“Cùng Mẹ chúng con tiến bước trong hy vọng”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Tông Du Bồ Đào Nha và Fatima 11-14/5/2010

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng kết và tuyển dịch

 

 

Để chu toàn vai tṛ là Vị Thừa Kế Thánh Phêrô trong sứ vụ “củng cố đức tin cho anh em ḿnh” (Lk 22:32), Vị Giáo Hoàng thứ 264 sau Thánh Phêrô của chúng ta là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă thực hiện chuyến tông du thứ 15 sau 5 năm gần 1 tháng (từ 19/4/2005) lănh đạo Giáo Hội Công giáo hoàn vũ. Chuyến tông du 15 này ngài đă đến Bồ Đào Nha mà trọng tâm là Linh Địa Thánh Mẫu Fatima nhân dịp kỷ niệm 10 năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước cho hai em Thiếu Nhi Fatima ngày 13/5/2000 đó là Phanxicô và Giaxinta. Đó là lư do, như Đức Thánh Cha đă  chia sẻ trong buổi triều kiến chung Thứ Tư 19/5/2010 rằng: “Khẩu hiệu của tôi cho chuyến tông du mục vụ Bồ Đào Nha là ‘Khôn Ngoan và Sứ Vụ’, và ở Fatima Đức Trinh Nữ Maria mời gọi chúng ta hăy hy vọng tiến bước, bằng cách để ḿnh được hướng dẫn bởi ‘đức khôn ngoan từ trên cao’ là những ǵ được thể hiện nơi Chúa Giêsu là sự khôn ngoan của t́nh yêu, để mang ánh sáng và niềm vui của Chúa Kitô vào thế giới”.

 

Cho dù chuyến Tông Du 15 của Đức Thánh Cha vừa qua đi, nhưng âm vang của biến cố mang tính cách Giáo Hội hoàn vũ này vẫn c̣n đó, qua những ǵ được Vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian thực hiện, chẳng những cho lợi ích thiêng liêng của nơi được ngài đến thăm viếng, mà c̣n cho lợi ích chung của hết mọi phần tử trong Giáo Hội luôn gắn bó hiệp thông với Vị Chủ Chăn Tối Cao của ḿnh, v́ những lời ngài nói mang tính chất của một Phúc Âm hiện đại có thể áp dụng chung cho hết mọi tâm hồn thiện chí luôn chú ư tới những dấu chỉ thời đại để có thể đáp ứng tác động thần linh của Thiên Chúa trong lịch sử hiện tại của chung nhân loại.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là vị giáo hoàng thứ ba đến Linh Địa Fatima (sau Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II) và đây là chuyến tông du thứ 5 đến Linh Địa Fatima của 3 đời giáo hoàng (Đức Phaolô VI một chuyến vào thời điểm 13/5/1967; Đức Gioan Phaolô II ba chuyến vào các thời điểm 12-15/5/1982, 10-13/5/1991, 12-13/5/2000). Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, khi c̣n là Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, đă dẫn giải phần thứ ba của Bí Mật Fatima khi phần bí mật này được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho công bố ngày 26/6/2000   http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000626_message-fatima_en.html .  

 

Ở Fatima, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă lưu ngụ tại khu chung cư Nossa Senhora do Carmo House từ 5 giờ 10 phút chiều ngày 12/5 tới 8 giờ sáng ngày 14/5, và ở lầu hai cùng pḥng của Đức Gioan Phaolô II năm 2000. Đó là một căn chung cư như các căn chung cư khác của khu nhà này, với một pḥng ngủ, buồng tắm, pḥng làm việc và pḥng khách nhỏ. Trong khu chung cư này có cả thành phần hành hương đến tĩnh tâm hay hội họp.  

 

Về Giáo Hội ở Bồ Đào Nha, theo Văn Pḥng Thống Kê Trung Ương của Ṭa Thánh vào cuối năm 2008 th́ Bồ Đào Nha có tổng dân số là 10.610.000, trong đó Công Giáo chiếm 88.3%, tức 9.368.000 người. Có 21 giáo phận và 4.830 giáo xứ, với 52 giám mục, 3.797 linh mục, 6.007 tu sĩ, 594 phần tử giáo dân thuộc các tổ chức đời và 63.906 giáo lư viên, 279 tiểu chủng sinh và 444 đại chủng sinh, 129.230 học sinh ở 100 trung tâm giáo dục Công giáo từ mẫu giáo tới đại học, Công giáo cũng điều hành 34 nhà thương, 155 y viện, 799 nhà cho người già hay khuyết tật, 663 cô nhi viện và nhà giữ trẻ, 55 trung tâm tham vấn gia đ́nh và pḥ sự sống, 462 trung tâm giáo dục và phục hồi xă hội, và 168 các tổ chức khác. 

