Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – Hun T cho Tun L Cu Cho Hip Nht Kitô Giáo 18-25/1/2010 v Ch Đề: “Các Con là nhân chng v nhng điu y”

 

Anh chị em thân mến,

 

Chúng ta đang ở vào giữa Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, một sáng kiến đại kết,  từng là những ǵ đang diễn tiến cho tới nay đă hơn một thế kỷ, và là những ǵ hằng năm thu hút chú ư về một đề tài, đó là đề tài về mối hiệp nhất hữu h́nh giữa thành phần Kitô hữu, một mối hiệp nhất kêu gọi lương tâm và phấn khích việc quyết tâm đối với tất cả những ai tin vào Chúa Kitô. Và sáng kiến này làm như thế trước hết bằng lời mời gọi nguyện cầu, theo gương của chính Chúa Giêsu, Đấng cầu cùng Cha cho các môn dệ của Người: “Xin cho họ tất cả được hiệp nhất nên một… để nhờ đó thế gian tin” (Jn 17:21).

 

Tiếng gọi liên lỉ cầu nguyện này cho mối hiệp thông trọn vẹn giữa thành phần môn đệ của Chúa bày tỏ chiều hướng chân thực nhất và sâu xa nhất của tất cả việc t́m cầu đại kết, v́ mối hiệp nhất, trước tất cả mọi sự, là tặng ân của Thiên Chúa. Thật vậy, Công Đồng Chung Vaticanô II đă khẳng định: “Quyền lực và các khả năng của con người không thể nào chiếm được mục tiêu thành hảo này – việc ḥa giải của tất cả mọi Kitô hữu trong mối hiệp nhất của một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô” (Unitatis Redintegratio, 24). Bởi thế, cái cần thiết ngoài nỗ lực của chúng ta trong việc thực thi các mối liên hệ huynh đệ và cổ vơ việc đối thoại để làm sáng tỏ và giải quyết những khác biệt gây phân ly các Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội, đó là việc tin tưởng và hợp nhau kêu cầu cùng Chúa.

 

Đề tài của năm nay được lấy từ Phúc Âm Thánh Luca, từ những lời nói cuối cùng của Đấng Phục Sinh với các môn đệ của Người: “Các con là chứng nhân về những điều ấy” (24:48). Dự thảo về đề tài này là những ǵ được yêu cầu bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Việc Cổ Vơ Hiệp Nhất Kitô Giáo, hợp với Ủy Ban Đức Tin và Cấp Trật của Hội Đồng Chư Giáo Hội Thế Giới, từ một nhóm đại kết ở Tô Cách Lan. Một thế kỷ trước đây, Hội Nghị Sứ Vụ Thế Giới về mối quan tâm đến những vấn đề liên quan tới thế giới ngoài Kitô giáo đă diễn ra thực sự ở Edinburgh, Tô Cách Lan, vào thời đoạn 13-24/6/1910.

 

Trong số những vấn đề được bàn luận vào lúc bấy giờ đó là vấn đề về t́nh trạng khó khăn khách quan của các Kitô hữu chia rẽ trong nội bộ khi loan truyền phúc âm một cách uy tín cho thế giới ngoài Kitô giáo. Nếu Kitô hữu cho thấy ḿnh không đoàn kết, hơn thế nữa, thường c̣n chống đối nhau, sẽ làm thế nào loan truyền Chúa Kitô như Đấng Cứu Thế duy nhất và là b́nh an của chúng ta như những ǵ khả tín cho một thế giới chưa biết Chúa Kitô hay cho một thế giới đă tách ĺa khỏi Người, hoặc cho một thế giới tỏ ra dửng dưng đối với Phúc Âm chứ?

