“Chứng từ cho Niềm Tin vào Vị Thiên Chúa Duy Nhất,
vào việc
đối
thoại
và ḥa b́nh”
Đức Thánh Cha Biển
Đức XVI – Tông Du Cyprus
4-6/6/2010
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, tuyển
hợp và chuyển
dịch
Theo mạng
điện
toán toàn cầu của
Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/travels/2010/index_cipro_en.htm
Suốt từ ngày Do Thái được chính thức h́nh thành vào ngày 14/5/1948, tức
mới hơn 62 năm trước đây, Thánh Địa liên tục trở thành một điểm nóng
trên thế giới, liên quan tới cuộc tranh chấp giữa riêng người Palestine
và Do Thái cũng như giữa chung Khối Ả Rập Hồi Giáo bao gồm nhiều quốc
gia ở Trung Đông lẫn Tiểu Á và Do Thái. T́nh h́nh chính trị cho thấy đă
có rất nhiều nỗ lực được cộng đồng quốc tế thực hiện để giải quyết cuộc
xung khắc hầu như bất khả ḥa giải ở đây lẫn xung đột đầy máu lệ trường
kỳ ở đó. Về phương diện tôn giáo, để tích cực góp phần vào nền ḥa b́nh
cho chung các dân tộc ở đây cũng như cho riêng mối đại kết của thành
phần Kitô hữu ở vùng đất tam đạo Thiên Chúa giáo là Do Thái giáo, Hồi
giáo và Kitô giáo này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă có ư định triệu tập
một cuộc Thượng Nghị Giám Mục Trung Đông vào Tháng 10 năm 2010 tới đây.
Và để bắt đầu cho biến cố hết sức quan trọng liên quan tới riêng số phận
của các dân tộc ở vùng này và chung lịch sử thế giới, Ngài đă thực hiện
chuyến tông du tới Cyprus, với mục đích chính yếu trên hết đó là để trao
gửi bản Văn Kiện sửa soạn cho Cuộc Thượng Nghị Giám Mục Trung Đông. Tuy
biến cố này vừa qua đi, nhưng âm vang của nó vẫn c̣n cần phải vang vọng
chẳng những nơi riêng thành phần Kitô hữu ở riêng Cyprus và Thánh Địa,
cũng như nơi chung Kitô hữu khắp nơi trên thế giới thực sự quan tâm tới
Giáo Hội. Vậy, trong tinh thần hiệp thông với Giáo Hội, chúng ta hăy
cùng nhau ôn lại nội dung của Chuyến Tông Du Cyprus của Đức Thánh Cha
Biển Đức XVI.
Bối cảnh và lịch sử Giáo Hội
ở Cyprus
1.
Bối cảnh
(theo
thống kê của Ṭa Thánh ngày 31/12/2008)
Công
giáo: 3.15% hay 25.000 trong tổng dân số 794.000
Cơ cấu:
1 giáo phận và 13 giáo xứ và một trung tâm mục vụ
Nhân lực:
2 giám mục, 30 linh mục, 60 tu sĩ và một đại chủng sinh
Mục vụ:
22 trung tâm giáo dục phục vụ 6.347 học sinh và sinh viên từ mẫu giáo
tới đại học, 2 bệnh viện, 3 y viện, một nhà cho người già và tật nguyền
và 6 cô nhi viện và nhà giữ trẻ.
2.
Lịch
sử
Trong
bài khai từ cho chuyến tông du ở Phi Trường Quốc Tế Paphos Thứ Sáu
4/6/2010, Đức Thánh Cha nhận định về chung nước Cộng Ḥa Cyprus như sau:
“Cyprus
ở giao điểm của các nền văn hóa và tôn giáo, của những lịch sử vừa hănh
diện vừa cổ kính nhưng vẫn tác dụng mạnh mẽ và hữu h́nh trên đời sống
của xứ sở anh chị em. Mới được gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu, Cộng Hóa
Cyprus đang bắt đầu làm chứng cho thiện ích của những thắt kết chặt chẽ
hơn về kinh tế và chính trị với các quốc gia Âu Châu khác. Vai tṛ được
làm phần tử của khối này đă cống hiến cho anh chị em khả năng gia nhập
các thị trường, kỹ thuật và phương thức. Thật là hy vọng khi thấy vai
tṛ làm phần tử này sẽ dẫn đến t́nh trạng thịnh vượng ở quốc nội và về
phần những người Âu Châu khác sẽ được phong phú bởi gia sản thiêng liêng
và văn hóa của anh chị em là những ǵ phản ảnh vai tṛ lịch sử của anh
chị em ở giữa Âu Châu, Á Châu và Phi Châu”.