 

Chuyến tông du Bồ Đào Nha của Đức Thánh Cha vừa chấm dứt tuần trước th́ tuần sau Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha đă lên tiếng than trách vị Tổng Thống nước này là Aníbal Cavaco Silva, v́ qua bài diễn văn của ông được truyền h́nh cho thấy ông có ư định chấp nhận dự luật về hôn nhân đồng tính đă được quốc hội chấp nhận ngày 11/2/2010. Nếu quả thực luật cho phép hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa ở Bồ Đào Nha th́  nước này là quốc gia thứ  sáu ở Âu Châu sau Bỉ, Tây Ban  Nha, Na-Uy, Ḥa Lan và Thụy Điển. Căn cứ vào 9 trong 18 bài diễn từ dài ngắn của ḿnh cho suốt chuyến tông du 4 ngày này, kể cả bài phỏng vấn của thành phần phóng viên báo chí trên máy bay hôm 11/5 và bài chia sẻ cảm nghiệm tông du sau chuyến đi hôm 19/5, những bài diễn văn ngài nói với chung quốc gia và nhân dân Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha đă đề cập tới 3 khía cạnh tiêu biểu chính yếu: thứ nhất là quá khứ vinh quang của họ trong việc truyền bá đức tin khắp thế giới, thứ hai là những thử thách của họ liên quan tới chủ nghĩa thế tục vẫn tiếp diễn cho tới hiện tại, và thứ ba là những nỗ lực chứng từ Kitô giáo họ cần phải có cho tương lai trên thế giới.

 

 

Về B Đào Nha

 

Bồ Đào Nha: mt quá kh vinh quang trong vic truyn bá đức tin khp thế gii.

 

Trong cuộc phỏng vấn trên máy bay hôm Thứ Ba 11/5/2010, ngài cho biết như sau:

“Thật sự là như thế, đúng thật là thế, Bồ Đào Nha đă từng là một năng lực mạnh mẽ cho đức tin Công giáo, nó đă mang đức tin này đến khắp nơi trên thế giới; một đức tin can đảm, sáng suốt và vẹn tuyền; nó đă có thể tạo nên một thứ đại văn hóa chúng ta thấy được ở Ba Tây cũng như ở chính Bồ Đào Nha, mà c̣n ở cả sự hiện diện về t́nh thần của Bồ Đào Nha ở Phi Châu và Á Châu nữa”.

 

Trong bài giảng cho Thánh Lễ ở Terreiro do Paço of Lisbon cùng ngày 11/5, ngài c̣n nói:

“Thành phố Lisbon này, là nơi xuất phát các thế hệ Kitô hữu từ đời này sang đời kia – giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, nam nữ, thanh niên và thành phần không trẻ lắm – đă đông đảo ra đi đáp tiếng Chúa gọi, trang bị chỉ bằng niềm tin tưởng rằng Người đă hứa với họ rằng: ‘Thày ở cùng các con luôn măi’. Bồ Đào Nha đă chiếm được một chỗ vinh quang giữa các quốc gia về việc phục vụ truyền bá đức tin: ở khắp năm châu đều có các giáo hội địa phương bắt nguồn từ hoạt động của các nhà truyền giáo của Bồ Đào Nha”. 

 

Bồ Đào Nha: những thử thách liên quan tới chủ nghĩa thế tục vẫn tiếp diễn cho tới hiện tại.

 

Trong cuộc Phỏng Vấn trên máy bay hôm Thứ Ba 11/5/2010, một vấn đề đă được đặt ra cho ngài như sau:

 

Tâu Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha quan tâm và cảm thấy thế nào về t́nh h́nh Giáo Hội ở Bồ Đào Nha? Có thể nói về Bồ Đào Nha như thế nào, một quốc gia đă từng là Công giáo hết sức và đă mang đức tin đến cho thế giới, thế nhưng ngày nay quốc gia này đang trải qua một cuộc trần tục hóa sâu xa, cả trong đời sống hằng ngày cũng như về pháp lư và văn hóa? Làm thế nào để loan báo đức tin trong một môi trường khô khan nguội lạnh và thậm chí c̣n tỏ ra thù ghét Giáo Hội nữa?  

 

Ngài đă trả lời câu chính yếu nguyên văn như thế này:

 

“Sự hiện diện của chủ nghĩa thế tục là những ǵ b́nh thường, thế nhưng việc tách biệt và chống chọi giữa chủ nghĩa thế tục và nền văn hóa đức tin là những ǵ bất thường và cần phải được thắng vượt. Cái thách đố lớn lao này của thời điểm hiện nay đó là làm cho cả hai hợp lại với nhau, và nhờ thế khám phá ra căn tính đích thực của chúng”.

