Anh chị em
thân mến:
Như anh chị em
biết, Thứ Bảy và Chúa Nhật vừa rồi, tôi đă thực hiện một chuyến tông du
tới Malta hôm nay tôi muốn vắn tắt chia sẻ về nó. Cơ hội của chuyến tông
du này là dịp mừng kỷ niệm 1950 năm vụ đắm tầu của Tông Đồ Phaolô ở vịnh
của quần đảo Malta và việc ngài lưu ngụ ở những hải đảo này gần ba tháng
trời. Nó là một biến cố xẩy ra vào khoảng năm 60 và được thuật lại dồi
dào chi tiết trong sách Tông Vụ (đoạn 27-28).
Như đă xẩy ra
cho Thánh Phaolô, tôi cũng cảm thấy được ân cần tiếp đón của nhân dân
Malta – thật sự là đặc biệt – và v́ thế một lần nữa tôi muốn bày tỏ ḷng
biết ơn chân thành và thân ái của tôi với vị tổng thống của nước cộng
ḥa này, với chính quyền và với các vị thẩm quyền khác trong quốc gia,
và tôi thân ái cám ơn các vị giám mục ở xứ sở này, cùng với tất cả những
ai hợp tác để sửa soạn cho cuộc gặp gỡ hân hoan này giữa Vị Thừa Kế của
Thánh Phêrô và nhân dân Malta. Lịch sử 2000 năm của dân tộc này là những
ǵ bất khả tách rời với đức tin Công giáo, một đức tin nổi bật nơi văn
hóa và truyền thống tập tục của họ. Malta được nói rằng có tất cả 365
nhà thờ, “mỗi nhà thờ cho một ngày trong năm”, một dấu hiệu hữu h́nh của
đức tin sâu xa ấy!
Tất cả đều
được bắt đầu từ vụ đắm tầu này: Sauk hi trôi dạt 14 ngày, bị gió xô đẩy,
con tàu chở Tông Đồ Phaolô cùng nhiều người khác đến Rôma, đụng vào bờ
cát của Hải Đảo Malta. Đó là lư do tại sao, sau cuộc gặp gỡ rất thân
t́nh với vị tổng thống của nước cộng ḥa này, ở thủ đô Valletta – nơi có
một khung cảnh đẹp đẽ hân hoan dàn chào với rất nhiều em trai em gái -
tôi đă đi thẳng tới một nơi được gọi là Hang Động Thánh Phaolô, gần
Rabat, để sống giây phút thiết tha nguyện cầu. Ở đó tôi đă chào đón một
nhóm đông các vị thừa sai người Malta.
Việc nghĩ đến
quần đảo nhỏ ở tâm điểm Địa Trung Hải này và cách thức hạt giống Phúc Âm
tới với nó làm bừng lên cảm thức hết sức ngỡ ngàng trước những dự án
diệu huyền của Đấng Quan Pḥng Thần Linh: Ḷng tri ân cảm tạ Chúa và
Thánh Phaolô tự nhiên nổi dậy, vị thánh giữa băo tố dữ dội đă vững tin
và hy vọng cùng truyền đạt niềm tin tưởng và hy vọng này cho các đồng
bạn của ḿnh. Từ vụ đắm tầu đó, đúng hơn, từ việc lưu ngụ sau đó của
Thánh Phaolô ở Malta, đă phát sinh một cộng đồng Kitô giáo sống sắng
vững vàng, một cộng đồng mà sau 2000 năm vẫn c̣n trung thành với Phúc Âm
và đang thực hiện một nỗ lực ḥa hợp Phúc Âm với các vấn đề phức tạp của
thời hiện đại. Dĩ nhiên điều ấy không phải lúc nào cũng dễ dàng, hay tự
nhiên mà được, nhưng nhân dân Malta biết làm sao để thấy được nơi nhăn
quan Kitô giáo những giải đáp cho các thách đố mới. Chẳng hạn, một dấu
hiệu cho thấy điều ấy đó là sự kiện họ cương quyết với việc sâu xa tôn
trọng sự sống của thai nhi và tính chất linh thánh của hôn nhân, không
chấp nhận vào hệ thống luật pháp của xứ sở này vấn đề phá thai và ly dị.