Trong
bài diễn từ ngỏ cùng thành phần đại kết Kitô giáo thuộc
Archeological area of the church of Agia Kiriaki Chrysopolitissa -
Paphos
Thứ Sáu 4/6/2010, Đức Thánh Cha nhận định về riêng Giáo Hội ở Cyprus như
thế này:
“Được
Thánh Linh chọn riêng, Thánh Phaolô, đồng hành với Thánh Barnabas, một
người quê ở Cyprus, và Marcô, một vị thánh kư tương lai, đầu tiên tới
Salamis là nơi các vị bắt đầu rao giảng lời Chúa ở trong các hội đường.
Xuyên qua hải đảo này, các vị tiến đến Paphos là nơi, gần ngay chốn này,
các vị đă rao giảng trước sự hiện diện của lănh sự Rôma chuyên nghiệp là
Sergius Paulus. Bởi thế, chính ở nơi chốn này đây sứ điệp Phúc Âm đă bắt
đầu được lan truyền khắp Đế Quốc, và Giáo Hội, được bắt nguồn từ việc
rao giảng tông đồ, đă có thể ăn sâu vào vùng thế giới được biết đến vào
lúc bấy giờ.
“Giáo
Hội ở Cyprus có lư để hănh diện về những liên hệ trực tiếp với giáo huấn
của các vị Thánh Phaolô, Barnabas và Marcô, và mối hiệp thông của ḿnh
nơi đức tin tông truyền, một mối hiệp thông liên kết Giáo Hội này với
tất cả mọi Giáo Hội khác là những Giáo Hội bảo tŕ cùng một qui luật đức
tin. Đây là mối hiệp thông, dụ thực sự nhưng bất toàn, một mối hiệp
thông liên kết chúng ta, và là mối hiệp thông thôi thúc chúng ta thắng
vượt những chia rẽ của ḿnh và nỗ lực phục hồi mối hiệp nhất hữu h́nh
trọn vẹn như Chúa muốn nơi tất cả mọi thành phần môn đệ của Người. V́,
theo lời Thánh Phaolô, ‘chỉ có một thân thể và một tâm thần, như anh chị
em được kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng duy nhất, một Chúa duy nhất,
một đức tin duy nhất, một phép rửa duy nhất’ (Eph 4:4-5)”.
Trong buổi trao gửi bản Văn Kiện Instrumantum Laboris sửa soạn cho
Thượng Nghị Giám Mục Trung Đông tại
Eleftheria Sports Centre Elefteria - Nicosia
Chúa Nhật 6/6/2010:
“Trung Đông giữ một vị thế đặc việt trong tâm can của tất cả mọi Kitô
hữu, v́ chính ở nơi đó Thiên Chúa trước hết đă tỏ ḿnh ra cho các vị tổ
phụ về đức tin của chúng ta. Từ thời điểm Abraham bắt đầu nghe theo
tiếng gọi của Thiên Chúa rời bỏ đất Ur của người Chaldean, cho đến cái
chết và phục sinh của Chúa Giêsu, công cuộc cứu độ của Thiên Chúa được
hoàn thành qua các nhân vật và dân tộc đặc biệt ở những mảnh đất quê
hương của anh chị em. Thế rồi từ đó, sứ điệp Phúc Âm đă lan truyền khắp
thế giới, thế nhưng Kitô hữu khắp nơi vẫn tiếp tục trân trọng hướng về
Trung Đông, v́ các vị tiên tri và tổ phục, các vị tông đồ và tử đạo là
những người chúng ta mang ơn rất nhiều, những con người nam nữ đă lắng
nghe lời Chúa, làm chứng cho lời Chúa, và truyền đạt lời Chúa cho chúng
ta, thành phần thuộc về đại gia đ́nh của Giáo Hội”.
Mục
đích chuyến Tông Du của
Đức Thánh Cha
1.
Sửa
Soạn cho Thượng
Nghị Giám Mục
Trung
Đông
Trong
bài khai từ cho chuyến tông du ở Phi Trường Quốc Tế Paphos Thứ Sáu
4/6/2010, Đức Thánh Cha nhận định rằng:
“Trong
thời gian tôi ở với anh chị em, tôi cũng sẽ giao phó bản văn kiện sửa
soạn – Instrumentum Laboris liên quan tới Thượng Nghị Giám Mục Đặc Biệt
Cho Trung Đông được diễn ra vào cuối năm nay ở Rôma. Thượng Nghị này sẽ
xem xét nhiều khía cạnh của việc Giáo Hội hiện diện ở miền đất này cùng
với những thách đố đối với người Công giáo, đôi khi trong những hoàn
cảnh thử thách, sống ngoài mối hiệp thông của ḿnh trong Giáo Hội Công
giáo và cống hiến chứng từ của ḿnh nơi việc phục vụ xă hội và thế giới.
