“Cần đến một cuộc khổ nạn của Giáo Hội, một cuộc khổ nạn dĩ nhiên được phản ảnh nơi con người của vị Giáo Hoàng, mà Giáo Hoàng là vị đại diện cho Giáo Hội và v́ thế các nỗi khổ đau của Giáo Hội đă được loan báo”.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Tông Du Bồ Đào Nha và Fatima 11-14/5/2010: Phỏng Vấn trên máy bay hôm Thứ Ba 11/5/2010 về t́nh h́nh sống đạo ở Bồ Đào Nha, t́nh h́nh khủng hoảng kinh tế ở Âu Châu và Bí Mật Fatima phần 3 liên quan tới Giáo Hội 

 

 

Cha Lombardi: Tâu Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha quan tâm và cảm thấy thế nào về t́nh h́nh Giáo Hội ở Bồ Đào Nha? Có thể nói về Bồ Đào Nha như thế nào, một quốc gia đă từng là Công giáo hết sức và đă mang đức tin đến cho thế giới, thế nhưng ngày nay quốc gia này đang trải qua một cuộc trần tục hóa sâu xa, cả trong đời sống hằng ngày cũng như về pháp lư và văn hóa? Làm thế nào để loan báo đức tin trong một môi trường khô khan nguội lạnh và thậm chí c̣n tỏ ra thù ghét Giáo Hội nữa?  

 

Đức Thánh Cha: Trước hết, xin chào tất cả mọi người, và chớ ǵ chúng ta có được một cuộc hành tŕnh tốt đẹp, bất chấp đám mây ở bên dưới chúng ta. Về vấn đề Bồ Đào Nha, tôi cảm thấy hân hoan và biết ơn về tất cả những ǵ quốc gia này đă thực hiện và đang làm trên thế giới và trong lịch sử, cũng như về tính chất nhân bản sâu xa của một dân tộc tôi biết đến từ một chuyến viếng thăm trước đây và từ nhiều bạn hữu người Bồ Đào Nha. Tôi có thể nói rằng thật sự là như thế, đúng thật là thế, Bồ Đào Nha đă từng là một năng lực mạnh mẽ cho đức tin Công giáo, nó đă mang đức tin này đến khắp nơi trên thế giới; một đức tin can đảm, sáng suốt và vẹn tuyền; nó đă có thể tạo nên một thứ đại văn hóa chúng ta thấy được ở Ba Tây cũng như ở chính Bồ Đào Nha, mà c̣n ở cả sự hiện diện về t́nh thần của Bồ Đào Nha ở Phi Châu và Á Châu nữa. Đàng khác, tinh thần của chủ nghĩa thế tục cũng chẳng có ǵ là mới mẻ. Cái biện chứng giữa chủ nghĩa thế tục và đức tin ở Bồ Đào Nha có cả một lịch sử lâu dài. Ngay từ thế kỷ 18 nó đă bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự hiện diện của Thời Minh Tri: chúng ta chỉ cần nghĩ đến danh xưng Pombal. Bởi thế chúng ta có thể thấy rằng trong những thế kỷ vừa qua Bồ Đào Nha luôn sống trong một thứ biện chứng hiện nay tự nhiên đă trở nên sâu đậm hơn và mang tất cả những đặc tính của tinh thần Âu Châu hiện đại. Điều này đối với tôi trở thành vừa là một thách đố vừa là một cơ hội rất tốt. Trong những thế kỷ của một thứ biện chứng giữa thời minh tri, chủ nghĩa thế tục và đức tin, bao giờ cũng có những cá nhân t́m cách xây dựng những cây cầu nối và tạo nên một cuộc đối thoại, thế nhưng, tiếc thay, khuynh hướng chủ chốt này là một khuynh hướng của chống nhau và của sự loại trừ nhau. Ngày nay chúng ta thấy rằng chính cái biện chứng này tiêu biểu như là một cơ hội và chúng ta cần khai triển một tổng luận và một cuộc đối thoại hướng tới và sâu xa. Trong một t́nh trạng đa văn hóa tất cả chúng ta đang sống, chúng ta thấy rằng nếu văn hóa Âu Châu hoàn toàn là những ǵ thuần lư trí, nó sẽ thiếu mất chiều kích tôn giáo siêu việt, và không thể tham dự vào cuộc đối thoại với các nền văn hóa lớn của nhân loại đều có chiều kích tôn giáo siêu việt này – chiều kích về chính con người. Bởi vậy thật là sai lầm khi nghĩ rằng có một thứ lư trí tinh tuyền phản lịch sử, hoàn toàn tự tại, tức là hoàn toàn là chính “lư trí”; chúng ta càng ngày càng thấy rằng nó ảnh hưởng chỉ ở nơi con người, nó thể hiện một trường hợp lịch sử nào đó thế nhưng lư trí không phải là như thế. Lư trí như thế là những ǵ hướng về siêu việt thể và chỉ gặp gỡ thực tại siêu việt và đức tin cùng lư trí, con người mới t́m thấy chính bản thân ḿnh.  Vậy tôi nghĩ rằng công việc và sứ vụ chính thực của Âu Châu trong t́nh trạng này đó là tạo nên cuộc đối thoại ấy, để ḥa nhập đức tin và cái hợp lư tân tiến thành một nhăn quan nhân loại học duy nhất là những ǵ cận kề với con người như một toàn thể, nhờ đó cũng làm cho các nền văn hóa của con người trở thành khả đạt. Nên tôi muốn nói rằng sự hiện diện của chủ nghĩa thế tục là những ǵ b́nh thường, thế nhưng việc tách biệt và chống chọi giữa chủ nghĩa thế tục và nền văn hóa đức tin là những ǵ bất thường và cần phải được trổi vượt lên trên. Cái thách đố lớn lao này của thời điểm hiện nay đó là làm cho cả hai hợp lại với nhau, và nhờ thế khám phá ra căn tính đích thực của chúng. Như tôi đă nói, đó là sứ vụ của Âu Châu và nhu cầu của nhân loại trong lịch sử của chúng ta.

