"Linh Mục và Thừa Tác Mục Vụ trong Một Thế Giới về Con Số: Các Tân Phương Tiện Truyền Thông Phục Vụ Lời Chúa"
 

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI

SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG LẦN 44 NGÀY 16/5/2010

 

 

 

Cùng Linh Mục và Thừa Tác Mục Vụ trong một Thế Giới về Con Số:

Các Tân Phương Tiện Truyền Thông Phục Vụ Lời Chúa.

Anh Chị Em thân mến,

 

 

Đề tài cho Ngày Thế Giới Truyền Thông năm nay – Linh Mục và Thừa Tác Mục Vụ trong Một Thế Giới về Con Số: Các Tân Phương Tiện Truyền Thông Phục Vụ Lời Chúa – có ư trùng hợp với việc Giáo Hội cử hành Năm Linh Mục. Đề tài này chú trọng tới lănh vực quan trọng và tinh tế của việc truyền thông theo chỉ số, một lănh vực các linh mục có thể khám phá ra những khả năng mới để thi hành thừa tác vụ của ḿnh đối với Lời Chúa và cho Lời Chúa. Cộng đồng Giáo Hội lúc nào cũng đă sử dụng các phương tiện truyền thông tân tiến để duy tŕ việc truyền đạt, việc tham gia với xă hội, và gia tăng việc phấn khởi đối thoại ở một tầm mứcc rộng lớn hơn. Tuy nhiên, việc gia tăng bừng lên gần đây và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn về xă hội của những phương tiện truyền thông này đang làm cho chúng càng trở nên quan trọng hơn nữa đối với một thừa tác vụ linh mục sinh hoa kết trái.

 

Tất cả mọi linh mục có nhiệm vụ chính yếu là rao giảng về Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể của Thiên Chúa, và việc truyền đạt ân sủng cứu độ của Người nơi các bí tích. Được qui tụ lại và được kêu gọi bởi Lời Chúa, Giáo Hội là dấu hiệu và là dụng cụ của mối hiệp thông được Thiên Chúa thiết lập với tất cả mọi dân tộc, và hết mọi linh mục được kêu gọi để xây dựng mối hiệp thông này, trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô. Phẩm giá cao cả và vẻ đẹp của sứ vụ linh mục, một sứ vụ đặc biệt đáp ứng với thách đố được Tông Đồ Phaolô đặt ra: “Thánh Kinh nói là ‘không ai tin tưởng Người mà bị hổ thẹn… hết mọi người kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu độ’. Thế nhưng làm sao họ có thể kêu cầu Người là Đấng họ không tin tưởng? Và làm sao họ có thể tin tưởng vào Đấng mà họ chưa được nói tới? Và làm sao họ có thể nghe mà lại không có ai rao giảng? Và làm sao con người có thể rao giảng nếu họ không được sai đi?” (Rm 10:11,13-15).

 

Để đáp ứng một cách thích đáng cái thách đố này giữa những biến đổi về văn hóa ngày nay, những ǵ làm cho giới trẻ nhậy cảm nhất, cần phải tham gia vào việc sử dụng những kỹ thuật truyền thông mới. Thế giới của việc truyền thông về con số này, với khả năng bày tỏ hầu như vô hạn của nó, làm cho chúng ta cảm nhận được hơn bao giờ hết lời than lên của Thánh Phaolô: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm” (1Cor 9:16). T́nh trạng thuận lợi gia tăng của các thứ kỹ thuật mới đ̣i hỏi trách nhiệm nhiều hơn nữa về phần những ai được kêu gọi loan báo Lời Chúa, thế nhưng nó cũng đ̣i buộc họ tỏ ra tập trung hơn, tác hiệu và thôi thúc hơn các nỗ lực của họ. Các vị linh mục đứng ở ngưỡng cửa của một tân kỷ nguyên: trong khi những thứ kỹ thuật mới đang tạo nên những h́nh thức sâu xa hơn về mối liên hệ vượt các thứ khoảng cách rộng lớn, th́ họ được kêu gọi đáp ứng về mục vụ bằng việc làm cho các phương tiện truyền thông trở thành hiệu nghiệm hơn bao giờ hết trong việc phục vụ Lời Chúa.