Bởi thế Cyprus là một nơi thích hợp để phổ biến vấn đề phản tỉnh của
Giáo Hội về một chốn thuộc cộng đồng Công giáo qua bao thế kỷ cổ kính ở
Trung Đông, về t́nh đoàn kết của chúng ta với tất cả mọi Kitô hữu trong
vùng, cũng như về niềm xác tín của chúng ta đối với vai tṛ bất khả thay
thế của họ trong việc thực hiện cho ḥa b́nh và ḥa giải giữa các thành
phần dân trong vùng”.
Trong buổi trao gửi bản Văn Kiện Instrumantum Laboris sửa soạn cho
Thượng Nghị Giám Mục Trung Đông tại
Eleftheria Sports Centre Elefteria - Nicosia
Chúa Nhật 6/6/2010:
“Tôi cầu xin để công việc của Thượng Nghị Giám Mục này sẽ giúp tập trung
chú ư của cộng đồng quốc tế vào t́nh trạng khốn khổ của thành phần Kitô
hữu ở Trung Đông đang chịu đựng v́ niềm tin của ḿnh, nhờ đó t́m ra
những giải pháp chính đáng và bền bỉ cho những thứ xung khắc đang gây
thật nhiều khó khăn. Về vấn đề trầm trọng này, tôi lập lại lời kêu gọi
của riêng tôi trong việc thực hiện nỗ lực khẩn trương và ḥa hợp quốc tế
để giải quyết những căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông, nhất là ở
Thánh Địa, trước những cuộc xung đột gây ra nhiều đổ máu hơn nữa.
“Với những cảm thức ấy, giờ đây tôi trao cho anh chị em bản Văn Kiện
Instrumantum Laboris sửa soạn cho Thượng Nghị Giám Mục Trung Đông.
Xin Chúa chúc lành cho hoạt động của anh chị em được dồi dào phong
phú! Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả mọi dân tộc ở Trung Đông!”
2.
Củng
cố
đức
tin cho Giáo Hội Cyprus
Trong
bài diễn từ ngỏ cùng thành phần đại kết Kitô giáo thuộc
Archeological area of the church of Agia Kiriaki Chrysopolitissa -
Paphos
Thứ Sáu 4/6/2010, Đức Thánh Cha nhận định rằng:
“Giáo
Hội ở Cyprus, một Giáo Hội phục vụ như là một chiếc cầu nối giữa Đông và
Tây, đă góp phần nhiều cho tiến tŕnh ḥa giải. Con đường dẫn đến đích
điểm của mối hiệp thông trọn vẹn chắc chắn sẽ không thiếu khó khăn của
ḿnh, tuy nhiên Giáo Hội Công giáo và Giáo Hội Chính thống của Cyprus đă
dấn thân thăng tiến theo đường lối đối thoại và hợp tác huynh đệ. Xin
Thánh Linh soi sáng tâm trí của chúng ta và kiên cường quyết tâm của
chúng ta, nhờ đó, cùng nhau, chúng ta có thể mang sứ điệp cứu độ đến cho
con người nam nữ của thời đại chúng ta, thành phần khao khát chân lư là
những ǵ mang lại tự do thực sự cà ơn cứu độ (cf Jn 8:32), một sự thật
có tên gọi là Giêsu Kitô!
“Anh chị
em thân mến, tôi không thể nào kết thúc mà không nhớ tới các vị thánh đă
điểm tô cho Giáo Hội ở Cyprus, đặc biệt là Thánh Epiphanius, Giám Mục ở
Salamis. Thánh đức là dấu hiệu của tầm vóc viên trọn của đời sống Kitô
giáo, một sự dễ dạy nội tâm sâu xa đối với Thánh Linh là Đấng kêu gọi
chúng ta liên lỉ hoán cải và canh tân đổi mới khi chúng ta nỗ lực mỗi
ngày một hơn nên giống Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế của chúng ta. Việc
hhoán cải và thánh đức cũng là những phương tiện đặc biệt, nhờ đó chúng
ta mở ḷng trí của chúng tar a cho ư muốn của Chúa về mối hiệp nhất của
Giáo Hội Người… “
Trong bài giảng Thánh Lễ với các linh mục, tu sĩ nam nữ, phó tế, giáo lư
viên và đại diện các phong trào tại Nhà Thờ Thánh Giá ở Nicosia Thứ Bảy
5/6/2010:
“Với ư thức và nguyện cầu của ḿnh, tôi đặc biệt nghĩ đến nhiều linh mục
và tu sĩ ở Trung Đông, những con người đang cảm thấy một tiếng gọi đặc
biệt tuân hợp đời sống của ḿnh với mầu nhiệm Thập Giá Chúa Kitô. V́
những khó khăn gây ra cho các cộng đồng của ḿnh gây ra bởi các cuộc
xung đột và căng thẳng ở vùng này mà nhiều gia đ́nh đang có ư định ra đi,
và điều này cũng có thể là khuynh hướng cho cả các vị mục tử của họ nữa.
