“Thiên Chúa đang sống động, và Ngài cần thành phần phục vụ Ngài và
mang Ngài đến cho kẻ khác. Trở thành linh mục là những ǵ có ư nghĩa
…”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức
XVI – Thư Gửi Các Chủng Sinh
Chủng
Sinh thân mến,
Vào Tháng
12 năm 1941, tôi đă đi quân dịch, vị lănh binh hỏi từng người chúng
tôi những ǵ chúng tôi đă dự tính làm trong tương lai. Tôi đă trả
lời rằng tôi muốn trở thành một linh mục Công giáo. Vị trung úy này
trả lời rằng: “Thế th́ anh phải t́m một cái ǵ khác rồi đó. Ở một
Đức quốc mới này không c̣n cần đến các linh mục đâu”. Tôi đă thừa
biết rằng “tân Đức quốc” ấy đă hết thời rồi, và sau cuộc tàn hại
khủng khiếp gây ra bởi cuộc điên dại này trên xứ sở ấy, các vị linh
mục sẽ được cần hơn bao giờ hết. Hôm nay đây t́nh trạng này đă hoàn
toàn thay đổi. Mặc dù thế, ở thời buổi này, bằng những cách thức
khác nhau, nhiều người cũng nghĩ rằng chức linh mục Công giáo không
phải là một ‘việc làm - job’ cho tương lai, nhưng là những ǵ thuộc
về quá khứ hơn nữa. Các bạn thân mến, các bạn đă quyết định xin vào
chủng viện để dọn ḿnh thi hành thừa tác vụ linh mục trong Giáo Hội
Công giáo, bất chấp những ư nghĩ và những chống đối như thế. Các bạn
đă thực hiện một việc tốt đẹp. V́ bao giờ người ta cũng cần đến
Thiên Chúa, thậm chí ở một thời đại của một thế giới kỹ thuật tân kỳ
và toàn cầu hóa: họ bao giờ cũng cần đến Vị Thiên Chúa là Đấng tỏ
ḿnh ra nơi Đức Giêsu Kitô, Vị Thiên Chúa muốn qui tụ chúng ta lại
trong Giáo Hội hoàn vũ để học biết với Người và nơi Người ư nghĩa
đích thực của sự sống cũng như để chống đỡ và áp dụng các tiêu chuẩn
của ḷng nhân đạo đích thực. Ở đâu không c̣n nhận thức Thiên Chúa
th́ ở đó đời sống trở nên trống rỗng; không ǵ là đủ. Bấy giờ con
người t́m cách thoát ly vào một cuộc sống lửng lơ và bạo động; những
điều ấy chính là những ǵ đang gia tăng đe dọa giới trẻ. Thiên Chúa
đang sống động. Ngài đă tạo dựng nên hết mọi người trong chúng ta
và Ngài biết tất cả chúng ta. Ngài cao cả đến nỗi Ngài có giờ cho
những điều nhỏ mọn trong cuộc đời của chúng ta: ‘Hết mọi sợi tóc
trên đầu của các con đă được đếm cả rồi’. Thiên Chúa đang sống động,
và Ngài cần thành phần phục vụ Ngài và mang Ngài đến cho những kẻ
khác. Thật là ư nghĩa khi trở thành một linh mục: thế giới đang cần
đến các linh mục, các mục tử, hôm nay, mai ngày và măi măi, cho đến
tận cùng thời gian.
Chủng
viện là một cộng đồng hành tŕnh tiến đến thừa tác vụ linh mục. Tôi
đă nói đến một điều rất quan trọng ở nơi đây, đó là người ta không
tự ḿnh trở thành linh mục. ‘Cộng đồng các môn đệ’ là những ǵ thiết
yếu, mối hiệp thông của những ai muốn phục vụ Giáo Hội bao rộng hơn.
Trong bức thư này – khi nghĩ về thời của tôi ở trong chủng viện -
tôi muốn vạch ra một vài yếu tố được tôi coi là quan trọng cho những
năm hành tŕnh ấy của các bạn.
1.