 

Cha Lombardi: Chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha. Chúng ta tiếp tục đề tài về Âu Châu. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đă trở nên tồi tệ hơn ở Âu Châu và đặc biệt liên hệ tới Bồ Đào Nha. Một số nhà lănh đạo Âu Châu nghĩ rằng tương lai của Khối Hiệp Nhất Âu Châu đang gặp nguy hiểm. Chúng ta có thể rút tỉa kinh nghiệm từ những bài học nào từ cuộc khủng hoảng này, cũng như từ quan điểm về đạo lư và luân lư? Đâu là những mấu chốt cho việc củng cố mối hiệp nhất và hợp tác giữa các xứ sở Âu Châu trong tương lai?

 

Đức Thánh Cha: Tôi muốn nói rằng chính cuộc khủng hoảng này, liên quan tới yếu tố luân lư không ai lại có thể vô tri của nó, là một trường hợp thực tế cụ thể về những ǵ tôi đă nói đến trước đây, đó là hai luồng văn hóa tách biệt cần phải gặp gỡ nhau, bằng không chúng ta sẽ không thể nào tiến được đến tương lai. Cả ở đây nữa chúng ta thấy một thứ nhị nguyên thuyết sai lầm, đó là một thứ chủ nghĩa thực chứng về kinh tế cho rằng nó có thể hoạt động bất cần yếu tố đạo lư, một thứ thị trường được điều hành hoàn toàn bởi nó, bởi nguyên các quyền năng của kinh tế, bởi thứ lập luận có tính cách thực chứng và thực dụng của kinh tế – trong khi đạo đức học là một cái ǵ khác, hoàn toàn tách biệt khỏi nó. Sự kiện đó là, giờ đây chúng ta đang thấy rằng một chủ nghĩa thực dụng thuần kinh tế không màng chi tới thực tại về con người – thành phần là một hữu thể đạo lư – không kết thúc một cách may lành mà là tạo nên những vấn đề bất khả giải quyết. Bởi đây mà đây là thời điểm để thấy được rằng đạo lư không phải là một cái ǵ đó ngoại tại bên lề mà là nội tại đối với lư lẽ và tính chất thực dụng của kinh tế. Đàng khác, chúng ta cũng cần phải xưng nhận rằng đức tin Công Giáo, Kitô Giáo, thường có tính cách cá nhân thái quá; nó giành những vấn đề kinh tế cụ thể cho thế giới và chỉ nghĩ về việc cứu độ riêng tư, những hành động đạo giáo, mà không thấy rằng những sự này bao hàm cả trách nhiệm hoàn vũ, trách nhiệm đối với thế giới. Bởi vậy, cả ở đây nữa, chúng ta cần phải tham dự một cuộc đối thoại cụ thể. Tôi đă phác họa trong Thông Điệp Bác Ái Trong Chân Lư, và toàn thể truyền thống của giáo huấn về xă hội của Giáo Hội đi theo chiều hướng này – chiều hướng nới rộng khía cạnh đạo lư của đức tin ở trên và bên ngoài cá nhân hướng đến trách nhiệm đối với thế giới, tới một thứ hợp lư “hành sự” được tác động bởi đạo đức học. Đàng khác, các biến cố mới đây nhất trong thị trường, trong ṿng hai ba năm qua, đă cho thấy rằng chiều kích đạo lư là những ǵ nội tại và cần đi sâu vào hoạt động kinh tế, v́ con người là một hữu thể hiệp nhất, đó chính là con người mà chúng ta đang nói về, cũng như đi sâu vào một khoa nhân loại học lành mạnh bao gồm toàn thể, chỉ có thế vấn đề mới có thể được giải quyết, và cũng nhờ thế Âu Châu mới có thể thi hành và chiếm đạt được sứ vụ của ḿnh

