Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ban hành

Tự Sắc “Ubicumque et Semper - Ở Hết Mọi Nơi và Măi Măi"

để Thành Lập Hội Đồng Ṭa Thánh đặc trách Cổ Vơ Việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa (the Pontifical Council for Promoting the New Evangelization).

 

 

Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền măi măi và ở hết mọi nơi Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Truyền Bá Phúc Âm Hóa tiên khởi và tối cao, vào ngày Người Thăng Thiên về cùng Cha đă sai các Tông Đồ mà rằng: “Vậy các con hăy đi mà tuyển mộ môn đồ nơi tất cả mọi dân nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy cho họ tuân giữ tất cả những ǵ Thày đă truyền cho các con” (Mt 28:19-20). Trung thành với lệnh truyền này, Giáo Hội, thành phần dân được Chúa tuyển chọn để loan báo các công việc kỳ diệu của Ngài (cf. 1Pet 2:9), từ ngày Hiện Xuống, ngày Giáo Hội nhận lănh tặng ân Thánh Linh (cf Acts 2:14), không bao giờ thôi làm cho thế giới biết đến vẻ đẹp của Phúc Âm, khi Giáo Hội loan truyền Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật, “hôm qua, hôm nay và măi măi” vẫn là một (Acts 13:8), Đấng mang lại ơn cứu độ nhờ cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của ḿnh, và đă hoàn thành lời hứa xưa. Bởi thế, sứ vụ truyền bá phúc âm hóa, một việc tiếp tục công cuộc theo ư muốn của Chúa Giêsu, đối với Giáo Hội là những ǵ cần thiết: nó không thể bị coi thường; nó là biệu hiện cho chính bản chất của Giáo Hội.

 

Sứ vụ này, theo gịng lịch sử, đă từng mặc lấy những h́nh thức mới mẻ và sử dụng những phương sách mới mẻ tùy theo các địa điểm, hoàn cảnh và thời điểm lịch sử. Trong thời đại của chúng ta, sứ vụ này đặc biệt bị thách đố bởi t́nh trạng bỏ bê đức tin - một hiện tượng đă càng ngày càng hiện lộ trong các xă hội và các nền văn hóa mà qua các thế kỷ dường như đă được Phúc Âm thấm nhiễm. Những s đổi thay về xă hội chúng ta vẫn chứng kiến thấy trong các thập niên qua gây ra bởi những nguyên nhân phức tạp lâu dài, và là những đổi thay đă sâu xa thay đổi cách nhận thức của chúng ta về thế giới. Chúng ta chỉ cần nghĩ tới nhiều thứ tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, về các khả thể gia tăng đối với sự sống cũng như với những lănh vực tự do cá nhân, về những thay đổi sâu xa nơi lănh vực kinh tế, về t́nh trạng pha trộn về các chủng tộc và văn hóa gây ra bởi hiện tượng di dân có tầm mức toàn cầu, và về mối liên thuộc gia tăng giữa các dân tộc. Tất cả những điều này đă không xẩy ra mà lại không tác dụng đến cả chiều kích về tôn giáo nơi đời sống của con người nữa. Nếu một mặt nhân loại đă có được những lợi ích không thể phủ nhận t những biến đổi này, và Giáo Hội từ đó cũng được phấn khích hơn trong việc chứng tỏ cho thấy niềm hy vọng nơi bản thân ḿnh (cf. 1Pt 3:15), th́ mặt khác lại cho thấy một mất mát đáng ngại về cảm quan của sự linh thánh, một cảm quan thậm chí c̣n bị đặt vấn đề về những nền tảng dường như đă từng bất khả lay chuyển, chẳng hạn như đức tin vào một Vị Thiên Chúa hóa công quan pḥng, vào mạc khải v Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất, và vào ư thức chung về những cảm nghiệm cốt yếu của con người, chẳng hạn như việc sinh sản, chết chóc, cuộc sống trong gia đ́nh, và vấn đề căn cứ vào luật luân lư tự nhiên.

 

Mặc dù tất cả những điều này đă từng được một số người coi như là một thứ giải phóng, chẳng bao lâu đă được nhận thấy như là một thứ sa mạc nội tâm bất cứ khi nào con người, v́ muốn trở thành kiến trúc sư duy nhất cho bản tính của ḿnh cũng như cho định mệnh của ḿnh, đă cảm thấy ḿnh bị hụt hẫng mất đi những ǵ tạo nên nền tảng của tất cả mọi sự.