 

Mối liên hệ giữa hiệp nhất và sứ vụ từ lúc ấy đă là một chiều kích thiết yếu của tất cả nỗ lực đại kết và là khởi điểm của nó. Và chính v́ đóng góp đặc biệt ấy mà Hội Nghị Edinburgh vẫn c̣n là một trong những điểm mạnh của phong trào đại kết tân thời. Trong Công Đồng Chung Vaticanô II, Giáo Hội Công Giáo đă tiếp tục và mạnh mẽ tái khẳng định quan điểm này, xác nhận rằng t́nh trạng chia rẽ giữa thành phần môn đệ của Chúa Giêsu là những ǵ “công khai phản lại ư muốn của Chúa Kitô, làm gương mù cho thế giới, và tác hại tới nguyên do thánh hảo của việc rao giảng Phúc Âm cho tất cả mọi tạo vật” (Unitatis Redintegratio, 1).

 

Trong bối cảnh thần học và tu đức này mà đề tài ấy đă được đề ra cho tuần lễ đây để suy niệm và nguyện cầu, đó là đề tài về nhu cầu của một chứng từ chung cho Chúa Kitô. Câu văn ngắn ngủi được đề ra làm đề tài “các con là những chứng nhân về những điều ấy” cần phải được đọc trong bố cục của toàn đoạn 24 theo Phúc Âm Thánh Luca.

 

Chúng ta hăy vắn tắt ôn lại nội dung của đoạn này. Trước hết là việc các phụ nữ đến thăm mộ, thấy đưoơc những dấu hiệu phục sinh của Chúa Giêsu và loan báo những ǵ họ đă thấy cho các vị tông đồ cũng như cho các môn đệ khác (câu 8); sau đó chính Đấng Phục Sinh đă hiện ra đồng hành với các môn đệ đi về làng Emmaus, Người hiện ra với tông đồ Simon Phêrô, và sau đó với “Mười Một Vị cùng những ai ở với các vị” (câu 23). Người đă mở trí cho họ hiểu lời Thánh Kinh về cái chết cứu chuộc của Người và về việc phục sinh của Người, khẳng định rằng “việc ăn năn thống hối cho được thứ tha tội lỗi sẽ được rao giảng cho tất cả mọi quốc gia nhân danh Người” (câu 47). Cùng các môn đệ “qui tụ” lại với nhau và là thành phần chứng nhân cho sứ vụ của ḿnh, Đấng Phục Sinh đă hứa ban tặng ân Thánh Linh (cf. câu 49), nhờ đó, cùng nhau họ sẽ làm chứng cho Người trước mọi dân tộc. Theo lệnh truyền này – “về những điều ấy” các con làm chứng nhân (cf. Lk 24:48) là đề tài cho Tuần Lễ cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo này -  có hai vấn đề được đặt ra cho chúng ta: Thứ nhất: “những điều ấy” là ǵ? Thứ hai: làm sao chúng ta có thể làm chứng cho “những điều ấy”?

 

Nếu chúng ta nh́n vào bối cảnh của đoạn này th́ “những điều ấy” trước hết nghĩa là thập giá và phục sinh: các môn đệ đă thấy thập giá của Chúa, họ đă thấy Đấng Phục Sinh và v́ thế bắt đầu hiểu được tất cả Thánh Kinh là những ǵ nói về mầu nhiệm khổ nạn và tặng ân phục sinh. “Những điều ấy”, bởi thế, là mầu nhiệm của Chúa Kitô, của Con Thiên Chúa làm người, Đấng đă chết cho chúng ta và đă phục sinh, đang sống muôn đời và v́ thế là bảo đảm cho sự sống đời đời của chúng ta.

