Thập Giá Chúa Kitô
«Tại sao Kitô hữu chúng ta lại ca ngợi một dụng cụ của việc hành
h́nh, một dấu hiệu của khổ đau, một thứ thua bại và thất bại» -
«Thế
giới này cần đến Thập Giá…
Một
thế giới không có Thập Giá sẽ là một thế giới vô vọng».
(ĐTC Biển Đức XVI – bài giảng trong Thánh lễ cho các linh mục, tu sĩ
nam nữ, phó tế, giáo lư viên và đại diện các phong trào công giáo tiến
hành ở Nhà Thờ Thánh Giá Nicosia Cyprus Thứ Bảy 5/6/2010 trong Chuyến
Tông Du XVI 4-6/6/2010)
…..
Điểm tập trung của việc chúng ta cử hành hôm nay đó là Thập Giá của
Chúa Kitô. Nhiều người có thể đi đến chỗ đặt vấn đề là tại
sao Kitô hữu chúng ta lại ca ngợi một dụng cụ của việc hành h́nh, một
dấu hiệu của khổ đau, một thứ thua bại và thất bại.
Thập Giá quả thực là những ǵ thể hiện tất cả những sự ấy. Tuy nhiên,
v́
Đấng đă bị treo trên cây Thập Giá này v́ phần rỗi của chúng ta mà nó
cũng tiêu biểu cho sự vĩnh viễn chiến thắng của t́nh yêu Thiên Chúa
trên tất cả mọi sự dữ ở thế giới này.
Theo một truyền thống cổ th́ gỗ của cây Thập Giá được làm bằng một
cây do người con tên Seth của Adong trồng ở nơi chôn táng Adong. Ở
chính địa điểm ấy, được cho rằng đó là Đồi Golgotha, nghĩa là sọ trường,
Seth đă gieo một hạt giống từ cây biết lành biết dữ, cây ở giữa Vườn
Địa Đường. Theo sự
quan pḥng của Thiên Chúa, công việc của Tên Gian Ác bị biến thành
khí giới chống lại hắn.
Bị con rắn đánh lừa, Adong đă không c̣n ḷng tin tưởng con thảo nơi
Thiên Chúa nữa và đă phạm tội bằng việc cắn trái của thứ cây bị cấm
trong vườn này. Hậu quả của tội lỗi này đó là thế giới phải chịu khổ
đau và chết chóc. Những tác dụng thảm thương của tội lỗi là đau khổ
và sự chết tất cả đều quá hiển nhiên trong lịch sử của gịng dơi
Adong. Chúng ta thấy được điều này trong bài đọc thứ nhất hôm nay, với
âm vang của việc Sa Ngă này cùng với bóng dáng của việc Chúa Kitô cứu
chuộc.
Như một h́nh phạt v́ tội lỗi của ḿnh, dân Yến Duyên (Israel), kiệt
quệ trong sa mạc, bị những con rắn cắn và chỉ có thể được thoát chết
nhờ nh́n lên cái biểu tượng được Moisen treo lên, ám chỉ Thập Giá là
những ǵ sẽ kết liễu tội lỗi và sự chết một lần vĩnh viễn. Chúng ta
rơ ràng thấy được rằng con người không thể tự cứu được ḿnh khỏi các
hậu quả của tội lỗi ḿnh. Họ không thể tự cứu ḿnh khỏi sự chết. Chỉ
một ḿnh Thiên Chúa mới có thể giải cứu họ khỏi t́nh trạng làm nô lệ
về luân lư và thể lư của họ mà thôi. Và v́ Ngài yêu thương thế giới
đến nỗi Ngài đă sai Người Con duy nhất của ḿnh, không phải để luận
phát thế gian – theo công lư đ̣i hỏi – mà là để nhờ Người thế gian
được cứu độ. Người Con duy nhất này của Thiên Chúa đă phải đưa lên
cao như Moisen đă treo con rắn lên trong sa mạc, nhờ đó tất cả những
ai tin tưởng nh́n lên Người có được sự sống.
Gỗ của Cây Thập Giá đă trở nên phương tiện cho việc cứu chuộc của
chúng ta, như cái cây đă trở thành dịp Sa Ngă cho nhị vị nguyên phụ
mẫu của chúng ta.