 

Trong bài Khai từ khi được nghênh đón tại Phi Trường Quốc tế Lisbon Portela Thứ Ba 11/5/2010, ngài c̣n nói như sau: 

 

“Vấn đề ở đây không phải là một cuộc đối đầu về đạo lư giữa một guồng máy về trần thế và guồng máy về tôn giáo, như thể vấn đề về ư nghĩa chúng ta cống hiến cho tự do của chúng ta. Vấn đề ở đây đó là cái giá trị được qui cho vấn đề của ư nghĩa cùng với hàm ư của nó nơi đời sống công cộng. Khi tách Giáo Hội ra khỏi Quốc Gia, cuộc cách mạng Cộng Ḥa xẩy ra 100 năm trước ở Bồ Đào Nha, đă mở ra một kỷ nguyên mới của tự do đối với Giáo Hội, theo đó xuất hiện hai bản hiệp ước năm 1940 và 2004, trong những bối cảnh về văn hóa và chiều kích giáo hội sâu xa ghi dấu vết của một cuộc thay đổi mau chóng. Phần lớn những khổ đau gây ra bởi những cái biến đổi này đă được đối đầu một cách can trường”.

 

Trong diễn Từ với Giới Văn Hóa ở Trung Tâm Văn Hóa Belém, Lisbon Thứ Tư ngày 12/5/2010, ngài c̣n nhận định như sau:

 

“Việc biến chuyển năng động của xă hội đang cống hiến giá trị tuyệt đối cho hiện tại, tách nó khỏi cái di sản văn hóa của quá khứ, không nỗ lực vạch ra một con đường cho tương lai…

 

“Đối với một xă hội được tạo nên chính yếu bởi thành phần tín hữu Công giáo, và văn hóa của họ mang đậm nét Kitô giáo, th́ việc t́m kiếm chân lư ngoài Chúa Kitô cho thấy được những ǵ là thê thảm…

 

“Anh chị em là thành phần đại diện về văn hóa ở tất cả mọi h́nh thức của nó, là thành phần khuôn đức tư tưởng và ư kiến, ‘nhờ tài năng của ḿnh, anh chị em có cơ hội để nói với tâm can của nhân loại, chạm tới các cảm thức cá nhân cũng như cộng đồng, khơi động những ước mơ và hy vọng, nới rộng các chân trời kiến thức và việc liên kết nhân bản…

 

“Anh chị em hăy cống hiến những ǵ là mỹ lệ, thế nhưng trước hết hăy làm cho đời sống của anh chị em thành những nơi chốn của sự mỹ”.

 

Bồ Đào Nha: những nỗ lực chứng từ Kitô giáo cần thiết cho tương lai trên thế giới.

 

Khi ngỏ lời cùng các vị Giám Mục Bồ Đào Nha ở Conference Hall of the "Casa Nossa Senhora do Carmo" - Fatima  Thứ Năm ngày 13/5/2010

 

“Những lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở là: ‘Giáo Hội trước hết cần đến những luồng sóng lớn lao, những phong trào và những chứng nhân thánh đức nơi thành phần ‘tín hữu giáo dân’, v́ chính nhờ thánh đức mới xuất phát hết mọi thứ canh tân Giáo Hội thực sự... ” (Address for the XX Anniversary of the Promulgation of the Conciliar Decree “Apostolicam Actuositatem”, 18 November 1985)…. 

 

“Ở vào một thời điểm buồn nản trong Giáo Hội, vào thời điểm chúng ta nghe nói về một thứ ‘mùa đông của Giáo Hội’, th́ Thánh Linh lại đang tạo nên một mùa xuân mới ra sao khi Ngài làm bừng lên nơi giới trẻ cũng như nơi thành phần người lớn niềm vui được là Kitô hữu, được sống trong Giáo Hội là Thân Ḿnh sống động của Chúa Kitô… Dĩ nhiên, điều kiện cần thiết đó là những thực tại mới mẻ này cần phải muốn sống trong một Giáo Hội duy nhất... “ 

 

Trong Thánh Lễ ở Quảng Trường Av. dos Aliados Square, Porto  Thứ Sáu ngày 14/5/2010, ngài tiếp tục kêu gọi như sau:

 

“Anh chị em cần phải cùng với tôi trở nên chứng nhân cho việc Chúa Giêsu phục sinh, Thật vậy, nếu anh chị em không trở nên chứng nhân của Người nơi đời sống của anh chị em th́ ai sẽ làm điều đó thay anh chị em? Trong Giáo Hội và với Giáo Hội, Kitô hữu là thành phần thừa sai của Chúa Kitô được sai vào thế giới….

