“Chuyến đi này có hai đề tài. Đề tài về việc hành hương, về việc đang hành tŕnh, và đề tài về sự mỹ, về việc thể hiện chân lư nơi sự mỹ, về việc liên tục giữa truyền thống và canh tân”.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Tây Ban Nha 6-7/11/2010:

Vấn Đáp trên máy bay sang Tây Ban Nha sáng Thứ Bảy 6/11

 

 

Vấn: Đức Thánh Cha đă từng nói Đức Thánh Cha đang sống giáo triều của ḿnh ‘như cuộc hành hương’ và huy hiệu của Đức Thánh Cha có h́nh vỏ ṣ. Xin Đức Thánh Cha cho chúng con biết quan điểm của Đức Thánh Cha về việc hành hương ở cả trong đời sống riêng tư lẫn tu đức của Đức Thánh Cha, cũng như về những cảm giác của Đức Thánh Cha về chuyến đi tới Santiago như một người hành hương.

 

Đáp: Tôi có thể nói rằng sự kiện về ‘việc đang hành tŕnh’ đă là một phần trong lư lịch của tôi. Thế nhưng, có lẽ đó là một khía cạnh bên ngoài. Tuy nhiên, nó đă làm cho tôi nghĩ về tính chất bất ổn định của cuộc sống này, về sự kiện đang hành tŕnh. Dĩ nhiên, ngược lại với ư nghĩ về việc hành hương đó là vấn đề Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, không cần phải đi đâu hết. Thế nhưng, đức tin quả thực, ngay tự bản chất của ḿnh, là một cuộc hành hương. (Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái cho thấy điều này nơi h́nh ảnh của Abraham, vị đă ĺa bỏ quê cha đất tổ của ḿnh để trở thành một kẻ hành hương tiến về tương lai suốt cuộc sống của ḿnh, và việc di chuyển này của Abraham luôn là hành động của đức tin, nó là một cuộc hành tŕnh trước hết có tính cách nội tâm, nhưng nó cũng cần phải thể hiện ra bên ngoài nữa).

 

Đôi khi cần phải thoát khỏi những ǵ thường lệ hằng ngày, khỏi cái thế giới của thực tế và thực dụng, để thực hiện một cuộc hành tŕnh tiến đến siêu việt, siêu vượt bản thân ḿnh, siêu vượt cuộc sống thường nhật, nhờ đó khám phá một thứ tự do mới, một thời gian để suy tư và để nhận thức ḿnh, để thấy được người khác, thấy được Thiên Chúa. Đó là những ǵ việc hành tŕnh luôn nhắm tới: (chẳng những là một thứ bỏ lại bản thân ḿnh mà c̣n là một cuộc cùng hành tŕnh nữa. Cuộc hành hương là những ǵ tái liên hợp, chúng ta cùng nhau tiến đến với người khác và nhờ đó cả hai tái khám phá ra nhau).

 

Rơ ràng là các tuyến đường của Santiago là một yếu tố h́nh thành mối hiệp nhất thiêng liêng của lục địa Âu Châu. Bằng việc hành hương đến nay, dân chúng khám phá ra chính ḿnh, họ đă khám phá ra một căn tính chung của Âu Châu; và việc di chuyển này đang được tái diễn hôm nay đây, đang tái diễn nhu cầu cần đến cuộc di chuyển về thiêng liêng và thể lư này, nhu cầu t́m gặp gỡ nhau và nhờ đó khám phá thấy được sự thinh lặng, tự do, canh tân, Thiên Chúa.

 

Vấn: Đâu là ư nghĩa của việc thanh hiến một ngôi thánh đường như Sagrada Familia ở vào đầu thế kỷ 21 này? Phải chăng có một số khía cạnh nào đó trong nhăn quan của điêu khắc gia Gaudi đă gây ấn tượng đặc biệt nơi Đức Thánh Cha?