Bởi thế,
chuyến tông du của tôi nhắm mục tiêu là củng cố niềm tin của Giáo Hội ở
Malta, một thực thể rất sống động, được tổ chức tốt đẹp và hiện diện
trong lănh thổ của Malta và Gozo. Cộng đồng này đă tụ họp nhau ở
Floriana, nơi Quảng Trường Granai, trước Thánh Đường Thánh Phaolô, nơi
tôi đă cử hành Thánh Lễ được rất sốt sắng tham dự. Tôi cảm thấy hân hoan
phấn khởi cùng ủi an, nhất là cái ân cần của dân tộc này, một niềm ân
cần cống hiến cho một một cảm giác như là một đại gia đ́nh, hiệp nhất
nhờ đức tin và nhan quan về sự sống của Kitô giáo. Sauk hi cử hành Thánh
Lễ, tôi muốn gặp gỡ một số nạn nhân bị lạm dụng t́nh dục bởi các phần tử
thuộc hàng giáo sĩ. Tôi đă chia sẻ với họ về những khổ đau của họ, và
đầy xúc động tôi đă nguyện cầu với họ, bảo đảm với họ về hành động của
Giáo Hội.
Nếu Malta gây ấn tượng về một đại gia đ́nh th́ người ta cũng không được
nghĩ rằng, v́ h́nh thể về địa dư của nó mà nó là một xă hội “bị cô lập”
khỏi thế giới. Không phải như vậy và người ta thấy được, chẳng hạn, nơi
những liên hệ Malta có với một vài xứ sở và v́ sự kiện là các vị linh
mục Malta đang hiện diện ở nhiều quốc gia. Thật vậy, các gia đ́nh và
giáo xứ của Malta đă có thể giáo dục nhiều con người trẻ cảm quan về
Thiên Chúa và về Giáo Hội, sâu đậm đến độ nhiều người trong chúng đă
quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu và trở thành các vị tư tế.
Trong số ấy, nhiều vị đă dấn thân với việc truyền giáo cho muôn dân, ở
những miền đất xa xôi, thừa hưởng chính tinh thần tông đồ đă thúc đẩy
Thánh Phaolô mang Phúc Âm đến những nơi chưa có Phúc Âm. Đó là một khía
cạnh đă được tôi nhấn mạnh, tức là “đức tin được kiên cường khi đức tin
được chia sẻ với người khác” (Redemptoris Missio, 2). Malta đă phát
triển nơi thân cây đức tin này, giờ đây hướng tới một số thực tại về
kinh tế, xă hội và văn hóa là những thực tại nó cống hiến một đóng góp
quí báu.
Rơ ràng là Malta thường tỏ ra tự vệ qua gịng lịch sử của các thế hệ –
và điều này được thấy nơi những ǵ là cứng cát vững vàng của nó. Vị thế
chiến lược của quần đảo nhỏ bé này hiển nhiên là những ǵ thu hút các
quyền lực chính trị và quân sự khác nhau. Tuy nhiên, ơn gọi sâu xa nhất
của Malta là ơn gọi Kitô giáo, tức là ơn gọi phổ quát về ḥa b́nh! Cây
thập giá nổi tiếng của Malta, một cây thập giá làm cho hết mọi người
liên kết với quốc gia này, đă rung chuyển nhiều lần giữa những cuộc xung
khắc và đối chọi; thế nhưng, tạ ơn Chúa, cây thập giá ấy vẫn không mất
đi ư nghĩa chân thực và bền vững của ḿnh: Đó là dấu hiệu của yêu thương
và ḥa giải, và đó là ơn gọi đích thực của các dân tộc lănh nhận và ấp ủ
sứ điệp Kitô giáo!