 

Công Đồng Chung Vaticanô II, trong số những đề tài chính yếu của ḿnh, đă bàn đến vấn đề về mối liên hệ giữa Giáo Hội và thế giới đương thời này. Theo chiều hướng giáo huấn của công đồng, các vị Tiền Nhiệm của tôi đă cho thấy hơn nữa nhu cầu cần phải t́m kiế m những đường lối thích đáng để giúp cho thành phần đương thời của chúng ta có thể tiếp tục nghe thấy Lời sống động và vĩnh hằng của Chúa.

 

Theo viễn quan của ḿnh, Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI đă nhận định rằng việc dấn thân truyền bá phúc âm hóa, “do bởi những t́nh h́nh thường xuyên thoái hóa Kitô giáo trong thời đại của chúng ta, […] cũng cho thấy cần thiết như thế đối với vô vàn con người đă được rửa tội nhưng sống hoàn toàn ở ngoài đời sống Kitô giáo, đối với những người b́nh dân là thành phần có một đức tin nào đó nhưng thiếu hiểu biết về những nền tảng của đức tin ấy, đối với những người trí thức là thành phần cảm thấy cần hiểu biết Chúa Giêsu Kitô bằng một thứ ánh sáng khác với sự hướng dẫn họ đă nhận được khi c̣n nhỏ, và đối với nhiều người khác” (apostolic exhortation "Evangelii Nuntiandi," No. 52). Hơn thế nữa, lưu ư tới những ai tách ĺa đức tin, ngài đă thêm rằng hoạt động truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội “cần phải liên lỉ t́m kiếm những phương tiện và ngôn ngữ thích đáng để tŕnh bày hay tái tŕnh bày cho họ về mạc khải của Thiên Chúa và niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô” (ibid., No. 56). 

 

Người Tôi Tớ Đáng Kính Gioan Phaolô II đă biến công việc khẩn trương này thành điểm chính yếu trong huấn quyền bao rộng của ngài, đề cập đến nó như “việc tân truyền bá phúc âm hóa”, một việc tân truyền bá phúc âm hóa được ngài trong nhiều trường hợp đă phân tích một cách phương pháp hóa – một công việc ngày nay vẫn đang áp đặt trên Giáo Hội, đặc biệt ở những miền được Kitô Giáo hóa ngày xưa. Một công việc, cho dù trực tiếp liên quan tới đường lối của nó đối với những ǵ là ad extra - bề ngoài, tuy nhiên, trước hết, cũng bao hàm tất cả những ǵ liên quan tới việc liên lỉ canh tân nội tâm, một việc có thể nói là tiếp tục chuyển từ chỗ được truyền bá phúc âm hóa sang truyền bá phúc âm hóa. Chỉ cần nhắc lại những ǵ đă được khẳng định trong tông huấn "Christifideles Laici" của hậu thượng nghị giám mục: “Tất cả các xứ sở và quốc gia có tôn giáo và đời sống Kitô giáo trước đây nở hoa và có khả năng nuôi dưỡng một cộng đồng đức tin sống động và hoạt động, giờ đây đang trải qua một thử thách gay go, và trong một số trường hợp, thậm chí c̣n trải qua một cuộc biến đổi toàn diện, gây ra bởi một cuộc liên lỉ lan tràn những ǵ là dửng dưng lạnh lùng về đạo giáo, những ǵ là tục hóa và những ǵ là vô thần. T́nh trạng đặc biệt liên quan tới các xứ sở và các quốc gia được gọi là Thế Giới Đệ Nhất này, nơi mà phúc hạnh về kinh tế và chủ nghĩa hưởng thụ, thậm chí đồng hiện hữu với một t́nh trạng thê thảm v nghèo khổ và khốn khổ, đang phấn khích và ủng hộ một đời sống ‘như thể Thiên Chúa không hiện hữu’. T́nh trạng dửng dưng lạnh lùng đối với đạo nghĩa cũng như  đối với việc thực hành đạo nghĩa trống rỗng những ǵ là ư nghĩa đích thực trước những vấn đề rất trầm trọng của đời sống, không phải là những ǵ ít quan ngại và lo âu so với thứ chủ nghĩa vô thần công khai. Đôi khi cả đức tin Kitô giáo nữa, trong lúc bảo tồn một số những h́nh thức bề ngoài về truyền thống và nghi lễ của nó lại có khuynh hướng tách ĺa khỏi những giây phút có tầm vóc quan trọng nhất của cuộc sống con người, như sinh ra, khổ đau và chết đi. […]

 