 

Tuy nhiên, nhờ nhận biết Chúa Kitô – đây là điểm thiết yếu – chúng ta biết được dung nhan của Thiên Chúa. Trong tất cả mọi thời đại, con người đă nhận thấy được sự hiện diện của Thiên Chúa, một Thiên Chúa duy nhất, thế nhưng Ngài lại cách xa và không tỏ ḿnh ra. Vị Thiên Chúa này tỏ ḿnh ra nơi Chúa Kitô; vị Thiên Chúa xa cách này trở nên gần gũi. Bởi thế, “những điều ấy” trước hết, qua mầu nhiệm của Chúa Kitô, đó là Thiên Chúa đă trở thành gần gũi với chúng ta. Điều này bao hàm một chiều kích khác, đó là Chúa Kitô không bao giờ cô độc một ḿnh; Người đă đến giữa chúng ta, đă chết lẻ loi nhưng đă phục sinh để thu hút hết mọi người đến cùng Người. Như Thánh Kinh nói, Chúa Kitô đă tạo nên một thân thể cho ḿnh, qui tụ tất cả nhân loại vào thực tại sự sống bất tử của Người. Nhờ đó, nơi Chúa Kitô, Đấng qui tụ nhân loại, chúng ta biết tương lai của nhân loại đó là sự sống đời đời. Thế nên, tất cả điều này cuối cùng là những ǵ rất giản dị, ở chỗ, chúng ta biết Thiên Chúa nhờ nhận biết Chúa Kitô, nhận biết thân ḿnh của Người, mầu nhiệm của Giáo Hội và lời hứa sự sống đời đời.

 

(tiếp)

 

Giờ đây chúng ta tiến tới vấn đề thứ hai, đó là làm sao chúng ta trở nên chứng nhân “cho những điều ấy”? Chúng ta có thể là chứng nhân chỉ nhờ nhận biết Chúa Kitô, và biết Chúa Kitô cũng nhận biết Thiên Chúa. Thế nhưng, để biết Chúa Kitô chắc chắn bao hàm một chiều kích về tri thức: Nó là một tiến tŕnh hiện hữu, nó là một tiến tŕnh của việc cởi mở “cái tôi” của ḿnh, của việc tôi được biến đổi nhờ sự hiện diện và sức mạnh của Chúa Kitô, như thế nó cũng là một tiến tŕnh hướng về tất cả những người khác, thành phần phải là thân ḿnh của Chúa Kitô. Như thế, rơ ràng là việc nhận biết Chúa Kitô, như là một tiến tŕnh về tri thức nhưng trước hết là một tiến tŕnh về hiện hữu, là một tiến tŕnh làm cho chúng ta trở thành những nhân chứng. Nói cách khác, chúng ta có thể là thành phần chứng nhân chỉ khi nào chúng ta trực tiếp biết Chúa Kitô, chứ không chỉ qua người khác – từ cuộc sống của ḿnh, từ việc riêng tư gặp gỡ Chúa Kitô. Gặp được Người thực sự trong đời sống đức tin của chúng ta, chúng ta mới trở thành những chứng nhân và mới có thể góp phần vào việc làm mới mẻ thế giới, vào sự sống đời đời. 

 

Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cùng cống hiến cho chúng ta một chỉ hiệu về nội dung của “những điều ấy”. Giáo Hội đă thu góp và tóm lại những ǵ là thiết yếu nơi những ǵ Chúa đă ban cho chúng ta nơi Mạc Khải, nơi “kinh Tin Kính Niceno-Constantinoplitan”, một kinh tin kính có được thẩm quyền lớn lao từ sự kiện là nó xuất phát từ hai Công Đồng Chung tiên khởi (năm 325 và 381)” (CCC, khoản 195). Sách Giáo Lư nói rơ ràng là Biểu Hiệu Đức Tin này “vẫn là những ǵ chung cho tất cả mọi Giáo Hội lơn ở cả Đông lẫn Tây cho ngày nay” (ibid). Bởi vậy, nơi Biểu Hiệu Đức Tin này thấy được những sự thật về đức tin mà các Kitô hữu có thể cùng nhau tuyên xưng và làm chứng, nhờ đó thế giới sẽ tin tưởng, bày tỏ theo ước muốn và quyết tâm thắng vượt những khác biệt hiện hữu, ư muốn tiến bước tới mối hiệp thông hoàn toàn, mối hiệp nhất của Thân Ḿnh Chúa Kitô. 

