«Được vun trồng và xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô,

anh em hăy vững mạnh tin tưởng» (cf Col 2:7)

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Sứ Điệp thường niên cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới thứ XXVI 2011

 

 

Các Bạn thân mến,

 

Tôi thường nghĩ về Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney năm 2008. Ở đó, chúng ta cảm thấy được một đại lễ hội đức tin, trong đó Thần Linh Thiên Chúa chủ động làm việc, xây dựng mối hiệp thông sâu xa nơi các thành phần tham dự viên từ khắp thế giới tuốn về. Cuộc qui tụ ấy, như những cuộc qui tụ vào các dịp trước đó, đă mang lại phong phú hoa trái nơi đời sống của nhiều giới trẻ cũng như nơi đời sống của toàn thể Giáo Hội. Giờ đây chúng ta hướng tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới tiếp kế, được tổ chức ở Ma Ní vào Tháng 8/2011. Vào hồi năm 1989, mấy tháng trước cuộc sụp đổ lịch sử của Bức Tường Bá Linh, cuộc hành tŕnh này của giới trẻ đă được dừng chân lại ở Tây Ban Nha, tại Santiago de Compostela. Đến nay, ở vào thời điểm Âu Châu đang rất cần tái nhận thức về căn tính Kitô giáo của ḿnh, cuộc gặp gỡ của chúng ta sẽ diễn ra với đề tài là : «Được vun trồng và xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô, anh chị em hăy vững mạnh tin tưởng» (cf Col 2:7). Tôi khuyến khích các bạn hăy tham dự vào biến cố này, một biến cố rất quan trọng cho Giáo Hội ở Âu Châu cũng như cho Giáo Hội hoàn vũ. Tôi xin tất cả giới trẻ – những ai thông phần với niềm tin tưởng của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô, cũng như những ai  đang cảm thấy bị chao đảo hay bất định, hoặc những ai không tin tưởng Người – hăy chia sẻ cảm nghiệm có thể trở thành quyết liệt cho đời sống của ḿnh. Nó là một cảm nghiệm về Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă sống lại và sống động, cũng như về t́nh yêu của Người đối với từng người chúng ta.  

 

1-         Nơi Nguồn Mạch của Những Khát Vọng Sâu Xa Nhất của Các Bạn

 

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, bao gồm cả giai đoạn của chúng ta đây, nhiều giới trẻ cảm thấy một ước muốn sâu xa đối với những liên hệ riêng tư có tính chất của sự thật và của t́nh đoàn kết. Nhiều người trong họ ước mong xây dựng những mối thân t́nh đích thực, cảm nếm được t́nh yêu chân chất, bắt đầu một gia đ́nh bền bỉ kết liên, đạt được tầm viên trọn bản thân cùng với t́nh trạng thực sự an ninh, tất cả những ǵ là bảo đảm cho một tương lai an lành và hạnh phúc. Nghĩ về tuổi trẻ của ḿnh, tôi nhận ra rằng những ǵ là ổn định và an ninh không phải là những vấn đề làm cho giới trẻ bận tâm nhất. Đúng đấy, vấn đề quan trọng ở đây là có được công ăn việc làm, nhờ đó có chỗ đứng vững chắc, nhưng những tháng ngày tuổi trẻ của chúng ta cũng là một thời gian chúng ta t́m kiếm để đạt được những ǵ tuyệt nhất trên đời. Khi tôi nghĩ về thời gian đó, tôi nhớ nhất là chúng ta không thỏa măn với một cuộc sống vừa phải b́nh thường. Chúng ta muốn một cái ǵ đó vĩ đại cao cả, một cái ǵ đó mới mẻ lạ lùng. Chúng ta muốn khám phá ra chính sự sống với tất cả những ǵ là cao sang và mỹ lệ của nó. Tất nhiên, một phần của những điều ấy tùy theo thời điểm chúng ta đang sống. Trong thời độc tài của chế độ Nazi và chiến tranh, có thể nói chúng tôi bị «vây hăm» bởi một thứ cấu trúc của quyền lực thống trị. Bởi thế chúng tôi muốn làm sao để có thể vượt thoát, có thể cảm nghiệm được tất cả những ǵ là tiềm năng khả thể của con người. Tôi nghĩ rằng, ở một mức độ nào đó, cái thôi thúc muốn phá vỡ những ǵ là b́nh thường vốn hiện hữu nơi hết mọi thế hệ. Một phần của con người trẻ đó là ước muốn một cái ǵ đó vượt ra ngoài cuộc sống thường nhật và một thứ công ăn việc làm bảo đảm, một mong ước về những ǵ thực sự là lớn lao vĩ đại đích thật. Phải chăng điều này chỉ là một thứ mộng mơ trống rỗng sẽ phôi phai đi khi chúng ta trở thành già giặn hơn? Không! Những con người nam nữ đă được dựng nên cho một cái ǵ cao cả, cho những ǵ là vô cùng bất tận. Không có một cái ǵ là đủ hết. Thánh Au Quốc Tinh (Augustinô) đă có lư khi nói rằng «cơi ḷng của chúng con khắn khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa». Ước vọng có được một đời sống ư nghĩa hơn là một dấu hiệu cho thấy rằng Thiên Chúa đă dựng nên chúng ta và chúng ta mang «dấu ấn» của Ngài. Thiên Chúa là sự sống, và đó là lư do tại sao hết mọi thụ tạo đều vươn tới sự sống. V́ nhân loại được dựng nên theo h́nh ảnh của Thiên Chúa, mà chúng ta vươn tới sự sống một cách chuyên biệt và đặc biệt. Chúng ta vươn tới t́nh yêu, niềm vui và an b́nh. Bởi thế mà chúng ta thấy thật là ngu xuẩn biết bao cho ư nghĩ rằng chúng ta có thể thực sự sống khi loại trừ Thiên Chúa đi! Thiên Chúa là nguồn mạch của sự sống. Tẩy chay Thiên Chúa là tách ḿnh ra khỏi nguồn mạch này, và không thể nào tránh khỏi t́nh trạng chúng ta bị hụt hẫng nơi những ǵ là viên trọn và niềm vui: «không có Đấng Hóa Công, tạo vật hóa thành hư không» (Second Vatican Council, Gaudium et Spes, 36). Ở một số phần đất trên thế giới này, đặc biệt là ở Tây phương, văn hóa ngày nay có khuynh hướng loại trừ Thiên Chúa, và coi đức tin là một vấn đề thuần cá nhân không liên quan ǵ tới đời sống của xă hội. Cho dù cục bộ của các thứ giá trị chống đỡ xă hội xuất phát từ Phúc Âm – những thứ giá trị như ư nghĩa về phẩm giá của con người, về t́nh đoàn kết, về việc làm và về gia đ́nh – chúng ta thấy đang xẩy ra một thứ «nhật thực về Thiên Chúa», một thứ lăng quên mà cho dù không phải là một thứ loại trừ Kitô giáo dầu sao cũng là việc chối bỏ phủ nhận kho tàng đức tin của chúng ta, một chối bỏ dẫn đến t́nh trạng đánh mất đi căn tính sâu xa nhất của chúng ta.    