 

“Trong những năm gần đây, phạm trù về nhân loại học, về văn hóa, xă hội và tôn giáo của nhân loại đă đổi thay; ngày nay Giáo Hội được kêu gọi đương đầu với các thánh đố mới và sẵn sàng đối thoại với những nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, để t́m kiếm những đường lối xây dựng, cùng với tất cả mọi người thiện tâm, việc chung sống thái ḥa giữa chư dân. Lănh vực truyền giáo cho muôn dân dường như trở nên rộng lớn hơn hôm nay đây, và không c̣n được ấn định theo những căn cứ chỉ vào địa dư nữa; thật vậy, chẳng những thành phần ngoài Kitô giáo và những ai xa cách chúng ta đang chờ đợi chúng ta, mà cả những lănh vực về xă hội và văn hóa, nhất là cơi ḷng của con người, là đích điểm thực sự cho hoạt động truyền giáo của Dân Chúa….”

 

Trong lời tạ từ lên đường ở Phi Trường Thứ Sáu ngày 14/5/2010, ngài vẫn kêu gọi thế này:

 

“Chớ ǵ quốc gia vinh quang này tiếp tục thể hiện tinh thần cao cả, cảm quan sâu xa về Thiên Chúa và hướng về t́nh đoàn kết được chi phối bởi những nguyên tắc và các thứ giá trị thấm đẫm nhân bản Kitô giáo. Ở Fatima tôi đă nguyện cầu cho toàn thế giới, cầu xin để tương lai thấy được sự gia tăng t́nh huynh đệ và đoàn kết, tương kính hơn và tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa là Cha trên trời của chúng ta…” 

 

Về Fatima

 

Riêng 2 ngày ở chính Linh Địa Thánh Mẫu Fatima, Đức Thánh Cha đă phát biểu 7 bài, chẳng những với riêng thành phần thuần Công giáo, bao gồm các vị giám mục, các linh mục tu sĩ và những cán sự viên xă hội, mà c̣n bày tỏ ḷng ḿnh với Đức Mẹ Fatima nữa, bằng lời cầu nguyện cùng Mẹ kèm theo Bông Hồng bằng Vàng dâng kính Mẹ và việc hiến dâng các linh mục nhân dịp gần kết thúc Năm Cho Linh Mục lên Mẹ, cũng như ngỏ những huấn dụ với thành phần tín hữu hành hương bấy giờ, qua buổi tối lần hạt Mân Côi với cả trăm ngàn tín hữu hành hương vào ngày áp kỷ niệm đệ nhất thập niên chân phước Phanxicô và Giaxinta, và Thánh Lễ Đại Trào vào chính ngày 13/5/2010. Đối với Fatima, ngài đă nhận định về 4 yếu tố chính làm nên Fatima, đó là Bí Mật Fatima, Sứ Điệp Fatima, Kinh Nguyện Fatima và Thiếu Nhi Fatima.

 

Bí Mật Fatima - một Giáo Hội khổ nạn

 

Trong cuộc Phỏng Vấn trên máy bay hôm Thứ Ba 11/5/2010, vấn đề được đặt ra cho ngài như sau:

 

Tâu Đức Thánh Cha, các cuộc hiện ra ở Fatima có nghĩa ǵ với chúng ta ngày nay? Vào Tháng 6 năm 2000, khi Đức Thánh Cha ra mắt bản văn bí mật thứ ba ở Văn Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh, một số trong chúng con và những bạn đồng nghiệp trước đây của chúng con đă có mặt. Đức Thánh Cha đă được hỏi rằng sứ điệp này có thể được áp dụng, ngoài cuộc tấn công Đức Gioan Phaolô II, cho các đau khổ khác nơi phần của các vị Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha có nghĩ rằng có thể bao gồm trong thị kiến ấy những khổ đau của Giáo Hội ngày nay gây ra bởi tội lỗi liên quan tới việc lạm dụng t́nh dục trẻ em vị thành niên?

 

Đức Thánh Cha đă trả lời như thế này:

 

“Đối với chúng ta th́ Fatima là một dấu hiệu của sự hiện diện đức tin, của sự kiện là chính từ những con người nhỏ bé này mà đức tin đă có được mănh lực mới, một mănh lực không chỉ giới hạn ở nơi những con người nhỏ bé này mà gửi cho toàn thế giới mộït sứ điệp và chạm đến lịch sử vào chính lúc này đây, và chiếu sáng trên lịch sử này…

 

“Cần đến một cuộc khổ nạn của Giáo Hội, một cuộc khổ nạn dĩ nhiên được phản ảnh nơi con người của vị Giáo Hoàng, mà Giáo Hoàng là vị đại diện cho Giáo Hội và v́ thế các nỗi khổ đau của Giáo Hội đă được loan báo. Chúa Kitô đă nói với chúng ta rằng Giáo Hội sẽ liên lỉ chịu khổ đau, bằng những cách thức khác nhau, cho tới tận thế. Điều quan trọng ở đây là ở chỗ sứ điệp này, việc đáp ứng của Fatima đây, tự bản chất không hướng tới những thứ tôn sùng đặc biệt, mà chính là tới việc đáp ứng trọng yếu, đó là tới việc liên tục hoán cải, thống hối, nguyện cầu, và ba thần đức tin cậy mến….