 

Việc cử hành Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo dẫn chúng ta đến chỗ quan tâm tới những khía cạnh quan trọng khác của vấn đề đại kết – trước hết là việc tiến bộ lớn lao đă đạt được nơi các mối liên hệ giữa các Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội sau Hội Nghị Edinburgh một thế kỷ trước đây. Phong trào đại kết tân tiến đă phát triển rất đáng kể đến nỗi, qua thế kỷ vừa rồi, nó đă trở thành một yếu tố quan trọng trong đời sống của Giáo Hội, khi gợi lại vấn đề về hiệp nhất giữa tất cả mọi Kitô hữu và cũng hỗ trợ cho việc phát triển mối hiệp thông giữa họ. Đây không phải chỉ là những ǵ thuận lợi cho những liên hệ về t́nh huynh đệ giữa các Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội để đáp ứng giới răn yêu thương, mà c̣n kích thích việc nghiên cứu về thần học nữa. Ngoài ra, nó bao gồm đời sống cụ thể của các Giáo Hội cũng như của các cộng đồng giáo hội với những đề tài liên quan tới việc chăm sóc mục vụ và đời sống bí tích,c như chẳng hạn việc nh́n nhận hỗ tương bí tích Rửa Tội, những vấn đề liên quan tới việc hôn nhân hỗn hợp, những trường hợp từng phần về comunicatio in sacri trong những t́nh trạng được đặc biệt ấn định rơ ràng. Theo sau tinh thần đại kết này, những giao tiếp đă được lan tới cả những phong trào Pentecostal, evangelical và charismatic, để hiểu biết nhau hơn, mặc dù những vấn đề trầm trọng vẫn không thiếu nơi lănh vực của các phong trào này.

 

Từ Công Đồng Chung Vaticanô II và sau đó, Giáo Hội Công Giáo đă tiến vào những mối liên hệ huynh đệ với tất cả mọi Giáo Hội Đông phương và các cộng đồng giáo hội Tây phương, đặc biệt là tổ chức với đa số họ, những cuộc đối thoại song phương, những cuộc đối thoại đă dẫn tới chỗ t́m kiếm những tụ điểm và thậm chí việc đồng thuận về một số điểm, nhờ đó kiên vững những mối giây hiệp thông.

 

Trong năm vừa chấm dứt đây, những cuộc đối thoại này đă đạt được những bước tích cực. Với các Giáo Hội Chính Thống, Ủy Ban Quốc Tế Hỗn Hợp về Việc Đối Thoại Thần Học đă được bắt đầu, ở Khóa Họp thương Niên lần 11 ở Paphos (Cyprus) vào Tháng 10/2009, học hỏi về một đề tài quan trọng trong việc đối thoại giữa người Công Giáo và Chính Thống Giáo, đó là vai tṛ của vị Giám Mục Rôma trong mối hiệp thông của Giáo Hội trong thiên kỷ thứ nhất, tức là vào thời điểm trong đó Kitô hữu Đông Tây c̣n sống trong mối hiệp thông trọn vẹn. Việc nghiên cứu này sẽ được nới rộng sau đó tới thiên kỷ thứ hai. Tôi đă xin người Công giáo nhiều lần cầu nguyện cho cuộc đối thoạic tế nhị và thiết yếu này đối với toàn thể phong trào đại kết. Cũng với các Giáo Hội Chính Thống Cổ Đông phương (Coptic, Ethiopian, Syrian, Armenian), Ủy Ban Hỗn Hợp tương tự đă gặp nhau từ ngày 26 đến 30 tháng Giêng năm ngoái. Những khởi động quan trọng này chứng thực vào lúc này đây là đang có một cuộc đối thoại sâu xa phong phú niềm hy vọng với tất cả mọi Giáo Hội Đông phương chưa hoàn toàn hiệp thông với Rôma, theo tính chất chuyên biệt của họ.

