“Việc Kiến Tạo Mối Hiệp Thông Giáo Hội là Then Chốt cho Sứ Vụ Truyền Giáo”

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI

S Đip cho Ngày Chúa Nht Thế Gii Truyn Giáo 2010 trong Tháng 10

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Tháng Mưới, qua việc cử hành Ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới, cống hiến cho các cộng đồng giáo phận và giáo xứ, các hội ḍng sống đời tận hiến, các phong trào trong giáo hội cùng toàn thể Dân Chúa một cơ hội để canh tân việc dấn thân loan truyền Phúc Âm cũng như để mang lại cho các hoạt động mục vụ viễn tượng truyền giáo lớn lao hơn. Biến cố này của năm nay đây kêu gọi chúng ta thiết tha sống những tiến tŕnh về phụng vụ và giáo lư, bác ái và văn hóa, là những ǵ nhờ đó Chúa Giêsu triệu tập chúng ta lại với bàn tiệc lời Người và Thánh Thể, để nếm hưởng tặng ân hiện diện của Người, để được huấn luyện ở học đường của Người và để sống liên kết Người là thày và là Chúa của chúng ta cách chặt chẽ hơn. Chhính Người đă nói với chúng ta rằng: “Ai yêu mến Thày sẽ được Cha Thày yêu mến, và Thày sẽ yêu họ và tỏ ḿnh ra cho họ” (Jn 14:21). Chỉ nhờ cuộc gặp gỡ với T́nh Yêu Thiên Chúa làm thay đổi cuộc đời này chúng ta mới có thể sống hiệp thông với Người và với nhau, và cống hiến cho anh chị em chúng ta một chứng tử khả tín cho thấy niềm hy vọng trong ḷng chúng ta (1Pt 3:15). Một đức tin trưởng thành, có khả năng hoàn toàn phó ḿnh cho Thiên Chúa bằng một thái độ con thơ được nuôi dưỡng bằng nguyện cầu, suy niệm lời Chúa và học hỏi sự thật của đức tin, là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển một nền nhân bản mới theo Phúc Âm của Chúa Giêsu.

 

Ngoài ra, ở nhiều xứ sở, các hoạt động khác nhau của giáo hội được tái diễn trong Tháng Mưới, sau cuộc nghỉ hè, và Giáo Hội mời goị chúng ta học nơi Mẹ Maria, bằng việc cầu kinh Mân Côi, chiêm ngưỡng dự án yêu thương của Chúa Cha đối với nhân loại, yêu thương nhân loại như Ngài yêu thương nhân loại. Đó cũng không phải là ư nghĩa của việc truyền giáo hay sao? Thật vậy, Chúa Cha kêu gọi chúng ta trở nên con cái của Ngài, thành phần được Ngài yêu thương nơi Con yêu dấu của Ngài, và kêu gọi chúng ta hăy nh́n nhận rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em trong Người, Đấng là tặng ân cứu độ cho loài người bị phân rẽ bởi bất ḥa và tội lỗi, và là Đấng mạc khải cho thấy chân dung của Vị Thiên Chúa “đă yêu thế gian đến độ đă ban Con ḿnh, để ai tin vào Người sẽ không phải chết nhưng được sự sống đời đời” (Jn 3:16).

 

“Chúng tôi muốn được gặp Đức Giêsu” (Jn 12:21) là lời yêu cầu trong Phúc Âm Thánh Gioan được một số người Hy Lạp đến Gia Liêm trong cuộc hành hương mừng lễ vượt qua, ngỏ cùng Tông Đồ Philiphê. Nó cũng là những ǵ âm vang trong tâm hồn chúng ta trong tháng 10 này, những lời nhắc nhở chúng ta rằng việc dấn thân cho và công việc của vấn đề loan truyền Phúc Âm là nhiệm vụ của toàn thể Giáo Hội, “bởi chính bản t́nh truyền giáo của ḿnh” (Ad Gentes, n. 2), và kêu gọi chúng ta hăy trở thành những nhà quán quân cho tính chất mới mẻ của sự sống được tạo nên bởi những mối liên hệ đích thực xuất phát từ Phúc Âm. Trong một xă hội đa chủng đang trải qua những h́nh thức gia tăng đáng lo ngại về sự lẻ loi cô độc và dửng dưng lạnh lùng, Kitô hữu cần phải biết cống hiến những dấu hiệu của niềm hy vọng và trở thành những người anh em chung, vun trồng những lư tưởng cao cả có thể làm biến đổi lịch sử, và cần phải nỗ lực để làm cho trái đất này thành ngôi nhà cho tất cả mọi dân tộc mà không bị rơi vào t́nh trạng ảo tưởng sai lạc hay những hăi sợ vô ích.

