“Tôi coi việc cung hiến ngôi thánh đường Sagrada
Familia này là một biến cố có một tầm vóc rất quan trọng, ở vào một
thời điểm con người cho rằng họ có thể xây dựng đời sống của ḿnh mà
chẳng cần đến Thiên Chúa, như thể Thiên Chúa chẳng liên hệ ǵ với họ
cả”.
Bài Giảng Cung Hiến Thánh Đường và Bàn Thờ The Sagrada Familia ở
Barcelona Chúa Nhật 7/11
….. Niềm
vui tôi cảm thấy khi chủ sự lễ nghi này lại càng trở nên dồi dào hơn khi
tôi biết rằng đền thờ này, từ khi khởi công, đă có một mối liên hệ đặc
biệt với Thánh Giuse. Tôi bị cảm kích hết sức trước tấm ḷng tin tưởng
của Gaudi, khi đối diện với nhiều khó khăn, ông đă đầy ḷng tin tưởng
vào Đấng Quan Pḥng thần linh mà kêu lên rằng: ‘Thánh Giuse sẽ hoàn
thành ngôi thánh đường này’. Bởi vậy, thật là ư nghĩa khi nó cũng được
thánh hiến bởi một vị Giáo Hoàng mang tên thánh rửa tội là Giuse.
Chúng ta
làm ǵ khi thánh hiến ngôi thánh đường này? Ở tâm điểm của thế giới đây,
đặt ḿnh trước Thiên Chúa và loài người, bằng một tác động đức tin khiêm
hạ và hân hoan, chúng ta hiến dâng kiến trúc khổng lồ về thể chất này,
hoa trái của thiên nhiên cùng với một sự thành đạt lớn lao của trí thông
minh con người đă hạ sinh ra công cuộc nghệ thuật đây. Nó sừng sững như
là một dấu hiệu hữu h́nh của Vị Thiên Chúa vô h́nh, Đấng hiển vinh được
vươn tới bởi những ṿng xoắn như những mũi tên hướng tới ánh sáng tối
thượng cũng như tới Đấng là Ánh Sáng, là chính Tột Đỉnh và Sự Mỹ.
Ở nơi đây,
Gaudi đă muốn liên kết cái hứng khởi nơi ông xuất phát từ ba cuốn sách
đă nuôi dưỡng ông như là một con người, như là một tín hữu và như là một
kiến trúc sư, đó là cuốn sách về thiên nhiên, cuốn sách về Thánh Kinh và
cuốn sách về phụng vụ. Nhờ đó ông đă qui tụ lại một thực tại về thế giới
với lịch sử cứu độ, một thực tại được tŕnh thuật trong Thánh Kinh và
hiện diện nơi phụng vụ. Ông đă làm cho các thứ đá, những gỗ cây và sự
sống con người trở thành yếu tố tạo nên ngôi thánh đường, để tất cả mọi
tạo vật có thể cùng nhau chúc tụng Thiên Chúa, thế nhưng đồng thời ông
cũng đă mang các h́nh ảnh linh thánh ra bên ngoài để bày trước mắt dân
chúng mầu nhiệm Thiên Chúa được tỏ hiện nơi việc hạ sinh, khổ nạn, tử
giá và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Như thế ông đă khôn ngoan giúp xây
dựng cái ư thức của loài người chúng ta, một ư thức gắn liền với thế
giới này nhưng hướng về Thiên Chúa, một ư thức được Chúa Kitô soi động
và thánh hóa. Làm như thế ông đă hoàn thành một trong những công việc
quan trọng nhất của thời đại chúng ta, đó là việc thắng vượt những ǵ
chia rẽ giữa ư thức của con người với ư thức của Kitô giáo, giữa việc
sống trong thế giới tạm gửi này với việc hướng về sự sống trường sinh,
giữa vẻ đẹp của các sự vật với Thiên Chúa là sự mỹ. Antoni Gaudi làm như
thế không phải bằng ngôn từ mà bằng sỏi đá, bằng những đường nét, những
mặt phẳng và những chấm phá. Thật vậy, sự mỹ là một trong những nhu cầu
lớn nhất của con người; nó là nguồn gốc xuất phát những cành nhánh ḥa
b́nh của chúng ta cùng với các hoa trái của những ǵ chúng ta hy vọng.