Cho dù có ở trong hoàn cảnh này, linh mục, cộng đồng tu tŕ, giáo xứ nào
vẫn kiên tŕ và tiếp tục làm chứng cho Chúa Kitô đều là một bày tỏ hùng
hồn về một Phúc Âm an b́nh, một quyết tâm của Vị Mục Tử Nhân Lành muốn
chăm sóc cho tất cả đàn chiên, một cuộc dấn thân không ngừng trong việc
đối thoại, ḥa giải và yêu thương chấp nhận nhau. Bằng việc ôm lấy Thánh
Giá được trao cho ḿnh, các linh mục và tu sĩ ở Trung Đông thực sự có
thể chiếu tỏa niềm hy vọng ở tâm điểm của mầu nhiệm chúng ta đang cử
hành trong phụng vụ hôm nay đây”.
Trong bài tạ
từ ở
International Airport of Larnaca Chúa Nhật 6/6/2010
“Cùng với mục
tiêu chung ấy, Cyprus có thể đóng một vai tṛ đặc biệt trong việc cổ vơ
đối thoại và hợp tác. Bằng cách nhẫn nại nỗ lực cho ḥa b́nh của việc
bênh vực tôn giáo ḿnh cũng như cho sự thịnh vượng của thành phần sống
kế cận ḿnh, anh chị em mới có thể nghe biết và hiểu được hết mọi khía
cạnh của nhiều vấn đề phức tạp, và giúp cho các dân tộc được hiểu biết
nhau hơn….
“Qua các đêm vừa rồi ở Ṭa Khâm Sứ, một địa điểm ở ngay vùng của
Liên Hiệp Quốc, tôi đă đích thân thấy được một cái ǵ về t́nh trạng chia
rẽ buồn thảm của hải quốc này, cũng như biết được cái mất mát của một
phần quan trọng nơi một gia sản văn hóa thuộc về toàn thể nhân loại. Tôi
cũng đă nghe thấy nhân dân Cyprus ở miền bắc muốn yên ổn trở về nhà của
ḿnh cũng như các nơi chốn thờ phượng của họ, và tôi cảm thấy rất cảm
xúc trước những lời van nài của họ. Thật sự chân lư và ḥa giải, cùng
với việc tôn trọng, là nền tảng vững chắc nhất cho một tương lai liên
kết và an b́nh của hải quốc đây, cũng như cho sự bền vững cùng thịnh
vượng. Về vấn đề này, nhiều điều tốt đẹp đă đạt được nhờ việc đối thoại
chính yếu trong những năm gần đây, mặc dù vẫn c̣n nhiều điều cần phải
thực hiện để thắng vượt những thứ chia rẽ. …”
3.
Đại
Kết Kitô Giáo
Trong
bài diễn từ ngỏ cùng thành phần đại kết Kitô giáo thuộc
Archeological area of the church of Agia Kiriaki Chrysopolitissa -
Paphos
Thứ Sáu 4/6/2010, Đức Thánh Cha nhận định rằng:
“Mối
hiệp thông của Giáo Hội theo đức tin tông truyền vừa là một tặng ân vừa
là một hiệu triệu truyền giáo. Trong đoạn Sách Tông Vụ chúng ta vừa nghe,
chúng ta thấy một h́nh ảnh về mối hiệp nhất của Giáo Hội trong nguyện
cầu, và việc cởi mở của Giáo Hội trước những tác động của Thần Linh sứ
vụ. Như Thánh Phaolô và Barnabas, hết mọi Kitô hữu, bởi Phép Rửa, được
giành riêng để làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh cũng như cho Phúc Âm
của Người về việc ḥa giải, t́nh thương và ḥa b́nh. Theo chiều hướng ấy,
Thượng Nghị Giám Mục Cho Trung Đông, họp tại Rôma Tháng Mười tới đây, sẽ
suy nghĩ về vai tṛ quan trọng của Kitô hữu ở vùng này, phấn khích họ
làm chứng cho Phúc Âm, và giúp vào việc nuôi dưỡng vấn đề đối thoại và
hợp tác hơn nữa giữa Kitô hữu khắp vùng này. Thật là ư nghĩa khi những
lao nhọc công khó của Thượng Nghị ấy được phong phú hóa bởi sự hiện diện
của các đại biểu huynh đệ từ các Giáo Hội khác và các cộng đồng Kitô hữu
trong vùng, như là một dấu hiệu của việc chúng ta dấn thân chung cho
việc phục vụ lời Chúa và việc chúng ta cởi mở trước quyền năng của ơn
Ngài ḥa giải.