 

Các bạn thân mến, đó là lư do tôi khuyến khích các bạn hăy kiên cường niềm tin của các bạn nơi Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Các bạn là tương lai của xă hội và của Giáo Hội ! Như Thánh Tông Đồ Phaolô viết cho các Kitô hữu thành Côlôsê, các bạn cần phải có những gốc rễ, phải có một nền tảng vững chắc! Điều này đặc biệt đúng vào lúc này đây. Nhiều người không có những điểm tựa vững vàng để xây dựng cuộc sống của ḿnh, và v́ thế họ đă tiến đến chỗ hết sức bất an. Một thứ tâm thức tương đối đang gia tăng, một tâm thức chủ trương rằng hết mọi sự đều có giá trị như nhau, không có vấn đề sự thật và những điểm qui chiếu tuyệt đối. Thế nhưng, cách thức suy nghĩ này không dẫn đến một thứ tự do đích thực mà là những ǵ bấp bênh, hỗn loạn và mù quáng theo những thích thú nhất thời. Là thành phần trẻ, các bạn được quyền nhận được từ các thế hệ đi trước những điểm tựa vững chắc để giúp các bạn thực hiện những chọn lựa và dựng xây cuộc sống của các bạn: như là một cây c̣n non nhỏ cần đến sự nâng đỡ vững vàng cho đến khi nó có thể đâm rễ sâu và trở thành một cây to lớn thực sự có khả năng sinh hoa  kết trái.   

 

2-         Được vun trồng và xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô

 

Để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đức tin nơi đời sống của các tín hữu, tôi xin chia sẻ cùng các bạn về từng chữ trong 3 từ ngữ được Thánh Phaolô sử dụng nơi câu nói: «Được vun trồng và xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô, anh chị em hăy vững mạnh tin tưởng» (cf Col 2:7). Chúng ta có thể phân biệt 3 h́nh ảnh: «được vun trồng» gợi lên một cây cùng với những gốc rễ dinh dưỡng nó; «xây đắp» liên quan tới việc kiến trúc một ngôi nhà; «vững chắc» cho thấy sự tăng trưởng nơi sức mạnh về thể lư hay luân lư. Những h́nh ảnh này là những h́nh ảnh rất hùng hồn sống động. Trước khi dẫn giải về chúng, tôi muốn vạch ra vấn đề là về văn phạm th́ tất cả 3 chữ này ở nguyên bản đều ở thể thụ động. Có nghĩa là chính Chúa Kitô khởi động việc vun trồng, xây đắp và kiên cường tín hữu.