 

Cha Lombardi: Chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha, và bây giờ chúng ta sang vấn đề Fatima có thể được coi là tột đỉnh thậm chí về mặt thiêng liêng của chuyến tông du này. Tâu Đức Thánh Cha, các cuộc hiện ra ở Fatima có nghĩa ǵ với chúng ta ngày nay? Vào Tháng 6 năm 2000, khi Đức Thánh Cha ra mắt bản văn bí mật thứ ba ở Văn Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh, một số trong chúng con và những bạn đồng nghiệp trước đây của chúng con đă có mặt. Đức Thánh Cha đă được hỏi rằng sứ điệp này có thể được áp dụng, ngoài cuộc tấn công Đức Gioan Phaolô II, cho các đau khổ khác nơi phần của các vị Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha có nghĩ rằng có thể bao gồm trong thị kiến ấy những khổ đau của Giáo Hội ngày nay gây ra bởi tội lỗi liên quan tới việc lạm dụng t́nh dục trẻ em vị thành niên?

 

Đức Thánh Cha: Trước hết tôi muốn nói rằng tôi hân hoan được đến Fatima, để cầu nguyện trước Đức Mẹ Fatima. Đối với chúng ta th́ Fatima là một dấu hiệu của sự hiện diện đức tin, của sự kiện là chính từ những con người nhỏ bé này mà đức tin đă có được mănh lực mới, một mănh lực không chỉ giới hạn ở nơi những con người nhỏ bé này mà gửi cho toàn thế giới mộït sứ điệp và chạm đến lịch sử vào chính lúc này đây, và chiếu sáng trên lịch sử này. Vào năm 2000, trong việc tŕnh bày của ḿnh, tôi đă nói rằng một cuộc hiện ra – một thúc đẩy siêu nhiên không hoàn toàn xuất phát từ việc tưởng tượng của con người mà thực sự từ Trinh Nữ Maria, từ siêu nhiên – có một thúc đẩy như thế nơi một chủ thể và được thể hiện theo khả năng của chủ thể ấy. Chủ thể này được định h́nh bởi những điều kiện về lịch sử, cá nhân, tính nết của ḿnh, nhờ đó chuyển dịch cái thúc đẩy siêu nhiên ấy thành các khả năng của ḿnh để nh́n xem, tưởng tượng, bày tỏ; tuy nhiên, những bày tỏ này, được thành h́nh bởi chủ thể ấy, lại che đậy một nội dung cao cả hơn, sâu xa hơn, và chỉ qua gịng lịch sử chúng ta mới có thể thấy tất cả cái sâu xa này, cái sâu xa chúng ta có thể nói được rặng “bọc” ở trong thị kiến là những ǵ có thể vươn tới đối với một số cá nhân đặc biệt. Do đó, tôi muốn nói rằng, cả ở đây nữa, ngoài thị kiến cao cả về nỗi khổ của vị Giáo Hoàng, nỗi khổ chúng ta có thể trước hết nói tới Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một dấu hiệu được cống hiến về các thực tại liên quan tới tương lai của Giáo Hội, một tương lai từ từ thành h́nh và trở nên sáng tỏ. Bởi vậy, ngoài thời điểm được nhắc tới trong thị kiến này, thực sự là được thấy nhắc đến nhu cầu cần đến một cuộc khổ nạn của Giáo Hội, một cuộc khổ nạn dĩ nhiên được phản ảnh nơi con người của vị Giáo Hoàng, mà Giáo Hoàng là vị đại diện cho Giáo Hội và v́ thế các nỗi khổ đau của Giáo Hội