 

Như các người hành hương Hy Lạp của hai ngàn năm trước, cả dân chúng trong thời đại chúng ta nữa, thậm chí có lẽ không được họ biết tới, cũng xin các tín hữu chẳng những “nói” về Chúa Giêsu mà c̣n “cho thấy Chúa Giêsu”, làm cho dung nhan của Đấng Cứu Chuộc chiếu tỏa ở khắp mọi nơi trên trái đất này trước các thế hệ của ngàn năm mới, nhất là trước giới trẻ của hết mọi lục địa, thành phần đặc biệt được Phúc Âm nhắm tới. Họ cần phải nhận thấy rằng Kitô hữu mang lời của Chúa Kitô v́ Người là sự thật, v́ họ đă thấy ở nơi Người ư nghĩa và sự thật cho đời sống của họ.

 

Những suy xét này liên quan tới lệnh truyền giáo mà tất cả mọi người lănh nhận phép rửa và toàn thể Giáo Hội đă lănh nhận nhưng là một lệnh truyền không thể nào hoàn trọn nếu thiếu vắng một cuộc hoán cải bản thân, cộng đồng và mục vụ. Thật vậy, ư thức về ơn gọi loan báo Phúc Âm chẳng những phấn khích hết mọi phần tử cá nhân trong thành phần tín hữu mà c̣n tất cả mọi cộng đồng giáo phận và giáo xứ trong việc hội nhập vấn đề canh tân và cởi mở hơn nữa cho viêc hợp tác truyền giáo giữa các Giáo Hội, trong việc phát động vấn đề loan truyền Phúc Âm nơi tâm can của hết mọi người, của hết mọi dân tộc, văn hóa, chủng tộc và quốc tịch ở khắp mọi nơi. Ư thức này được nuôi dưỡng nhờ hoạt động của các vị linh mục Fedei Donum, của thành phần sống đời tận hiến, của các giáo lư viên và của các thừa sai giáo dân trong nỗ lực liên tục phấn khích mối hiệp thông giáo hội để nhờ đó cho dù hiện tượng “liên văn hóa tính” cũng được hội nhập thành một mẫu thức của mối hiệp nhất, trong đó Phúc Âm là men của tự do và của tiến bộ, là mạch nguồn của t́nh nghĩa anh chị em, của ḷng khiêm nhượng và của ḥa b́nh (cf. Ad gentes, n. 8). Giáo Hội thực sự “theo bản tính bí tích là dấu hiệu và là dụng cụ của mối hiệp thông với Thiên Chúa và sự hiệp nhất giữa tất cả loài người” (Lumen gentium, n. 1).

 

Mối hiệp thông của Giáo Hội được xuất phát từ cuộc gặp gỡ Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng nhờ việc loan báo của Giáo Hội vươn tới nhân loại và kiến tạo mối thân nghĩa với bản thân ḿnh và v́ thế với cả Chúa Cha và Chúa Thánh Thần (cf 1Jn 1:3). Chúa Kitô thiết lập mối liên hệ mới này giữa con người và Thiên Chúa. “Người tỏ cho chúng ta thấy rằng ‘Thiên Chúa là t́nh yêu’ (1Jn 4:8) và đồng thời dạy cho chúng ta biết rằng lề luật căn bản của sự trọn lành loài người, nhờ đó cũng là lề luật của việc biến đổi thế giới, đó là giới răn mới về yêu thong. Người bảo đảm với những ai tin tưởng vào đức ái của Thiên Chúa là đường lối yêu thương được mở ra cho tất cả mọi người và nỗ lực thiết lập mối t́nh yêu thương huynh đệ này sẽ không bị luống công vô ích” (Gaudium et spes, n. 38).