 

H́nh ảnh đầu tiên là h́nh ảnh về một cây được gieo trồng một cách vững chắc nhờ các gốc rễ của nó, những gốc rễ giữ cho nó thẳng đứng và cung cấp cho nó chất dinh dưỡng. Không có những gốc rễ ấy nó sẽ bị gió thổi bật gốc và sẽ chết đi. Đâu là những gốc rễ của chúng ta? Tất nhiên cha mẹ của chúng ta, gia đ́nh của chúng ta và văn hóa nơi xứ sở của chúng ta là những yếu tố rất quan trọng cho căn tính bản thân của chúng ta. Thế nhưng, Thánh Kinh c̣n cho thấy một yếu tố nữa. Tiên Tri Giêrêmia đă viết: «Phúc cho những ai tin tưởng vào Chúa có ḷng tin là Chúa. Họ sẽ như cây trồng bên gịng nước, vươn rễ bên suối nước. Nó sẽ không sợ khi nóng bức, và lá của nó sẽ xanh tươi; nó không lo sợ trời hạn hán và không ngừng sinh hoa kết trái» (17:7-8). Đối với vị tiên tri này th́ việc vươn rễ nghĩa là đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Từ Ngài chúng ta kín múc lấy cuộc sống của ḿnh. Không có Ngài chúng ta không thể nào sống thực sự: «Thiên Chúa đă ban cho chúng ta sự sống đời đời, và sự sống này ở nơi Con của Ngài» (1Jn 5:11). Chính Chúa Giêsu đă nói với chúng ta rằng Người là sự sống của chúng ta (x Jn 14:6). Bởi thế, đức tin Kitô giáo chẳng những là một vấn đề của việc tin tưởng về những ǵ chân thật mà trên hết là một liên hệ riêng tư với Chúa Giêsu Kitô. Nó là một cuộc gặp gỡ Con Thiên Chúa mang lại sinh lực mới cho tất cả cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta tiến vào mối liên hệ riêng tư với Người, Chúa Kitô tỏ cho chúng ta thấy căn tính đích thực của chúng ta, và nơi t́nh bằng hữu với Người, sự sống của chúng ta gia tăng hướng tới chỗ hoàn toàn nên trọn. Có lúc, khi chúng ta c̣n trẻ, khi mỗi người chúng ta ngẫm nghĩ : đâu là ư nghĩa của đời sống chúng ta ? Đâu là mục đích và hướng đi tôi cần phải đề ra cho nó ? Đó là một thời điểm rất quan trọng, và nó có thể khiến cho chúng ta lo âu qua một thời gian nào đó. Chúng ta bắt đầu suy nghĩ về loại việc làm chúng ta cần chấp nhận, loại liên hệ chúng ta cần thiết lập, các t́nh bằng hữu chúng ta cần vun trồng… Đến đây, một lần nữa, tôi lại nghĩ đến tuổi trẻ của ḿnh. Tôi dường như nhận thức được rất sớm về việc Chúa muốn tôi làm linh mục. Bởi thế, sau đó, sau chiến tranh, khi tôi đang ở chủng viện và ở đại học hướng đến mục tiêu ấy, tôi đă phải tái thức về niềm xác tín này. Tôi đă phải tự hỏi rằng : phải chăng đó thực sự là con đường tôi muốn theo đuổi? Phải chăng đó là ư của Thiên Chúa đối với tôi ? Tôi có thể luôn trung thành với Ngài và hoàn toàn phụng sự Ngài hay chăng ? Một quyết định như thế cần đến một cuộc đối chọi. Không thể nào thoát được. Thế nhưng bấy giờ lại xuất hiện niềm tin tưởng cho rằng đó là một điều đúng ! Phải, Chúa muốn tôi, và Ngài sẽ ban sức mạnh cho tôi. Nếu tôi lắng nghe Ngài và bước đi với Ngài, tôi trở nên thực sự là ḿnh. Cái quan trọng ở đây không phải là việc hoàn tất những ǵ tôi ước muốn mà là ư muốn của Ngài. Nhờ đó, đời sống trở thành chân thực.

 

Như gốc rễ của một cây giữ cho nó được vững chắc trồng cấy trên mảnh đất thế nào, nền tảng của một ngôi nhà cũng giúp cho nó được kiên cố lâu bền như thế. Nhờ đức tin, cúng ta đă được xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô (cfr Col 2:7), thậm chí như là một ngôi nhà được xây dựng trên nền tảng của nó. Lịch sử thánh cho thấy nhiều mẫu gương của các vị thánh xây đắp đời sống của ḿnh trên lời của Thiên Chúa. Trước hết là Abraham, người cha ccủa chúng ta trong đức tin, vị đă vâng lời Thiên Chúa khi được Thiên Chúa bảo rời khỏi quê cha đất tổ để đi đến một miền đất xa lạ. “Abraham đă tin tưởng Thiên Chúa, và ông đă được công nhận là công chính, và ông được gọi là người bạn của Thiên Chúa” (Jas 2:23). Được xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô nghĩa là tích cực đáp ứng tiếng gọi của Thiên Chúa, tin tưởng vào Ngài và thực hành lời của Ngài. Chính Chúa Giêsu đă khiển trách các môn đệ của ḿnh rằng: “Tại sao các con gọi Thày là ‘Chúa ơi, Chúa ơi’ mà lại không làm theo những ǵ Thày dạy bảo các con’ (Lk 6:46). Ngài đă tiếp theo bằng việc sử dụng h́nh ảnh xây dựng một ngôi nhà: “Thày sẽ cho các con biết về kẻ đến với Thày ra sao, kẻ lắng nghe lời của Thày và thực hành lời Thày. Kẻ đó giống như một người xây nhà, một kẻ đào đất sâu mà đặt nền móng trên đá; khi lụt lội có xẩy ra, sống tràn bờ vào ngôi nhà đó nhưng không thể lay chuyển nó, v́ nó được xây dựng một cách vững chắc” (Lk 6:47-48).