Mối hiệp
nhất của tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô là một tặng ân cần
phải nài xin Cha ban cho trong niềm hy vọng rằng nó sẽ kiên cường việc
làm chứng từ cho Phúc Âm trong thế giới ngày nay. Chúa Kitô đă cầu
nguyện cho sự thánh thiện và mối hiệp nhất của thành phần môn đệ của
Người chính là để cho thế gian nhờ đó tin tưởng (cf Jn 17:21). Một trăm
năm trước, ở Hội Nghị Truyền Giáo Edinburgh, ư sức sâu đậm là những chia
rẽ giữa thành phần Kitô hữu là một trở ngại cho việc loan truyền Phúc Âm
là những ǵ làm phát sinh phong trào đại kết tân thời. Ngày nay, chúng
ta có thể cảm tạ Chúa là Đấng nhờ Thần Linh của ḿnh đă dẫn chúng ta,
nhất là trong các thập niên qua, tái nhận thức được cái gia sản tông đồ
phong phú chung giữa Đông và Tây, và bằng việc nhẫn nại cùng chân thành
đối thoại t́m thấy những cách thức tiến đến gần nhau hơn, thắng vượt
những tranh căi quá khứ và hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Trong cuộc phỏng vấn của phóng viên báo chí trên chuyến máy bay sang
Cyprus Thứ Sáu 4/6/2010:
Để trả lời cho vấn đề “Đức Thánh Cha thẩm định ra sao về vấn đề đối
thoại (giữa Chính Thống và Công Giáo), nhất là về quan điểm thần học?”,
ngài đă cho biết như sau:
“Tôi muốn bắt đầu bằng việc vạch ra những nét đậm được chúng ta thực
hiện trong chứng từ chung cho các thứ giá trị của Kitô giáo trong một
thế giới thế tục. Đó không phải chỉ là một thứ liên minh – về luân lư,
chính trị, nhưng thực sự là một cái ǵ đó sâu xa chân thực, v́ các thứ
giá trị sâu xa này được chúng ta theo đó mà sống trong thế giới phàm tục
đây không phải là chủ nghĩa thuần luân lư, nhưng là khía cạnh nồng cốt
của đức tin Kitô giáo. Một khi chúng ta có thể làm chứng cho tất cả
những thứ giá trị ấy, có thể tham gia vào vấn đề đối thoại, việc bàn
luận về thế giới này, bằng việc làm chứng sống những thứ giá trị ấy, là
chúng ta đă làm chứng cho mối hiệp nhất nền tảng của chính niềm tin sâu
xa. Dĩ nhiên là có nhiều vấn đề về thần học, thế nhưng cho dù là vấn đề
thần học chăng nữa, các yếu tố về hiệp nhất vẫn là những ǵ mạnh mẽ. Tôi
muốn nói tới 3 yếu tố thắt kết chúng ta, những yếu tố chúng ta đang gần
gũi nhau hơn, đang gần gũi nhau hơn. Yếu tố thứ nhất đó là Thánh Kinh,
Thánh Kinh không phải là một cuốn sách từ trời rớt xuống, và mọi người
đến cầm lấy mà đọc, nhưng đă phát triển thành một cuốn sách… Thánh Kinh
không bị cô lập mà liên hệ với truyền thống và Giáo Hội. Ư thức này là
những ǵ thiết yếu và thuộc về nền tảng của Chính Thống giáo và Công
giáo, và cống hiến cho chúng ta một đường lối chung. Yếu tố thứ hai là
truyền thống, những ǵ giải thích Thánh Kinh, mở cửa cho Thánh Kinh,
đồng thời cũng có một thể thức về cơ cấu, có tính cách linh thánh, tính
cách bí tích theo ư muốn của Chúa Kitô, một thể thức mà hàng giáo phẩm,
một thể thức riêng, là giám mục đoàn với những chứng từ và sự hiện diện
của truyền thống ấy. Và yếu tố thứ ba được gọi là regula fedei.
Đó là việc tuyên xưng đức tin được phác họa nơi các công đồng xưa là
tổng hợp những ǵ trong Thánh Kinh và mở ‘cửa’ cho việc dẫn giải Thánh
Kinh. Rồi tới các yếu tố khác như phụng vụ, hay cùng kính mến Đức Mẹ là
những ǵ liên kết chúng ta càng sâu xa hơn và đồng thời cho thấy rơ
chúng ta là những nền tảng của đời sống Kitô giáo. Chúng ta cần phải ư
thức hơn nữa và cũng cần phải sâu xa hơn nữa, thêánhưng, đối với tôi,
mặc dù có những thứ văn hóa khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau đă gia
tăng những hiểu lầm và khó khăn, chúng ta vẫn phát triển về ư thức đối
với những ǵ thiết yếu và mối hiệp nhất thiết yếu. Tất nhiên tôi cần
phải thêm rằng việc tranh luận về thần học là một chiều kích quan trọng
nhưng tự nó không tạo nên mối hiệp nhất, tuy nhiên toàn thể đời sống
Kitô hữu, ở chỗ cảm nghiệm được t́nh huynh đệ, biết được t́nh huynh đệ
này bất kể cảm nghiệm đă qua, là những tiến tŕnh đ̣i nhiều nhẫn nại.