Bất cứ ai muốn trở thành linh mục, trước hết và trên hết, cần phải
là một “con người của Thiên Chúa”, như thành ngữ được Thánh Phaolô
sử dụng (1Tim 6:11). Đối với chúng ta, Thiên Chúa không phải là một
thứ giả thuyết trừu tượng; Ngài không phải là một kẻ lạ mặt nào đó
xuất hiện sau cuộc ‘big bang – đại phát nổ’. Thiên Chúa đă tỏ ḿnh
ra nơi Đức Giêsu Kitô. Trên dung nhan của Đức Giêsu Kitô chúng ta
thấy được dung nhan của Thiên Chúa. Nơi lời của Người chúng ta nghe
thấy chính Thiên Chúa nói với chúng ta. Bởi thế, điều quan trọng
nhất trên con đường chúng ta tiến tới chức linh mục và trong suốt
cuộc đời linh mục của chúng ta đó là mối liên hệ riêng tư của chúng
ta đối với Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Vị linh mục không phải
là vị lănh đạo của một thứ hiệp hội mà vị linh mục này cố gắng để
bảo tŕ và phát triển các phần tử của nó. Vị linh mục là sứ giả của
Thiên Chúa đối với dân của ḿnh. Vị linh mục muốn dẫn họ đến cùng
Thiên Chúa và nhờ đó duy tŕ một mối hiệp thông chân thực giữa tất
cả mọi con người nam nữ. Đó là lư do tại sao, các bạn thân mến, thật
là vấn đề quan trọng trong việc các bạn biết sống thân mật liên tục
với Thiên Chúa. Khi Chúa nói với chúng ta rằng ‘hăy cầu nguyện liên
lỉ’, rơ ràng là Người không muốn chúng ta đọc các kinh nguyện vô
cùng bất tận, nhưng muốn chúng ta đừng bao giờ mất đi t́nh trạng
thân mật nội tâm của chúng ta với Thiên Chúa. Cầu nguyện nghĩa là
lớn lên nơi mối thân t́nh này. Bởi vậy, ngày sống của chúng ta đây
cần phải bắt đầu và kết thúc bằng kinh nguyện; chúng ta cần phải
lắng nghe Thiên Chúa khi đọc Thánh Kinh; chúng ta cần phải chia sẻ
với Ngài nỗi ước muốn của chúng ta và các niềm hy vọng của chúng ta,
các niềm vui của chúng ta cùng các khốn khó của chúng ta, các thứ
thua bại của chúng ta và các lời tạ ơn của chúng ta về tất cả những
phúc lành của Ngài, nhờ đó hằng sống trước nhan Ngài như điểm tựa
của đời sống của chúng ta. Có thế chúng ta mới càng nhận biết những
suy yếu của ḿnh mà cải tiến, thế nhưng chúng ta cũng tiến đến chỗ
cảm nhận được tất cả những vẻ đẹp và sự thiện cúng ta nhận lănh
nhưng không hằng ngày và nhờ đó gia tăng ḷng biết ơn. Nhờ ḷng biết
ơn chúng ta cảm thấy hân hoan là Thiên Chúa gần gũi chúng ta và
chúng ta có thể phụng sự Ngài.
2.
Đối với chúng ta Thiên Chúa không chỉ là Lời. Nơi các bí tích Ngài
ban chính bản thân ḿnh cho chúng ta, qua các thực tại thể lư. Ở tâm
điểm mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa và lối sống của chúng
ta đó là Thánh Thể. Việc cử hành Thánh Thể một cách sốt sắng, nhờ đó
gặp gỡ Chúa Kitô một cách riêng tư, phải là tâm điểm của tất cả mọi
ngày sống của chúng ta. Theo Thánh Cyprian cắt nghĩa về Kinh Chúa
dạy trong Phúc Âm, ‘xin cho chúng con hôm nay lương tực hằng ngày’,
thánh nhận nói rằng trong số những sự khác th́ lương thực ‘của chúng
ta’ – lương thực chúng ta lănh nhận như người Kitô hữu trong Giáo
Hội – là chính Chúa Giêsu Thánh Thể. Bởi thế, nơi lời nguyện này của
Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu xin Ngài để Ngài ban cho chúng ta lương
thực ‘của chúng ta’; để lương thực ấy có thể luôn luôn nuôi dưỡng
đời sống của chúng ta; để Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng ban ḿnh cho
chúng ta trong Thánh Thể, thực sự h́nh thành toàn thể cuộc đời của
chúng ta bằng ánh quang rạng ngời của t́nh yêu thần linh Người. Việc
cử hành Thánh Thể cách thích đáng bao gồm việc hiểu biết, ư thức và
mến yêu phụng vụ Giáo Hội nơi h́nh thức cụ thể của phụng vụ. Nơi
phụng vụ chúng ta cầu nguyện với thành phần tín hữu của hết mọi thời
đại – quá khứ, hiện tại và tương lai đều hiệp lại thành một đại ca
đoàn cầu nguyện. Theo kinh nghiệm bản thân của ḿnh tôi có thể nói
thật là hứng thú khi biết được tất cả những ǵ đă phát triển như thế
nào, biết được cái cảm nghiệm cao cả của đức tin được phản ảnh nơi
cấu trúc của Thánh Lễ như thế nào, và biết được làm thế nào nó được
h́nh thành bằng việc cầu nguyện của nhiều thế hệ.