 

Các bạn thân mến, hăy xây nhà của ḿnh trên đá, như một người “đào đất sâu”. Hằng ngày hăy cố gắng tuân theo lời của Chúa Kitô. Hẵng lắng nghe Người như là một người bạn chân thực là Đấng các bạn có thể chia sẻ đường lối của ḿnh trong đời sống. Với Người bên cạnh, các bạn sẽ được can đảm và niềm hy vọng để đương đầu với những khó khăn và trục trặc, thậm chí thắng vượt được những thất chí và chán chường. Các bạn liên lỉ được cống hiến cho những chọn lựa dễ dàng thoải mái hơn, thế nhưng chính các bạn biết rằng những chọn lựa ấy cuối cùng chỉ là những ǵ giả tạo và không thể nào mang đến cho các bạn an lành và niềm vui. Chỉ duy lời của Thiên Chúa mới có thể cho chúng ta thấy được đường lối chân thực, và chỉ có đức tin chúng ta đă lănh nhận mới là ánh sáng chiếu soi đường đi nước bước của chúng ta. Các bạn hăy tri ân chấp nhận tặng ân thiêng liêng từ gia đ́nh của các bạn; hăy nỗ lực ư thức đáp ứng tiếng gọi của Thiên Chúa, và hăy lớn lên trong đức tin của ḿnh. Đừng tin vào những ai nói với các bạn rằng các bạn không cần kẻ khác để xây dựng đời sống của các bạn! Hăy t́m sự nâng đỡ nơi đức tin của những ai thân thương với các bạn, nơi đức tin của Giáo Hội, và hăy tạ ơn Chúa đă cho các bạn nhận lănh nó và làm cho nó trở thành của ḿnh!

 

3-         Vững Mạnh trong niềm tin

 

Các bạn “được vun trồng và xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô, anh chị em hăy vững mạnh tin tưởng» (cf Col 2:7). Bức thư chất chứa những lời này của Thánh Phaolô là để đáp ứng một nhu cầu đặc biệt của thành phần Kitô hữu ở thành Côlôsê. Cộng đồng ấy bị đe dọa trước ảnh hưởng của một số hướng chiều về văn hóa đang lôi kéo tín hữu đi lệch lạc đường lối Phúc Âm. Giới trẻ thân mến, môi trường văn hóa của chúng ta không phải là khác với môi trường của những người Côlôsê ngày xưa ấy. Thật vậy, hiện đang có một luồng tư tưởng tục hóa mạnh mẽ đang nhắm đến chỗ đẩy Thiên Chúa ra khỏi đời sống của con người và xă hội bằng việc đề ra và nỗ lực kiến tạo nên “một thiên đường” phi Thiên Chúa. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng một thế giới không có Thiên Chúa trở thành một “hỏa ngục”, với đầy những vị kỷ, với những gia đ́nh tan nát, các cá nhân và quốc gia hận thù nhau, và cả một hụt hẫng lớn lao về yêu thương, vui mừng và hy vọng. Trái lại, bất cứ nơi nào cá nhân và dân nước chấp nhận sự hiện diện của Thiên Chúa, tôn thờ Ngài trong chân lư và lắng nghe lời của Ngài, ở đấy mới dựng xây văn minh yêu thương, một thứ văn minh tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người, và ở đấy mới gia tăng mối hiệp thông cùng với tất cả mọi thiện ích của nó. Tuy nhiên, có một số Kitô hữu để cho ḿnh bị mê hoặc bởi chủ nghĩa tục hóa hay bị thu hút bởi các trào lưu tôn giáo lôi kéo họ xa khỏi niềm tin tưởng nơi Chúa Giêsu Kitô. Cũng có những người khác, trong khi không chiều theo những dụ dỗ ấy lại để cho đức tin của ḿnh trở thành nguội lạnh với những hậu quả tiêu cực bất khả tránh nơi đời sống luân lư của họ.

