THÔNG ĐIỆP NIỀM HY VỌNG CỨU ĐỘ

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI


 

Phải chăng niềm hy vọng của Kitô giáo là những ǵ duy cá nhân?

 

 

13.         Trong gịng lịch sử của ḿnh, Kitô hữu đă cố gắng bày tỏ cái “biết bất tri” này bằng những h́nh ảnh có thể làm tiêu biểu, và họ đă khái triển những h́nh ảnh về “Trời” vẫn xa rời với những ǵ cuối cùng cũng chỉ được biết một cách tiêu cực mà thôi, qua những ǵ không biết. Tất cả những nỗ lực này về việc tŕnh bày cho niềm hy vọng đă cống hiến cho nhiều người, qua các thế kỷ, niềm phấn khởi để sống bởi đức tin và v́ thế cũng từ bỏ cái hyparchonta của họ, cái bản chất thể lư cho sự sống của họ. Tác giả Thư Do Thái, ở đoạn 11, đă tóm lại một thứ lịch sử của những ai sống trong niềm hy vọng và là lịch sử cuộc hành tŕnh của họ, một lịch sử trải dài từ thời Abel sang ngày của vị tác giả. Loại hy vọng này đă bị gia tăng phê phán một cách khắc nghiệt vào thời đại tân tiến: nó bị sa thải như là một thứ duy cá nhân chủ nghĩa thuần túy, một đường lối từ bỏ thế giới này mặc kệ những khốn cực của nó và t́m ẩn náu nơi một h́nh thức riêng tư của phần rỗi đời đời. Henri du Lubac, trong phần giới thiệu cho cuốn sách nồng cốt của ḿnh là Catholicisme. Aspects sociaux de dogme  _ Giáo Lư. Những Khía Cạnh về xă hội của tín điều, đă qui tụ một số những mấu chốt đặc biệt về quan điểm này, một trong số dó đáng được trích dẫn như sau: “Tôi chắc đă t́m thấy niềm vui rồi phải không? Không… chỉ là niềm vui của tôi, và đó là điều khác nhau một cách ghê gớm… Niềm vui của Chúa Giêsu có thể là những ǵ riêng tư. Nó có thể thuộc về một con người riêng biệt và họ được cứu độ. Người là b́nh an… hiện nay và măi măi, nhưng Người không cô đơn một ḿnh đâu. Việc cô lập của niềm vui này không gây trục trặc cho Người. Trái lại: Người là Đấng được tuyển chọn! Người truyền đạt phúc đức của ḿnh qua những chiến trường với một bông hồng trong tay của Người” (10).

 

14.       Ngược lại với điều này, rút tỉa từ những ǵ dồi dào nơi khoa thần học giáo phụ, de Lubac đă có thể chứng thực rằng ơn cứu độ bao giờ cũng được coi như là một thực tại về “xă hội”. Thật vậy, Thư Do Thái nói về một “thành phố” (cf. 11:10,16; 12:22; 13:14) và v́ thế về ơn cứu độ chung. Nhất trí với quan điểm này, tội lỗi được các Giáo Phụ hiểu như là những ǵ hủy hoại mối hiệp nhất của loài người, như là những ǵ phân mảnh và chia rẽ. Tháp Babel, nơi mà các thứ ngôn ngữ trở thành lẫn lộn, nơi của phân ly, được coi như là một thể hiện cho những ǵ sâu xa là tội lỗi. Bởi thế, “việc cứu chuộc” hiện lên như là việc tái thiết mối hiệp nhất, trong đó chúng ta cùng nhau lại trở về cùng một mối hiệp nhất đưoơc bắt đầu h́nh thành nơi thế giới cộng đồng các tín hữu. Chúng ta không cần lưu ư tới ở nơi đây tất cả những đoạn chất chứa tính chất xă hội của niềm hy vọng này. Chúng ta chỉ cần chú trọng tới Thư cho Proba, trong đó Thánh Âu Quốc Tinh cố gắng tŕnh bày ở một mức độ nào đó cái “biết vô tri” được chúng ta t́m kiếm. Khởi điểm của ngài chỉ là lời diễn tả “sự sống hạnh phúc”. Đoạn ngài trích Thánh Vịnh 144 [143]:15: “Phúc thay con người nào có Thiên Chúa là Chúa”. Rồi ngài tiếp tục: “Để được kể vào số thành phần này và chiếm đạt được… sự sống trường sinh với Thiên Chúa, chiếm đạt tới ‘cùng đích của giới luật là bác ái, một nhân đức phát xuất từ tấm ḷng tinh tuyền và một lương tâm tốt lành cùng đức tin chân thành’ (1Tim 1:5)” (11). Sự sống thực sự này là những ǵ chúng ta đang cố gắng tiếp tục vươn tới, được gắn liền với một mối hiệp nhất được sống động với một “con người”, và đối với mỗi cá nhân, nó có thể đạt được trong “cái chúng tôi” này. Nó bao hàm vấn đề là chúng ta thoát khỏi cái ngục tù của “cái tôi” chúng ta, v́ chỉ ở trong việc cởi mở của chủ thể chung này ánh mắt của chúng ta mới hướng về nguồn vui, về chính t́nh yêu – về Thiên Chúa.