 

Giáo Hội trở thành “mối hiệp thông” nơi Biù Tích Thánh Thể là nơi Chúa Giêsu, Đấng hiện diện trong bánh và rượu bằng hiến tế yêu thương, xây dựng Giáo Hội là Thân Ḿnh của Người, liên kết chúng ta với Thiên Chúa Ba Ngôi và với nhau (cf. 1 Cor 10: 16ff.). Trong Tông Huấn Bí Tích Yêu Thương Sacramentum caritatis tôi đă viết rằng: “T́nh yêu chúng ta đang cử hành trong bí tích này không phải là một cái ǵ đó chúng ta có thể giữ lấy cho bản thân ḿnh. Theo chính bản tính của ḿnh, nó đ̣i phải chia sẻ với hết mọi người. Những ǵ thế giới đang cần đó là t́nh yêu Thiên Chúa; nó cần gặp gỡ Chúa Kitô và tin tưởng nơi Người” (n. 84). V́ lư do này mà Thánh Thể chẳng những là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống Giáo Hội mà c̣n là sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội nữa: “Một Giáo Hội đích thực thánh thể là một Giáo Hội truyền giáo” (ibid.), một Giáo Hội có thể mang tất cả mọi người vào mối hiệp thông với Thiên Chúa, khi loan truyền một cách xác tín rằng “những ǵ chúng tôi đă thấy và đă nghe th́ chúng tôi cũng loan báo cho anh chị em, để anh chị em cũng được hiệp thông với cúng tôi” (1Jn 1:3).

 

Các bạn thân mến, vào Chúa Nhật Truyền Giáo này, ngày chúng ta hướng mắt tâm linh về những khoảng mênh mông truyền giáo, tất cả chúng ta hăy trở thành những nhân vật chính của việcv Giáo Hội dấn thân loan truyền Phúc Âm. Động lực truyền giáo bao giờ cũng là dấu hiệu sinh động đối với các Giáo Hội của chúng ta (cf. Encyclical Letter, Redemptoris missio, n. 2), bằng việc họ hợp tác cũng như bằng chứng từ đặc thù của ḿnh, bằng t́nh huynh đệ và đoàn kết là những ǵ mang lại uy tín cho người loan tin vui của một T́nh Yêu cứu độ!

 

Bởi thế tôi muốn lập lại cùng hết mọi người lời mời gọi hăy nguyện cầu, và bất chấp những khó khăn về tài chính, hăy cống hiến việc trợ giúp về t́nh huynh đệ và cụ thể để nâng đỡ các Giáo Hội trẻ trung. Tác động yêu thương và chia sẻ này, một tác động do việc phục vụ quí báu của Các Hội Truyền Giáo của Ṭa Thánh tôi muốn ngỏ ḷng biết ơn có tránh nhiệm phân phối, sẽ hỗ trợ việc huấn  luyện các linh mục, chủng sinh và giáo lư viên ở những miền đất xa xôi nhất và sẽ phấn khích các cộng đồng giáo hội trẻ.

 

Ở cuối Sứ Điệp hằng năm cho Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới này, tôi muốn bày tỏ ḷng cảm mến đặc biệt đến các vị thừa sai, thành phần làm chứng cho việc trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa ở những nơi xa xôi và khó khăn nhất, thường bằng mạng sống của họ. Hết mọi tín hữu cống hiến t́nh thân hữu, mối liên kết và sự nâng đỡ đối với các vị tiền phong của việc loan truyền Phúc Âm. Xin Thiên Chúa là Đấng yêu thương những ai hân hoan ban tặng (cf 2Cor 9:7) làm cho họ tràn nay hồng phúc thiêng liêng và niềm vui đậm đà.

 

Như với tiếng “Xin Vâng” của Mẹ Maria, hết mọi việc quảng đại đáp ứng của cộng đồng giáo hội với lời mời gọi Thần Linh để yêu thương anh chị em của chúng ta, sẽ làm bừng lên một vai tṛ mẫu thân Tông Đồ và giáo hội (cf Gal 4:4,19,26), khiến chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng trước mầu nhiệm của Vị Thiên Chúa của t́nh yêu, Đấng “vào thời điểm viên trọn… đă sai Con ḿnh, sinh hạ bởi một người nữ” (Gal 4:4) để cống hiến đức tin và ḷng kiên cường cho các tân Tông Đồ. Một đáp ứng như vậy sẽ làm cho hết mọi người có khả năng “hân hoan trong hy vọng” (Rm 12:12) bằng việc nhận biết dự án của Thiên Chúa, Đấng muốn rằng toàn thể loài người h́nh thành nên một dân tộc duy nhất của Thiên Chúa, được liên kết nơi thân ḿnh duy nhất của Chúa Kitô, và được thiết lập thành một đền thờ của Chúa Thánh Thần” (Ad gentes, n. 7).

 

Tại Vatican ngày 6/2/2010

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/missions/documents/hf_ben-xvi_mes_20100206_world-mission-day-2010_en.html