3. Bí
tích Thống Hối cũng quan trọng. Bí tích này dạy cho tôi thấy bản
thân ḿnh như Thiên Chúa thấy tôi, và bí tích ấy bắt tôi phải chân
thành với bản thân ḿnh. Bí tích ấy dẫn tới tới sự khiêm nhượng. Có
lần Cha Sở Họ Ar nói: ‘Bạn nghĩ rằng chẳng có nghĩa ǵ cả nếu hôm
nay được giải tội mà ngày mai bạn biết rằng bạn sẽ phạm lại cùng một
tội ấy”. Ngài tiếp tục nói: “Tuy nhiên, Thiên Chúa quên ngay các
tội ngày mai để ban ơn cho các bạn hôm nay’. Cho dù chúng ta không
phải tiếp tục chống chọi với cùng những sa phạm, cũng cần phải chống
lại tính chất thô nhám của linh hồn chúng ta và t́nh trạng dửng dưng
lạnh lùng chỉ muốn theo đường lối chúng ta đang sống. Đừng lo ngại
mà cần phải thúc đẩy tiến lên với ḷng tri ân nhận thức rằng Thiên
Chúa hằng tiếp tục tha thứ cho chúng ta – tuy nhiên cũng đừng có
thái độ dửng dưng lạnh lùng là những ǵ có thể dẫn chúng ta tới chỗ
từ bỏ tất cả cuộc đối chọi nên thánh và tự cải tiến. Hơn nữa, để cho
ḿnh được thứ tha, tôi biết tha thứ cho kẻ khác. Nơi việc nh́n nhận
nỗi hèn yếu của ḿnh, tôi cần nhẫn nại và thông cảm hơn về những sa
phạm của tha nhân.
4.
Tôi xin các bạn hăy tỏ ra coi trọng việc đạo đức phổ thông, tuy khác
nhau theo các nền văn hóa nhưng bao giờ cũng rất giống nhau, v́ tâm
hồn của con người tối hậu cũng chỉ là một và như nhau. Chắc hẳn ḷng
đạo đức phổ thông có khuynh hướng về những ǵ là phi lư, và có những
lúc trở thành một cái ǵ đóng nông cạn. Tuy nhiên sẽ hoàn toàn sai
lầm khi loại trừ nó đi. Nhờ ḷng đạo đức ấy, đức tin đă đi vào ḷng
con người và thuộc về gia sản chung của ḷng cảm mến và những tập
tục, h́nh thành đời sống và cảm xúc của cộng đồng. Ḷng đạo đức phổ
thông bao giờ cũng cần được thanh tẩy và tái tập trung, tuy nhiên,
nó đáng cho chúng ta mộ mến và thực sự làm cho chúng ta thành ‘Dân
Chúa’.
5.
Thời gian của các bạn trong chủng viện trước hết cũng là thời gian
học hỏi. Đức tin Kitô giáo có một chiều kích thật sự là hữu lư và
tri thức. Nếu nó thiếu chiều kích này th́ nó không c̣n là ḿnh nữa.
