với”. Thiên Chúa, Đấng tự bản thân là Chân Lư và là
T́nh Yêu, đă muốn chịu khổ v́ chúng ta và với chúng ta; Ngài đă hóa
thân làm người để chịu khổ với con người, một cách thực hữu, nơi
huyết nhục. Bởi thế, Đấng chia sẻ khổ đau và chịu đựng đă nhập cuộc
với hết mọi khổ đau của loài người; Người cống hiến niềm an ủi nơi
tất cả mọi khổ đau, niềm an ủi của t́nh yêu Thiên Chúa tham phần,
một t́nh yêu làm hiện lên v́ tinh tú của niềm hy vọng (cf. "Spe
salvi," 39).
Tôi lập lại sứ điệp này cùng anh chị em, anh chị em thân mến, nhờ đó
anh chị em trở thành những nhân chứng qua nỗi khổ đau của anh chị
em, đời sống của anh chị em và đức tin của anh chị em.
3. Hướng tới cuộc gặp gỡ ở Maní vào Tháng 8/2011 cho Ngày
Giới Trẻ Thế Giới, tôi cũng muốn ngỏ cùng giới trẻ một tư tưởng đặc
biệt, nhất là đối với những ai đang sống cảm nghiệm của bệnh nạn.
B́nh thường th́ cuộc Khổ Nạn và Thập Giá của Chúa Giêsu là những ǵ
gây sợ hăi, v́ chúng dường như là những ǵ phủ nhận sự sống. Thật
ra, hoàn toàn ngược lại! Thập giá là việc Thiên Chúa “chấp nhận –
yes” đối với nhân loại, là việc bày tỏ tột độ và mănh liệt nhất của
t́nh Ngài yêu thương và là nguồn mạch tuôn chảy sự sống đời đời. Sự
sống thần linh này tuôn ra từ trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu.
Chỉ ḿnh Người mới có thể giải thoát thế giới khỏi sự dữ và làm cho
vương quốc công lư, b́nh an và yêu thương của Người phát triển,
vương quốc được tất cả chúng ta khao khát trông mong (cf.
Message for World Youth Day 2011, 3).
Giới trẻ thân mến, hăy học biết “nh́n xem” và “gặp gỡ” Chúa Giêsu
trong Thánh Thể, nơi Người hiện diện cho chúng ta một cách thực hữu,
cho đến độ làm cho ḿnh thành lương thực cho cuộc hành tŕnh, thế
nhưng hăy làm sao biết nhận ra Người và phục vụ Người trong cả những
người anh chị em của chúng ta nữa, thành phần nghèo khổ, bệnh nạn,
khổ đau và gặp khốn khó, thành phần cần đến sự giúp đỡ của các bạn
(cf. ibid., 4). Tôi lập lại cùng tất cả các bạn trẻ, bị bệnh hay
lành mạnh, lời mời gọi hăy kiến tạo nên những cây cầu nối yêu thương
và đoàn kết, nhờ đó không một ai cảm thấy bị lẻ loi cô độc, nhưng
gần gũi Thiên Chúa và thuộc về đạo gia đ́nh con cái của Ngài (cf.
General Audience, November 15, 2006).
4. Khi chiêm ngắm các thươn g tích của Chúa Giêsu, ánh
mắt của cúng ta hướng về Trái Tim cực thánh của Người là nơi t́nh
yêu của Thiên Chúa tỏ bày một cách cao cả. Thánh Tâm này là Chúa
Kitô tử giá, với cạnh sườn của Người bị mở ra bởi lưỡi đ̣ng làm cho
máu cùng nước chảy ra (cf. John 19:34), “dấu hiệu cho các bí
tích của Giáo Hội, để tất cả mọi người, được lôi kéo đến với Trái
Tim của Đấng Cứu Thế, được uống từ suối nguồn cứu độ vĩnh tồn
(Roman Missal, Preface for the Solemnity of the Most Sacred Heart of
Jesus). Các bệnh nhân thân mến, nhất là các bạn cần phải cảm thấy sự
gần gũi của Trái Tim đầy yêu thương này và kín múc từ nguồn mạch ấy
niềm tin tưởng và hân hoan, khi nguyện cầu rằng: “Hỡi nước từ cạnh
sườn Chúa Kitô, hăy tẩy rửa con. Hỡi Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, hăy
kiên cường con. Ôi Chúa Giêsu nhân lành, xin lắng nghe con. Xin hăy
cha giấu con trong các thương tích của Chúa” (Prayer of St. Ignatius
of Loyola).
5. Cuối sứ điệp này của tôi cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân tới
đây, tôi muốn bày tỏ ḷng cảm mến của tôi với mỗi và mọi người, cảm
thấy ḿnh là một tham dự viên vào những nỗi khổ đau và các niềm hy
vọng được anh chị em hằng ngày liên kết với Chúa Kitô tử giá và phục
sinh, để Người ban cho anh chị em an b́nh và chữa lành tâm can. Chớ
ǵ Trinh Nữ Maria cùng với Người trông nom anh chị em. Chúng ta tin
tưởng kêu cầu Mẹ dưới những tước hiệu Sinh Lực của Bệnh Nhân và Đấng
Ủi An của Kẻ Đau Đớn. Dưới chân cây thập giá đă hiện thực nơi Mẹ
lời tiên tri của tư tế Simeon: tâm can Mẫu Thân của Mẹ bị đâm thâu
(cf Lk 2:35). Từ đáy vực khổ đau của Mẹ, một tham phần vào khổ đau
của Con Mẹ, Mẹ Maria đă có thể chấp nhận sứ vụ mới, đó là trở nên Mẹ
của Chúa Kitô nơi các phần tử của Người. Trong giờ khắc của thập giá
Chúa Giêsu trao cho Mẹ tất cả mọi người môn đệ của ḿnh: “Này là con
Bà” (cf Jn 19:26-27). Ḷng cảm thương từ mẫu đối với Người Con
này trở thành ḷng cảm thương từ mẫu đối với từng người chúng ta nơi
các khổ đau hằng ngày của chúng ta (cf. Homily at Lourdes, Sept. 15,
2008).
…………..
Tại Vatican ngày 21/11/2010, Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 19/12/2010
(những chỗ
được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật
những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/sick/documents/hf_ben-xvi_mes_20101121_world-day-of-the-sick-2011_en.html