Thế nhưng, tôi nghĩ, như việc chúng ta học nhẫn nại, cũng như học yêu
thương, cùng với tất cả mọi chiều kích đối thoại thần học đang tiến
triển, chúng ta hăy phó mặc thời điểm hiệp nhất trọn vẹn cho Chúa tùy
Ngài ban cho chúng ta lúc nào Ngài muốn”.
Trong cuộc gặp gỡ cộng
đồng Công Giáo Cyprus
ở Sports field of St. Maron primary
school – Nicosia Thứ Bảy 5/6/2010
“Anh chị em thân mến, trước
hoàn cảnh chuyên biệt của
anh chị em, tôi cũng muốn
anh chị em chú trọng tới
một phần thiết
yếu trong
đời sống
và sứ vụ của
Giáo Hội chúng ta,
đó là việc
t́m kiếm sống hiệp
nhất hơn nữa
trong bác ái yêu thương
với những Kitô hữu
khác và
đối thoại với
những ai không phải là Kitô hữu.
Đặc biệt từ
Công
Đồng Chung Vaticanô II, Giáo
Hội
đă dấn
thân tiến bước trên con
đường
thông cảm nhiều hơn
đối với anh chị
em
đồng
đạo Kitô hữu
của chúng ta theo chiều hướng của
những liên hệ mạnh
mẽ yêu thương và thân t́nh hơn
bao giờ hết giữa
tất cả mọi
thành phần lănh nhận phép rửa.
Với hoàn cảnh của
ḿnh, anh chị
em có thể góp phần riêng của
ḿnh vào mục
đích hiệp nhất
Kitô giáo hơn
nữa trong
đời sống
thường nhật của
ḿnh…”
Trong cuộc gặp gỡ
Đức
Chrysostomos II, Tổng
Giám Mục Cyprus tại
Ṭa Tổng Giám Mục Chính Thống
ở Nicosia Thứ Bảy 5/6/2010:
“Theo truyền thống th́ Cyprus được coi là một phần của Thánh Địa, và
t́nh trạng liên tục xung đột ở Trung Đông cần phải là nguồn quan tâm cho
tất cả mọi người môn đệ của Chúa Kitô. Không ai có thể tỏ ra dửng dưng
lạnh lùng với nhu cầu nâng đỡ bao nhiêu có thể các Kitô hữu sống trong
vùng đất rắc rối này, nhờ đó các Giáo Hội cổ có thể sống trong an b́nh
và phát triển. Các cộng đồng Kitô hữu Cyprus có thể t́m thấy được một
lănh vực đầy hoa trái đối với việc hợp tác đại kết bằng lời cầu nguyện
và cùng nhau hoạt động cho ḥa b́nh, ḥa giải và ổn định ở những mảnh
đất bởi sự hiện diện trần thế của Đức Vua B́nh An”.
4.
Ḥa B́nh Trung
Đông
Trong
cuộc phỏng vấn của phóng viên báo chí trên chuyến máy bay sang Cyprus
Thứ Sáu 4/6/2010
Vấn đề
thứ 2 trong 5 vấn đề được đặt ra trong cuộc phỏng vấn trên máy bay, đó
là vấn đề liên quan tới chính trị như thế này: “Cyprus là một mảnh đất
bị phân rẽ, Tâu Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha sẽ không đến miền bắc là
phần đất người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm cứ. Giáo Hội có muốn nói ǵ với các dân
cư sống ở miền đó hay chăng? Đức Thánh Cha nghĩ thế nào về chuyến đi của
ḿnh trong việc giúp giải quyết khoảng cách giữa người Hy Lạp và Thổ Nhĩ
Kỳ để có thể tiến tới một quyết tâm chung sống an b́nh, tôn trọng tự do
tôn giáo, gia sản thiêng liêng và văn hóa của các cộng đồng khác nhau”.