 

Đáp: Sự thật th́ ngôi thánh đường này cũng là một dấu hiệu thích đáng cho thời điểm của chúng ta nữa. Theo nhăn quan của Gaudi th́ có 3 yếu tố trước hết gây chú ư nơi tôi. Yếu tố thứ nhất là tính chất pha trộn của những ǵ là tiếp tục và mới mẻ, của truyền thống và sáng tạo. Gaudi đă dũng cảm biến ḿnh trở thành những ǵ thuộc về đại truyền thống của các vương cung thánh đường. Sử dụng một phương thức hoàn toàn mới mẻ, vào thời của ḿnh, ông đă dám làm cho ngôi vương cung thánh đường trở thành một nơi cho việc trịnh trọng gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Và ḷng can đảm trung thành với truyền thống, nhưng bằng một tính chất sáng tạo đổi mới truyền thống và cho thấy mối liên kết cùng tiến bộ của lịch sử, là một điều đẹp đẽ. Yếu tố thứ hai, Gaudi đă chọn kiểu cấu trúc tam diện theo những cuốn sách thiên nhiên, cuốn sách Thánh Kinh và cuốn sách phụng vụ. Yếu tố này rất quan trọng. Thánh Kinh được trở thành hiện tại nơi phụng vụ, Thánh Kinh trở nên thực sự hôm nay đây, không c̣n là Thánh Kinh của hai ngàn năm trước, nhưng được cử hành, được trở nên thực hữu. Trong việc cử hành Thánh Kinh, thiên nhiên tạo vật nói và thấy được những ǵ nó cần đáp ứng, v́, như Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng, thiên nhiên tạo vật đang rên xiết - (và thay v́ bị hủy diệt, coi thường) – lại đang chờ đợi con cái của Thiên Chúa; chẳng hạn như thành phần thấy thiên nhiên tạo vật trong ánh sáng của Thiên Chúa. (Như thế cái tổng hợp này giữa ư nghĩa của tạo vật, Thánh Kinh và việc tôn thờ that sự là một sứ điệp rất quan trọng hôm nay đây).

 

Sự ḥa tan giữa ư nghĩa và thiên nhiên tạo vật, giữa Thánh Kinh và việc tôn thờ, là một sứ điệp rất quan trọng cho ngày nay. Sau hết, yếu tố thứ ba đó là ngôi thánh đường này được xuất phát từ một h́nh thức tôn sùng mô mẫu của thế kỷ 19: Thánh Giuse, Thánh Gia Nazarét, mầu nhiệm Nazarét. Thế nhưng, việc tôn sùng thuộc quá khứ này được cho rằng có một tầm vóc rất quan trọng hôm nay nay, v́ vấn đề trục trặc của gia đ́nh, về vấn đề canh tân gia đ́nh như tế bào căn bản của xă hội, là một đề tài quan trọng cho chúng ta thấy đường lối để xây dựng xă hội và kiến tạo một hiệp nhất giữa đức tin và đời sống, giữa tôn giáo và xă hội. Đề tài chính ở nay là đề tài về gia đ́nh, v́ Chính Thiên Chúa trở nên một con trẻ ở trong một gia đ́nh và Người kêu gọi chúng ta xây dựng và sống trong gia đ́nh.

 

Vấn: Gaudi và the Sagrada Familia là một biểu hiệu rất tác hiệu về mối liên hệ giữa đức tin và nghệ thuật. Đức tin ngày nay làm sao có thể tái chiếm được vị thế của ḿnh trong thế giới nghệ thuật và văn hóa? Phải chăng đó là một đề tài quan trọng cho giáo triều của Đức Thánh Cha?

 

Đáp: Đúng thế. Các bạn biết rằng tôi đă nhấn mạnh nhiều đến mối liên hệ giữa đức tin và lư trí; rằng đức tin, đức tin Kitô giáo, có căn tính của ḿnh chỉ khi nào cởi mở với lư trí, và lư trí trở nên chân thực nếu nó vươn ḿnh tới đức tin. Thế nhưng, mối liên hệ giữa đức tin và nghệ thuật cũng quan trọng như thế, v́ chân lư, là mục đích và đích điểm của lư trí, được thể hiện và chân thực nơi sự mỹ là nơi chân lư tỏ ḿnh ra là chân lư. (Như thế, ở đâu có sự thật th́ ở đấy xuất phát sự mỹ, khi nào con người nhận thấy ḿnh một cách thích đáng và tốt lành th́ bay giờ họ thể hiện chính ḿnh trong sự mỹ). Mối liên hệ giữa sự thật và sự mỹ là những ǵ bất khả tách biệt và đó là lư do tại sao chúng ta cần sự mỹ.

