Đường lối của Chúa Giêsu về việc quản trị không phải là đường lối của việc thống trị, thế nhưng nó là vấn đề phục vụ khiêm tốn và yêu thương của việc rửa chân, và vai tṛ vương đế của Chúa Kitô trên vũ trụ không phải là một thứ vinh thắng trần gian, mà đạt đến tột đỉnh của ḿnh trên cây thập tự giá, một thập giá trở thành phán quyết đối với thế giới và là điểm qui chiếu cho việc thi hành quyền bính thực sự cho thấy đức bác ái mục vụ.

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 26/5/2010 về Sứ Vụ Dẫn Dắt của Linh Mục

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Năm Cho Linh Mục đang tới hồi kết thúc; đó là lư do tại sao trong những bài giáo lư cuối cùng này tôi đă bắt đầu nói về các sứ vụ thiết yếu của linh mục; tức là giảng dạy, thánh hóa và quản trị. Tôi đă nói hai bài giáo lư, một bài về thừa tác vụ thánh hóa, nhất là các bí tích, và một bài về việc giảng dạy. Bởi thế, hôm nay tôi c̣n nói về sứ vụ của linh mục trong việc quản trị, hướng dẫn – bằng quyền năng của Chúa Kitô, chứ không phải của riêng ḿnh – thành phần dân được Thiên Chúa ủy thác cho các vị.

 

Theo văn hóa hiện đại th́ một chiều kích như vậy được hiểu như thế nào, khi nó thực sự liên quan tới quan niệm về quyền bính cũng như tới nguồn gốc xuất phát từ lệnh truyền của Chúa trong việc chăn nuôi đàn chiên của Người? Đâu là thẩm quyền thực sự đối với Kitô hữu chúng ta? Những kinh nghiệm về văn hóa, chính trị và lịch sử trong quá khứ gần đây, nhất là những thứ độc tài chuyên chế ở Đông Âu và Tây Âu trong thế kỷ 20, đă làm cho con người hiện đại cảm thấy ngờ vực khi nói đến quan niệm này. Một thứ ngờ vực, không phải là hiếm thấy, được bày tỏ trong việc tán thành nếu cần vấn đề loại trừ tất cả mọi quyền bính không hoàn toàn xuất phát từ con người và tùy thuộc con người, được con ngươờ kiểm soát. Thế nhưng chỉ cần thoáng nh́n vào các chế độ trong thế kỷ vừa qua từng gieo rắc kinh hoàng và chết chóc, cũng nhắc nhở chúng ta một cách mạnh mẽ rằng quyền bính, ở mọi lănh vực, nếu không được thi hành căn cứ vào Đấng Siêu Việt, nếu nó thực sự không liên hệ ǵ tới Thẩm Quyền tối cao là Thiên Chúa, th́ không thể nào tránh được đi đến chỗ quay ra chống lại con người.

 

Bởi thế, cần phải công nhận rằng quyền bính của con người không bao giờ là cùng đích, nhưng bao giờ cũng chỉ là phương tiện, và mục đích thiết yếu và ở hết mọi thời đại bao giờ cũng là con người được Thiên Chúa dựng nên với phẩm vị bất khả nắm bắt và được kêu gọi đến mối liên hệ với chính Đấng Hóa Công, trong cuộc hành tŕnh hiện hữu trần gian cũng như trong cuộc sống đời đời. Nó là một quyền bính được thi hành bằng trách nhiệm trước nhan Thiên Chúa, trước Đấng Hóa Công. Bởi thế là một thứ quyền bính được hiểu là chỉ có mục tiêu duy nhất để phục vụ sự thiện chân thực của con người và làm sáng tỏ Sự Thiện Tối Hậu duy nhất là Thiên Chúa, một quyền bính chẳng những không xa cách với con người, trái lại, c̣n là một thứ trợ giúp quí báu trong cuộc hành tŕnh tiến tới chỗ hoàn toàn hiện thực trong Chúa Kitô, hướng tới phần rỗi.

 

Giáo Hội được kêu gọi và dấn thân thực thi loại quyền bính là phục vụ này, và Giáo Hội hành sử nó kh6ng phải nhân danh ḿnh mà là nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă lănh từ Cha tất cả mọi quyền năng trên trời dưới đất (x Mt 28:18). Thật vậy, Chúa Kitô đang chăm dưỡng đàn chiên của Người qua các vị mục tử của Giáo Hội: Chính Người là Đấng dẫn dắt Giáo Hội, bảo vệ Giáo Hội, sửa chữa Giáo Hội, v́ Người hết sức yêu thương Giáo Hội.