“Đàng khác, ở những miền đất hay những quốc gia khác, nhiều truyền thống quan trọng về ḷng đạo đức và các h́nh thức phổ thông của đạo Kitô giáo vẫn c̣n được bảo tŕ; thế nhưng, ngày nay cái gia sản về luân lư và thiêng liêng này đang có nguy cơ bị phân tán bởi ảnh hưởng của vô số những tiến tŕnh, bao gồm cả việc tục hóa và t́nh trạng lan tràn các thứ giáo phái. Chỉ duy việc tái truyền bá phúc âm hóa mới có thể bảo đảm việc tăng triển cho một đức tin minh tường và sâu xa, và giúp vào việc làm cho những truyền thống này trở thành một quyền lực cho sự tự do đích thực.

 

Thật sự là cần đến việc tu bổ về tính chất Kitô giáo trong xă hội nơi tất cả mọi phần đất trên thế giới. Thế nhưng, để đạt được điều ấy, trước hết cần phải tái thực hiện tính chất Kitô giáo của chính cộng đồng giáo hội hiện diện nơi những xứ sở và những quốc gia ấy” (khoản 34).

 

Khi coi các mối quan tâm của những vị Tiền Nhiệm trên đây như là của ḿnh, tôi coi đó là một cơ hội để cống hiến những giải đáp thích đáng hầu toàn thể Giáo Hội, khi để ḿnh được tái sinh bởi quyền phép Thánh Thần, hiện lên trước thế giới đương đại với một tác lực truyền giáo trong việc phát động một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa. Việc tân truyền bá phúc âm hóa trước hết liên quan tới các Giáo Hội có gốc gác xa xưa, những giáo hội đang sống trong các hoàn cảnh khác nhau cũng như có những nhu cầu khác nhau, và v́ thế, cần đến các loại tác lực khác nhau cho việc truyền bá phúc âm hóa: thật vậy, ở một số lănh thổ, mặc dù gia tăng về hiện tượng tục hóa, việc thực hành Kitô giáo vẫn phấn chấn và cho thấy một nền tảng sâu xa nơi linh hồn của toàn thể dân chúng; ở những vùng khác, trái lại, đang thấy xẩy ra một thứ tách biệt đức tin ở mọi khía cạnh nơi toàn thể xă hội, cùng với tính chất yếu mềm về giáo hội, cho dù không thiếu vắng các yếu tố của sự linh hoạt được Thần Linh không ngừng làm bừng lên; tiếc thay, chúng ta c̣n biết được có những miền dường như hoàn toàn loại tr Kitô giáo, nơi mà ánh sáng đức tin được kư thác cho chứng từ của các cộng đồng nhỏ bé: những vùng đất ấy, những vùng đất cần tái diễn việc loan báo tiên khởi của Phúc Âm, dường như đặc biệt chống lại với nhiều khía cạnh của sứ điệp Kitô giáo.  


Tính chất đa dạng của những hoàn cảnh này đ̣i phải được cẩn thận nhận thức: nói về “việc tân truyền bá phúc âm hóa”, thật vậy, không có nghĩa là áp dụng một công thức như nhau duy nhất cho tất cả mọi trường hợp. Tuy nhiên, không khó cho lắm khi nhận thức được những ǵ tất cả Giáo Hội đang sống ở các lănh thổ Kitô giáo truyền thống ấy cần đến, đó là một động lực truyền giáo mới mẻ, việc bày tỏ cho thấy những ǵ là cởi mở rộng răi mới đối với tặng ân của ơn sủng. Thật vậy, chúng ta không thể quên rằng công việc đầu tiên đó là trở nên dễ dậy với hoạt động nhưng không Thần Linh của Đấng Phục Sinh thực hiện, Đấng hỗ trợ tất cả những ai là thành phần loan báo Phúc Âm và là Đấng mở ḷng của những ai muốn lắng nghe. Trên hết, cần có một cảm nghiệm sâu xa về Thiên Chúa cho việc loan báo Lời của Phúc Âm một cách sâu xa.

 

Như tôi đă nói trong bức thông điệp đầu tiên “Thiên Chúa là T́nh Yêu” của ḿnh: “Là Kitô hữu không phải là kết quả của một thứ chọn lựa về đạo lư hay là kết quả của một ư nghĩ cao vời, mà là cuộc gặp gỡ với một biến cố, một con người, cuộc gặp gỡ làm hồn sống cho một chân trời mới và một hướng đi quyết liệt” (đoạn 1). Cũng một đường lối như thế, ở mạch nguồn của tất cả mọi việc truyền bá phúc âm hóa không phải là mưu cơ lan rộng của con người, mà là ước muốn chia sẻ tặng ân vô giá Thiên Chúa đă ban cho chúng ta, làm cho chúng ta thành những kẻ thông phần vào sự sống của Ngài.