Đức
Thánh Cha đă trả lời như sau: “Chuyến đi tới Cyprus này, nơi nhiều cách
thức của ḿnh, là một tiếp nối cuộc hành tŕnh Thánh Địa năm ngoái và
Malta năm nay. Cuộc hành tŕnh tới Thánh Địa có 3 phần bao gồm các lănh
địa của Jordan, Israel và Palestine. Đối với cả 3 th́ đó là một cuộc
viếng thăm về mục vụ, một cuộc hành tŕnh về tôn giáo hay chính trị chứ
không phải là một cuộc du lịch. Đề tài căn bản là b́nh an của Chúa Kitô,
một thứ b́nh an cần phải là b́nh an phổ quát trên thế giới. Bởi vậy chủ
đề trước hết là việc loan truyền đức tin của chúng ta, làm chứng cho đức
tin, cuộc hành tŕnh tới những nơi ấy là những ǵ làm chứng cho Chúa
Kitô và đồng thời cũng làm chứng cho toàn thể lịch sử linh thánh là
trách nhiệm chung của tất cả những ai tin tưởng nơi một vị Thiên Chúa
Tào Thành trời đất, một vị Thiên Chúa đă dựng nên chúng ta theo h́nh ảnh
của Ngài…. Bởi vậy mà các đề tài đó là việc làm chứng cho đức tin của
chúng ta về Vị Thiên Chúa duy nhất, là đối thoại và ḥa b́nh…. Đừng đến
với một sứ điệp chính trị mà là sứ điệp tôn giáo, một sứ điệp cần phải
sửa soạn cho nhiều tâm hồn hơn nữa trong việc t́m kiếm cửa ngơ cho ḥa
b́nh. Đó không phải là những ǵ xẩy ra đùng một cái, nhưng là những ǵ
rất quan trọng không phải chỉ ở chỗ thực hiện những bước tiến cần thiết
về chính trị mà nhất là sửa soạn cho tâm hồn có thể thực hiện những bước
tiến chính trị cần thiết trong việc tạo nên sự cởi mở cho thứ b́nh an
nội tâm, một b́nh an nội tâm thực sự xuất phát từ niềm tin tưởng vào vị
Thiên Chúa và niềm tin tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa và
là anh chị em giữa chúng ta với nhau”.
Tiếp
theo chiều hướng này, để trả lời cho vấn đề thứ ba được đặt ra cũng liên
quan tới chính trị, đó là “Đức Thánh Cha nghĩ sao về việc Ṭa Thánh,
việc Vatican có thể giúp thắng vượt giây phút khó khăn này (biệt chú của
người dịch: liên quan tới vụ Do Thái tấn công ở Gaza đụng tới người Thổ
gây gia tăng căng thẳng) đối với Trung Đông?”, Đức Thánh Cha đă trả lời
rằng: “Chúng tôi chính yếu đóng góp về tôn giáo. Chúng tôi cũng có thể
giúp khuyến dụ về chính sách và chính trị, thế nhưng công việc thiết yếu
của Vatican bao giờ cũng là tôn giáo là những ǵ tác động cơi ḷng. Qua
tất cả những tai biến xẩy ra này bao giờ cũng bao gồm một thứ nguy hiểm
đó là vấn đề làm cho các bạn mất nhẫn nại, tức là ‘đủ rồi’ và không c̣n
muốn t́m kiếm ḥa b́nh nữa. Ở đây, trong Năm Linh Mục, tôi muốn nhắc đến
một câu truyện hay của một vị linh mục cao cả ở A. Có những người nói
với ngài rằng thật là vô ích nếu tôi giờ đây đi xưng tội và lănh ơn tha
thứ, v́ mai kia tôi dám chắc rằng tôi sẽ lại sa ngă cùng một tội, th́
Cha Sở Họ A đă trả lời rằng: đừng làm ǵ hết, vị Chúa đă cố ư tha thứ
cho những ǵ bạn mai kia có phạm cùng một tội, Ngài hôm nay đă hoàn toàn
tha thứ cho bạn, sẽ nhẫn nại và sẽ tiếp tục giúp đỡ, sẽ đến với bạn. Bởi
thế chúng tôi đă hầu như bắt chước Thiên Chúa, bắt chước gương nhẫn nại
của Ngài. Sau khi xẩy ra tất cả những thứ bạo động, đừng bất nhẫn, đừng
chán nản, hăy nhẫn nại bắt đầu lại và trang bị những sự ấy trong tâm hồn
để bắt đầu lại, tin tưởng rằng chúng ta có thể tiến lên, chúng ta có thể
đạt tới ḥa b́nh, Bạo Động không phải là cách giải quyết, chỉ nhẫn nại
mới tốt. Việc trang bị như thế đối với tôi là công việc chính được
Vatican và các cơ cấu của ḿnh và Giáo Hoàng có thể thực hiện”.
Trong buổi
gặp gỡ
các vị thẩm
quyền dân sự
và các phái
đoàn ngoại
giao tại dinh Tổng
Thống
ở
Nicosia Thứ
Bảy 5/6/2010
“Theo quan
điểm
tôn giáo th́ chúng ta
đều là những
phần
tử của
một
gia
đ́nh nhân loại
duy nhất
được Thiên Chúa dựng
nên và chúng ta
được
kêu gọi
để
duy tŕ mối
hiệp nhất
và xây dựng
một thế
giới
công chính và huynh
đệ hơn
được
căn cứ
vào các thứ
giá trị bền
vững.
Bao lâu chúng ta hoàn tất nhiệm
vụ
của ḿnh, phục
vụ
người khác và gắn
bó với
những ǵ là chân chính, th́ tâm trí của
chúng ta trở nên cởi
mở
hơn với
những
sự thật
sâu xa hơn
và tự do của
chúng ta gia tăng
mạnh mẽ
ở
chỗ nó gắn
bó với
những ǵ là thiện
hảo.