 

Việc lan tràn của các thứ truyền đạt đa phương tiện truyền thông cùng với “thực đơn đầy những chọn lựa” phong phú của nó làm cho chúng ta nghĩ chỉ cần có mặt trên mạng điện toán toàn cầu, hay thấy nó chỉ như là một khoảng không gian cần phải làm tṛn đầy. Tuy nhiên, các vị linh mục có lư để được trông mong hiện diện trong thế giới của những thứ truyền thông về Con Số như là thành phần chứng nhân trung thành với Phúc Âm, thi hành vai tṛ thích hợp của ḿnh như là thành phần lănh đạo của các cộng đồng đang càng ngày càng bày tỏ ḿnh ra bằng “những tiếng nói” khác nhau được cung cấp bởi thị trường về con số. Các vị linh mục bởi thế được thách đố loan truyền Phúc Âm bằng việc lợi dụng thế hệ cuối cùng của những nguồn thính thị (h́nh ảnh, videos, animated features, blogs, websites) là những ǵ, cùng với phương tiện theo truyền thống, có thể mở ra viễn cảnh mới về việc đối thoại, truyền bá phúc âm hóa và dạy giáo lư.

 

Khi sử dụng các thứ kỹ thuật truyền thông mới, các vị linh mục có thể dẫn con người ta đến với sự sống của Giáo Hội và giúp cho những người đương thời của chúng ta khám phá ra dung nhan của Chúa Kitô. Họ sẽ đạt được tối đa mục đích này nếu họ học biết, từ lúc họ được huấn luyện,  làm sao để ccsử dụng các thứ kỹ thuật này một cách thông thạo và thích đáng, những đường lối được h́nh thành bởi các minh thứcc thần học lành mạnh và phản ảnh một thứ linh đạo linh mục mạnh mẽ được bắt nguồn từ ccviệc liên tục đối thoại với Chúa. Tuy nhiên, các linh mục hiện diện trong thế giới của những thứ truyền thông về con số không được bớt chú trọng về kiến thức truyền thông của ḿnh hơn về tâm can linh mục của ḿnh, hơn việc họ kề cận với Chúa Kitô. Điều này chẳng những làm nổi lên việc vươn rộng về mục vụ của họ, mà c̣n cống hiến một ‘hồn sống’ cho cơ cấu của các thứ truyền thông làm nên một “Cái Mạng”.

 

(tiếp)

 

Việc chăm sóc yêu thương của Thiên Chúa đối với tất cả mọi dân tộc trong Chúa Kitô cần phải được thể hiện nơi thế giới về con số chẳng những như là một sự giả tạo của quá khứ, hay là một thứ lư thuyết được nghiên cứu, mà như là một cái ǵ đó cụ thể, hiện hữu và liên hệ. Việc hiện diện mục vụ của chúng ta trong thế giới ấy như thế cần phải giúp chứng tỏ cho thành phần đương thời của chúng ta, nhất là nhiều người trong thời đại của chúng ta đang trải qua t́nh trạng bất ổn và lầm lẫn, “rằng Thiên Chúa ở gần chúng ta; nơi Chúa Kitô tất cả chúng ta thuộc về nhau” (Benedict XVI, Address to the Roman Curia, 21 December 2009).

 

C̣n ai hơn vị linh mục, như là một con người của Thiên Chúa, có thể phát triển và mang ra thực hành, theo khả năng của ḿnh trong kỹ thuật về con số hiện nay, một thứ vươn trải về mục vụ có khả năng làm cho Thiên Chúa hiện diện một cách cụ thể trong thế giới ngày nay và tŕnh bày cho thấy sự khôn ngoan về tôn giáo của quá khứ như là một kho tàng có thể tác động các nỗ lực của chúng ta sống trong hiện tại một cách xứng đáng trong lúc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn? Những con người nam nữ tận hiến đang hoạt động với các phương tiện truyền thông có một trách nhiệm đặc biệt đối với vấn đề mở cửa ra cho cnhững h́nh thức mới của việc hội ngộ, đối với việc bảo tŕ phẩm chất của mối giao liên của con người, và đối với việc chứng tỏ cho thấy mối quan tâm cho các cá nhân cũng như các nhu cầu thiêng liêng chân thực của họ. Nhờ đó họ mới có thể giúp cho con người nam nữ của thời đại về con số chúng ta đây cảm thấy sự hiện diện của Chúa, gia tăng niềm trông đợi và hy vọng, và lôi kéo tới gần Lời Chúa là những ǵ ban ơn cứu độ và giúp vào việc phát triển toàn diện con người. Có thế, Lời Chúa mới vượt qua nhiều giao lộ được tạo nên bởi sự giao liên của tất cả mọi “xa lộ” khác nhau làm nên “không gian máy vi tính”, và tỏ ra rằng Thiên Chúa có chỗ của ḿnh đàng hoàng ở hết mọi thời đại, bao gồm cả thời đại của chúng ta. Nhờ những phương tiện truyền thông mới, Chúa có thể bước đi trên những con đường của các thành phố chúng ta, và dừng lại trước ngưỡng cửa của các ngôi nhà chúng ta và tâm can của chúng ta, lên tiếng một lần nữa rằng: “Này đây, Ta đứng ở trước cửa mà gơ. Nếu ai nghe thấy tiếng Ta mà ra mở cửa th́ Ta sẽ vào nhà của họ mà dùng bữa với họ, và họ dùng bữa với Ta” (Rev 3:20).