Sự mỹ cũng cho thấy cả Thiên Chúa nữa, v́ như Ngài, một kỳ công của sự
mỹ là những ǵ thuần tặng ban; nó mời gọi chúng ta sống tự do và kéo
chúng ta ra khỏi vị kỷ.
Chúng ta
cung hiến địa điểm linh thánh này lên Thiên Chúa, Đấng tỏ ḿnh ra cho
chúng ta và ban ḿnh cho chúng ta nơi Chúa Kitô để vĩnh viễn trở thành
Vị Thiên Chúa ở giữa loài người. Lời mạc khải, nhân tính của Chúa Kitô
và Giáo Hội của Người là ba biểu hiệu tối thượng về việc Thiên Chúa tự
tỏ ḿnh và ban ḿnh cho nhân loại. Như Thánh Phaolô nói trong bài đọc
thứ hai: ‘Mỗi người hăy lưu ư tới cách thức xây dựng của ḿnh. V́ không
có một nền tảng nào khác người ta có thể thực hiện ngoài Chúa Giêsu Kitô’
(1Cor 3:10-11). Chúa Giêsu là đá nâng đỡ sức nặng của thế giới này, một
tảng đá bảo tŕ mối thắt kết của Giáo Hội và cuối cùng liên kết lại với
nhau tất cả những thành đạt của con người. Nơi Người, chúng ta có được
lời nói và sự hiện diện của Thiên Chúa, và từ Người Giáo Hội lănh nhận
sự sống của ḿnh, giáo huấn của ḿnh và sứ vụ của ḿnh. Tự ḿnh Giáo Hội
chẳng là ǵ cả; Giáo Hội được kêu gọi để trở nên dấu hiệu và dụng cụ của
Chúa Kitô, hoàn toàn dễ dạy đối với quyền bính của Người và trọn vẹn
phục vụ theo lệnh truyền của Người. Đức Kitô duy nhất này là nền tảng
của một Giáo Hội duy nhất. Ngài là tảng đá xây dựng niềm tin của chúng
ta. Xây dựng trên đức tin ấy, chúng ta hăy cùng nhau nỗ lực chứng tỏ cho
thế giới thấy dung nhan của Thiên Chúa, Đấng là t́nh yêu và là Đấng duy
nhất có thể đáp ứng khát vọng viên trọn của chúng ta. Đó là công việc
cao cả trước mắt chúng ta: chứng tỏ cho mọi người thấy rằng vị Thiên
Chúa này là một Vị Thiên Chúa của ḥa b́nh chứ không phải của bạo động,
của tự do chứ không phải của áp bức, của thuận ḥa chứ không phải của
bất ḥa. Theo ư nghĩa đó, tôi coi việc cung hiến ngôi thánh đường
Sagrada Familia này là một biến cố có một tầm vóc rất quan trọng, ở vào
một thời điểm con người cho rằng họ có thể xây dựng đời sống của ḿnh mà
chẳng cần đến Thiên Chúa, như thể Thiên Chúa chẳng liên hệ ǵ với họ cả.
Nơi tuyệt tác phẩm này, Gaudi chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng
Thiên Chúa là tầm vóc đích thực của con người; cái bí quyết của tính
chất sáng tạo chân thực là ở chỗ, như chính ông nói, trở về nguồn gốc
của ḿnh là Thiên Chúa. Bằng việc hướng tâm linh của ḿnh về Thiên Chúa,
Gaudi đă có thể kiến tạo nên nơi thành phố này một địa điểm của sự mỹ,
của đức tin và niềm hy vọng dẫn con người đến chỗ gặp gỡ Đấng là chính
sự thật và sự mỹ. Vị kiến trúc sư này đă bày tỏ những cảm thức của ḿnh
bằng những lời lẽ sau đây: ‘Một ngôi thánh đường là điều duy nhất đáng
tiêu biểu cho hồn sống của một dân tộc, v́ tôn giáo là một thực tại
thăng hóa nhất nơi con người’.