 

Với những Kitô hữu bị ảnh hưởng bởi các ư nghĩ xa lạ với Phúc Âm như thế, Tông Đồ Phaolô đă nói về quyền năng của cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Mầu nhiệm này là nền tảng của đời sống chúng ta và là tâm điểm của đức tin Kitô giáo. Tất cả mọi thứ triết lư coi thường nó và coi nó là “ngu xuẩn” (1Cor 1:23) đều cho thấy những hạn hẹp của ḿnh liên quan tới những vấn đề lớn lao ở thâm tâm con người. Là Vị Thừa Kế Tông Đồ Phêrô, tôi cũng muốn củng cố niềm tin của các bạn (cf Lk 22:32). Chúng ta mạnh mẽ tin tưởng rằng Chúa Giêsu Kitô đă hiến ḿnh trên Thập Giá để ban cho chúng ta t́nh yêu của Người. Trong cuộc khổ nạn của ḿnh, Người đă mang lấy các khổ đau của chúng ta, gánh vác tội lỗi của chúng ta, chiếm được ơn tha thứ cho chúng ta và ḥa giải chúng ta với Thiên Chúa Cha, mở ra cho chúng ta con đường dẫn đến sự sống trường sinh. Nhờ đó chúng ta được thoát khỏi những ǵ ràng buộc đời sống của chúng ta nhất đó là t́nh trạng làm tôi cho tội lỗi. Chúng ta có thể yêu thương hết mọi người, thậm chí kể cả thành phần thù nghịch của chúng ta, và chúng ta có thể chia sẻ t́nh yêu này với những ai nghèo khổ nhất trong anh chị em chúng ta cũng như với tất cả những ai đang gặp khốn khó.

 

Các bạn thân mến, Thập Giá khiến cho chúng ta khiếp sợ v́ nó như là những ǵ chối bỏ sự sống. Thật ra, những ǵ trái ngược mới là chân thật! Nó là việc Thiên Chúa “chấp nhận” loài người, là biểu hiệu tột đỉnh của t́nh Ngài yêu thương và là nguồn mạch xuất phát sự sống đời đời. Thật vậy, chính từ trái tim của Chúa Giêsu, một trái tim bị đâm thâu trên Thập Giá, mà sự sống thần linh này đă tuôn ra, trở thành dễ dàng khả đạt cho những ai hướng mắt ḿnh về Đấng Bị Đóng Đanh. Bởi thế, tôi chỉ có thể tha thiết xin các bạn hăy ôm lấy Thập Giá của Chúa Giêsu, dấu hiệu của t́nh yêu Thiên Chúa, như là nguồn mạch của sự sống mới. Tách Chúa Giêsu Kitô phục sinh khỏi chết chóc không thể nào có ơn cứu độ! Chỉ duy Người mới có thể giải phóng thế giới khỏi sự dữ và làm tăng triển Vương Quốc công lư, b́nh an và yêu thương được tất cả chúng ta kháo khát.

 

4-         Tin tưởng vào Chúa Giêsu mà không nh́n thấy Người

 

Trong Phúc Âm chúng ta thấy một đoạn diễn tả về cảm nghiệm đức tin của Tông Đồ Tôma khi ngài chấp nhận mầu nhiệm Thập Giá và phục sinh của Chúa Kitô. Thánh Tôma là một trong 12 Vị Tông Đồ. Ngài đă theo Chúa Giêsu và đă chứng kiến thấy những việc chữa lành cùng các phép lạ của Chúa Giêsu. Ngài đă lắng nghe những lời nói của Chúa và ngài đă bị mất tinh thần trước cái chết của Chúa Giêsu, Buổi tối Chúa hiện ra với các môn đệ th́ Thánh Tôma lại vắng mặt. Khi ngài được cho biết rằng Chúa Giêsu c̣n sống và đă tỏ ḿnh ra th́ Thánh Tôma đă nói rằng “trừ phi tôi thấy được các vết đinh nơi đôi tay của Người và thọc ngón tay của tôi vào dấu đinh cùng bàn tay của tôi vào cạnh sườn của Người, th́ tôi không tin” (Jn 20:25).

 

Cả chúng ta cũng muốn thấy được Chúa Giêsu, muốn nói với Người và muốn cảm thấy được sự hiện diện của Người một cách c̣n mănh liệt hơn nữa. Đối với nhiều người ngày nay, việc tiến đến với Chúa Giêsu trở thành khó khăn. Hiện có rất nhiều h́nh ảnh về Chúa Giêsu đang được phổ biến cho rằng có tính chất khoa học lại là những ǵ lệch lạc với sự cao cả và chuyên biệt đối với bản thân của Người. Đó là lư do tại sao, sau nhiều năm nghiên cứu và suy tư, tôi nghĩ về việc chia sẻ một cái ǵ đó từ cuộc gặp gỡ riêng tư của tôi với Chúa Giêsu bằng cách viết một cuốn sách. Đó là cách thức để giúp những người khác thấy, nghe và chạm đến Chúa là Đấng trong Người Thiên Chúa đă đến với chúng ta để tỏ ḿnh ra. Chính Chúa Giêsu, khi Người hiện ra một lần nữa với các môn đệ của ḿnh một tuần sau đó, đă nói với Thánh Tôma rằng: “Con hăy xỏ ngón tay con vào đây và hăy nh́n đôi tay của Thày. Hăy đưa bàn tay của con mà thọc vào cạnh sườn của Thày. Đừng ngờ vực nữa mà hăy tin tưởng” (Jn 20:27). Chúng ta cũng có những giao tiếp cụ thể với Chúa Giêsu và có thể nói chạm bàn tay của ḿnh vào các dấu vết Khổ Nạn của Người, các dấu hiệu của t́nh Người yêu thương. Chính ở nơi các bí tích mà Người đă đặc biệt trở nên gần gũi với chúng ta và hiến ḿnh cho chúng ta. Giới trẻ thân mến, các bạn hăy học biết để “thấy” và để “gặp” Chúa Giêsu trong Thánh Thể, nơi Người đang hiện diện và kề cận với chúng ta, và thậm chí trở nên dưỡng thực cho cuộc hành tŕnh của chúng ta. Nơi bí tích Thống Hối, Chúa tỏ t́nh thương của Người và bao giờ cũng ban ơn tha thứ cho chúng ta. Các bạn hăy nhận ra và phục vụ Người nơi thành phần nghèo khổ, bệnh nhân, cũng như nơi anh chị em chúng ta đang gặp khốn khó và cần sự giúp đỡ.