 

15.       V́ nhăn quan hướng về cộng đồng của “sự sống hạnh phúc” thực sự là nhắm tới một thế giới vượt biên cương bờ cơi của thế giời này, nhờ đó, nó cũng phải liên hệ tới việc xây dựng thế giới này – ở những đường lối rất khác, theo bối cảnh lịch sử và những khả năng theo đó được cống hiến hay bị loại trừ. Vào thời Thánh Âu Quốc Tinh, những cuộc xâm nhập của các dân tộc mới đe dọa tới mối liên kết của thế giới, nơi mà cho tới bấy giờ vẫn được bảo đảm vững vàng bởi luật lệ và bởi một cuộc sống trong xă hội có trật tự vềpháp lư; bởi thế, vào lúc ấy, vấn đề ở đây đó là việc củng cố những nền tảng căn bản của cuộc sống an vui trong xă hội, để có thể tồn tại trong một thế giới đổi thay. Giờ đây chúng ta hăy lưu ư tới một giai đoạn thuộc Thời Trung Cổ được chọn lựa một cách t́nh cờ không nhiều th́ ít, một giai đoạn giúp thừa nhận rất nhiều vào việc làm sáng tỏ những ǵ chúng ta đang nói tới. Người ta thường nghĩ rằng các đan viện là nơi thoát ly khỏi thế gian (contemptus mundi) và rút lui khỏi trách nhiệm đối với thế giới, trong việc t́m kiếm phần rỗi riêng tư. Thánh Bernard ở Clairvaux, vị đă tác động một đám giới trẻ gia nhập các đan viện thuộc Ḍng cải cách của ḿnh, đă có một quan niệm khác hẳn về vấn đề này. Theo quan điểm của ngài, các đan sĩ thi hành một công việc cho toàn thể Giáo Hội và v́ thế cũng cho cả thế giới. Ngài sử dụng nhiều h́nh ảnh để minh chứng trách nhiệm được các đan sĩ đảm trách đối với toàn thân ḿnh Giáo Hội, và thật sự hướng về nhân loại; ngài áp dụng vào họ những lời của pseudo-Rufinus: “Nhân loại sống nhờ ở một số ít; nếu không nhờ họ th́ thế giới này đă hư đi rồi…” (12). Ngài nói rằng nững nhà chiêm niệm – comtemplantes -  cần phải trở thành những lao động viên cầy cấy – laborantes. Tính cách cao quí của công việc, một tính cách Kitô giáo thừa hưởng từ Do Thái giáo, đă được bày tỏ nơi luật lệ đan tu của Thánh Âu Quốc Tinh và Thánh Biển Đức. Thánh Bernard tiếp tục với ư tưởng này một lần nữa. Những nam nhân sang trọng tuốn đến các đan viện của ngài cần phải dấn thân làm việc tay chân. Thật vậy, Thánh Bernard minh nhiên nói rằng đan viện thậm chí chẳng những phục hồi Địa Đường, ngài c̣n chủ trương rằng, mà như là một nơi “canh tác đất đai” cụ thể và thiêng liêng, nó cần phải sửa soạn cho một Địa Đường mới. Những khu đất hoang lâm được trở thành ph́ nhiêu – và theo tiến tŕnh, những cây cối kiêu căng tự ái sẽ bị đốn đi, bất cứ loại cỏ dại nào mọc lên trong các linh hồn đều phải nhổ lên, và nhờ đó mảnh đất được dọn dẹp này có thể làm trổ sinh bánh ăn cho cơ thể và linh hồn (13). CHẲng lẽ chúng ta không thấy một lần nữa hay sao nơi ánh sáng của lịch sự hiện đại là không một trật tự thế giới nào có tính cách tích cực có thể nẩy nở nơi các linh hồn trở nên cằn cỗi?