 

Trong năm qua, với các cộng đồng giáo hội Tây phương, những thành quả đă đạt được ở những cuộc đối thoại khác nhau trên 40 năm qua, phản ảnh đặc biệt về những cuộc đối thoại với Cộng Đồng Hiệp Thônmg Anh Giáo, với Liên Hiệp Lutherô Thế Giới, với Liên Minh Thế Giới Chư Giáo Hội Cải Cách và với Hội Đồng Thế Giới Methodist. Về vấn đề này, Hội Đồng Ṭa Thánh về Việc Cổ Vơ Hiệp Nhất Kitô Giáo đă thực hiện một cuộc nghiên  cứu để thấy được những tụ điểm đă đạt tới trong các cuộc đối thoại song phương thích ứng, và đồng thời cũng để vạch ra những vấn đề c̣n tồn đọng là những ǵ cần phải bắt đầu bằng một giai đoạn gặp gỡ mới.

 

Trong số các biến cố gần đây, tôi muốn đề cập tới việc tưởng niệm 10 năm Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lư Công Chính Hóa, được tín hữu Công giáo và Lutherô cùng nhau mừng vào ngày 31/10/2009; để kích thích việc tiếp tục đối thoại, cũng như cuộc viếng thăm Rôma của Đức Tổng Giám Mục Canterbury là Tiến Sĩ Rowan Williams, vị cũng đă tổ chức các cuộc đàm thoại về t́nh h́nh đặc biệt Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo đang trải qua. Việc dấn thân chung để tiếp tục các mối liên hệ và đối thoại là một dấu hiệu tích cực, cho thấy niềm tha thiết biết bao đối với mối hiệp nhất, bất chấp tất cả mọi vấn đề chống lại nó. Thế nên chúng ta thấy rằng có một chiều kích về trách nhiệm của chúng ta trong việc làm hết sức có thể để thực sự đạt tới mối hiệp nhất, thế nhưng cũng có một chiều kích khác, đó là chiều kích của tác động thần linh, v́ chỉ có một ḿnh Thiên Chúa mới có thể ban sự hiệp nhất cho Giáo Hội. Một mối hiệp nhất “tự tạo” là những ǵ nhân bản, thế nhưng chúng ta muốn Giáo Hội của Chúa, một Giáo Hội được tạo nên bởi Chúa là Đấng – khi nào Ngài muốn và khi nào chúng ta sẵn sàng – sẽ tạo nên sự hiệp nhất.

 

Chúng ta cũng cần phải nhớ rằng tiến bộ thực sự được đạt tới nơi việc hợp tác và t́nh huynh đệ trong tất cả những năm tháng này, và trong 50 năm qua. Đồng thời chúng ta cũng biết rằng nỗ lực đại kết không phải là một tiến tŕnh trực hệ. Thật vậy, những vấn đề cũ, xuất phát từ bối cảnh của một thời điểm khác, đă mất đi trọng lực của ḿnh, trong khi đó ở bối cảnh hiện nay, những vấn đề mới và những khó khăn mới xuất hiện. Thế nên, chúng ta bao giờ cũng cần phải sẵn sàng cho tiến tŕnh thanh tẩy là tiến tŕnh nhờ đó Chúa sẽ làm cho chúng ta có khả năng được hiệp nhất nên một.

 

Anh chị em thân mến, v́ thực tại đại kết phức tạp, v́ việc phát động đối thoại, và cũng để cho các Kitô hữu của thời đại chúng ta có thể cống hiến một chứng từ chung mới mẻ về ḷng trung thành với Chúa Kitô trước thế giới của chúng ta đây, tôi xin hết mọi người hăy nguyện cầu. Chớ ǵ Chúa nghe lời khẩn cầu của chúng ta và của tất cả mọi Kitô hữu, lời nguyện cầu trong tuần lễ này được dâng lên cho Ngài một cách đặc biệt thiết tha.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/1/2010