 

Thế nhưng, Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Tối Cao của linh hồn chúng ta, đă muốn Tông Đồ Đoàn, ngày nay là các vị giám mục hiệp thông với Người Thừa Kế Thánh Phêrô, và các linh mục, thành phần cộng tác viên quí báu nhất của các ngài, cần phải tham phần vào sứ vụ của Người trong việc chăm sóc cho Dân Chúa, làm những giảng dạy viên đức tin, hướng dẫn, sinh động và bảo tŕ cộng đồng Kitô hữu, hay, như Công Đồng nói, coi sóc cộng đồng này để “từng tín hữu được dẫn dắt trong Thánh Linh đến chỗ phát triển ơn gọi của họ theo Phúc Âm, đến một đức ái chân thành và cụ thể, và đến một thứ tự do nhờ đó Chúa Kitô đă giải phóng chúng ta” (Presbyterorum Ordinis, 6).

 

Bởi thế, hết mọi vị mục tử đều là phương tiện nhờ đó chính Chúa Kitô yêu thương con người: Chính qua thừa tác vụ của chúng ta – các linh mục thân mến – chính qua chúng ta mà Chúa Kitô qui tụ các linh hồn lại, hướng dẫn họ, bảo vệ họ, và dẫn dắt họ. Trong bài dẫn giải về Phúc Âm Thánh Gioan, Thánh Âu Quốc Tinh nói rằng: “do đó, nó là một cuộc dấn thân yêu thương chăm dưỡng đàn chiên của Chúa” (123,5); đó là tiêu chuẩn tối hậu nơi tác hành đối với những thừa tác viên của Thiên Chúa, một t́nh yêu vô vị lợi, như t́nh yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành, tràn đầy hân hoan, hướng tới tất cả mọi người, chú trọng tới tha nhân và quan tâm tới thành phần xa cách (cf. St. Augustine, Discourse 340, 1; Discourse 46, 15), dịu dàng với thành phần yếu kém nhất, thành phần nhỏ bé, quê mùa, tội nhân, thể hiện t́nh thương vô biên của Thiên Chúa bằng những lời lẽ bảo đảm hy vọng (cf. Id. Letter 95, 1).

 

Nếu một công việc mục vụ như thế được xây dựng trên bí tích, th́ tuy nhiên tác hiệu của nó không tách khỏi cuộc sống riêng tư của vị tư tế. Là một mục tử theo ư muốn của Thiên Chúa (cf Jer 3:15) cần phải sâu xa sống động gắn bó thân t́nh với Chúa Kitô, chẳng những về trí năng, mà c̣n cả về tự do và ư muốn, một nhận thức rơ ràng về cái căn tính được lănh nhân nơi việc truyền chức linh mục, một thái độ sẵn sàng vô tư trong việc dẫn dắt đàn chiên  được trao phó ở nơi Chúa muốn chứ không theo chiều hướng bề ngoài có vẻ thuận lợi hơn và dễ dàng hơn. Điều này, trước hết đ̣i phải liên tục và gia tăng ước muốn để cho chính Chúa Kitô làm chủ cuộc sống linh mục của vị tư tế. Thật vậy, không ai thực sự có khả năng chăm dưỡng đàn chiên của Chúa Kitô nếu họ không sống đức tuân phục sâu xa thực sự đối với Chúa Kitô cũng như với Giáo Hội, và chính tính chất dễ dạy của dân chúng đối với các vị linh mục của họ lệ thuộc vào sự dễ dạy của các vị linh mục đối với Chúa Kitô; v́ thế, ở nơi nền tảng của thừa tác mục vụ bao giờ cũng là cuộc hội ngộ riêng tư và liên lỉ với Chúa, sâu xa hiểu biết Người, tuân hợp ư muốn của ḿnh với ư muốn của Chúa Kitô.