Thánh Phaolô nói về một ‘tiêu chuẩn giảng dạy’ là những ǵ chúng ta
được kư thác cho nơi Phép Rửa (Rm 6:17). Tất cả các bạn đều biết
rằng những lời của Thánh Phêrô được các thần học gia thời trung cổ
coi như là việc biện minh cho một nền thần học hữu lư và khoa học:
“Hăy sẵn sàng tự vệ trước bất cứ ai muốn anh em cho biết về niềm hy
vọng ở nơi anh em” (1Pt 3:15). Việc học biết để làm sao thực hiện
được việc bênh vực như thế là một trong những trách vụ căn bản của
những năm các bạn ở chủng viện. Tôi chỉ có thể xin các bạn như thế
này: Hăy dấn thân học hành! Hăy lợi dụng những tháng năm học hành
của ḿnh! Các bạn sẽ không hối tiếc về nó. Chắc hẳn những môn các
bạn đang học dường như hay tách rời khỏi việc thực hành của đời sống
Kitô giáo và thừa tác mục vụ. Tuy nhiên hoàn toàn sai lầm khi bắt
đầu đặt vấn đề giá trị thực tiễn của chúng bằng cách đặt vấn đề:
Điều này liệu có giúp ích cho tôi trong tương lai hay chăng? Nó có
hữu ích một cách cụ thể hay một cách mục vụ hay chăng? Vấn đề không
phải chỉ học những điều hiển nhiên hữu ích mà c̣n hiểu biết và cảm
nhận được cái cấu trúc nội tại của đức tin như toàn khối nữa, nhờ đó
nó mới có thể trở thành một đáp ứng cho các vấn nạn của dân chúng,
những vấn nạn bề ngoài thay đổi từ thế hệ này tới thế hệ khác nhưng
tựu kỳ trung vẫn thế. Đó là lư do cần phải vượt ra ngoài những vấn
đề thay đổi của một thời điểm để nắm bắt được những vấn đề thực sự,
nhờ đó hiểu được đâu là những câu trả lời thực sự là các giải đáp.
Cần phải có một kiến thức thấu đáo toàn vẹn về Thánh Kinh, nơi mối
liên kết của cả Cựu Ước lẫn Tân Ước: việc h́nh thành các bản văn,
những đặc tính văn chương của các bản văn này, tiến tŕnh h́nh thành
sổ bộ thánh kinh, mối hiệp nhất sinh động nội tại của thánh kinh,
một mối hiệp nhất có thể không hiển hiện ngay trước mắt nhưng thực
sự cống hiến cho từng bản văn trọn vẹn ư nghĩa của ḿnh. Cần phải
làm quen với các vị Giáo Phụ và các đại Công Đồng là những biến cố
Giáo Hội đă thích đáng, qua việc suy tư tràn đầy đức tin, những phát
biểu thiết yếu về Thánh Kinh. Tôi có thể nói tiếp một cách dễ dàng.
Những ǵ chúng ta gọi là thần học tín lư là kiến thức về những ǵ
chất chứa cá biệt của đức tin trong mối hiệp nhất của những chất
chứa ấy, cái hiệp nhất thực sự là tính chất giản đơn tối hậu của
chúng: mỗi một yếu tố riêng, cuối cùng, chỉ là một bộc lộ của đức
tin chúng ta vào Vị Thiên Chúa duy nhất, Đấng đă tỏ ḿnh cho chúng
ta và tiếp tục làm như thế. Tôi không cần nói tới tầm quan trọng của
việc hiểu biết về những vấn đề thiết yếu của thần học luân lư và
giáo huấn Công giáo về xă hội. Ngày nay tầm quan trọng của khoa thần
học đại kết và của một kiến thức về các cộng đồng Kitô giáo khác
nhau là những ǵ hiển nhiên; cần phải có một khóa nhập môn căn bản
cho các tôn giáo chính chưa nói đến triết lư là kiến thức về tiến
tŕnh của con người trong việc vấn nạn và t́m kiếm những ǵ đức tin
t́m cách đáp ứng. Thế nhưng các bạn cũng cần học để hiểu và – tôi
dám nói – để yêu thích giáo luật, cảm nhận được sự cần thiết của
khoa này và coi trọng những áp dụng cụ thể của nó: một xă hội không
luạt lệ sẽ là một xă hội không có quyền lợi. Luật lệ là điều kiện
của t́nh yêu. Tôi sẽ không tiếp tục với bản liệt kê này, nhưng tôi
chỉ nói một lần nữa là việc yêu thích học hỏi khoa thần học và thi
hành nó một cách ư thức rơ ràng là khoa thần học được gắn bó với
cộng đồng sống động của Giáo Hội, một cộng đồng, bằng quyền bính của
ḿnh, không phải là phản đề của khoa thần học mà phỏng định của nó.