 

Trong Sứ Điệp của tôi năm ngoái, tôi đă phấn khích các vị lănh đạo trong thế giới của các thứ truyền thông hăy cổ vơ một thứ văn hóa của ḷng tôn trọng đối với phẩm giá và giá trị của con người. Đó là một trong những cách thức Giáo Hội được kêu gọi để thi hành “việc phục vụ văn hóa” ở “châu lục về con số” ngày nay. Với Phúc Âm trong tay của chúng ta, và trong ḷng của cúng ta, chúng ta cần phải tái khẳng định nhu cầu cần tiếp tục những đường lối sửa soạn dẫn đến Lời Chúa, trong khi đồng thời cũng liên lỉ chú trọng tới những ai tiếp tục t́m kiếm; thật vậy, chúng ta cần phải khuyến khích việc t́m kiếm của họ như là bước đầu tiên của việc truyền bá phúc âm hóa. Một thứ hiện diện về mục vụ trong thế giới của các thứ truyền thông về con số, chính là v́ nó mang chúng ta tới chỗ liên hệ với thành phần theo các tôn giáo khác, thành phần vô tín ngưỡng và thành phần thuộc hết mọi nền văn hóa, đ̣i phải có tính cách nhậy cảm đối với những ai không tin tưởng, với thành phần thất vọng chán chường và những ai có một ước muốn sâu xa đối với sự thật vững bền và tuyệt đối thể. Như Tiên Tri Isaia đă thấy một ngôi nhà cầu nguyện cho tất cả mọi dân tộc (cf 56:7), làm sao chúng ta lại không thấy được cái mạng cống hiến một khoảng không gian – như “Công Đường của Dân Ngoại” ở Đền Thờ Giêrusalem – cho những ai chưa biết đến Thiên Chúa?

 

Việc phát triển của các thứ kỹ thuật mới và thế giới lớn rộng hơn về con số tiêu biểu cho một nguồn mạch lớn lao cho chung nhân loại và cho hết mọi cá nhân, và nó có thể tác hành như là một kích tố gặp gỡ và đối thoại. Thế nhưng, việc phát triển này cũng cho thấy một cơ hội lớn lao cho các thành phần tín hữu. Không thể và không được đóng cửa với những ai, nhân danh Chúa Kitô phục sinh, quyết tâm đến gần với những người khác. Đặc biệt là cho các linh mục, các phương tiện truyền thông mới cống hiến những khả năng mục vụ mới mẻ hơn bao giờ hết và trải dài vươn rộng hơn bao giờ hết, khuyến khích họ hiện thực tính chất phổ quát của sứ vụ Giáo Hội, xây dựng một mối thân thiết rộng lớn và thực sự, và chứng thực trong thế giới ngày nay cho một sự sống mới xuất phát từ việc nghe Phúc Âm Chúa Giêsu, Người Con hằng hữu đă đến giữa chúng ta v́ phần rỗi của chúng ta. Các linh mục đồng thời cũng phải luôn nhớ rằng hoa trái tối hậu nơi thừa tác vụ của các vị xuất phát từ chính Chúa Kitô, Đấng được gặp gỡ và lắng nghe trong nguyện cầu; Đấng được loan báo bằng việc giảng dạy và chứng từ sống động; và là Đấng được nhận biết và yêu mến cùng cử hành nơi các bí tích, nhất là Thánh Thể và Ḥa Giải.

 

Bởi thế, cùng anh em linh mục thân yêu của tôi, tôi lập lại lời mời gọi hăy làm cho việc sử dụng tinh khôn những khả năng đặc biệt được các thứ truyền thông tân tiến cống hiến cho. Xin Chúa làm cho tất cả anh em trở thành những con người nhiệt thành rao giảng Phúc Âm trong một “agorà” mới là các phương tiện truyền thông hiện đại đang rộng mở.

 

Với ḷng tin tưởng ấy, tôi xin Mẹ Thiên Chúa cùng Cha Sở Thánh Họ A che chở anh em, và với ḷng quí mến tôi ban Phép Lành Ṭa Thánh của tôi cho mỗi người trong anh em.

 

Tại Vatican ngày 24/1/2010, Lễ Thánh Phanxicô Salêsiô

 

Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/1/2010