đă được loan báo. Chúa Kitô đă nói với chúng ta rằng Giáo Hội sẽ liên  lỉ chịu khổ đau, bằng những cách thức khác nhau, cho tới tận thế. Điều quan trọng ở đây là ở chỗ sứ điệp này, việc đáp ứng của Fatima đây, tự bản chất không hướng tới những thứ tôn sùng đặc biệt, mà chính là tới việc đáp ứng trọng yếu, đó là tới việc liên tục hoán cải, thống hối, nguyện cầu, và ba thần đức tin cậy mến. Thế nên chúng ta mới thấy ở đây việc thực sự đáp ứng sâu xa Giáo Hội cần phải cống hiến – việc đáp ứng chúng ta, hết mọi người trong chúng ta, cần phải cống hiến trong t́nh trạng này. Như đối với những điều mới xẩy ra, những ǵ chúng ta thấy nơi sứ điệp này hôm nay đây, cũng có sự kiện tấn công vị Giáo Hoàng và Giáo Hội xuất phát không phải từ bên ngoài nhưng là những đau khổ của Giáo Hội xuất phát chính yếu từ trong Giáo Hội, từ tội lỗi hiện hữu trong Giáo Hội. Cả điều này nữa là những ǵ chúng ta hắng biết tới, nhưng hôm nay chúng ta đang thấy nó một cách thực sự là khiếp đảm: đó là việc bách hại Giáo Hội lớn nhất của Giáo Hội xuất phát không phải từ thành phần thù địch của Giáo Hội ở bên ngoài mà là từ tội lỗi trong Giáo Hội, và v́ thế Giáo Hội hết sức cần phải tái nhận thức việc thống hối, chấp nhận được thanh tẩy, một mặt biết tha thứ, nhưng đồng thời cũng cần đến công lư. Thứ tha không thay thế cho công lư. Tóm lại, chúng ta thực sự cần ư thức lại điều thiết yếu này, đó là hoán cải, nguyện cầu, thống hối và các thần đức. Đó là việc đáp ứng của chúng ta, thành phần thực tiễn trong việc biết rằng sự dữ luôn luôn tấn công chúng ta, những cuộc tấn công từ bên trong lẫn bên ngoài, tuy nhiên những quyền lực của sự thiện cũng luôn hiện hữu, và cuối cùng Chúa Kitô là Đấng quyền năng hơn sự dữ, và đối với chúng ta Đức Mẹ là một bảo đảm hữu h́nh từ mẫu từ tấm ḷng thiện hảo của Thiên Chúa là những ǵ bao giờ cũng là phán quyết cuối cùng trong lịch sử.

 

Cha Lombardi: Chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha đă làm sáng tỏ và sâu xa từ các câu trả lời của Đức Thánh Cha cũng như về lời lẽ kết thúc đầy hy vọng Đức Thánh Cha cống hiến cho chúng con. Chúng con nguyện chúc Đức Thánh Cha đạt được những thành quả tốt đẹp nhất để chuyến hành tŕnh rất cần thiết này trở thành một chuyến đi vui thỏa cho Đức Thánh Cha và nhờ đó Đức Thánh Cha sẽ cảm thấy tất cả niềm vui và cái sâu xa thiêng liêng gợi lên từ cuộc gặp gỡ mầu nhiệm Fatima. Chúng con chúc Đức Thánh Cha một cuộc viếng thăm phúc lộc và chúng con sẽ cố gắng thực hiện hết sức việc phục vụ của chúng con và tường tŕnh một cách khách quan những ǵ Đức Thánh Cha sẽ làm.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh (những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20100511_portogallo-interview_en.html