Tách khỏi cộng đồng sống động này, khoa thần học sẽ không c̣n là
ḿnh nữa, thay vào đó, nó sẽ trở thành một thứ hỗn tạp của các môn
học khác nhau thiếu mối hiệp nhất nội tâm.
6.
Những năm các bạn ở chủng viện cũng cần phải một thời gian trưởng
thành về tầm vóc con người nữa. Đối với vị linh mục, người được kêu
gọi để hộ tống kẻ khác trong cuộc hành tŕnh của cuộc đời cho đến
ngưỡng cửa sự chết, cần phải có một mức quân b́nh đúng đắn giữa con
tim và trí khôn, giữa lư trí và cảm t́nh, giữa thân xác và linh hồn,
và trở nên toàn vẹn về nhân bản. Đối với các thần đức, truyền thống
Kitô giáo luôn liên kết với các nhân đức trụ xuất phát từ kinh
nghiệm và triết lư của con người, và một cách chung chung hơn, từ
truyền thống đạo lư lành mạnh của nhân loại. Thánh Phaolô đă làm rất
sáng tỏ vấn đề này với tín hữu giáo đoàn Philiphê: ‘Hỡi anh em, sau
hết, bất cứ những ǵ là đúng, bất cứ những ǵ là khả kính, bất cứ
những ǵ là chính đáng, bất cứ những ǵ là tinh tuyền, bất cứ những
ǵ là măn nguyện, bất cứ những ǵ là đáng khen, nếu có bất cứ những
ǵ là tuyệt hảo và nếu có bất cứ những ǵ đáng ca ngợi, th́ hăy nghĩ
đến những điều ấy” (4:8). Vấn đề này cũng bao gồm cả việc ḥa nhập
của tính dục với toàn thể con người. Tính dục là tặng ân của Đấng
Hóa Công, tuy nhiên nó cũng là một công việc liên quan tới việc phát
triển của con người hướng tới tầm mức trưởng thành về nhân bản. Khi
nó không ḥa nhập trong con người th́ tính dục trở thành tầm thường
và hủy diệt. Ngày n ay chúng ta có thể thấy nhiều thí dụ về vấn đề
này nơi xă hội của chúng ta. Gần đây chúng ta đă hết sức chán nản
thấy rằng có một số linh mục bôi bẩn thừa tác vụ linh mục của ḿnh
bằng việc lạm dụng t́nh dục trẻ em và giới trẻ. Thay v́ hướng dẫn
con người đạt đến tầm mức trưởng thành về nhân bản hơn nữa và nêu
gương sáng cho họ th́ hành vi cử chỉ lạm dụng của họ đă gây ra tai
hại lớn lao khiến chúng ta hết sức cảm thấy hổ thẹn và hối tiếc.V́
hậu quả của tất cả những điều ấy, nhiều người, có lẽ thậm chí cả một
số trong các bạn, có thể đặt vấn đề là làm linh mục có tốt hay chăng;
việc chọn sống đời độc thân có ư nghĩa ǵ như là một lối sống thực
sự là con người. Tuy nhiên, kể cả việc lạm dụng đáng trách nhất cũng
không thể nào đánh mất đi uy tín của sứ vụ linh mục, một sứ vụ vẫn
cao cả và tinh tuyền. Tạ ơn Chúa, tất cả chúng ta đều biết đến các
vị linh mục gương mẫu, những con người được h́nh thành bởi đức tin
của họ, những con người làm chứng rằng người ta có thể đạt được một
nhân tính đích thực, tinh tuyền và trưởng thành ở đời sống này, đặc
biệt là đời sống độc thân. Phải công nhận rằng những ǵ đă xẩy ra
làm cho tất cả chúng ta càng tỉnh táo và canh chừng hơn nữa, chính
v́ để xem xét lại bản thân ḿnh một cách tha thiết trước nhan Thiên
Chúa, khi chúng ta tiến tới thiên chức linh mục, nhờ đó biết được
đây có phải là ư Ngài muốn cho tôi hay chăng. Vị giải tội của các
bạn và các bề trên của các bạn có trách nhiệm hỗ trợ các bạn và trên
con đường nhận thức này. Nó là một phần thiết yếu trong cuộc hành
tŕnh của các bạn trong việc thựa hành các nhân đức nhân bản nồng
cốt, bằng ánh mắt của các bạn gắn chặt vào Vị Thiên Chúa là Đấng đă
tỏ ḿnh ra nơi Chúa Kitô, và bằng việc để ḿnh được Ngài thanh tẩy
cho mới mẻ hơn.