 

Từ những thời xa xưa nhất của Giáo Hội, ngay cả nơi những ǵ thật là b́nh thường và nghèo khó của các cơn bách hại, đă sử dụng nghệ thuật và tranh vẽ, những diễn tả về ơn cứu độ của Thiên Chúa qua các h́nh ảnh của thế gian, nơi việc ca hát và sau đó qua việc xây dựng. Tất cả những điều ấy đang là và vẫn là một yếu tố cấu tạo của Giáo Hội. Đó là lư do Giáo Hội đă từng là mẹ của các thứ nghệ thuật qua nhiều thế kỷ. Những kho tàng lớn lao của nghệ thuật Tây phương – như âm nhạc, kiến trúc, tranh ảnh – đều đă được xuất phát từ niềm tin của Giáo Hội. Ngày nay có một số bất đồng, thế nhưng điều này gây tác hại cho cả nghệ thuật và đức tin. Nghệ thuật nào mất đi những gốc gác siêu việt của ḿnh th́ không c̣n hướng về Thiên Chúa nữa, nó là một thứ nghệ thuật què cụt mất gốc. Niềm tin nào chỉ có nghệ thuật thuộc quá khứ, không c̣n là đức tin trong hiện tại, và ngày nay nó cần phải thể hiện một lần nữa như là một chân lư vĩnh hằng. V́ thế việc đối thoại và gặp gỡ giữa nghệ thuật và đức tin được in ấn nơi yếu tính sâu xa của đức tin. Chúng ta cần phải làm tất cả những ǵ có thể để cả ngày nay nữa đức tin cũng được thể hiện nơi nghệ thuật chân thực, như trường hợp của Gaudi, với những ǵ là tiếp tục và sáng tạo, nhờ đó nghệ thuật không mất liên laic với đức tin.

 

Vấn: Nhiều người đă đặt vấn đề là phải chăng Tây Ban Nha, với đà gia tăng của t́nh trạng tục hóa và sa sút việc sống đạo, là một trong những xứ sở được Đức Thánh Cha coi là mục tiêu, thậm chí là mục tiêu chính, của tân hội đồng ṭa thánh về tân phúc âm hóa.

 

Đáp:  Khi thiết lập tân phân bộ này, tôi thật ra đă nghĩ đến toàn thế giới, v́ những trường phái mới về tư tưởng cùng với những khó khăn trong việc phản ảnh về các ư niệm của Thánh Kinh và thần học đang là những phổ cập. Tuy vậy, dĩ nhiên vẫn có một mục tiêu và mục tiêu đó là thế giới Tây phương với chủ nghĩa thế tục hóa của nó với việc liên tục đức tin của nó, một thế giới cần phải t́m cách canh tân bản thân ḿnh để sống đức tin ngày nay cũng như để đáp ứng thách đố của chủ nghĩa thế tục hóa. Tất cả các xứ sở lớn ở Tây phương đều có cảm nghiệm của ḿnh về vấn đề này, (chẳng hạn chúng ta đă hành tŕnh đến Pháp, Cộng Ḥa Tiệp, Hiệp Vương Quốc, những nơi có cùng t́nh trạng trục trặc này một cách đặc biệt cho từng xứ sở, cho từng lịch sử và điều này cũng thực sự xẩy ra rất đúng đối với Tây Ban Nha).