 

Trong những thập niên  vừa qua, tĩnh từ “về mục vụ” thường được sử dụng hầu như phản lại với quan niệm về “phẩm trật”, giống hệt như ư nghĩ “hiệp thông” cũng bị giải thích ngược ngạo y như vậy. Có lẽ đây là vấn đề cần phải bày tỏ nhận định vắn tắt về chữ “phẩm trật”, một từ ngữ theo truyền thống ám chỉ về cấu trúc của quyền bính theo bí tích trong Giáo Hội, được sắp xếp theo ba cấp bậc của bí tích ttruyền chức thánh: giám mục, linh mục và phó tế. Đối với thực tại về “phẩm trật” này, thịnh hành nơi công luận là yếu tố của sự lệ thuộc và yếu tố về pháp lư; v́ vậy đối với nhiều người ư tưởng về phẩm trật hiện lên trái ngược với tính chất uyển chuyển và sống động của cảm quan mục vụ và thậm chí phản lại với đức khiêm hạ của Phúc Âm. Thế nhưng, đó là một cảm quan về phẩm trât được hiểu biết một cách tệ hại, một hiểu biết, về lịch sử, cũng gây ra bởi những việc lạm dụng quyền bính và ḷng tham danh vọng, những ǵ thực sự là các lạm dụng và không xuất phát từ chính thực tại về “phẩm trật”.

Theo ư nghĩ chung th́ “phẩm trật” bao giờ cũng là một cái ǵ đó liên hệ tới vấn đề thống trị và v́ vậy không tương xứng với cảm quan thực sự về Giáo Hội, về mối hiệp nhất trong t́nh yêu của Chúa Kitô. Thế nhưng, như tôi đă nói, đó là một giải thích lầm lẫn, một giải thích bắt nguồn từ những lạm dụng trong lịch sử, chứ không tương hợp với ư nghĩa thực sự về bản chất của phẩm trật.

 

Chúng ta hăy bắt đầu với từ ngữ. Nói chung, người ta nói rằng ư nghĩa của thứ phẩm trật thế giới là “việc thống trị linh thánh”, thế nhưng ư nghĩa thực sự không phải là thế, nó là “sacra origine”, tức là quyền bính này không xuất phát từ cính con người mà là có nguồn gốc linh thánh, nơi phép bí tích; bởi thế, nó khuất phục con người sống theo ơn gọi, theo mầu nhiệm của Chúa Kitô; nó biến cá nhân này thành một người tôi tớ của Chúa Kitô và cỉ khi nào là tôi tớ của Chúa Kitô họ mới có thể quản trị, dẫn dắt cho Chúa Kitô và với Chúa Kitô. V́ vậy, ai được tham phần vào thánh chức của bí tích này, vào “phẩm trật”, th́ không phải là một kẻ chuyên quyền, mà là tham dự vào một liên hệ mới của đức tuân phục đối với Chúa Kitô, ở chỗ, họ được thắt kết với Người trong mối hiệp thông với các phần tử khác của bậc thánh chức, của chức linh mục. Thậm cí cả Giáo Hoàng – điểm tựa đối với tất cả mọi mục tử khác cũng như đối với mối hiệp thông của Giáo Hội – cũng không thể làm những ǵ ngài muốn; trái lại, Giáo Hoàng là bảo quản viên của đức tuân phục đối với Chúa Kitô, đối với lời của Người và đối với Giáo Hội của Người. Bởi vậy, phẩm trật bao hàm một liên hệ tam diện: trước hế là liên hệ với Chúa Kitô và với cấp bậc được Chúa ban cho Giáo Hội của Người; rồi tới mốio liên hệ với các vị mục tử khác trong mối hiệp thông duy nhất của Giáo Hội, và sau cùng là mối liên hệ với thành phần tín hữu được kư thác cho cá nhân này theo cấp bậc của Giáo Hội.

 

Thế nên, cần phải hiểu rằng mối hiệp thông và phẩm trật không tương phản nhau, mà là tùy thuộc nhau. Cùng nhau, chúng chỉ là một điều duy nhất (là mối hiệp thông phẩm trật). V́ vậy, vị mục tử là mục tử thực sự khi dẫn dắt và bảo vệ đàn chiên và có những lúc ngăn chặn việc phân tán của nó. Ngoài một thứ nhăn quan siêu nhiên rơ ràng và tỏ tường, th́ sứ vụ quản trị hợp với linh mục là những ǵ không thể nào hiểu được. Thế nhưng, được bảo tŕ bởi t́nh yêu đích thật đối với phần rỗi của từng phần tử tín hữu, nó đặc biệt là những ǵ quí báu và cần thiết cả trong thời đại của chúng ta nữa. Nếu mục đích là thực hiện việc loan báo về Chúa Kitô và dẫn con người tới việc hội ngộ cứu độ với Người, nhờ đó họ có được sự sống, th́ công việc dẫn dắt đồng dạng với một thứ phục vụ được sống hoàn toàn hiến thân cho việc xây dựng đàn chiên trong chân lư và thánh đức, thường đi ngược lại với trào lưu và nhớ rằng người lớn nhất cần phải trở thành bé nhất, và người cai trị cần phải trở thành kẻ phục vụ  (cf. Lumen Gentium, 27).