Câu khẳng
định này về Thiên Chúa bao gồm cả việc khẳng định cao cả cùng với việc
hết sức bảo vệ phẩm giá của mỗi một con người nam nữ và mọi con người
nam nữ: ‘Anh chị em có biết rằng anh chị em là đền thờ của Thiên Chúa
hay chăng?... Đền thờ của Thiên Chúa th́ thánh hảo, và anh chị em là
ngôi đền thờ đó’ (1Cor 3:16-17). Ở đây chúng ta thấy cái liên kết giữa
sự thật và phẩm vị của Thiên Chúa với sự thật và phẩm giá của con người.
Khi chúng ta cung hiến bàn thờ của ngôi thánh đường này, ngôi thánh
đường có Chúa Kitô là nền tảng, chúng ta đang tỏ cho thế giới thấy một
Vị Thiên Chúa là bạn của con người và chúng ta mời gọi con người nam nữ
hăy trở thành bạn hữu của Thiên Chúa. Đó là những ǵ chúng ta được dạy
trong trường hợp của Gia Kêu trong bài Phúc Âm hôm nay (Lk 19:1-10), nếu
chúng ta để cho Thiên Chúa tiến vào cơi ḷng của chúng ta và vào thế
giới của chúng ta, nếu chúng ta để cho Chúa Kitô sống trong tâm can của
chúng ta, chúng ta sẽ không hối tiếc, v́ chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy
niềm vui của việc chia sẻ với chính sự sống của Người, như chúng ta là
đối tượng của t́nh Người vô cùng yêu thương.
Ngôi thánh đường này được
bắt đầu như là một sáng kiến của Hiệp Hội Bạn Hữu của Thánh Giuse, thành
phần muốn cung hiến nó cho Thánh Gia Nazarét. Thánh Gia được làm nên bởi
Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse này bao giờ cũng được coi là học
đường về t́nh yêu thương, về nguyện cầu và về việc làm. Thành phần phát
động xây dựng ngôi thánh đường này muốn cho thế giới thấy t́nh yêu, việc
làm và phục vụ được sống trước nhan Thiên Chúa, như Thánh Gia đă sống
chúng. Sự sống đă thay đổi rất nhiều và cùng với nó, sự tiến bộ vượt bực
đă xẩy ra nơi các lănh vực về kỹ thuật, xă hội và văn hóa. Chúng ta
không thể chỉ thỏa măn với những thứ tiến bộ này. Cùng với chúng, cũng
cần phải thực hiện cả những tiến bộ về luân lư nữa, chẳng hạn như nơi
việc chăm sóc, bảo vệ và trợ giúp cho các gia đ́nh, v́ t́nh yêu quảng
đại và bất khả phân ly giữa một con người nam và một con người nữ là môi
trường và là nền tảng tác hiệu cho sự sống con người nơi việc thai nghén
của nó, sinh sản của nó, phát triển của nó và tự nhiên kết thúc của nó.
Chỉ khi nào có được t́nh yêu thương và ḷng trung thành mới xuất phát và
tồn tại tự do đích thực. Đó là lư do Giáo Hội chủ trương có các phương
tiện thích đáng về kinh tế và xă hội để nhờ đó người phụ nữ có thể đạt
được nơi gia đ́nh ḿnh cũng như nơi việc làm của ḿnh tầm vóc trọn vẹn
phát triển của họ, để các con người nam nữ kết hôn lập gia đ́nh với nhau
được chính phủ thực sự nâng đỡ, để sự sống của trẻ em được bênh vực như
là những ǵ linh thánh bất khả vi phạm từ khi thụ thai, để vấn đề sinh
sản được tôn trọng một cách xứng đáng và được nâng đỡ về phương diện
pháp lư, xă hội và lập pháp. Bởi thế Giáo Hội chống lại hết mọi h́nh
thức chối bỏ sự sống con người và ủng hộ hết mọi sự cổ vơ trật tự tự
nhiên nơi lănh vực cơ cấu gia đ́nh.……………..
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán
toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2010/documents/hf_ben-xvi_hom_20101107_barcelona_en.html