 

Tây Ban Nha, một mặt, bao giờ cũng là một xứ sở của mạch nguồn đức tin: chúng ta hăy nhớ lại việc phục hưng Công giáo ra sao trong thời đại tân tiến đặc biệt nhờ Tây Ban Nha. Thánh Ignatius of Loyola, Thánh Teresa và Thánh Gioan Thánh Giá là những nhân vật thực sự canh tân Công giáo và khuôn đúc khuôn mặt tân thời của Công giáo. Tuy nhiên, Tây Ban Nha cũng trải qua một cuộc xuất hiện chủ nghĩa tục hóa, của chủ nghĩa chống giáo hội, một chủ nghĩa thế tục hóa mạnh mẽ và hung hăng như đă xẩy ra trong thập niên 1930. Trong cuộc tranh luận này, cuộc đụng độ giữa đức tin và những ǵ là tân tiến, cả hai rất sinh động, đă tái diễn ở Tây Ban Nha ngày nay. Bởi thế, tương lai của đức tin và của việc gặp gỡ (gặp gỡ chứ không phải là đụng độ) giữa đức tin và chủ nghĩa thế tục đă qui tụ lại ở nền văn hóa Tây Ban Nha. Theo chiều hướng ấy, tôi đă nghĩ đến tất cả mọi quốc gia lớn ở Tây phương, nhưng đặc biệt cũng nghĩ đến Tây Ban Nha.

 

Vấn: Kể cả chuyến tông du năm tới cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới của Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha đă thực hiện 3 chuyến viếng thăm Tây Ban Nha, hơn bất cứ xứ sở nào khác. Tại sao lại đặc ân như thế? Phải chăng đó là dấu hiệu của ḷng yêu thương và mối quan tâm đặc biệt?

 

Đáp: Theo tự nhiên th́ đó là một dấu hiệu của ḷng yêu thương. Có thể nói rằng t́nh cờ tôi đă thực hiện 3 chuyến tới Tây Ban Nha. Chuyến thứ nhất cho cuộc đại hội ngộ quốc tế các gia đ́nh ở Valencia. Làm sao vị Giáo Hoàng lại vắng mặt nếu các gia đ́nh trên thế giới qui tụ lại với nhau chứ? Năm tới là Ngày Giới Trẻ Thế Giới, cuộc gặp gỡ của giới trẻ trên toàn thế giới ở MaNí. Vị Giáo Hoàng không thể vắng mặt nơi một cơ hội như vậy. Sau hết, chúng ta có Năm Thánh Compostela và việc hiến dâng (sau hơn 100 năm công cuộc của ngôi vương cung thánh đường the Sagrada Familia) ở Barcelona. Làm sao vị Giáo Hoàng lại không tới chứ?

 

Vậy, tự bản chất, những cơ hội này là những thách đố, hầu như là một thúc buộc cần phải tham dự. Thế nhưng chính sự kiện cho thấy ở Tây Ban Nha có rất nhiều cơ hội chứng tỏ là nó thực sự là một xứ sở nay năng động, đầyy sức mạnh của đức tin. Và đức tin đáp ứng những thách đố cũng đang xẩy ra ở Tây Ban Nha. Bởi thế, t́nh cớ là những ǵ đă đưa nay tôi tới đây, thế nhưng cái t́nh cớ ấy lại cho thấy một thực tại sâu xa, một mănh lực của đức tin và mănh lực của thánh đố đối với đức tin. 

 

(Cha Lombardi: Chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha. Giờ đây, Đức Thánh Cha có muốn nói điều ǵ nữa để kết thúc cuộc gặp gỡ của chúng ta, có sứ điệp nào đặc biệt Đức Thánh Cha hy vọng cống hiến cho Tây Ban Nha, cho thế giới hôm nay trong chuyến đi này hay chăng?)

 

(Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Tôi muốn nói rằng chuyến đi này có hai đề tài. Đề tài về việc hành hương, về việc đang hành tŕnh, và đề tài về sự mỹ, về việc thể hiện chân lư nơi sự mỹ, về việc liên tục giữa truyền thống và canh tân. Tôi nghĩ rằng hai đề tài này của chuyến đi đây cũng là một sứ điệp, đó là hăy hành tŕnh, đừng làm mất đi cuộc hành tŕnh đức tin, hăy t́m kiếm vẻ đẹp của đức tin, những ǵ là mới mẻ và truyền thống của một đức tin biết thể hiện ḿnh và liên hệ với vẻ đẹp tân tiến, với thế giới ngày nay. Cám ơn các bạn)



 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ nguồn chính là VIS của Ṭa Thánh ngày 6/11/2010 với những đoạn phụ (ở trong ngoặc đơn) từ Zenit ngày 7/11/2010