Là một giao điểm tự nhiên, Malta ở ngay tâm điểm của những ngơ ngách di
dân: những con người nam nữ, như Thánh Phaolô trước họ, đă đến các vịnh
của Malta, có những lúc bị bắt buộc bởi những điều kiện cuộc sống quá
khắc nghiệt, bởi bạo lực và bách hại, và vấn đề này dĩ nhiên bao gồm cả
những vấn đề phức tạp về lănh vực nhân đạo, chính trị và pháp lư, những
vấn đề cần phải có những giải quyết mà là những giải quyết không dễ
dàng, nhưng là những giải quyết cần phải t́m kiếm kiên tŕ t́m kiếm,
phối hợp với những can thiệp ở tầm cấp quốc tế. Cần phải làm điều ấy nơi
tất cả mọi quốc gia có các thứ giá tri Kitô giáo như nền tảng cho những
bản hiến chương và nền văn hóa theo hiến pháp của ḿnh.
Cuộc thách đố trong vấn đề dung ḥa giữa tính chất hiệu năng bền vững
của Phúc Âm nơi những ǵ phức tạp ngày nay đang thu hút đối với tất cả
mọi người, nhất là đối với giới trẻ. Thật vậy, các thế hệ mới đă thấy
được nó một cách mạnh mẽ hơn, và đó là lư do tại sao tôi muốn, bất chấp
chuyến viếng thăm ngắn ngủi của ḿnh, không được thiếu cuộc gặp gỡ giành
cho giới trẻ. Đó là giây phút đối thoại mạnh mẽ và sâu xa, được trở
thành đẹp đẽ hơn nữa bởi môi trường diễn ra cuộc gặp gỡ này – đó là hải
cảng Valleta – cũng như bởi ḷng nhiệt thành của giới trẻ. Tôi không
quên nhắc nhở họ về cảm nghiệm thời tuổi trẻ của Thánh Phaolô: một cảm
nghiệm đặc biệt phi thường nhưng vẫn có thể nói với các thế hệ trẻ của
hết mọi thời đại, một cảm nghiệm mang lại một cuộc biến đổi sâu xa sau
khi hội ngộ với Chúa Kitô Phục Sinh. Bởi thế, tôi đă thấy giới trẻ ở
Malta như là thành phần thừa kế khả hữu của cuộc phiêu lưu thiêng liêng
của Thánh Phaolô, thành phần được kêu gọi, như Thánh Phaolô, khám phá ra
vẻ đẹp của t́nh yêu Thiên Chúa được cống hiến cho chúng ta nơi Chúa
Giêsu Kitô; ôm ấp mầu nhiệm của cây thập tự giá; trở thành những kẻ
chiến thắng chính trong những lúc thử thách và gian nan hoạn nạn, không
sợ hăi những “băo tố” của cuộc đời, hay của những thứ đắm tầu, v́ dự án
yêu thương của Thiên Chúa thậm chí c̣n lớn lao hơn cả các cơn băo tố và
những thứ đắm tầu.
Các bạn thân mến, tóm lại, đó đă là sứ điệp tôi đă mang đến cho Malta.
Tuy nhiên, như tôi nói tới, tôi đă nhận lănh nhiều từ Giáo Hội này, từ
những ai được Thiên Chúa chúc phúc, thành phần có thể hợp tác một cấh
hiệu nghiệm với ân sủng của Ngài. Nhờ lời chuyển cầu của Tông Đồ Phaolô,
của Thánh Gorg Preca, vị linh mục và là vị thánh đầu tiên của Malta, và
của Trinh Nữ Maria, vị được tín hữu Malta và Gozo rất sùng kính, họ có
thể luôn luôn tiến bộ trong an b́nh và thịnh vượng.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
21/4/2010