 

Vị linh mục ngày nay có thể lấy được sức mạnh từ đâu cho việc thi hành thừa tác vụ của ḿnh, hoàn toàn trung thành với Chúa Kitô cũng như với Giáo Hội, hoàn toàn dấn thân cho đàn chiên? Chỉ có một câu trả lời duy nhất đó là trong Chúa Kitô. Đường lối của Chúa Giêsu về việc quản trị không phải là đường lối của việc thống trị, thế nhưng nó là vấn đề phục vụ khiêm tốn và yêu thương của việc rửa chân, và vai tṛ vương đế của Chúa Kitô trên vũ trụ không phải là một thứ vinh thắng trần gian, mà đạt đến tột đỉnh của ḿnh trên cây thập tự giá, một thập giá trở thành phán quyết đối với thế giới và là điểm qui chiếu cho việc thi hành quyền bính thực sự cho thấy đức bác ái mục vụ. Các thánh nhân, trong đó có Thánh Gioan Maria Vianney, đă yêu thương và dân thân thực thi công việc chăm sóc thành phần Dân Chúa được trao phó cho ḿnh, cũng chứng tỏ rằng các vị là những con người mạnh mẽ và cương quyết, v́ chỉ có một mục tiêu duy nhất là cổ vơ thiện ích đích thực của các linh hồn, có thể đích thân hy sinh cho tới độ tử đạo, để trung thành với sự thật và với đức công chính của Phúc Âm.

 

Các linh mục thân mến, “hăy chăn dắt đàn chiên của Chúa giữa anh em, không bởi áp buộc mà là t́nh nguyện, […] hăy là gương mẫu cho đàn chiên” (1 Peter 5:2). Thế nên, anh em đừng sợ dẫn đến với Chúa Kitô từng người anh em được Người ủy thác cho anh em, tin tưởng rằng hết mọi lời nói và hết mọi thái độ, nếu xuất phát từ đức tuân phục ư muốn của Thiên Chúa, sẽ sinh hoa kết trái; hăy biết sống cảm nhận các huân công và công nhận các giới hạn của nền văn hóa chung quanh chúng ta, bằng niềm tin tưởng vững mạnh là việc loan báo Phúc Âm là việc phục vụ cao cả nhất có thể thực hiện cho con người. Thật vậy, không có một thiện ích nào lớn lao hơn nơi cuộc sống trần gian này bằng việc dẫn con người đến cùng Thiên Chúa, hăy làm tái bừng lên đức tin, hăy lay động con người khỏi t́nh trạng tŕ trệ và thất vọng, hăy cống hiến niềm hy vọng là Thiên Chúa là Đấng cận kề và đang hướng dẫn lịch sử cá nhân cũng như lịch sử của thế giới.

 

Tóm lại, đó là ư nghĩa sâu xa và tối hậu của việc quản trị mà Chúa đă kư thác cho chúng ta. Đó là việc h́nh thành Chúa Kitô trong các tín hữu, bằng tiến tŕnh của việc thánh hóa tức là việc hoán đổi về các tiêu chuẩn, việc cân lường về các thứ giá trị, các thứ thái độ, để làm cho Chúa Kitô sống trong hết mọi tín hữu. Bởi vậy Thánh Phaolô tóm tắt hoạt động mục vụ của ngài như sau: “Hỡi các con là những người cha lại đang quằn quại sinh hạ cho tới khi Chúa Kitô được h́nh thành nơi các con” (Gal 4:19).

 

Anh chị em thân mến, tôi muốn kêu mời anh chị em hăy cầu nguyện cho tôi, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, người có trách nhiệm đặc biệt trong việc quản trị Giáo Hội Chúa Kitô, cũng như cho tất cả mọi vị giám mục và linh mục của anh chị em. Hăy nguyện cầu để chúng tôi có thể chăm sóc tất cả mọi con ciên được trao phó cho chúng tôi, cũng như những con chiên lạc đàn. Các linh mục thân mến, tôi ngỏ lời mời thân ái tới anh em đến tham dự những cử hành bế mạc Năm Cho Linh Mục vào ngày 9-11/6 tới ở Rôma đây: chúng ta sẽ suy niệm về việc hoán cải và sứ vụ, về tặng ân linh mục, một tặng ân được bảo tŕ bởi toàn thể Dân Chúa. Cám ơn anh em! 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/5/2010