 

Các bạn hăy thực hiện việc đối thoại riêng tư với Chúa Giêsu Kitô và vun trồng việc đối thoại này trong đức tin. Hăy nhận biết Người hơn nữa bằng cách đọc các Phúc Âm và Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo. Hăy truyện tṛ với Người trong nguyện cầu và hăy đặt niềm tin tưởng của các bạn nơi Người. Người sẽ không bao giờ phản bội niềm tin tưởng ấy! Đức tin trước hết là sự gắn bó riêng tư của con người với Thiên Chúa. Đồng thời và bất khả phân ly, nó cũng là sự t́nh nguyện ưng thuận về tất cả sự thật được Thiên Chúa mạc khải” (Catechism of the Catholic Church, 150). Nhờ đó các bạn sẽ đạt được một đức tin chín chắn và vững chắc, một đức tin sẽ không chỉ dựa vào cảm t́nh đạo đức hay vào một thứ hồi niệm mơ hồ về giáo lư học được khi c̣n nhỏ. Các bạn sẽ tiến tới chỗ nhận biết Thiên Chúa và chân thực sống hiệp nhất nên một với Ngài, như Tông Đồ Tôma đă tỏ đức tin mạnh mẽ của ḿnh nơi Chúa Giêsu bằng những lời tuyên xưng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!”

 

5-         Được nâng đỡ bởi đức tin của Giáo Hội để trở thành những chứng nhân

 

Chúa Giêsu đă nói với Thánh Tôma rằng: “Phải chăng con tin tưởng v́ con đă thấy Thày? Phúc cho những ai không thấy mà tin? (Jn 20:29). Người bấy giờ nghĩ đến đường lối Giáo Hội cần phải theo đuổi, một đường lối căn cứ vào đức tin của thành phần nhân chứng đó là các vị Tông Đồ. Thế nên, chúng ta thấy rằng đức tin riêng tư của chúng ta nơi Chúa Kitô, một đức tin được thể hiện qua việc đối thoại với Người, là đức tin gắn liền với đức tin của Giáo Hội. Chúng ta không tin tưởng như là những cá nhân lẻ loi, trái lại, nhờ Phép Rửa, chúng ta là các phần tử của đại gia đ́nh này; chính niềm tin được Giáo Hội tuyên xưng kiên cường củng cố niềm tin cá nhân của chúng ta. Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng trong Lễ Chúa Nhật là những ǵ bảo vệ chúng ta cho khỏi mối nguy hiểm tin tưởng vào một thứ Thiên Chúa không phải là vị được Chúa Kitô mạc khải cho thấy: “Vậy mỗi tín hữu là một móc nối trong sợi xích dài bao gồm các tín hữu. Tôi không thể nào tin tưởng mà không được chất chứa nơi đức tin của người khác, và nhờ đức tin của ḿnh tôi giúp vào việc nâng đỡ đức tin của kẻ khác” (Catechism of the Catholic Church, 166). Chúng ta hăy luôn tạ ơn Chúa về tặng ân Giáo Hội, v́ Giáo Hội giúp chúng ta an toàn tiến phát trong đức tin ban cho cúng ta sự sống chân thực (cf. Jn 20:31).