 

“Việc bách hại lớn nhất của Giáo Hội xuất phát không phải từ thành phần thù địch của Giáo Hội ở bên ngoài mà là từ tội lỗi ở bên trong Giáo Hội, và v́ thế Giáo Hội hết sức cần phải tái nhận thức việc thống hối, chấp nhận được thanh tẩy, một mặt biết tha thứ, nhưng đồng thời cũng cần đến công lư. Thứ tha không thay thế cho công lư. Tóm lại, chúng ta thực sự cần ư thức lại điều thiết yếu này, đó là hoán cải, nguyện cầu, thống hối và các thần đức. Đó là việc đáp ứng của chúng ta, thành phần thực tiễn biết rằng sự dữ luôn luôn tấn công chúng ta, những cuộc tấn công từ bên trong lẫn bên ngoài, tuy nhiên những quyền lực của sự thiện cũng luôn hiện hữu, và cuối cùng Chúa Kitô là Đấng quyền năng hơn sự dữ, và đối với chúng ta Đức Mẹ là một bảo đảm hữu h́nh của t́nh mẫu tử từ tấm ḷng thiện hảo của Thiên Chúa là những ǵ bao giờ cũng trở thành phán quyết cuối cùng của lịch sử”.

 

Trong lời nguyện cầu cùng Mẹ Maria ở Quảng Trường Đền Thánh Fatima Thứ Tư ngày 12/5/2010, ngài đă nói tới vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của ngài và viên đạn trên triều thiên của Người Mẹ có “bàn tay vô h́nh” như sau:

 

“Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II,

vị đă đến thăm Mẹ ba lần ở Fatima đây

và đă cám ơn “bàn tay vô h́nh”

cứu ngài khỏi chết

trong cuộc mưu sát ngày 13 tháng 5

ở Quảng Trường Thánh Phêrô gần 30 năm trước,

muốn cống hiến cho Đền Thánh Mẫu Fatima

một viên đạn đă làm ngài bị thương trầm trọng

và viên đạn được đặt vào triều thiên của Nữ Vương Ḥa B́nh.

Thật là một niềm an ủi sâu xa

khi thấy rằng Mẹ được đội triều thiên

chẳng những bằng bạc

và vàng của niềm vui và hy vọng của chúng con,

mà c̣n bằng “viên đạn”

của những lo âu và đau khổ của chúng con.

Con tạ ơn Mẹ, hỡi Mẹ yêu dấu,

về những lời nguyện cầu và hy sinh được các em mục đồng

ở Fatima dâng lên cầu cho Đức Giáo Hoàng,

được tác động bởi những cảm thức

do Mẹ gợi lên trong các em ở những lần hiện ra.

Con cũng cám ơn tất cả những ai

Hằng ngày,

Cầu cho Vị Thừa Kế Thánh Phêrô

cũng như cho các ư chỉ của ngài,

để Giáo Hoàng được mạnh mẽ đức tin,

vững vàng đức cậy và nhiệt thành đức mến”.

 

Sứ Điệp Fatima - hy vọng cho thế giới

 

Trong bài khai từ khi được nghênh đón tại Phi Trường Quốc tế Lisbon Portela Thứ Ba 11/5/2010, Đức Thánh Cha đă nhận định thế này: 

 

Về biến cố xẩy ra 93 năm trước đây, khi chính trời cao mở ra trên Bồ Đào Nhanhư một cánh cửa sổ của niềm hy vọng được Thiên Chúa mở ra khi con người đóng cửa lại với Ngài để tái tân trang trong gia đ́nh nhân loại những mối liên hệ đoàn kết huynh đệ xuất phát từ việc nh́n nhận một Người Cha duy nhất, đó là một dự án yêu thương đến từ Thiên Chúa; nó không lệ thuộc vào vị Giáo Hoàng, hay bất cứ một thẩm quyền nào khác của Giáo Hội: Như Đức Hồng Y Manuel Cerejeira đáng kính nhớ thường nói: ‘Không phải là Giáo Hội áp đặt lên Fatima mà chính Fatima áp đặt ḿnh trên Giáo Hội’.  