 

Bởi thế, theo chiều hướng của những suy tư ấy, sau khi đă cẩn thận xem xét hết mọi sự và đă bàn hỏi với các chuyên gia, tôi muốn thiết lập và chỉ thị những điều sau đây:

 

Khoản 1

 

Tiết 1. Hội Đồng Ṭa Thánh đặc trách Cổ Vơ Việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa được thiết lập như một Phân Bộ của Ṭa Thánh Rôma, hợp với Tông Hiến Pastor Bonus.

 

Tiết 2. Hội Đồng này thực hiện mục đích của ḿnh bằng cách khuyến khích việc suy niệm về các đề tài của việc tân truyền bá phúc âm hóa, cũng như ớ việc xác định cùng phát động các cách thức và phương tiện thích đáng để hoàn thành nó.

 

Khoản 2

 

Hoạt động của Hội Đồng này, một hoạt động được thực hiện trong sự hợp tác với các Phân Bộ và Cơ Cấu khác của Ṭa Thánh Rôma, hợp với thẩm quyền xứng hợp của các Phân Bộ và Cơ Cấu ấy, đó là phục vụ các Giáo Hội riêng, nhất là ở những lănh thổ thuộc truyền thống Kitô giáo có chứng cớ rơ ràng cho thấy đang xẩy ra hiện tượng tục hóa. 

 

Khoản 3

 

Các công việc chuyên biệt của Hội Đồng này được phác họa như sau:

 

1- khảo sát sâu xa ư nghĩa về thần học và mục vụ của việc tân truyền bá phúc âm hóa;

 

2- phát động và duy tŕ, trong sự hợp tác chặt chẽ với các Hội Đồng Giám Mục liên hệ - những hội đồng có thể lập một cơ cấu đặc vụ - việc học hỏi, phổ biến và hiện thực Huấn Quyền của giáo hoàng liên quan tới các đề tài về việc tân truyền bá phúc âm hóa;

 

3- tŕnh bày và nâng đỡ những sáng kiến liên hệ tới việc tân truyền bá phúc âm hóa đang được thực hiện ở các Giáo Hội riêng khác nhau, và cổ vơ việc hiện thực những dự án mới của các Giáo Hội này, bằng việc chủ động bao gồm cả những nguồn sẵn có ở nơi các Tổ Chức Sống Đời Tận Hiến và Các Hội Sống Tông Đồ, cũng như nơi các nhóm thành phần tín hữu và nơi các cộng đồng mới;

 

4- nghiên cứu và phấn khích việc sử dụng các h́nh thức tân tiến nơi ngành truyền thông làm phương tiện cho việc tân truyền bá phúc âm hóa;

 

5- c vơ việc sử dụng Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo như là một tŕnh bày xác đáng rơ ràng một cách thiết yếu và đầy đủ về nội dung của đức tin cho con người trong thời đại chúng ta.

 

Khoản 4

 

Tiết 1. Hội Đồng này được lănh đạo bởi một vị Chủ Tịch Tổng Giám Mục, vị được trợ giúp bởi Thư Kư, bởi một Phó Bí Thư và bởi một số thích đáng Viên Chức, theo các tiêu chuẩn được ấn định trong Tông Hiến Pator Bonus cũng như bởi Qui Định Tổng Quan của Ṭa Thánh Rôma.

 

Tiết 2. Hội Đồng này sẽ có các Phần Tử riêng và có thể có các Tham Vấn riêng của ḿnh.

 

Tất cả những ǵ được thiết định nơi Motu Proprio - Tự Sắc này, tôi muốn nó có được một giá trị trọn vẹn và bền vững, bất chấp những ǵ phản ngược, cho dù đáng được đặc biệt đề cập tới, và tôi ấn định rằng nó được ban hành qua ấn bản của tờ nhật báo L’Osservatore Romano và trở thành hiệu nghiệm vào ngày ban hành.

 

Ban hành tại Castel Gandolfo, ngày 21/9/2010, Lễ Thánh Mathêu Tông Đồ và Thánh Kư, năm thứ sáu của giáo triều tôi.

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_letters/documents/hf_ben-xvi_apl_20100921_ubicumque-et-semper_en.html