 

Trong lịch sử của Giáo Hội, các thánh nhân và các vị tử đạo luôn kín múc từ Thập Giá hiển vinh của Chúa Kitô sức mạnh để trung thành với Thiên Chúa cho đến độ hiến mạng sống ḿnh. Các vị t́m thấy sức mạnh trong đức tin để chế ngự những yếu hèn của ḿnh và để thắng vượt hết mọi tai ương nghịch cảnh. Thật vậy, như Tông Đồ Gioan nói, “ai là kẻ chiến thắng thế gian nếu không phải kẻ tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa” (1Jn 5:5). Cuộc vinh thắng xuất phát từ đức tin là cuộc vinh thắng của t́nh yêu. Đă từng có và vẫn đang có nhiều Kitô hữu đang là những chứng nhân sống động cho quyền lực của đức tin được thể hiện nơi đức bác ái. Các vị đă là thành phần kiến tạo ḥa b́nh, thành phần cổ vơ công lư và là những hoạt động viên xây đắp một thế giới nhân bản hơn, một thế giới hợp với dự án của Thiên Chúa. Bằng khả năng và nghề nghiệp chuyên môn của ḿnh, các vị đă dấn thân ở các lănh vực khác nhau trong sinh hoạt xă hội, hiệu nghiệm góp phần vào t́nh trạng phúc hạnh của tất cả mọi người. Đức ái xuất phát từ đức tin đă thúc đẩy các vị tiến đến chỗ cống hiến chứng từ cụ thể bằng các hoạt động và ngôn từ của ḿnh. Chúa Kitô không phải là kho tàng cho một ḿnh chúng ta thôi; Người là kho tàng quí báu nhất chúng ta có được, một kho tàng để chia sẻ với kẻ khác. Trong thời đại toàn cầu hóa của chúng ta đây các bạn hăy trở thành những nhân chứng cho niềm hy vọng Kitô giáo trên khắp thế giới. Biết bao nhiêu người đang trông mong nhận được niềm hy vọng này! Đứng trước ngôi mộ của Lazarô bạn của ḿnh, một con người đă chết trước đó 4 ngày, khi Người sắp gọi kẻ chết sống lại, Chúa Giêsu phán cùng người chĩ Matta của Lazarô rằng: “Nếu con tin tưởng, con sẽ thấy vinh quang của Thiên Chúa” (cf Jn 11:40). Cũng thế, nếu các bạn tin tưởng, và nếu các bạn có thể sống đức tin của ḿnh và hằng ngày làm chứng cho đức tin  ấy, các bạn sẽ trở thành phương tiện giúp giới trả khác như các bạn t́m thấy được cái ư nghĩa và niềm vui của cuộc sống xuất phát từ một cuộc gặp gỡ Chúa Kitô!

 

6-         Trên đường tiến đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Ma Ní

 

Các bạn thân mến, một lần nữa, tôi mời các bạn đến tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Ma Ní. Tôi rất hân hoan đời chờ từng người trong các bạn. Chúa Giêsu Kitô muốn qua Giáo Hội làm cho các bạn nên mạnh mẽ tin tưởng. Quyết định tin tưởng vào Chúa Giêsu và theo Người không phải là một quyết định dễ dàng. Nó bị cản trở bởi những thất bại của bản thân chúng ta cũng như bởi nhiều tiếng nói hướng chúng ta về những đường lối dễ dăi hơn. Đừng thất đảm. Trái lại, hăy t́m sự nâng đỡ của cộng đồng Kitô hữu, sự đỡ nâng của Giáo Hội! Suốt cả năm này, hăy kỹ lưỡng sửa soạn cho cuộc gặp gỡ ở Maní này với các vị giám mục, linh mục và thành phần lănh đạo giới trẻ ở các giáo phận các bạn, ở cộng đồng giáo xứ, các hội đoàn và các phong trào. Phẩm chất của việc chúng ta gặp gỡ ấy trước hết sẽ lệ thuộc vào việc sửa soạn thiêng liêng này của chúng ta, vào việc chúng ta cầu nguyện, việc chúng ta cùng nghe lời Chúa và hỗ trợ lẫn nhau.

 

Giới trẻ thân mến, Giáo Hội lệ thuộc vào các bạn! Giáo Hội cần đức tin sống động của các bạn, đức ái sáng tạo của các bạn và sinh lực của niềm hy vọng nơi các bạn. Sự hiện diện của các bạn là những ǵ canh tân, trẻ trung và mang lại nghị lực mới cho Giáo Hội. Đó là lư do tại sao Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một tặng ân chẳng những cho các bạn mà c̣n cho toàn Dân Chúa nữa. Giáo Hội ở Tây Ban Nha đang chủ động sửa soạn chào mừng các bạn và chia sẻ cảm nghiệm hân hoan của đức tin với các bạn. Tôi xin cám ơn các giáo phận, giáo xứ, các đền thánh, cộng đồng tu tŕ, các hội đoàn và phong trào thuộc Giáo Hội, cũng như tất cả những ai đang vất vả sửa soạn cho biến cố này. Chúa sẽ không thể nào không ban cho họ các phúc lành của Ngài. Xin Trinh Nữ Maria đồng hành với các bạn trong giai đoạn sửa soạn này. Trước sứ điệp của thiên thần, Mẹ đă tin tưởng lănh nhận lời Chúa. Chính bằng đức tin mà Mẹ đă ưng thuận với những ǵ Thiên Chúa bấy giờ đang muốn hoàn tất nơi Mẹ. Bằng lời “fiat” của ḿnh, lời “xin vâng” của ḿnh, Mẹ đă lănh nhận tặng ân đức ái bao la là tặng ân khiến Mẹ hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa. Xin Mẹ chuyển cầu cho mỗi người chúng trong các bạn để trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây các bạn được lớn lên trong đức tin và đức mến. Bằng tấm ḷng tưởng nhớ của một người cha, tôi hứa cầu nguyện cho các bạn và ban phép lành chân thành của tôi cho các bạn.