7.
Nguồn gốc của ơn gọi linh mục ngày nay khác nhau và tạp nham hơn
trong quá khứ. Ngày nay quyết định làm linh mục thường được h́nh
thành sau khi người ta đă đảm nhận một nghề nghiệp trần thế nào đó.
Thường th́ nó phát triển trong các Cộng đồng, đặc biệt là trong các
Phong trào, những phong trào thiên về việc hội ngộ chung với Chúa
Kitô và Giáo Hội của Người, thiên về các cảm nghiệm và niềm vui
thiêng liêng trong việc phục vụ đức tin. Nó cũng chín mùi nơi chính
việc gặp gỡ rất riêng tư với những ǵ là cao sang và hèn yếu của
cuôc sống con người. Bởi thế, các dự sinh làm linh mục thường sống ở
những lục địa rất khác nhau về thiêng liêng. Khó có thể nhận thấy
được những yếu tố chung nơi trách nhiệm tương lai của người ta và
đường lối thiêng liêng của nó. Chính v́ lư do ấy mà chủng viện trở
thành quan trọng như là một cộng đồng tiến bước bên trên và bên
ngoài những khác biệt về linh đạo. Các Phong trào là một vấn đề sáng
giá. Các bạn biết tôi trân quí chúng biết bao và yêu chuộng chúng
như là một tặng ân của Thánh Linh cho Giáo Hội. Tuy nhiên, chúng cần
phải được thẩm định bằng việc chúng cởi mở với những ǵ thật sự là
Công giáo, với sự sống của toàn thể Giáo Hội Chúa Kitô, một sự sống
có tính chất khác nhau đối với tất cả mọi người vẫn chỉ là một.
Chủng viện là thời gian các bạn học với nhau và học nơi nhau. Trong
đời sống cộng đồng, một đời sống có những lúc khó khăn, các bạn cần
phải biết quảng đại và nhẫn nại, chẳng những chịu đựng nhau mà c̣n
làm phong phú nhau, để mỗi người các bạn có thể đóng góp các tặng ân
của ḿnh cho toàn thể, như thể tất cả đều phục vụ cùng một Giáo Hội,
cùng một Chúa. Học đường nhẫn nại này thật sự là việc chấp nhận lẫn
nhau và thông cảm nhau trong mối hiệp nhất của Thân Ḿnh Chúa Kitô,
là một phần quan trọng của những năm ở chủng viện.
Các chủng
sinh thân mến, với những gịng vắn vỏi này, tôi muốn các bạn biết
rằng tôi thường nghĩ đến các bạn như thế nào, nhất là trong những
lúc khó khăn đây, và tôi gần gũi với các bạn ra sao trong lời nguyện
cầu. Xin cầu cho tôi với, để tôi thi hành tốt đẹp thừa tác vụ của
tôi, bao lâu Chúa muốn. Tôi kư thác cuộc hành tŕnh dọn ḿnh làm
linh mục của các bạn cho việc bảo vệ từ mẫu của Mẹ Maria Rất Thánh
mà ngôi nhà của Mẹ là học đường của sự thiện hảo và ân sủng. Xin
Thiên Chúa Toàn Năng chúc lành cho tất cả các bạn, nhân danh Cha và
Con và Thánh Thần.
Tại
Vatican ngày 18/10/2010 Lễ Thánh Tông Đồ Luca.
Thiết tha
trong Chúa
Giáo
Hoàng Biển Đức XVI
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa
Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/letters/2010/documents/hf_ben-xvi_let_20101018_seminaristi_en.html