Đau khổ và chết chóc, những ǵ đă là hậu quả của tội lỗi, đă trở nên
chính phương tiện khống chế tội lỗi.
Con Chiên vô tội đă bị sát tế trên bàn thờ Thập Giá, nhưng nhờ việc
hiến tế của tế vật này đă phát sinh sự sống mới, ở chỗ, quyền lực
của sự dữ bị hủy diệt bởi quyền năng của t́nh yêu tự hy hiến.
Thế nên Thập Giá là một cái ǵ đó cao cả hơn và mầu nhiệm hơn là những
ǵ Thập Giá thoạt thấy. Thập
Giá thật sự là một dụng cụ hành xích, khổ đau và thảm bại, nhưng đồng
thời Thập Giá cho thấy một cuộc hoàn toàn biến đổi, một cuộc hoàn
toàn đảo ngược những thứ sự dữ ấy: đó là những ǵ làm cho Thập Giá
trở thành một biểu hiệu sống động nhất của niềm hy vọng thế giới vẫn
hằng thấy được.
Thập Giá nói với tất cả những ai khổ đau – thành phần bị đàn áp, bệnh
hoạn, nghèo khổ, bị ruồng bỏ, những nạn nhận của bạo lực – và
Thập
Giá mang lại cho họ niềm hy vọng rằng Thiên Chúa có thể biến đổi nỗi
khổ đau của họ thành niềm vui, t́nh trạng lẻ loi cô quạnh của họ
thành hiệp thông, cái chết của họ thành sự sống. Thập Giá cống hiến
niềm hy vọng bất tận cho thế giới sa đọa của chúng ta.
Đó là lư do tại sao thế
giới này cần đến Thập Giá.
Thập Giá không phải chỉ là một biểu hiệu tôn sùng riêng tư, Thập Giá
không phải là một phù hiệu về vai tṛ phần tử của một nhóm nào đó
trong xă hội, và nơi ư nghĩa sâu xa nhất của ḿnh, Thập Giá không
liên quan ǵ tới áp đặt niềm tin hay triết lư bằng vơ lực. Thập Giá
nói về niềm hy vọng, Thập Giá nói về t́nh yêu thương, Thập Giá nói về
việc chiến thắng của việc phi bạo lực trên thứ áp đảo đè nén, Thập
Giá nói về việc Thiên Chúa nâng kẻ thấp hèn lên, tăng sức cho kẻ yếu
kém, thắng vượt sự chia rẽ, và chế ngự hận thù bằng yêu thương.
Một
thế giới không có Thập Giá sẽ là một thế giới vô vọng, một thế giới
xẩy ra t́nh trạng bất khả kiềm chế những hành xích và hung bạo,
thành phần yếu kém sẽ bị khai thác và ḷng tham lam sẽ thống trị.
T́nh trang vô nhân đạo của con người đối với con người sẽ được bộc lộ
bằng những cách thức kinh hoàng hơn bao giờ hết, và cơn lốc bạo lực
sẽ không bao giờ chấm dứt. Chỉ Thập Giá mới chấm dứt được nó.
Trong khi không có một
quyền lực trần thế nào có thể cứu được chúng ta khỏi các hậu quả của
tội lỗi chúng ta, và không có một quyền lực nào trên đời này có thể
đánh bại bất công là nguồn mạch của nó, th́ việc can thiệp cứu độ của
Vị Thiên Chúa yêu thương đă biến đổi thực tại tội lỗi và sự chết
thành những ǵ phản lại thực tại này.
Đó là những ǵ chúng ta cử hành khi chúng ta tôn vinh Thánh Giá của
Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Thánh Anrê Crete đă có lư diễn tả Thánh Giá
như là những ǵ “cao sang hơn, quí báu hơn mọi sự trên trái đất này
[…] v́ nơi Thánh Giá, nhờ Thánh Giá và cho Thánh Giá mà tất cả mọi sự
phong phú của phần rỗi chúng ta đă được cất giữ và phục hồi cho
chúng ta” (Oratio X; PG 97, 1018-1019).
…………
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện
toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2010/documents/hf_ben-xvi_hom_20100605_religiosi-cipro_en.html
(những chỗ được
in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm
chính yếu quan trọng)