 

Trinh Nữ Maria từ trời xuống để nhắc nhở chúng ta về các sự thật Phúc Âm là những ǵ kiến tạo nguồn mạch hy vọng cho nhân loại đang quá thiếu thốn yêu thương và niềm hy vọng cứu độ. Thực sự niềm hy vọng này có chiều kích căn bản và sâu xa của nó không phải theo mối liên hệ hàng ngang mà là mối liên hệ hàng dọc và siêu việt. Mối liên hệ với Thiên Chúa là những ǵ chủ yếu của con người, thành phần được tạo dựng nên và hướng về Thiên Chúa; họ t́m kiếm sự thật theo những tiến tŕnh tri thức của ḿnh, họ hướng về sự thiện nơi lănh vực của ư muốn, và họ được thu hút bởi sự mỹ theo chiều kích thẩm mỹ. Ư thức là Kitô giáo ở chỗ nó tự ḿnh hướng về tầm vóc viên trọn của sự sống và khôn ngoan được thấy nơi Chúa Giêsu Kitô. Chuyến viếng thăm của tôi giờ đây bắt đầu theo chỉ dấu này của niềm hy vọng có mục đích như là một dự thảo của đức khôn ngoan và sứ vụ”.  

 

Ngài đă dâng lời Nguyện cầu cùng Mẹ Maria ở Quảng Trường Đền Thánh Fatima Thứ Tư ngày 12/5/2010 như sau:

 

“Con muốn dâng lên

Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ

những vui mừng và hy vọng

cùng với những trục trặc và khổ đau

của từng người trong thành phần con cái nam nữ của Mẹ

đang qui tụ ở Cova de Iria đây

hay những người ở xa đang cùng chúng con nguyện cầu.

Lạy Mẹ hết sức dịu dàng,

Mẹ biết đích danh từng người,

Mẹ biết khuôn mặt và đời tư của từng người,

và Mẹ yêu thương họ tất cả

bằng tấm ḷng ưu ái từ mẫu

xuất phát từ chính tấm ḷng của T́nh yêu Thần Linh.

Con xin kư thác và dâng hiến tất cả họ cho Mẹ,

Lạy Mẹ Maria Rất Thánh,

Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của chúng con”.

 

Trong buổi triều kiến chung hằng tuần Thứ Tư 19/5, ngài chia sẻ cảm nghiệm về chuyến tông du liên quan tới sứ điệp Fatima như sau:

 

“Fatima, một tỉnh lỵ đầy bầu khí thực là huyền nhiệm là nơi hầu như có thể chạm tới việc hiện diện của Đức Trinh Nữ...

 

Sứ điệp đ̣i hỏi nhưng an ủi được Đức Trinh Nữ lưu lại cho chúng ta ở Fatima là những ǵ tràn đầy hy vọng. Nó là một sứ điệp tập trung vào việc cầu nguyện, thống hối và hoán cải, một sứ điệp được dự phóng vượt trên các mối đe dọa, các thứ hiểm nguy và kinh hoàng của lịch sử, mời gọi nhân loại hăy tin tưởng vào hành động của Thiên Chúa, vun trồng niềm hy vọng cao cả và cảm nghiệm được ân sủng của Thiên Chúa để kính mến Ngài là nguồn yêu thương và an b́nh...

 

“’Cùng Mẹ chúng con tiến bước trong hy vọng’. Khẩu hiệu của tôi cho chuyến tông du mục vụ Bồ Đào Nha là ‘Khôn Ngoan và Sứ Vụ’ và ở Fatima Đức Trinh Nữ Maria mời gọi chúng ta hăy hy vọng tiến bước, bằng cách để ḿnh được hướng dẫn bởi ‘đức khôn ngoan từ trên cao’ là những ǵ được thể hiện nơi Chúa Giêsu là sự khôn ngoan của t́nh yêu, để mang ánh sáng và niềm vui của Chúa Kitô vào thế giới”. 

 

Cả trong lời tạ từ lên đường ở Phi Trường Thứ Sáu ngày 14/5/2010, ngài vẫn hướng về Fatima như thế này:

 

“Ở Fatima tôi đă nguyện cầu cho toàn thế giới, cầu xin để tương lai thấy được sự gia tăng t́nh huynh đệ và đoàn kết, tương kính hơn và tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa là Cha trên trời của chúng ta…” 

 

Kinh Nguyện Fatima - một tác lực cho Giáo Hội và thế giới

 

Ngài ban huấn từ trong buổi lần hạt Mân Côi ở Nguyện Đường Linh Địa Fatima tối Thứ Năm ngày 13/5/2010 như sau:

 