Vị Giáo Hoàng tiền
nhiệm
Gioan Phaolô II
đă từng
viết
rằng không
được
coi trách nhiệm
luân lư như là một
thứ
luật tự
ḿnh là những
gị áp
đặt
từ
bên ngoài và buộc phải
tuân phục,
nhưng là một
thể
hiện sự
khôn ngoan của
Thiên Chúa là những ǵ tự
do của
con người phải
sẵn
sàng thuận phục
(cf. Veritatis Splendor, 41). Là con người, chúng ta t́m thấy tầm vóc viên trọn
tối hậu của
ḿnh liên quan tới
Thực Tại Tuyệt
Đối là thực tại thường
được thấy phản
ảnh nơi lương
tâm của chúng ta như mội lời
mời gọi thôi thúc phục
vụ chân lư, công lư và yêu
thương…
“Thế nhưng, trên thực
tế, việc tôn trọng
và cổ
động sự
thật luân lư có nghĩa ǵ trong thế giới chính trị
và ngoại giao
ở tầm vóc quốc
gia và quốc
tế? Làm sao việc theo
đuổi sự
thật có thể mang lại t́nh trạng ḥa hợp hơn nữa
cho những vùng
đất rắc rối
này trên thế
giới? Tôi nghĩ nó có thể
được thực
hiện bằng ba cách thức:
Trước hết, việc
cổ vơ sự thật về
luân lư nghĩa
là tác hành một
cách hữu trách theo kiến thức có dữ
kiện. Là thành phần ngoại giao, theo kinh nghiệm, anh chị em biết kiến thức
như vậy giúp anh chị
em thấy
được những
ǵ là bất công và bất b́nh, nhờ
đó tỏ
ra b́nh thản
xem xét những
mối quan tâm của tất cả
những ai trong cuộc tranh căi…. Những ai
được kêu gọi giải quyết
những cuộc tranh căi như thế có thể
thực hiện những
quyết
định chính
đáng
và phát
động
việc ḥa giải thực sự
khi họ nắm
được
và công nhận
tất cả sự
thật về một
vấn
đề
đặc
biệt.
Cách thứ hai để cổ vơ sự thật về luân lư là ở chỗ phá hủy đi những
ư hệ chính trị là những ǵ chiếm chỗ của chân lư. Các kinh nghiệm thê
thảm của thế kỷ 20 đă lột trần những ǵ là bất nhân xuất phát từ việc
đàn áp chân lư và phẩm giá con người. Trong thời điểm của chúng ta đây,
chúng ta đang chứng kiến những nỗ lực phát động những giá trị được đề ra
dưới chiêu bài ḥa b́nh, việc phát triển và các thứ nhân quyền. Theo
chiều hướng ấy, khi nói với Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tôi đă kêu gọi
chú trọng tới những nỗ lực ở một số lănh vực trong việc tái giải thích
Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền bằng cách thỏa đáng những ích lợi
riêng gây tác hại tới mối hiệp nhất nội tại của Bản Tuyên Ngôn này và
tách ra khỏi chủ ư ban đầu của nó” (cf. Address to the United Nations
General Assembly, 18 April 2008).
Thứ ba, việc vổ vơ sự thật về luân lư nơi đời sống quần chúng đ̣i
phải liên tục nỗ lực đặt lề luật xác thực trên các nguyên tắc đạo lư của
lề luật tự nhiên…. Những cá nhân, cộng đồng và quốc gia, thiếu hướng dẫn
của các sự thật luân lư khách quan, sẽ trở thành vị kỷ và thiếu đạo đức,
và thế giới càng trở thành một nơi nguy hiểm để sống… Khi các chính sách
chúng ta ủng hộ được ban hành hợp với luật tự nhiên xứng với nhân tính
chung của chúng ta, bấy giờ các hành động của chúng ta mới trở nên lành
mạnh hơn và có lợi cho một môi trường thông cảm, công lư và ḥa b́nh.
Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh là Đấng được toàn quyền trên trời dưới đất.
Chúa thật sự là Lời Hóa Thành Nhục Thể theo huyết nhục Do Thái,
tại chính nơi mảnh đất đă được Cha trên trời hứa ban
cho thành phần dân tuyển chọn này qua các vị tổ phụ của họ,
một mảnh đất giờ đây vẫn c̣n một vết thương hết sức nhức nhối
trên 60 năm cho lịch sử cuối thể kỷ 20 và đầu thiên kỷ thứ ba của nhân
loại.
Xin Chúa hăy biến chuyến tông tu Cyprus của vị đại diện Chúa trên trần
gian
là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vừa qua trở thành
vui mừng và hy vọng cho chung vùng đất Trung Đông và riêng Thánh Địa đầy
linh thiêng.
Amen.