 

Tại Vatican ngày 6 tháng 8 năm 2010, Lễ Chúa Giêsu Biến H́nh

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh (những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/youth/documents/hf_ben-xvi_mes_20100806_youth_en.html

 

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIII Thường Niên 5/9/2010 về Sứ Điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXVI – 2011: "Con người trẻ giống như một cây đang phát triển : để phát triển tốt đẹp, họ cần phải đâm rễ sâu"

 

Anh chị em thân mến !

 

Trước hết tôi xin lỗi anh chị em v́ chậm trễ ! Tôi vừa mới về từ Carpineto Romano là nơi 200 năm trước đây Đức Giáo Hoàng Lêô XIII được sinh ra, Vicenzo Gioacchino Pecci. Tôi cám ơn Chúa đă ban cho tôi cơ hội để cử hành Thánh Thể với những người dân của ngài ở Carpineto Romano nhân dịp quan trọng này. Giờ đây tôi muốn vắn tắt nói tới Sứ Điệp vừa được phổ biến cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXVI, một biến cố sẽ được tổ chức ở Maní gần một năm tới đây.

 

Đề tài tôi đă chọn cho sứ điệp này là một đề tài của Bức Thư Thánh Phaolô gửi Kitô hữu ở Côlôsê : «Được vun trồng và xây đắp trong Chúa Giêsu Kitô, anh em hăy vững mạnh tin tưởng» (2 :7). Đó là một đề án hoàn toàn không hợp thời ! Thật vậy, ngày nay ai là người đề ra cho giới trẻ vấn đề cần phải được « vun trồng » và « vững mạnh » ? Trái lại, những ǵ là bất định, đổi thay, liến thoắng được đề cao… tất cả mọi khía cạnh cho thấy một nền văn hóa lờ mờ đối với các thứ giá trị căn bản, đối với những nguyên tắc dựa trên căn bản đời sống con người cần phải hướng tới và phối định.

 

Thật ra chính bản thân tôi, qua kinh nghiệm của ḿnh và qua việc tôi giao tiếp với giới trẻ, quá biết rằng hết mọi thế hệ, thực sự là hết mọi cá nhân đều được kêu gọi một cách mới mẻ theo đường lối khám phá ra ư nghĩa của cuộc sống. Và chính v́ thế mà tôi muốn tái đề ra một sứ điệp, theo kiểu cách của Thánh Kinh, gợi lên các h́nh ảnh về cây cối và nhà cửa. Thật thế, con người trẻ giống như một cây đang phát triển : để phát triển tốt đẹp, họ cần phải đâm rễ sâu – đến độ khi băo tố nổi lên dữ dội – th́ những gốc rễ ấy vẫn giữ họ vững mạnh mọc trong đất. Thế  nên, h́nh ảnh về ngôi nhà đang được xây cất cũng thế, cũng nhắc nhở đến việc cần phải có một nền móng vững chắc để ngôi nhà được vững chắc và an toàn.

 

Và cốt lơi của sứ điệp ấy là thế này, đó chính là ở những câu « trong Chúa Giêsu Kitô » và « trong đức tin ». Tất cả sự trưởng thành của con người, sự vững vàng nội tâm của họ, đều có nền tảng của ḿnh đối với Thiên Chúa, một liên hệ được thể hiện ở việc gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Mối liên hệ của ḷng tin tưởng sâu xa, của t́nh hữu nghị chân thực với Chúa Giêsu là những ǵ có thể cống hiến cho con người trẻ những ǵ họ cần để sống cuộc đời tốt đẹp : sự an lành và khôn sáng nội tâm, khả năng suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, ḷng quảng đại của linh hồn đối với người khác, sự sẵn sàng hiến ḿnh cho sự thiện, công lư và sự thật. Khía cạnh rất quan trọng sau hết đó là để trở thành một tín hữu con người trẻ cần phải được nâng đỡ bởi đức tin của Giáo Hội ; nếu không ai là một ḥn đảo th́ một Kitô hữu lại càng không thể, thành phần trong Giáo Hội khám phá ra vẻ đẹp của đức tin được chia sẻ và cùng nhau làm chứng trong t́nh huynh đệ và việc bác ái phục vụ.

 

Sứ điệp này của tôi gửi giới trẻ đề ngày 6/8, Lễ Chúa Biến H́nh. Chớ ǵ ánh sáng từ dung nhan của Chúa Kitô chiếu tỏa nơi tâm can của hết mọi con người trẻ ! Và chớ ǵ Trinh Nữ Maria bằng việc bảo vệ chở che của ḿnh hỗ trợ đường đi nước bước của các cộng đồng và các nhóm giới trẻ đang hướng về đại hội ở Maní năm 2011.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/9/2010