“Ở nơi đây thật là lạ lùng khi nghĩ đến ba trẻ đă phó thác bản thân ḿnh cho một năng lực bên trong đă bừng lên nơi họ vào những lần hiện ra của Thiên Thần và của Mẹ thiên đ́nh chúng ta. Ở nơi đây là chỗ chúng ta được Mẹ lập đi lập lại là hăy lần hạt mân côi, chúng ta hăy để ḿnh được lôi cuốn bởi các mầu nhiệm của Chúa Kitô, các mầu nhiệm mân côi của Mẹ Maria. Việc lần hạt mân côi giúp chúng ta gắn ánh mắt và tâm hồn của ḿnh vào Chúa Giêsu, như Mẹ của Người, mẫu gương tuyệt hảo của việc chiêm ngắm Người Con này. Khi suy niệm về các mầu nhiệm vui, sáng, thương và mừng lúc chúng ta cầu kinh Kính Mừng, chúng ta hăy suy niệm về mầu nhiệm bên trong của Chúa Giêsu, từ việc nhập thể, qua Thập Giá, tới vinh quang Phục Sinh; chúng ta hăy chiêm ngắm việc tham phần mật thiết của Mẹ Maria vào mầu nhiệm cuộc sống chúng ta trong Chúa Kitô hôm nay đây, một cuộc sống cũng được làm nên bởi vui buồn, sáng tối, lo âu và hy vọng. Ân sủng tràn ngập tâm hồn chúng ta, khơi lên ước muốn đổi đời một cách sâu xa và theo Phúc Âm để chúng ta có thể cùng với Thánh Phaolô nói rằng: ‘Đối với tôi sống là Chúa Kitô’ (Phil 1:21) trong mối hiệp thông đời sống và định mệnh với Chúa Kitô.  

 

“Việc tôn sùng và ḷng cảm mến của tất cả anh chị em, thành phần tín hữu tới đây từ khắp nơi trên thế giới là những ǵ hiển nhiên đối với tôi. Tôi mang theo với ḿnh những lo âu và hy vọng của thời đại chúng ta, những đau thương của nhân loại bị thương tích của chúng ta cùng với những rắc rối trục trặc của thế giới này, và tôi đặt chúng dưới chân Đức Mẹ Fatima: Vị Trinh Mẫu của Thiên Chúa và là Người Mẹ yêu dấu của chúng ta, xin chuyển cầu cho chúng con trước Con của Mẹ, để gia đ́nh Chư Quốc, cả thành phần được gọi là Kitô hữu lẫn những ai chưa nhận biết Đấng Cứu Thế, được sống trong ḥa b́nh và ḥa hợp, hầu họ qui tụ lại với nhau như một dân tộc duy nhất của Thiên Chúa, cho vinh quang của Chúa Ba Ngôi chí thánh bất khả phân ly. Amen”. 

 

Ngài nói về Kinh Mân Côi ở Fatima như sau trong bài chia sẻ cảm nghiệm về chuyến tông du trong buổi triều kiến chung hằng tuần Thứ Tư 19/5:

 

Kinh nguyện mân côi này, một kinh nguyện rất thân thương với dân Kitô giáo, ở Fatima đă trở thành một tác lực cho cả Giáo Hội và thế giới. ‘Bà Trắng’, trong lần hiện ra ngày 13/6, đă nói với 3 trẻ mục đồng rằng: ‘Mẹ muốn các con lần hạt mân côi hằng ngày’. Chúng ta có thể nói rằng Fatima và Kinh Mân Côi hầu như đồng nghĩa với nhau”.

 

Thiếu Nhi Fatima - những tế vật cứu đời

 

Ngài đă dâng lời Nguyện cầu cùng Mẹ Maria ở Quảng Trường Đền Thánh Fatima Thứ Tư ngày 12/5/2010 như sau:

 

“Hỡi Mẹ yêu dấu của tất cả chúng con,

ở Đền Thánh Mẫu Fatima của Mẹ đây con xin dâng lên

Bông Hồng bằng Vàng

con mang từ Rôma đến

như tấm ḷng cung kính biết ơn của vị Giáo Hoàng

về những điều kỳ diệu Đấng Toàn Năng

đă thực hiện qua Mẹ

trong tâm can của rất nhiều người hành hương

đến nơi nhà từ mẫu này của Mẹ.

Con tin rằng các em mục đồng Fatima,

là Chân Phước Phanxicô và Giaxinta

và Người Tôi Tớ Chúa Lucia Giêsu,

đang liên kết với chúng con trong giây phút nguyện cầu và vui mừng này”.

 

Ngài nhận định về thân phận cùng sứ vụ và tác dụng của 3 Thiếu Nhi Fatima như thế này trong bài giảng ở Quảng Trường Đền Thánh Đức Mẹ Fatima ngày Thứ Năm 13/5/2010:

 

“Tôi đến Fatima để hoan hưởng sự hiện diện của Mẹ Maria và việc bảo vệ từ mẫu của Mẹ. Tôi đến Fatima, v́ hôm nay Giáo Hội lữ hành, một Giáo Hội Con Mẹ muốn trở thành như là một dụng cụ truyền bá phúc âm hóa và là bí tích cứu độ, đang qui về chốn này. Tôi đến Fatima để cầu nguyện, hợp với Mẹ Maria và rất nhiều người hành hương, cho gia đ́nh nhân loại của chúng ta, một gia đ́nh đang bị quằn quại bởi những bệnh nạn và đau thương khác nhau. Sau hết, tôi đến Fatima với cùng những cảm thức của Chân Phước Phanxicô và Giaxinta cũng như của Người Tôi Tớ Chúa Lucia, để trao phó cho Đức Mẹ việc tuyên xưng thân t́nh rằng ‘con yêu mến’ Chúa Giêsu, Giáo Hội và các linh mục ‘yêu mến’ Người và muốn gắn ánh mắt của ḿnh vào Người ở vào lúc Năm Cho Linh Mục này sắp sửa kết thúc, cũng như để kư thác cho việc bảo vệ từ mẫu của Mẹ các linh mục, tu sĩ nam nữ, các thừa sai, cũng như tất cả những ai, nhờ việc lành của ḿnh, làm cho Nhà Chúa trở thành một nơi tiếp đón và từ ái gọi mời....

 

“Nơi thánh này là chứng cớ của điều ấy. Bảy năm nữa anh chị em sẽ trở lại nơi đây để mừng đệ nhất bách chu niên việc viếng thăm lần đầu tiên của Đức Mẹ ‘từ trời xuống’, Vị Sư Phụ đă hướng dẫn các thụ khải nhỏ bé có được một kiến thức sâu xa về T́nh Yêu của Chúa Ba Ngôi và dẫn các em tới chỗ nếm hưởng được chính Thiên Chúa như là một thực tại tuyệt diệu nhất của cuộc sống con người. Cảm nghiệm về ân sủng này đă làm cho các em phải ḷng Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, đến độ khiến cho Giaxinta kêu lên rằng: ‘Em sung sướng biết bao khi nói với Chúa Giêsu rằng em yêu mến Người! Khi em thường nói với Người như thế em cảm thấy như thể có một ngọn lửa trong lồng ngực của em, nhưng không thiếu đốt em’. Và Phanxicô cũng nói: ‘Điều em thích nhất đó là thấy Chúa trong thứ ánh sáng mà Đức Mẹ đă chiếu vào ḷng của chúng ta. Em yêu mến Thiên Chúa lắm lắm!’ (Memoirs of Sister Lucia, I, 42 and 126)….

 

Chúng ta sẽ lầm lạc khi nghĩ rằng vai tṛ ngôn sứ của Fatima đă hoàn tất.... Nhân loại đă thành công trong việc buông thả cơn lốc chết chóc và kinh hoàng nhưng thất bại trong việc chấm dứt nó… Trong Thánh Kinh chúng ta thường thấy rằng Thiên Chúa t́m kiếm những con người nam nữ công chính để cứu thành tŕ của con người và Ngài đă làm như thế ở nơi đây, ở Fatima đây, khi Đức Mẹ hỏi rằng: ‘Các con có muốn dâng ḿnh cho Thiên Chúa, để chịu đựng tất cả mọi đau khổ Ngài sẽ gửi đến cho các con, hầu đền tạ các tội lỗi Ngài phải chịu và cầu cho các tội nhân ơn ăn năn hoán cải hay chăng?(Memoirs of Sister Lucia, I, 162)....

 

“Ở vào một thời điểm gia đ́nh nhân loại đă sẵn sàng hy sinh tất cả những ǵ là linh thánh nhất trên bàn thờ lợi lộc hèn hạ và vị kỷ của các quốc gia, của các chủng tộc, của các ư hệ, của các nhóm và cá nhân, th́ Người Mẹ Phúc Đức của chúng ta đă từ trời đến, thực hiện việc gieo T́nh Yêu Thiên Chúa đang bừng cháy trong trái tim của Mẹ vào tâm hồn của tất cả những ai tin tưởng nơi Mẹ. Lúc bấy giờ Mẹ chỉ gieo vào 3 trẻ em, nhưng đặc biệt nh thành quả tnhững chuyến đi của Vị Trinh Nữ Thánh Du, gương mẫu của đời sống các em đang lan rộng và tăng bội nơi vô số các nhóm người trên khắp thế giới biết dấn thân cho t́nh đoàn kết huynh đệ. Chớ ǵ 7 năm hướng chúng ta tới biến cố mừng trăm năm của những cuộc hiện ra này mau chóng hoàn tất lời tiên tri về cuộc vinh thắng của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, cho vinh quang của Ba Ngôi Chí Thánh”.

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh Thăng Thiên,

Chúa đă về trời cùng Cha nhưng đồng thời Chúa vẫn luôn ở cùng Giáo Hội cho tới tận thế,

nhờ Thánh Thần từ Cha Chúa sai đến với Giáo Hội và qua các Bí Tích Thánh.

Xin Chúa cho chúng con biết nhận ra những dấu chỉ thời đại

được Chúa tỏ cho loài người trong lịch sử thế giới,

như những dấu chỉ thời đại Thánh Mẫu ở những nơi được Giáo Hội công nhận,

để chúng con có thể đáp ứng Phúc Âm hiện đại của Chúa nơi các Sứ Điệp Thánh Mẫu của Mẹ.

Amen.